XD360 KÍNH CHÚC CHO MỌI NHÀ VẠN SỰ AN LÀNH!

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

 Quên mật khẩu
 Đăng ký mới
Anh Trần HòeBùi Quốc Hưng
Xem: 3442|Trả lời: 6
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

Quản lý chi phí?

[Lấy địa chỉ]
Nhảy đến trang chỉ định
1#

Hãy đăng nhập để có nhiều chức năng hữu dụng hơn và xem ảnh rõ hơn!

Bạn phải đăng nhập để xem được nội dung, nếu bạn chưa có tài khoản? hãy Đăng ký mới

x
Quản lý chi phí?  Trong dự án anh em thường dùng rất nhiều câu này?

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

2#
DoubleN Đăng lúc 22/7/2013 17:30 | Chỉ xem của tác giả
1. QLDA bao gồm những tiến trình được yêu cầu để chắc chắn rằng DA sẽ được hoàn thành với một chi phí chấp thuận. những tiến trình chính như sau:
- Hoạch định tài nguyên: xác định vật liệu, máy móc, nhân sự và số lượng mỗi loại là bao nhiêu để cần thiết cho việc hoàn thành DA.
- Dự toán chi phí.
- Chi phí ngân sách: phân bổ dự toán chi phí của toàn bộ DA cho từng công việc cụ thể.
- Kiểm tra chi phí: kiểm tra những sự thay đổi về chi phí cho ngân sách DA.ngoài ra còn nhiều  tiến trình khác với từng trường hợp cụ thể.
mong anh em bàn luận tiếp.

Đánh giá

Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 1.0
Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 1
  Đăng lúc 22/7/2013 21:07

Số người tham gia 1Thưởng +3 Thu lại Lý do
thanh.bm + 3 Rất thực tiễn. Cám ơn!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

3#
nucuoi Đăng lúc 22/7/2013 22:45 | Chỉ xem của tác giả
Quản lý chi phí thường chia ra làm 2 khu vực chính là:
1. Planning: Hoạch định về chi phí = lập và phê duyệt dự toán bằng excel theo các định mức. (phần này có quá nhiều tài liệu)
2. Monitoring & Controlling: Theo dõi và Kiểm soát chi phí = kỹ thuật EVM + hệ thống mã code gán cho các loại nguồn lực kết hợp với mã code gán cho các công tác + bảng qui đổi từ khối lượng/giờ công/ca máy ra $ + hệ thống theo dõi số liệu thực tế + quản lý phát sinh.
Nhiều người nhầm lẫn giữa công tác kế toán và quản lý chi phí, thực chất thì chúng khác nhau hoàn toàn. Kế toán đi vào các con số phần ngọn cuối cùng là $, trong khi quản lý chi phí phải đi từ gốc rễ là: các nguồn lực và các công tác. Kế toán ko thể nào hiểu lý do sâu xa tại sao chi phí tháng này lại nhiều hơn tháng trước hay dự đoán được tháng sau là bao nhiêu, hay đưa ra được các giải pháp sâu xa để tiết kiệm chi phí, vì họ ko có hiểu biết về các công tác thi công,về định mức và các loại nguồn lực (vật tư, nhân công, máy móc,...)

Số người tham gia 4Uy Tín: +3 Thưởng +8 Thanked +2 Thu lại Lý do
hosy0909 + 2 Rất kinh nghiệm. Cảm ơn!
doancd4 + 1
thanh.bm + 3 Rất kinh nghiệm. Cảm ơn!
taiga1985 + 3 + 3 + 1 Rất kinh nghiệm. Cảm ơn!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

4#
fubi Đăng lúc 23/7/2013 11:01 | Chỉ xem của tác giả


Quản lý chi phí trong dự án xây dựng trên thực tế trước hết phải phân định rõ:

- Dự án đầu tư xây dựng công trình: do Chủ đầu tư là chủ thể quản lý.
- Dự án xây dựng theo gói thầu: do Nhà thầu là chủ thể quản lý.
Quản lý chi phí của 2 đối tượng này hoàn toàn khác nhau.

Ở topic này, theo mình hiểu là đang nói ở góc độ "Dự án đầu tư xây dựng công trình: do Chủ đầu tư là chủ thể quản lý.".

Vậy chúng ta sẽ bàn về nội dung này.

Thật ra sách vở, giáo trình có viết nhưng nói lằng nhằng, rắc rối, như đi vào rừng rậm. Họ không nêu bật được bản chất và giải pháp phù hợp thực tế.

Trước hết mình đi vào tổng thể và sơ đồ khung trước:

1. Tổng thể:
- Về cơ bản: Công trình xây dựng là 1 sản phẩm như bao sản phẩm mua bán trên thị trường. Người mua là Chủ đầu tư. Người sản xuất và bán là Nhà thầu.
Muốn có được sản phẩm công trình trên thực tế người ta phải thông qua cái gọi là "dự án". Dự án gồm 3 bước:
+ Bước chuẩn bị
+ bước thực hiện
+ bước kết thúc bàn giao đưa vào sử dụng, quyết toán hoàn thành.

                               
Đăng nhập/Đăng ký mở rộng

Mỗi bước sẽ có chi phí cụ thể. Trong đó, chi phí mua công trình XD nằm ở bước 2 và 3.

- Sơ lược là vậy để thấy rằng NGUYÊN LÝ CĂN BẢN RẤT ĐƠN GIẢN CHO QUẢN LÝ CHI PHÍ gồm 3 bước:
   + Bước 1: Hoạch định, dự trù nguồn vốn.
   + Bước 2: Khi triển khai thì Kiểm soát nó so với sự hoạch định, dự trù.
   + Bước 3: Xử lý các tình huống phát sinh, rủi ro trong chi phí phát sinh khi thực hiện.
   * Việc hoạch định, dự trù và kiểm soát phải phù hợp đúng với THỰC TẾ THỊ TRƯỜNG Ở THÌ TƯƠNG LAI.

* Nôm na như Người đi chợ để nấu đồ cúng mời bà con hàng xóm:
- Ở nhà chưa mua nhưng cũng "hoạch định, dự trù" mình sẽ mua những gì, với số lượng và giá trị sẽ khoảng bao nhiêu.
- Khi đi chợ: sẽ bám sát "hoạch định, dự trù" để mua cho đúng chứ không phải mua lung tung theo ý thích tùy tiện.

2. Về cụ thể:
- Phải đưa ra được:
+ phương pháp Hoạch định, dự trù nguồn vốn sao cho sát thực tế sẽ phải chi. Tránh dự trù vống lên, đi chạy vạy vay è cổ rồi cuối cùng thực thi lại thấp hơn con số dự kiến hoặc ngược lại.
+ Danh mục kiểm soát và Phương pháp kiểm soát chi phí phù hợp với từng danh mục và từng giai đoạn và đúng với thị trường.
+ Phương pháp và giái pháp xử lý các rủi ro, phát sinh không lường trước về chi phí sao cho linh hoạt và hiệu quả nhất: ví dụ tăng giá đô la, thép tăng đột biến...

3. Về sơ đồ khung:

Giá trị dự tính ban đầu bao giờ cũng phải cao hơn và bằng so với giá trị tính và thực chi ở bước sau. Càng sát bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu.


                               
Đăng nhập/Đăng ký mở rộng



Còn đi sâu vào chi tiết thì không thể 1 bài nói hết. Mình chia sẻ sau. Mời các bạn tiếp tục.

Đánh giá

Rất hữu ích! Thanks!: 5.0 Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 5.0
Rất hữu ích! Thanks!: 5
  Đăng lúc 29/7/2013 10:54
Rất hữu ích! Thanks!: 5 Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 5
  Đăng lúc 23/7/2013 11:27

Số người tham gia 3Uy Tín: +3 Thưởng +7 Thanked +2 Thu lại Lý do
DoubleN + 3 + 1 Rất kinh nghiệm. Cảm ơn!
thanh.bm + 3 Chuẩn không cần chỉnh.
sonthach87 + 3 + 1 + 1

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

5#
nucuoi Đăng lúc 23/7/2013 14:09 | Chỉ xem của tác giả
Theo e thì ko nên gói gọn trong hệ qui chiếu mình là chủ đầu tư mà nên rộng ra bao gồm cả mình là nhà thầu tự quản lý chi phí. Bản thân e đã trải qua cả 2 dạng dự án trên có nhận xét sau:
+ Nếu là chủ đầu tư thì quản lý chi phí khỏe re hơn nhiều so với tự mình làm nhà thầu: xem các nhà thầu như các hợp đồng mua sắm dịch vụ, soạn hợp đồng thật chặt chẽ về điều khoản phát sinh và phạt chậm, ký theo hình thức trọn gói, khi đó chả quan tâm đến vấn đề máy móc, nhân lực miễn sao nhà thầu làm đúng phạm vi công việc là đưa 1 cục tiền cố định đã ký. Quản lý chi phí trong trường hợp này quá nhàn nhã vì chỉ tập trung đến các phát sinh và làm kỹ hợp đồng!!!
+ Nếu là nhà thầu thì quản lý chi phí  phức tạp hơn nhiều: có thể tính dễ dàng số tiền sẽ nhận được từ chủ đầu tư là bao nhiêu nhưng để tính đúng số tiền thực tế đã chi ra lại là 1 vấn đề. Có người sẽ nói sao lại khó? check với kế toán là ra hết! Hiểu như vậy thì nhầm rồi, ông kế toán chỉ biết mỗi cái hoa đơn thôi, con những cái "ko có" và "chưa có" hóa đơn thì ông ấy bó tay, và hệ thống hóa đơn cũng ko phân biệt được (thường là vậy) là nó chi cho công tác nào và nguồn lực nào trong bảng dự toán. Là nhà thầu thì phải quản lý nhiều loại chi phí: hours cost (theo giờ) , fixed cost (theo trọn gói), unit cost (theo đơn giá) chứ ko đơn thuần là fixed cost như khi làm chủ đầu tư

Đánh giá

dự án lớn, hàng chục gói thầu, không đơn giản đâu  Đăng lúc 27/7/2013 22:03
Riêng quản lý chi phí đối với CĐT dự án lớn không dễ dàng đâu. Mà hiện nay thì dự án lớn là phổ biến.  Đăng lúc 23/7/2013 14:13
tách ra như vậy để khỏi nhầm lẫn lung tung. Chủ đề quản lý chi phí cho nhà thầu thi công sẽ bàn luận ở chủ đề khác thì mới chuyên nghiệp hơn.  Đăng lúc 23/7/2013 14:11

Số người tham gia 1Thanked +1 Thu lại Lý do
fubi + 1 Rất kinh nghiệm. Cảm ơn!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

6#
 Tác giả| thanh.bm Đăng lúc 23/7/2013 15:00 | Chỉ xem của tác giả
fubi gửi lúc 23/7/2013 11:01
Quản lý chi phí trong dự án xây dựng trên thực tế trước hết phải phân định rõ:

...

Chi tiết, cụ thể như anh Fuibi là đầy đủ. Và tùy vào từng Cá nhân theo cách sắp xếp khác nhau mà có những quy trình khác nhau.
Như nội dung ở KN Quản lý chi phí dự án đầu tư: Nhằm chỉ xác định Quản lý ở góc độ Chủ Đầu Tư (Riêng QL CP ở Nhà thầu thì mình chưa có kinh nghiệm, anh em nào đã thực hiện thì chia sẻ thêm)

Một cách chung nhất như sau:
Bước 1: Xác định Kế hoạch thực hiện & Ước lượng chi phí thực hiện tương ứng.
- Công việc ở giai đoạn này Nôm na: Xác định tổng mức đầu tư, dự trù khoản vốn cần (Theo suất vốn đầu tư, theo PP 3 Điểm; Theo đơn giá công trình tương tự.....và các khoản chi phí cần thực hiện, cần chi...)

Theo lý thuyết PMI như sau:

Đánh giá

Rất hữu ích! Thanks!: 5.0
Rất hữu ích! Thanks!: 5
  Đăng lúc 29/7/2013 10:56

Số người tham gia 1Uy Tín: +5 Thưởng +5 Thanked +1 Thu lại Lý do
fubi + 5 + 5 + 1 Bài hay quá. Cảm ơn!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

7#
lequyxd47 Đăng lúc 27/7/2013 14:29 | Chỉ xem của tác giả
Phân tích ra thì loàng ngoàng lắm, nhiều vẫn đề cần mổ sẽ nhưng khái niệm nôm na như anh Fubi ''dự trù kinh phí đi chợ mua đồ cúng...gì..gì..đó..'' là dễ hiểu nhất.
Nhưng việc quản lý chi phí hiệu quả chỉ áp dụng được đối với dự án không phải vốn ngân sách nhà nước mà thôi.
Còn đối với dự án vốn ngân sách nhà nước chúng ta cần nghiên cứu lại các thủ tục pháp lý cho gọn và nhanh mới được chứ như hiện nay....thì không thể nào dự trù được vì trượt giá, lạm phát mỗi ngày một tăng.v..v.. làm sao mà dự trù nổi.
Có những dự án từ khi hình thành ý tưởng dự án đến khi phê duyệt được tổng mức đầu tư mất 4 đến 5 năm, rồi đến khâu thiết kế bản vẽ thi công và lập dự toán phê duyệt giá gói tới khi tổ chức lựa chọn được nhà thầu mất 2 đến 3 năm nữa thì thử hỏi xem có chuyên gia nào giỏi về Quản lý chi phí mà dự trù nổi không ?
Mời các bạn chia sẽ tiếp..

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Phiên bản Mobile|Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng  

Phần mềm dự toán xây dựng excel | Hướng dẫn lập dự toán xây dựng | Phần mềm tư vấn giám sát | Phần mềm quản lý chất lượng xây dựng |

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Kiến Trúc sư

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Đấu thầu

GMT+7, 29/5/2025 14:08 , Processed in 0.198081 second(s), 33 queries .

Powered by Discuz! X3.2

© 2001-2013 Kiso Comsenz Inc.