Hãy đăng nhập để có nhiều chức năng hữu dụng hơn và xem ảnh rõ hơn!
Bạn phải đăng nhập để xem được nội dung, nếu bạn chưa có tài khoản? hãy Đăng ký mới
x
Đối với công trình xây dựng dân dụng có thể phân chia thành nhiều giai đoạn như: Giai đoạn thi công phần móng, Giai đoạn thi công kết cấu phần thân ... (như theo phụ lục TCXDVN 371-2006). Nếu như tuân theo các yêu cầu của nghị định này thì các công việc của Giai đoạn thi công kết cấu phần thân chỉ được tiến hành khi có biên bản nghiệm thu Giai đoạn thi công phần móng. Thực tế thì Biên bản nghiệm thu giai đoạn thi công phần móng chỉ có khi hoàn thành tất cả các công việc của giai đoạn thi công phần móng và đồng thời có kết quả thí nghiệm cường độ nén mẫu bê tông phần móng ở tuổi 28 ngày. Mà các công việc của giai đoạn thi công kết cấu phần thân (cốt thép, cốp pha cột tầng 1...) lại diễn ra ngay sau khi kết thúc các công việc sau khi đổ bê tông phần móng (tháo dỡ ván khuôn, lấp đất móng...) 1 khoảng thời gian rất ngắn (nhỏ hơn rất nhiều so với thời gian chờ 28 ngày). Do đó ngày ghi trong nhật ký thi công và biên bản nghiệm thu công việc cốt thép, cốp pha cột tầng 1... (thuộc giai đoạn kết cấu phần thân) lại sớm hơn ngày nghiệm thu Giai đoạn thi công phần móng. Như vậy có mâu thuẫn so với các quy định của nghị định 209 này hay không? Nếu không mâu thuẫn thì quy định tại điểm d, khoản 2, điều 25 Nghị định này được giải thích như thế nào?
Sau khi nghiên cứu, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng có ý kiến như sau:
1- Điểm d, Khoản 2, Điều 25 của NĐ209/CP quy định kết quả nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng công trình phải lập thành biên bản và ghi kết luận về sự phù hợp với tiêu chuẩn và thiết kế xây dựng công trình được phê duyệt; cho phép chuyển giai đoạn thi công xây dựng. Như vậy, giai đoạn thi công xây dựng tiếp theo được tiến hành sau khi giai đoạn thi công xây dựng trước đó được nghiệm thu hoàn thành. Việc nghiệm thu hoàn thành giai đoạn thi công xây dựng nhằm kiểm soát chất lượng trong quá trình thi công xây dựng.
2- Một số công việc xây dựng như cốt thép, cốp pha tầng 1... (thuộc giai đoạn kết cấu phần thân) được triển khai thi công sớm hơn ngày nghiệm thu hoàn thành giai đoạn thi công phần móng, không có mâu thuẫn so với các quy định của NĐ209/CP vì các lý do:
+ Một số công việc xây dựng kể trên được triển khai thi công trên cơ sở công việc xây dựng trước đó đã hoàn thành, đã có biên bản nghiệm thu công việc xây dựng hoàn thành.
+ Đối với công việc thi công bê tông: nhà thầu có thể thực hiện các công việc thi công xây dựng tiếp theo trong thời gian bê tông đạt cường độ R28 theo thiết kế và hoàn toàn chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng của các kết cấu bê tông theo thiết kế.
Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng
* Về kết quả thí nghiệm R7 và R28:
+) Kết quả nén mẫu bê tông ở tuổi 28 ngày là giá trị pháp lý cao nhất để nghiệm thu chất lượng bê tông, tuy nhiên để đảm bảo độ tin cậy chất lượng bê tông thì có thể nén mẫu bê tông ở tuổi 7 ngày để theo dõi quá trình phát triển của bê tông;
+) Việc qui định đồng thời kết quả nén mẫu bê tông ở tuổi 7 ngày và 28 ngày thực hiện theo qui định trong chỉ dẫn kỹ thuật hoặc yêu cầu của hồ sơ thiết kế được chủ đầu tư phê duyệt. Trường hợp trong chỉ dẫn kỹ thuật hoặc yêu cầu của hồ sơ thiết kế được chủ đầu tư phê duyệt không yêu cầu có kết quả nén mẫu bê tông ở tuổi 7 ngày mà Tư vấn giám sát yêu cầu thì phải được chủ đầu tư đồng ý bằng văn bản.
Dưới đây là trích dẫn hỏi đáp: Hỏi:
Chúng tôi là những người hành nghề Giám sát thi công xây dựng, có một số nội dung còn vướng mắc trong công tác thi công và nghiệm thu đối với công tác bêtông. Xin được hỏi: “Khi thi công và nghiệm thu công tác bê tông (trường hợp điển hình ở đây là: thi công bê tông dầm sàn) phải tuân thủ các quy định như sau:
- Cấu kiện bê tông chỉ được nghiệm thu sau khi có kết quả thí nghiệm R28;
- Công tác thi công tiếp theo (Ví dụ: gia công lắp dựng cốt thép và ván khuôn cột tầng tiếp theo) chỉ được tiến hành sau khi công tác bê tông dầm sàn đã được nghiệm thu.
Như vậy, theo cách hiểu của chúng tôi thì phải sau 28 ngày thì biên bản nghiệm thu công tác bê tông dầm sàn nêu trên mới hợp lệ (ngày nghiệm thu trong biên bản là sau 28 ngày kể từ khi thi công). Trong thực tế thi công đó là điều bất hợp lý.Vậy xin quý cơ quan hướng dẫn cho chúng tôi về quy trình tiến hành nghiệm thu đối với công tác nêu trên”.
Trả lời:
Sau khi nghiên cứu, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng có ý kiến như sau:
Theo quy định, công tác thi công bê tông được nghiệm thu căn cứ vào nhiều tiêu chí trong đó có yêu cầu về cường độ của bê tông và chỉ được nghiệm thu khi bê tông đạt cường độ thiết kế (đối với các kết cấu công trình xây dựng dân dụng thường được quy định ở tuổi 28 ngày). Tuy nhiên, để thi công các bộ phận công trình tiếp theo mà không cần chờ tuổi 28 ngày thì có thể tạm nghiệm thu bộ phận kết cấu này trên cơ sở xác định cường độ bê tông ở tuổi ngắn ngày.
Công tác thi công các hạng mục tiếp theo không chỉ căn cứ vào việc tạm nghiệm thu như ở trên mà còn phải căn cứ trên khả năng chịu lực thực tế của kết cấu tại thời điểm thi công tiếp theo. Việc này do người thiết kế đưa ra hoặc nằm trong biện pháp thi công do nhà thầu đề xuất.
2. Một số thắc mắc về vấn đề nghiệm thu bê tông
Hỏi:
Sau khi thi công đổ bê tông, việc lập biên bản nghiệm thu nên tiến hành như thế nào để tránh những vướng mắc sau:
1) Nếu nghiệm thu ngay sau khi đổ bê tông để tiến hành các công việc tiếp theo thì chưa đủ căn cứ về chất lượng bê tông (cường độ chịu nén, kích thước hình học) vì phải sau 7 ngày mới có thể tiến hành nén mẫu bê tông để kiểm tra sơ bộ, sau 28 ngày mới có thể tiến hành nén mẫu bê tông để kiểm tra bê tông có đạt cường độ chịu nén theo thiết kế hay không.
2) Nếu chờ kết quả nén mẫu bê tông sau 28 ngày đạt cường độ chịu nén theo thiết kế mới tiến hành nghiệm thu thì trong thời gian chờ nghiệm thu việc tiến hành các công việc tiếp theo là không có căn cứ pháp lý.
Trả lời:
Bạn có thể tham khảo câu trả lời về vấn đề này bên trên. Tuy nhiên để bạn hiểu rõ hơn, chúng tôi xin trả lời như sau:
1. Theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 24 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng thì " Các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được thực hiện trong quá trình xây dựng" là căn cứ để nghiệm thu. Bởi vậy, mọi công tác về bê tông chỉ được nghiệm thu khi cường độ bê tông ở tuổi 28 ngày đạt mác bê tông theo yêu cầu của thiết kế. nếu sử dụng cường độ bê tông ở các tuổi 7 ngày, 14 ngày và 21 ngày là không có cơ sở pháp lý.
2. Trong thực tế, nếu nhà thầu thi công xây dựng muốn sử dụng cường độ bê tông ở các tuổi 7 ngày, 14 ngày và 21 ngày để làm căn cứ nghiệm thu thì phải cam kết trong hợp đồng với nội dung như sau:
- Tại thời điểm 28 ngày, nếu cường độ bê tông không đạt mác thiết kế thì sẽ phá bỏ toàn bộ những phần đã làm.
Nếu không đủ sức chịu đựng về sự thiệt hại này thì nhà thầu thi công xây dựng hãy đợi đến có kết quả cường độ bê tông ở tuổi 28 ngày để quyết định.
3. Để có cơ sở đánh giá và đỡ bị tổn thất, nhà thầu thi công xây dựng nên thực hiện các việc sau:
a) Thiết kế cấp phối bê tông với xi măng và cốt liệu mà sau này trong thực tế thi công sẽ sử dụng.
b) Đúc và kiểm tra mẫu bê tông ở các tuổi 7 ngày, 14 ngày và 21 ngày.
c) Xác định tỷ lệ giữa cường độ bê tông ở các tuổi 7 ngày, 14 ngày và 21 ngày với cường độ bê tông ở 28 ngày để làm cơ sở so sánh sau này.
soixich_hp4 trong 9/8/2012 23:02 đã trả lời thêm:
tớ cop lại thui mà. hj. Có gì đâu. Làm việc chuyên nghiệp như xaydung360.vn thui
Sau khi nghiên cứu, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng có ý ...
vậy cho mình hỏi khi phần móng (cũng như các công việc tương tự khác) mà lấp đất rồi thì sẽ nghiệm thu thế nào để cho triển khai công việc tiếp theo?
và khi ngày ghi trong nhật ký thi công và biên bản nghiệm thu công việc cốt thép, cốp pha cột tầng 1... (thuộc giai đoạn kết cấu phần thân) lại sớm hơn ngày nghiệm thu Giai đoạn thi công phần móng như vậy có hợp lý không?
vậy cho mình hỏi khi phần móng (cũng như các công việc tương tự khác) mà lấp đất ...
-Thời gian thi công các công việc tiếp theo sau khi đổ bê tông phải dựa vào các TCVN và chỉ dẫn của thiết kế để đảm bảo cường độ, chất lượng bê tông ở thời điểm nhất định khi bê tông chưa đạt Mác thiết ké,
- Bạn viết biên bản nghiệm thu chuyển giai đoạn bình thường. Riêng bê tông thì bạn để sau khi có kết quả thí nghiệm nén mẫu thì mới nghiệm thu. Còn biên bản trước chỉ viết về nooij dung công việc là đổ bê tông thui chứ không phải là chất lượng bê tông.
Nhân tiện nói về vấn đề nghiệm thu công tác bê tông sau 28 ngày tính từ thời điểm thi công -> Biên bản nghiệm thu công tác bê tông được viết ở thời điểm sau 28 ngày, vậy khi làm giá thanh toán cho công tác này sẽ lấy ở thời điểm nào : Thời điểm thi công ( ngày đúc mẫu) hay thời điểm nghiệm thu ( thời điểm 28 ngày sau ngày đúc mẫu) vậy ? có văn bản nào quy định vấn đề này không ạ ? ( hợp đồng đơn giá điều chỉnh -> tách khối lượng theo từng tháng ạ )
Bên mình hiện vừa là chủ đầu tư, kiêm nhà thầu tư vấn thiết kế (cái này là công ty của anh sếp), kiêm luôn nhà thầu thi công (cũng do anh trai sếp làm giám đốc), vì những điều này nên bên mình khi khép hồ sơ thường không được chuẩn. Chính như tiêu đề thảo luận, rất cảm ơn các bạn đã thảo luận đóng góp ý kiến. Trước kia bên mình không quan tâm đến việc thời gian đợi kết quả R28 mà cho tiến hành nghiệm thu chất lượng công tác bê tông và cho tiến hành chuyển giai đoạn luôn, nhưng mình thấy không hợp lý chính là ở chỗ kết quả R28 mới có giá trị cao nhất vì khi đó bê tông mới đạt đủ cường độ theo thiết kế. Nhưng bên mình các cán bộ đi trước không lấy đó làm căn cứ để khớp hồ sơ nên ngày tháng mình thấy không chuẩn. Nay thảo luận cùng mọi người mình thấy rất tâm đắc, cảm ơn mọi người rất nhiều. Đặc biệt cảm ơn anh FUBI vì những bài viết rất hay của anh.
Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5 Hữu ích lắm! Thanks!: 5 Không có j đâu bạn. Xây dựng 360 là ngôi nhà chia sẻ kiến thức mà. Có j khúc mắc cứ đưa lên trao đổi
Đăng lúc 14/8/2012 19:51