XD360 KÍNH CHÚC CHO MỌI NHÀ VẠN SỰ AN LÀNH!

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

 Quên mật khẩu
 Đăng ký mới
Anh Trần HòeBùi Quốc Hưng
Xem: 9429|Trả lời: 10
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[Chuyên đề] QUẢN LÝ RỦI RO CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

[Lấy địa chỉ]
Nhảy đến trang chỉ định
1#

Hãy đăng nhập để có nhiều chức năng hữu dụng hơn và xem ảnh rõ hơn!

Bạn phải đăng nhập để xem được nội dung, nếu bạn chưa có tài khoản? hãy Đăng ký mới

x
Vấn đề quản lý rủi ro chung quy cũng chỉ là quản lý chi phí dự án. Hôm nay em mạo muội đưa vấn đền này ra để anh em trong diễn đàn cùng nhau thảo luận. Tùy theo phương pháp phân tích và cách đánh giá của mỗi cá nhân mà có thể chia ra là Rủi ro của dự án đầu tư xây dựng xuất phát từ 2 nguồn:
1. Rủi ro nội tại bên trong dự án
2. Rủi ro bên ngoài.
hoặc có thể chia Rủi ro dự án thành các giai đoạn đầu tư:
1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư
2. Giai đoạn thực hiện đầu tư
3. Giai đoạn kết thúc và vận hành dự án.
Vấn đề ở đây là chúng ta phân tích và nhận thấy rủi ro ở khâu nào nhằm đánh giá và có giải pháp khắc phục kịp thời. Đối với em thì em chia rủi ro theo các giai đoạn đầu tư, từ đó sàng lọc các bước công việc để xác định rủi ro và tìm giải pháp hiệu quả khắc phục tối đa hậu quả và kịp thời nhằm tránh gây ảnh hưởng quá lớn đến chi phí dự án.Tuy nhiên có một vấn đề là một mình em không thể nào phân tích được tất cả các bước và chi tiết nguy cơ rủi ro và cách xử lý như thế nào trong các giai đoạn ấy. vì vậy trao đổi trên diễn đàn sẽ giúp ích cho việc phân tích này. rất mong được sự thảo luận và phân tch1 của tấ cả các anh em có trên diễn đàn.
Trân trọng cảm ơn!

Đánh giá

Hữu ích lắm! Thanks!: 5.0
Hữu ích lắm! Thanks!: 5
  Đăng lúc 21/7/2011 21:11
A.C.E ai nắm rõ Quản trị dự án phân tích đi cho A.E học tập  Đăng lúc 21/7/2011 11:56

Số người tham gia 1Thanked +1 Thu lại Lý do
nguoituyet + 1 Rất hữu ích. Thanks!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

2#
nguoituyet Đăng lúc 21/7/2011 14:41 | Chỉ xem của tác giả
Trả lời huynhbmt85 Bài mới

Đây là vấn đề quá rộng các bác ah nhưng lại rất là hay đó. Dự án trong nước Việt Nam ít khi để ý tới nó. Nhưng để bàn được nó thì nghĩ rằng cần hiểu rõ rủi ro trong quản lý dự án xây dựng là gì? em thì chưa rõ và hiểu nó lắm. Mong bác chủ topic giải thích giúp để A.C.E tiện đường tham gia ý kiến., thanks!

Em copy được bài viết này trên báo mạng thấy hay hay chia sẻ với các bác:

Con số không trong quản lý rủi ro xây dựng
Việt Nam đang là một trong những quốc gia có nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực, với mức tăng trưởng xếp thứ tư sau Trung Quốc, Singapore và Hồng Kông. Đầu tư nước ngoài năm 2007 tăng gần 70%, chạm mức 20 tỷ USD. Thị trường bất động sản và xây dựng nhiều tiềm năng đang là một trong những lý do khiến các nhà đầu tư hướng tới.

Trong đó, ngành xây dựng đóng góp 9% tổng thu nhập quốc nội, với gần 1.500 dự án được cấp phép, đạt tổng giá trị 18 tỷ USD. Theo ước tính, tăng trưởng ngành xây dựng đạt trung bình 7% giai đoạn 2006 - 2007. Xây dựng là một lĩnh vực phức tạp, chi phí cao và nhiều rủi ro hình thành do những yêu cầu pháp lý, các vấn đề liên quan tới tài sản, đất quy hoạch, cấp phép, tuyển dụng lao động, khả năng thực hiện dự án, môi trường quản lý điều hành, hoạch định của Nhà nước và tính an toàn trong xây dựng.

Phòng tránh rủi ro pháp lý và hợp đồng

Các hợp đồng xây dựng rất cần được quản lý hiệu quả. Theo đó, một dự án xây dựng luôn đi kèm với các hợp đồng và quy định, điều lệ bắt buộc cần được quản lý riêng rẽ, chặt chẽ và phối hợp trong một tổng thể. Hợp đồng xây dựng là một công cụ pháp lý quyết định các mối quan hệ, quyền và nghĩa vụ cũng như đưa ra các yếu tố rủi ro cho các bên liên quan.

Theo các chuyên gia, xây dựng là một ngành chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro nhất nên việc hiểu biết để phòng tránh và đối mặt với nó là điều tôi quan trọng, nhằm tiết kiệm chi phí, giảm thiểu xử lý các trách nhiệm pháp lý không cần thiết.

Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) năm 2008 đã đưa ra những thông tin lý thú, cập nhật, liên quan tới những vấn đề pháp lý trong xây dựng tại Việt Nam, khẳng định rằng, yếu tố quan trọng nhất trong quản lý rủi ro hợp đồng và pháp lý vẫn phải là biện pháp "phòng tránh". Một loạt các dự án xây dựng ở Việt Nam gần đây, đã được ghi nhận là lãng phí, làm thất thoát, tham nhũng trong cả quá trình đầu tư và thực hiện dự án, làm tăng thiệt hại cho ngân sách quốc gia trong ngành xây dựng là 15% so với tổng vốn đầu tư.

Ngoài ra, việc "phòng tránh" cũng còn được hiểu ở phạm vi hẹp hơn, đó là phạm vi liên quan trực tiếp đến các điều khoản, quy định, hoạt động trong ngành xây dựng mà cơ quan quan trọng nhất là Bộ Xây dựng. Theo khảo sát, hơn 40% các hoạt động xây dựng ở Việt Nam vi phạm các điều luật thi hành. Những vi phạm này đã làm tăng thêm chi phí dự án, chi phí xã hội song song những cho phí xử lý các cá nhân gây thiệt hại.

Tiến sĩ Roland Amoussou-Genou, Viện Công nghệ châu Á (AIT), Thái Lan, trong một phát biểu với sinh viên Việt Nam đang theo học tại AIT Phân viện Việt Nam, cùng một số doanh nghiệp ngành xây dựng, tại Diễn đàn "Quản lý rủi ro trong xây dựng - những vấn đề thách thức", đã chia sẻ và khẳng định: "Nỗ lực sử dụng các biện pháp phòng tránh thông qua việc sử dụng hiệu quả các công cụ pháp lý như cách tòa án, trọng tài phân xử hay các phương tiện phòng tránh khác là yếu tố quan trọng nhằm giảm thiểu thất thoát, chi phí, thời gian và tránh những nghĩa vụ pháp lý không cần thiết trong quản lý rủi ro ngành xây dựng".

An toàn với mức tai nạn bằng không

Những dự án xây dựng ở các nước đang phát triển đã và đang chú trọng giảm thiểu giá thành để nâng cao lợi nhuận. Quản lý an toàn các công trình, vì thế chưa được quan tâm đúng mức. Tuy nhiên, gần đây, nhiều nhà thầu, các công ty xây dựng lớn, đặc biệt các dự án có nguồn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI), đã nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề quản lý an toàn trong xây dựng. Các ban quản lý các dự án FDI đã có những yêu cầu về quản lý an toàn trong các công trình xây dựng mà họ đầu tư vào và thực hiện.

Điều này xuất phát từ 2 lý do: Các công trình xây dựng phải đảm bảo yêu cầu về an toàn, bởi vì tại nạn có thể ảnh hưởng đến danh tiếng và sự đầu tư quốc tế; và do sự cải tiến của luật an toàn lao động phải được áp dụng. Tại Việt Nam, một vài công ty xây dựng đã nhận thấy lợi ích của việc quản lý an toàn. Họ tin rằng, quản lý an toàn tốt sẽ tạo nên danh tiếng, tinh thần nhân viên tốt hơn và nhiều cơ hội thắng thầu trong các cuộc đấu thầu mang tầm cỡ quốc tế.

Vậy, một công ty cần gì để quản lý độ an toàn trong xây dựng? Tiến sĩ BHW. Hadikusumo, Viện AIT cho biết: "Đó là các công ty xây dựng phải phát triển một hệ thống quản lý an toàn (SMS), và SMS được xây dựng từ cách nhận thức các vấn đề phát sinh. Các vấn đề phát sinh đó có thể được nghiên cứu bằng các phương pháp tiếp cận khác nhau: chỉ số nội bộ, chỉ số quốc gia, so sánh với các chuẩn bên ngoài".

Phương pháp Chỉ số nội bộ có thể có được bằng cách sử dụng các số liệu định tính và định lượng lịch sử công ty. Ví dụ như, vài công ty thu thập dữ liệu an toàn định lượng thông qua các báo cáo và điều tra về tai nạn,... Mục đích chủ yếu của phương pháp Chỉ số nội bộ là để nhận ra các vấn đề liên quan đến an toàn mà một công ty phải đối mặt như là các dạng tai nạn có khả năng xảy ra, hậu quả lường trước.

Phương pháp Chỉ số quốc gia có được từ thống kê tai nạn từ dữ liệu quốc gia. Phương pháp so sánh với các chuẩn bên ngoài có thể thực hiện được bằng cách so sánh thực tế quản lý an toàn và các vấn đề phát sinh với các công ty xây dựng khác. Phương pháp này thông thường không được áp dụng ở các nước đang phát triển, bởi vì chúng ta thường xem các công ty khác như đối thủ cạnh tranh.

Tuy nhiên, ở nhiều nước phát triển, nhiều tổ chức được thành lập như là những "mô hình mẫu" cho công nghiệp vì lợi ích quốc gia. Ví như Liên hợp Xây dựng Anh quốc, Viện Công nghiệp xây dựng Mỹ (CII), Hội đồng phát triển công nghiệp xây dựng Malaysia (CIDB),... là những tổ chức "mô hình mẫu" được nhiều quốc gia áp dụng.

Một chuyên gia xây dựng Việt Nam, trong một hội thảo về ngành xây dựng, tổ chức gần đây tại Tp.HCM, đã khẳng định: "Lý thuyết và thực tiễn trong việc quản lý rủi ro tại Việt Nam còn yếu kém và gần như ở mức zero. Tại Việt Nam, những hạn chế đối với quản lý rủi ro đó là thiếu hụt về tổ chức, thiếu hụt về điều kiện yêu cầu như thời gian, tài nguyên và giá thành, các nhà quản lý không quen thuộc với quản lý rủi ro. Ngoài ra, khách hàng lại không có nhu cầu về quản lý rủi ro, thêm việc thiếu hụt chuyên gia và kinh nghiệm về quản lý rủi ro, thông tin trao đổi giữa các đối tác bị giới hạn".

http://vneconomy.vn

Đánh giá

Hữu ích lắm! Thanks!: 5.0
Hữu ích lắm! Thanks!: 5
  Đăng lúc 30/8/2011 15:54

Số người tham gia 1Thanked +1 Thu lại Lý do
ndchien304 + 1

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

3#
quochung.tran Đăng lúc 21/7/2011 16:59 | Chỉ xem của tác giả
Quản lý rủi ro là loại quản lý khó nhất trong các vấn đề về quản lý rủi ro! Từ đầu dự án đến khi hoàn thành công trình. Khả năng dự báo rủi ro, khả năng xử lý rủi ro càng được chuẩn bị tốt thì all project sẽ được đảm bảo rất nhiều!

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

4#
quochung.tran Đăng lúc 21/7/2011 17:15 | Chỉ xem của tác giả

Một chút chia sẻ, anh em đừng cười nhé

a. Định nghĩa về rủi ro:
- Sự không chắc chắn hoặc các mốinguy hiểm
- Các kết quả thực tế mà chệch hướngkhỏi dự báo.
- Mất mát, thương tổn, sự bất lợi,phá hoại.
- Có thể xác định số lượng các rủiro nhưng tính bất trắc thì không thể xác định.
b. Quản lý rủi ro:
- Tăng khả năng xảy ra các sự kiệncó tác động tích cực đến dự án (Nắm bắt cơ hội).
- Giảm thiểu khả năng xảy ra các sựkiện có ảnh hưởng bất lợi đối với mục tiêu của dự án (giảm thiểu các nguy cơ)
- Định dạngcác rủi ro cho Ban QLDA căn cứ vào:
+Kinh nghiệm của Ban QLDA.
+Tính chất của dự án.
+Môi trường xung quanh của dự án.
+Các bên tham gia dự án.
+Quy định của địa phương.
c. Tình hìnhthực tế:
- Đối với các tỉnh Miển Trung mà đặc biệt là thành phố Đà Nẵng do đặc thùvị trí địa lý, thành phố Đà Nẵng nằm trong khu vực mà thiên tai xảy ra liênmiên: mưa, lũ, khô hạn dẫn đến các công việc trong công tác điều hành triểnkhai dự án bị chậm trễ so với tiến độ đặt ra.

- Hoặc do mộtsố nhà thầu tham gia thực hiện dự án quản lý chưa chuyên nghiệp, kinh nghiệmcòn hạn chế dẫn đến bị chậm trễ quá trình thiết kế, quá trình thi công, haykiểm soát tình hình thực tế khác xa so với hoạch định.

d. Giải phápnâng cao hiệu quả:
- Đối với quản lý rủi ro Ban QLDAcần thiết phải:
+ Nhận dạng, phân tích, đối phó vớicác rủi ro:

Đánh giá

Rất hữu ích! Thanks!: 4.0
Rất hữu ích! Thanks!: 4
  Đăng lúc 23/11/2013 00:07

Số người tham gia 5Uy Tín: +9 Thưởng +11 Thanked +4 Thu lại Lý do
lt.hiep + 1 Đồng tình. Thanks!
hoalu + 1 hay quá a ơi!
huynhbmt85 + 3 + 3 + 1 bác phân tich hay quá
fubi + 5 + 5 + 1 Bài hay quá. Thanks!
ndchien304 + 1 Thanks

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

5#
fubi Đăng lúc 22/7/2011 08:40 | Chỉ xem của tác giả
Trả lời huynhbmt85 Bài mới

Đúng như bạn huynhbmt85 nêu ra, trên thực tế việc quản lý rủi ro phải bắt đầu từ bước lập dự án và xuyên suốt quá trình thực hiện dự án cho đến khi hoàn thành.

Muốn quản lý tốt thì thông tin đầu vào phải chuẩn. Muốn thông tịn đầu vào chuẩn cần có 1 bộ máy thực hiện chuẩn. Nói rõ hơn là phải có 1 bộ phận chuyên nghiệp để theo dõi cập nhật thông tin => Phân tích ==> đánh giá rủi ro và đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế, khắc phục nó. Tuy nhiên mục tiêu xuyên suốt vẫn là "Phòng bệnh hơn chữa bệnh".
Nhưng Việt Nam ta nổi tiếng là dũng cảm cần cù. Nên chẳng để ý rủi ro mấy trong quản lý dự án. Cứ nước đến chân mới nhảy. Cứ bình chân như vại cho đến khi xảy ra rồi mới đọc thần chú: "Lỗi này là lỗi do rủi ro - Lỗi chung mọi người xin đừng có lo".
Vì vậy mà hầu hết các dự án của Việt nam đều không có bộ máy quản lý rủi ro chuyên nghiệp, về phía CĐT cùng lắm là mua bảo hiểm XD công trình là xong.
Hơn nữa, với nguồn vốn NN, họ cũng có câu thần chú "của chung do chung vì chung". Nên thiệt hại khi rủi ro xảy đến nó chẳng phải của riêng ai nên họ cũng chẳng thèm để ý. Báo chí "lùm xùm" thì cũng chẳng giải quyết được gì.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

6#
 Tác giả| huynhbmt85 Đăng lúc 22/7/2011 09:16 | Chỉ xem của tác giả
em đang cố gắn tìm hiểu và tập hợp để up lên diễn đàn ta 1 bài tổng quan nhất về rùi ro trong thời gian sớm nhất có thể. và hơn trước hết là mọi ý kiến trao đỏi từ quý anh chị em !

Đánh giá

Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5.0
Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5
Ủng hộ 2 tay! Thanks!  Đăng lúc 22/7/2011 09:20

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

7#
hoalu Đăng lúc 22/7/2011 09:38 | Chỉ xem của tác giả
Trả lời huynhbmt85 Bài mới

Đồng tình như các anh chị nói, quản lý rủi ro trong dự án là rất rất rất quan trọng, nhưng chưa được chú trọng trong thực thi. Em nghĩ vấn đề cơ bản là chủ dự án tiếc tiền. Bỏ tiền ra để vận hành 1 bộ máy chuyên để quản lý rủi ro trong khi suy nghĩ của mọi người là rủi ro là cái có thể không bao giờ xảy ra hoặc họa huần mới xảy ra.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

8#
quochung.tran Đăng lúc 23/7/2011 09:23 | Chỉ xem của tác giả
Rất nhiều người làm dự án. Nhưng chính sự chuyên nghiệp, sự quản lý tốt -> Thời gian thực hiện dự án sẽ rút ngắn và Thời gian chính là tiền!

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

9#
thanh.bm Đăng lúc 26/7/2011 11:00 | Chỉ xem của tác giả
Anh em nào có 1 mẫu đã làm về việc quản lý rủi ro thì hay. Cứ lý thuyết như vậy khó hiểu quá!

Đánh giá

mình đang tập hợp và sẽ post sớm, với lại bác quochung.tran trình bày dễ hiểu vậy mà???  Đăng lúc 27/7/2011 08:40

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

10#
quochung.tran Đăng lúc 17/8/2011 16:37 | Chỉ xem của tác giả
Thật ra về việc quản lý thì ngoài vấn đề trong sách vở, lý thuyết thì việc ứng dụng nó khi nào, bằng cách nào, chỉ có người có khả năng cảm nhận, nhạy bén, kinh nghiệm và đặc biết có khả năng, tầm quản lý thì quản lý rủi ro mới hiệu quả nhất.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

11#
chauking Đăng lúc 8/8/2013 17:01 | Chỉ xem của tác giả
Xin chào!
Mình đang làm nghiên cứu sinh về đề tài "Quản lý rủi ro kỹ thuật trong xây dựng công trình giao thông đường bộ ở Việt Nam"
Có thể học hỏi và chia sẻ trực tiếp cùng bạn về vấn đề này .
số đt của mình 0913432788; mail: chauvannguyenking@gmail.com
Châu

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Phiên bản Mobile|Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng  

Phần mềm dự toán xây dựng excel | Hướng dẫn lập dự toán xây dựng | Phần mềm tư vấn giám sát | Phần mềm quản lý chất lượng xây dựng |

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Kiến Trúc sư

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Đấu thầu

GMT+7, 29/4/2024 23:01 , Processed in 0.139809 second(s), 27 queries .

Powered by Discuz! X3.2

© 2001-2013 Kiso Comsenz Inc.