Hãy đăng nhập để có nhiều chức năng hữu dụng hơn và xem ảnh rõ hơn!
Bạn phải đăng nhập để xem được nội dung, nếu bạn chưa có tài khoản? hãy Đăng ký mới
x
Trước khi xem xét các bước tiếp theo thì chúng ta cùng nhau nghiên cứu một số hàm tài chính ứng dụng thông dụng trong thẩm định dự án nhé!
Danh sách các Nhóm hàm thường được sử dụng nhiều nhất trong thẩm định dự án - Nhóm Hàm tài chính: NPV, IRR, PMT, PPMT, SLN;
- Nhóm hàm logical: IF, or;
- Nhóm hàm toán: Sum, SUMIF; - Nhóm hàm khảo sát độ nhậy: Table, Goalseek.
1.Nhóm các hàmtài chính Hàm NPV: Tính giá trị hiện tại ròng
Câu lệnh: =NPV(rate,value1:value n) + NCF0
Giải thích: rate – suất chiết khấu, value 1 : value n là các dòng ngân lưu từ năm thứ 1 đến năm thứ n;
NCF0 là ngân lưu ròng của năm đầu tiên;
Hàm IRR: Tính tỷ suất nội hoàn
Câu lệnh: =IRR(value0:value n)
Giải thích: value 0 : value n là ngân lưu ròng năm thứ 0 đến năm thứ n;
Hàm PMT và PPMT: Xây dựng kế hoạch trả nợ cho các khoản vay trả theo niên kim đều(thông thường áp dụng cho các khoản vay vốn nước ngoài vì vay vốn trong nước phần lớn các yêu cầu trả theo hình thức gốc đều chứ không phải niên kim).
Hàm PMT: Xác định tổng mức trả nợ cả gốc và lãi;
Hàm PPMT: Xác định riêng cho mức trả nợ gốc;
Câu lệnh: =-PMT(rate,nper,pv,fv,0,0)
=-PPMT(rate,per,nper,pv,fv,0,0)
Giải thích: per - số thứ tự năm trả nợ, nper - tổng số năm trả nợ, pv – giá trị nợ gốc ban đầu, fv – giá trị nợ gốc sau thời gian trả nợ.
Hàm tính khấu hao SLN, SYD và DDB:
Hàm SLN: Xác định mức trích khấu hao đường thẳng. Câu lệnh:=SLN(cost,salvage,life); Hàm SYD:Tính tổng khấu hao hàng năm của một TSCĐ trong một khoảng thời gian xác định;
Câu lệnh =SYD(cost,salvage,life,per);
Hàm DDB: Tính khấu hao cho TSCĐ theo phương pháp tỷ lệ giảm dần;
Câu lệnh=DDB(cost,salvage,life,period);
Giải thích: Cost - nguyên giá ban đầu của tài sản, salvage - giá trị thu hồi sau khấu hao, life- năm trích khấuhao. per là kỳ số của năm tính khấu hao, period là thời đoạn/năm trích khấuhao.
2. Nhóm các hàmlogical
Hàm IF: Dùng để trắc nghiệm điều kiện từ đó chọn một trong hai giá trị.
Câu lệnh: =IF(logical_test,value_if_True,value_if-_False), trong đó:
Logical_test là mệnh đề điều kiện ở dạng số hoặc text;
Value_if_true là giá trị được lựa chọn nếu Mệnh đề điều kiện đúng;
Value_if_False: Là giá trị được lựa chọn nếu Mệnh đề điều kiện sai.
ứng dung: Xây dựng kế hoạch trả nợ, kế hoạch khấu hao.
3.Nhóm các hàm toán học Hàm SUM: Tính tổng theo hàng hoặc cột;
Câu lệnh: =SUM(number1,number2,...) hoặc dùng lệnh =SUM(number1:number n);
Giải thích: tính tổng các ô giá trị liền nhau trên cùng một hàng, một cột;
Sử dụng: Tính tổng, xác định tổng chi phí nguyên nhiên vật liệu đầu vào,doanh thu
Hàm SUMIF: Dùng để tính tổng các ô trong một khu vực bảng tính theo điều kiện đặt ra;
Câu lệnh: =SUMIF(range,criteria,sum_range);
Giải thích: range là phạm vị ô bảng tính muốn đánh giá. Criteria là tiêu chí/điều kiện được viết dưới dạng công thức, số hoặc dạng text. Sum_range là vùng bảng tính thực tế cần tính tổng các ô thoả mãn điều kiện đặt ra.
Sử dụng: Tính tổng số lỗ theo các năm của dự án.
4.Nhóm hàm khảo sát độ nhậy Truy cập: Hàm Table nằm trong Hộp Data, hàm Goalseek và Scenarios nằm trong hộp Tools.
Sử dụng: Hàm Table có thể dùng để khảo sát độ nhậy với tối đa hai biến đầu vào cùng một lúc (hai chiều). Hàm Scenarios có thể khảo sát được cùng một lúc với nhiều biến đầu vào, tuy nhiên mỗi lần chỉ xây dựng được một kịch bản.Hàm GoalSeek được dùng để giải quyết bài toán ngược, tìm giá trị của các biến đầu vào để đạt được giá trị cho trước của một biến đầu ra nào đó. |