XD360 KÍNH CHÚC CHO MỌI NHÀ VẠN SỰ AN LÀNH!

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

 Quên mật khẩu
 Đăng ký mới
Anh Trần HòeBùi Quốc Hưng
Xem: 30485|Trả lời: 63
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[Kết cấu] Tải trọng tường tác dụng?

  [Lấy địa chỉ]
Nhảy đến trang chỉ định
1#

Hãy đăng nhập để có nhiều chức năng hữu dụng hơn và xem ảnh rõ hơn!

Bạn phải đăng nhập để xem được nội dung, nếu bạn chưa có tài khoản? hãy Đăng ký mới

x
Hôm qua, em có nghe một người Ths.KSTK kết cấu kiêm Giảng viên của một trường Đại học, nói với mấy bạn sinh viên của ổng rằng: Tường xây trên Dầm (giả sử tường đặc không lỗ cửa) thì tải trọng của Tường tác dụng toàn bộ thẳng xuống Dầm dạng phân bố đều theo công thức chiều cao x chiều dày x hệ số n x trọng lượng riêng của tường; Em mới nói ổng rằng: tải trọng tường không truyền toàn xuống Dầm, mà chỉ tác dụng xuống dưới Dầm theo 1 góc 60 độ, còn phần tường 30 độ truyền vào Cột dưới dạng lực tập trung quy về Nút. Vì giữa tường và cột tồn tại lực ma sát của lớp hồ xi măng và lực cản của thép râu, nên tải trọng tường không thể truyền toàn bộ thẳng xuống Dầm được.

Ổng nói: thế cái nào đỡ tường? làm gì có chuyện tải trọng tường tác dụng vào cột?
Thì dĩ nhiên là Dầm đỡ tường rồi nhưng không phải toàn bộ tải trọng của tường truyền xuống Dầm. Tranh luận một hồi, do không thấy cái TCVN hay quy định nào nói đến nên em đuối lý không nói được gì nữa. hihi.
Tính như ổng ấy nói em hiểu là nó chỉ thiên về an toàn, nhưng nó sẽ làm cho tải trọng tác dụng lên Dầm lớn hơn ==>Kích thước Dầm lớn hơn, hoặc nhiều théo hơn, hoặc thép tính ra sẽ lớn hơn ==> không phản ánh đúng với trạng thái làm việc của tường ==> Tăng chi phí VL.
Con số 30,60 độ là em nhớ ngày xưa em học các thày nói vậy, và có nhiều tài liệu các tác giả cũng nói vậy; thực ra đó chỉ là kinh nghiệm, nhưng e thấy nó cũng phản ánh đúng 1 phần trạng thái làm việc của tường.
Em ẫm ức quá mà không không tìm ra đâu được cái TCVN hay quy định nào nói đến để tranh luận với ông ấy. Xin các bác cho ý kiến về vấn đề này.

Đánh giá

bạn nói chính xác  Đăng lúc 1/2/2013 09:32
Vị thầy này mất căn bản quá. Chết thật!  Đăng lúc 31/1/2013 09:34

Số người tham gia 1Thanked +1 Thu lại Lý do
haitvxd23 + 1

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Nếu như bạn nói là lực của góc 30 độ truyền vào cột dưới dạng lực tập trung do ma sát,do lực cản thép râu thì theo bạn hình dung thực sự khi làm việc nó có là lực tập trung không hay cái lực tập trung mà bạn nói chỉ là lý thuyết gần đúng.Hơn nưa sơ đồ tính khung thì lực từ sàn truyền vào dầm,dầm vào cột,cột xuống móng,vậy nếu gán hết tải tường vào dầm là hoàn toàn chấp nhận dc.
Như vậy "có thể" thầy bạn sai còn bạn đúng nhưng thực tế thì 100% kỹ sư kết cấu ở Việt Nam đều làm theo cái sai đó.và cái sai đó hoàn toàn có thể chấp nhận được.Còn nếu bạn vẫn muốn làm thực tế là gán tải tường như bạn nói thì mình tin không 1 ông xếp nào cho bạn nhiều thời gian để bạn làm điều đó,rồi có lúc bạn sẽ ngộ ra "đời không như là mơ".Chúc bạn học tốt.
ah,thầy của bạn là thạc sĩ thì bạn cũng không cần quá nhấn mạnh vậy đâu,bây giờ thạc sĩ chỉ là 1 tấm bằng thôi bạn nó không phản ảnh dc năng lực,kiến thức gì đâu,tớ còn quen cả 1 cậu tốt nghiệp kỹ sư ra trường không biết ô sàn nào là 1 phương ô sàn nào 2 phương mà 1 năm nữa cũng sẽ thành thạc sĩ kết cấu đó

Số người tham gia 1Thanked +1 Thu lại Lý do
dinhbathuan + 1

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Đề cử
fubi Đăng lúc 14/5/2013 08:42 | Chỉ xem của tác giả


Trước hết những lý luận của các bạn mình không bàn đúng sai. Bởi đúng sai thì vô chừng và xét cho cùng mọi tính toán đều chỉ mang tính lý thuyết, nhất là tính toán kết cấu. Trong khi nguyên lý đúng hay chưa đúng phải là: phép tính toán đã mô tả chính xác trạng thái làm việc thực tế của cấu kiện đó hay chưa. Và trên tất cả các diễn đàn cũng chưa thể nói ai tài giỏi. Tất cả đều đang trên con đường học hỏi và hoàn thiện bản thân. Muốn vậy, hãy cùng chia sẻ những gì hiểu biết của mình (chưa chắc đã đúng), và để cộng đồng phản biện càng nhiều thì mới mong sáng tỏ vấn đề.

Xuất phát từ nguyên lý đó, mình muốn nói đến:
- Dù thực tế nhiều người đã tính, thực tế nhiều giáo sư ở trường đại học đã tính như vậy thì cũng chưa thể khẳng định đã đúng. Tất nhiên thực tế sau khi tính toán, công trình được thi công nó vẫn làm việc bình thường.
Trở lại tình huống:
- Theo nguyên lý: sơ đồ và phương pháp tính toán phải phản ánh sát thực tế làm việc của cấu kiện thì tính toán đó càng đúng.
Chủ đề chúng ta đang nói tới là: tải trọng tường đưa vào sơ đồ tính thế nào là đúng?
Về quan điểm của mình:
1. Xuất phát từ thực nghiệm (phản ánh đúng thực tế trạng thái làm việc của cấu kiện):
- Hãy quan sát 1 nhà dân kết cấu khung dầm chịu lực bê tông cốt thép. Các bạn hãy lưu ý là KHUNG - DẦM BTCT CHỊU LỰC. Sàn chỉ là bản kê chứ không tính vào khung chịu lực nhé. Và nhà đấy có 2 loại tường. Tường xây trên dầm xung quanh và tường xây trực tiếp giữa sàn (dưới tường là tấm sàn, không có dầm nhé). Quan sát (tưởng tượng) khi đập phá nhà thấy rằng:
+ Tường chưa đập phá mà tiến hành phá sàn trước. Lúc đó tường trên sàn sẽ tức khắc rớt xuống theo. Trong khi đó tường trên dầm vẫn còn nguyên.
+ Tiếp tục cắt phá dầm thì lúc đó tường trên dầm mới rớt xuống.
==> Kết luận thực nghiệm:
+ Tường trên dầm không hề truyền tải trọng lên sàn. Chỉ có tường xây trực tiếp trên sàn mới truyền tải trọng trên sàn mà thôi.
+ Sàn bị phá bỏ nhưng khung dầm vẫn tồn tại. => chứng tỏ tải trọng tường trên sàn và sàn nó được truyền cho dầm khung gánh đỡ rồi.

Chính vì điều này, mà các giáo trình đều nói đến nguyên lý truyền lực như trên (phản ánh đúng trạng thái làm việc thực tế cấu kiện) để đưa vào sơ đồ tính kết cấu khung dầm BTCT (muốn tính kết cấu phải quy được về sơ đồ tính)
Cũng chính vì điều này, mà quan điểm của mình:
1. Tường ở đâu thì quy tải ngay về đó (xây trên sàn thì quy về sàn, xây trên dầm thì quy về dầm) là hoàn toàn đúng đắn không thể bàn cãi.
2. Còn cách quy như thế nào cho đúng (đúng ở đây là phản ánh sao cho phù hợp nhất với trạng thái làm việc thực té của cấu kiện) thì các giáo trình đã nói rõ rồi, mình không nói lại. Ví dụ: tường xây trên sàn thì quy về phân bố trên sàn. Tường xây trên dầm thì quy về phân bố trên dầm. (Cần phân biệt trong sơ đồ tính: lực tập trung và lực phân bố là hoàn toàn khác nhau nên không thể dùng nhầm lẫn câu từ được).
3. Còn thực tế, việc quy tất cả tường (kể cả xây trên dầm) về phân bố trên sàn về nguyên lý sơ đồ tính là không phù hợp thực tế. Nhưng kết quả tính toán CÓ THỂ nó luôn thừa so với thực tế trạng thái làm việc của cấu kiện nên người ta làm vậy cho nhanh. Nhưng muốn TÂM PHỤC KHẨU PHỤC THEO ĐÚNG DẪN KỸ THUẬT thì chúng ta hãy chứng minh bằng tư duy toán học, bằng công thức lý thuyết về việc quy tất cả tải tường về hết cho sàn là hoàn toàn phản ánh đúng trạng thái làm việc của cấu kiện. Đến nay chưa ai làm việc này nên mình chưa tin quan điểm và cách làm đó là đúng được.
Tuy nhiên, theo lý luận của cá nhân mình (chỉ lý luận theo logic mà thôi) thì chấp nhận được bởi:
- Tất cả tải tường (kể cả tường xây trên dầm) đều quy ra sàn thì sẽ làm tăng tải cho sàn (vì tường trên dầm thực tế có đè lên sàn đâu) ==> Kết cấu tính toán của sàn thiên về an toàn. Trong khi đó, sau đó tất cả tải tường và sàn đều tính truyền vào dầm nên tải đè lên dầm giữa 2 cách (cách 1: tường ở đâu truyền tại đó, cách 2: tất cả tường truyền hết vào ô sàn tương ứng) đều "xem xem" như nhau mà thôi. Tuy nhiên cách 2 sẽ thiên về an toàn cho cả sàn lẫn dầm khung hơn cách 1 bởi: sàn tăng thì dầm khung tăng là đương nhiên. Tuy nhiên "thiên về an toàn" là câu mỹ từ mà thôi. Bởi bản chất, như các thầy kết cấu hay nói: "càng an toàn thì tương ứng với hệ số ngu dốt càng lớn". Bởi thực tế cấu kiện làm việc chỉ cần chịu được 10 là OK thì ta lại đi thiết kế 12. Phần dư 2 chính là lãng phí của cải, tài nguyên xã hội.

P/s:
Rất mong chúng ta khi phân tích, thảo luận cần đi sâu vào bản chất vấn đề, đừng lấy kinh nghiệm hay giáo sư ra để khẳng định, bởi kinh nghiệm đôi lúc lại là lối mòn nhưng không phải là chân lý. Giáo sư cũng là con người như chúng ta mà thôi. Kiến thức nhân loại thì liên tục phát triển. Lịch sử đã chứng minh vô vàn trường hợp quá khứ tưởng là đang đúng và được công nhận nhưng đến hiện tại nó lại sai.

Rất mong các bạn tiếp tục thảo luận! Thân ái!

Số người tham gia 2Uy Tín: +3 Thưởng +3 Thanked +3 Thu lại Lý do
icefogtk + 2 Đồng tình. Cảm ơn!
DoubleN + 3 + 3 + 1 Đồng tình. Cảm ơn!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

2#
fubi Đăng lúc 31/1/2013 09:50 | Chỉ xem của tác giả
Bạn nói vị thầy đọc TCVN này nhé
Tiêu chuẩn kết cấu gạch đá và Gạch đá cốt thép - tiêu chuẩn thiết kế  TCVN

Đánh giá

tiêu chuẩn nói đến cái này hả a?thế mà thầy em cũng dạy dồn tải như thầy kia  Đăng lúc 19/10/2013 00:33

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

3#
hiepxd_pro268 Đăng lúc 31/1/2013 10:13 | Chỉ xem của tác giả
trong mô hình phân tích kết câu mình cũng làm thế thôi. tường phân bố đều truyền xuống đầm. còn sàn mới phân bố hình thang hoặc tam giác truyền vào cột đầm.

Đánh giá

Tính vậy là sai so với TCVN  Đăng lúc 31/1/2013 14:50

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

4#
 Tác giả| DoubleN Đăng lúc 31/1/2013 13:36 | Chỉ xem của tác giả
Bài được DoubleN sửa lúc  31/1/2013 13:58

Ôi! em đọc TCVN 5573-1991 mục 6.44 và 6.48 khó hiểu quá. Nó không có nói cụ thể cách tính 30,60 độ như em nói.

Số người tham gia 1Uy Tín: +3 Thưởng +2 Thanked +1 Thu lại Lý do
atuanxd + 3 + 2 + 1 Đồng tình. Cảm ơn!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

6#
fubi Đăng lúc 1/2/2013 10:25 | Chỉ xem của tác giả
hvthvthvt gửi lúc 1/2/2013 09:15
Nếu như bạn nói là lực của góc 30 độ truyền vào cột dưới dạng lực tập trung do ma  ...

1. Vấn đề ở đây không phải sai hay đúng. Mà là tính toán có phản ánh đúng tình trạng làm việc thực tế hay không thực tế Nếu kết cấu khung btct, quan niệm tường truyền tải hết 100% vào dầm thì đương nhiên dầm phải "to" (tăng thép, tăng tiết diện) so với quan niệm tường không truyền tải 100% vào dầm. Mà thực tế tường làm việc như dạng vòm. Toàn Bộ phần trên của vòm sẽ treo trên 2 cột. Chỉ có phần dưới vòm mới truyền tải vào dầm như chủ Topic đã nêu. Và trên thực tế, nếu những ai có kinh nghiệm thi công công trình đều nhận thấy rất rõ trạng Thái làm việc thực tế của tường như vậy cả. Tức là: đập mở tường ở khoảng giữa theo hình Tam giác với đáy bằng chiều dài dầm thì mảng tường còn lại 2 bên cột nó vấn treo đấy chẳng thể đổ sập được. Vậy thực tế tường có đè hết vào dầm đâu. Nó vẫn treo vào cột đấy thôi.
Hơn nữa, mọi giáo trình xưa nay, và nhiều tiêu chuẩn nước ngoài đều hướng dẫn cách truyền tải tường không truyền 100% vào dầm, chứ không tính như bạn hiểu đâu. Điều này bạn có thể kiểm chứng dễ dàng.

2. Phàm thiết kế giỏi tức là tính toán sao cho sát với trạng Thái làm việc thực tế của từng cấu kiện. Chứ kiểu truyền tải 100% tường vào dầm không sai nhưng lại quá an toàn. Mà hệ số an toàn càng cao thì thể hiện năng lực tư vấn thiết kế càng kém.

P/ s:
Nếu bạn khẳng định 100% kỹ sư vn đều sai hết thì hơi áp đặt đó. Ít ra tư vấn thiết kế cho các dự án chúng tôi đều không tính truyền tải 100% tường vào dầm như bạn nói mà tính theo đúng chủ Topic nêu ra. Và cả tôi cũng tính vậy. Đồ án tốt nghiệp nghiệp cách đây 14 năm các thầy của tôi, và các giáo trình thời đó cũng hướng dẫn làm y như vậy đó.
Tôi còn như như in, lúc đó, những ai mà tính tải tường đè hết 100% vào dầm thì thầy của chúng tôi đều bắt sửa lại hết.

Số người tham gia 1Thanked +1 Thu lại Lý do
dinhbathuan + 1 Thật thú vị! Thanks!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

7#
hvthvthvt Đăng lúc 1/2/2013 11:46 | Chỉ xem của tác giả
Nếu như anh Fubi nói thì ngoài việc dồn tải tường 1 phần thành tải tập trung,còn phải chọn từng cái cột để gán lực đó vào,cái này nếu chạy khung phẳng thì khả thi nhưng khung không gian nhà cao tầng thì cũng vất phết nhỉ,không chừng bị sót lại thành thiếu tải.Và cũng như anh nói là tường nó vẫn treo vậy thì quy tường thành tải tập trung liệu có ổn không? Như anh nói vấn đề ở đây là muốn phản ánh đúng thực tế làm việc,vậy thực tế tải tường ở góc 30đấy nó có là tải tập trung không,có có là tải phân bố không,nếu tải phân bố thì phân bố như thế nào,và đo độ cứng của nút và của phần tử trong mô hình là khác nhau,vậy khi gán tải cục bộ vào như vậy thì đương nhiên sinh ra lệch tâm,dẫn đến nhiều thứ phiền phức như ứng suất cục bộ,momen  lệch tâm trong khi thực tế cả mảng tường to tướng với độ cứng trong mp tưởng rất cao thì làm gì có nhứng thữ loằng ngoằng như thế phát sinh ra được.
Rất vui được trao đổi với 1 tiền bối như anh Fubi

Số người tham gia 1Uy Tín: +5 Thưởng +5 Thanked +1 Thu lại Lý do
fubi + 5 + 5 + 1 Viết rất hay. Thanks!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

8#
 Tác giả| DoubleN Đăng lúc 1/2/2013 11:48 | Chỉ xem của tác giả
hvthvthvt gửi lúc 1/2/2013 09:15
Nếu như bạn nói là lực của góc 30 độ truyền vào cột dưới dạng lực tập trung do ma  ...

1.có lẽ bạn chưa thật sự để tâm về trạng thái làm việc thực tế của tường rồi. Như a Fubi nói, Tường làm việc theo trạng thái như dạng vòm, phần trên vòm tạo ra lực xô ngang tác dụng vào Cột, phần dưới vòm tác dụng thẳng đứng xuống dầm. Như các cụ ta xưa, làm gì có Bê tông, xi măng mà làm vòm, làm lanh tô cửa... ấy vậy mà các cụ cứ xếp gạch thành dạng vòm cho các con chui qua bình thường đó, có sập chết con nào đâu. những hàng viên gạch ở 2 bên không cho những viên gạch xếp tạo vòm (xếp xít nhau) giãn ra có tác dụng như cột BTCT thời nay --> Cột chịu lực xô ngang của tường --> từ đó bạn hiểu tường làm việc thế nào rồi, sơ sơ vậy thôi.
2.Không phải 100% đâu bạn, gồm có bạn thôi. Người thiết kế càng giỏi thì càng phản ánh dúng trạng thái làm việc của kết cấu --> hệ số an toàn càng nhỏ. hệ số an toàn càng lớn --> ngược lại.
Mình thì đi thi công thôi nhưng thấy ổng nói vậy mình muốn a e tranh luận làm rõ quan điểm thực tế cho sáng tỏ, mọi người cùng phát triển.
Đôi khi ta nghĩ và bảo thủ, mình hiểu và làm như thế này là đúng. Nhưng mang ra bổ xẻ tranh luận, có những người hiểu khác ta và  lại đúng vấn đề. Và ta nhận ra từ trước đến giờ ta đã hiểu sai. Lúc tranh luận là lúc nói ra hết suy nghĩ và quan điểm ý hiểu của mình, mọi người cũng vậy --> Từ đó cái nào đúng ta học, sai thì bỏ qua giữ nguyên cái đúng của mình. Mình lên đây cũng vậy mà. Tranh luận học hỏi, hoàn thiện mình. Vài lời mong bạn đừng giận! Mong các anh em ai có ý kiến quan điểm hiểu biết riêng thì bàn luận thêm cho mọi người cùng học. Thanks mọi người!

Đánh giá

Hữu ích lắm! Thanks!: 5.0 Rất hữu ích! Thanks!: 2.5
Rất hữu ích! Thanks!: 0
  Đăng lúc 19/10/2013 00:39
Rất hữu ích! Thanks!: 5
  Đăng lúc 28/3/2013 17:53
Hữu ích lắm! Thanks!: 5
  Đăng lúc 1/2/2013 12:08

Số người tham gia 1Thưởng +1 Thanked +1 Thu lại Lý do
macthenhan + 1 + 1 Viết rất hay. Thanks!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

9#
hvthvthvt Đăng lúc 1/2/2013 11:54 | Chỉ xem của tác giả
Bài được hvthvthvt sửa lúc  1/2/2013 11:55
DoubleN gửi lúc 1/2/2013 11:48
1.có lẽ bạn chưa thật sự để tâm về trạng thái làm việc thực tế của tường rồi. N ...

đồng ý hoàn toàn với bạn "Đôi khi ta nghĩ và bảo thủ, mình hiểu và làm như thế này là đúng. Nhưng mang ra bổ xẻ tranh luận, có những người hiểu khác ta và  lại đúng vấn đề. Và ta nhận ra từ trước đến giờ ta đã hiểu sai. Lúc tranh luận là lúc nói ra hết suy nghĩ và quan điểm ý hiểu của mình, mọi người cũng vậy --> Từ đó cái nào đúng ta học, sai thì bỏ qua giữ nguyên cái đúng của mình. Mình lên đây cũng vậy mà. Tranh luận học hỏi, hoàn thiện mình. Vài lời mong bạn đừng giận! Mong các anh em ai có ý kiến quan điểm hiểu biết riêng thì bàn luận thêm cho mọi người cùng học."tranh luận tiếp đi cả nhà



hvthvthvt trong 1/2/2013 12:35 đã trả lời thêm:
có ai đó tiếp chiêu trao đổi đi chứ cả nhà

Đánh giá

Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5.0
Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5
  Đăng lúc 1/2/2013 12:08

Số người tham gia 1Uy Tín: +3 Thưởng +3 Thanked +1 Thu lại Lý do
hiepxd_pro268 + 3 + 3 + 1 Đồng tình. Thanks!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

10#
hiepxd_pro268 Đăng lúc 1/2/2013 13:04 | Chỉ xem của tác giả
Bài được faraway sửa lúc  1/2/2013 16:22

còn phần tường 30 độ truyền vào Cột dưới dạng lực tập trung quy về Nút
cái này chưa hình dung được dư lào! Bác DoubleN có thể nói rõ hơn để anh em được học hỏi!
nếu nói thực tế khi đập tường phần giữa thì sẽ có phần phần tường còn lại tác tác dụng vào cột dưới lực dính(phân bố đều hay tập trung gì gì đấy).thế khi tấm tường đầy đủ thế kia thì có lực liên kết dính vào không?nó có làm việc không?trọng tâm của nó nằm ở đâu và hướng như thế nào?giải sử nếu xây khối tường thật to thắng cái lực dính kia thì tải trọng sẽ tác dụng vào cột như thế nào?việc xây tường từng viên gạch so le cũng tạo một khối đã liên kết với nhau rồi! theo cách hiểu chủ quan của em là như thế.mong các bác chỉ giáo!

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

11#
tngage Đăng lúc 1/2/2013 22:36 | Chỉ xem của tác giả
Theo mình thì cách tính theo kiểu tường tác dụng lên dầm, dầm tác dụng lên cột là hoàn toàn đúng.
Vì:
- Khối xây thường được xây sau khối bê tông.
- Trong quá trình xây, khối xây hoàn toàn đè lên dầm, lực dính lên cột rất nhỏ, không đáng kể!
=> coi tường đè lên dầm là hoàn toàn hợp lý.
Mời các bác bắn phá

Đánh giá

Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 0.0
Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 0
Chính xác, trong thời gian khối xây (tường) chưa khô, chưa ổn định thì toàn bộ đè lên dầm, không treo vào cột được.   Đăng lúc 24/4/2013 16:21

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

12#
 Tác giả| DoubleN Đăng lúc 2/2/2013 13:40 | Chỉ xem của tác giả

RE: Tải trọng tường tác dụng?

Bài được DoubleN sửa lúc  2/2/2013 14:01

tngage gửi lúc 1/2/2013 22:36
Theo mình thì cách tính theo kiểu tường tác dụng lên dầm, dầm tác dụng lên cột là h ...

Theo mình hiểu:
Lúc tường đang xây (vữa còn ướt - tại hàng đang xây và vài hàng lân cận) là lúc tường chưa làm việc theo dạng vòm. Như lúc các cụ ta xưa đang xếp những viên gạch để tạo vòm. muốn xếp được những viên gạch đó các cụ làm cách nào? có nhiều cách. nhưng thường làm giàn chống tạm (Dầm đã đúc xong) tạo hình vòm trước, xong các cụ mới xếp từng viên gạch (hàng gạch đang xây) xít nhau cho đến khi tạo thành vòm hoàn chỉnh, xếp các hàng gạch 2 bên và vài hàng bên trên để ép sát những viên gạch tạo vòm không cho hàng gạch vòm bị giãn khoảng cách và sập xuống, khi đã xong xuôi bạn có thể bỏ giàn chống tạm ra mà không lo sập vào các con cháu đi qua.Lúc làm vòm và gia cố chắc chắn xong như lúc tường được xây xong, lúc này chỉ có hàng gạch trên cùng mới xây xong và vài hàng phía dưới vữa chưa khô, còn các hàng ở dưới nữa trở xuống mặt Dầm vữa đã ráo và khô - ổn định--> Đã tạo hiệu ứng vòm. Bạn có móc vài viên gạch ở dưới nó cũng không sụp. Tường diện tích (chiều cao và chiều dài không chênh nhau quá nhiều nha) nhỏ thì bạn móc vài viên, tường lớn bạn móc rộng hơn thử xem có sập không. Trừ khi Tường thì dài mà cao thì vài hàng, bạn lại móc rống hết cả chân tường thì có mà sập hết còn gì (vì Chiều cao này không đủ để tạo hiệu ứng vòm tương ứng với chiều dài đó).
Khi vữa xi măng ráo ==>lực ma sát với cột xuất hiện và tăng dần khi vữa khô cứng.
Lực ma sát + hiệu ứng vòm ==> lực truyền vào Cột.
Vấn đề là xác định vòm đó có kích thước như thế nào? Để đơn giản trong tính toán mà vẫn phản ánh 1 phần trạng thái làm việc thực tế của tường, người ta mới neu ra các tính 30, 60 độ. Tải trọng truyền xuống Dầm theo hình thang có góc bằng 60 độ, chiều cao = chiều cao tường xây. Phần tường hình tam giác còn lại tác dụng vào cột, quy thành lực tập trung về nút.
Theo mình nghĩ vậy. Mời các bác ý kiến tiếp!

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

13#
hiepxd_pro268 Đăng lúc 2/2/2013 14:00 | Chỉ xem của tác giả
tường mà có nhiều ô cửa thì chia vui đấy bác nhỉ? rồi ngồi đấy mà nặn, mà nghiên cứu ...khi tính toán thì phải đưa ra công thức tính cụ thể,cách tính....thôi cứ làm thêo cách truyền thống tuy không kinh tế nhưng được caí tính nhanh, tối về ngủ ngon !!!

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

14#
 Tác giả| DoubleN Đăng lúc 2/2/2013 14:41 | Chỉ xem của tác giả
Bài được DoubleN sửa lúc  2/2/2013 14:43
hvthvthvt gửi lúc 1/2/2013 11:46
Nếu như anh Fubi nói thì ngoài việc dồn tải tường 1 phần thành tải tập trung,còn phả ...

Cột vốn dĩ thực tế nó đã làm việc lệch tâm rồi, không phải do ta gán tải phần tường 30 độ vào cột mà làm cho nó bị vậy.
Giả sử 2 bên Cột nhịp Dầm bằng nhau, và gán tải Tường hết lên Dầm như bạn, nhưng bên thì có cửa, bên thì đặc, hoặc bên thì của nhiều, bên thì cửa ít nó cũng làm cho Cột bị tâm mà chứ có phải gán hết lên Dầm là làm cho Cột chịu nén đúng tâm đâu?

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

15#
hvthvthvt Đăng lúc 2/2/2013 17:26 | Chỉ xem của tác giả
DoubleN gửi lúc 2/2/2013 14:41
Bài được DoubleN sửa lúc  2/2/2013 14:43

đúng là cột nhà chẳng có khi nào làm việc đúng tâm nhưng chỉ cần thêm 1 ít momen vào nội lực cột là giá trị thép đã nhảy rất nhiều rồi,đặc biệt là tính cột theo lệch tâm xiên,thực tế lý thuyết tính cột mà nói thì trường hợp lệch tâm lớn sẽ cho ra thép lớn hơn lệch tâm bé rất rất nhiều,mà thực tế kết cấu cột khi có tường xây thì sẽ tăng độ ổn định giảm moomen,giảm lệch tâm như đâu phải là tăng độ lệch tâm,vậy xét về bản chất thì gán tải như các bác là có lợi hơn chăng,là cột sẽ ứng xử đúng bản chất thật hay ko.. Mời các bác tiếp chiêu.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

16#
 Tác giả| DoubleN Đăng lúc 2/2/2013 19:15 | Chỉ xem của tác giả
hvthvthvt gửi lúc 2/2/2013 17:26
đúng là cột nhà chẳng có khi nào làm việc đúng tâm nhưng chỉ cần thêm 1 ít momen ...

Sao lại có chuyện Tường xây giúp tăng độ ổn định cho kết cấu cột nhỉ? Tải trọng tường xây lại làm giảm mômen trong cột? ==> giảm độ lệch tâm cho cột? Mình chưa nghe câu này trong tài liệu nào và ngày xưa không thấy Thày nói vậy? Mình chỉ biết tải trọng gây ra moomen, không có tải thì không moomen. Mong bạn giải thích thêm điều bạn nói không? Thanks!

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

17#
hvthvthvt Đăng lúc 2/2/2013 19:44 | Chỉ xem của tác giả
DoubleN gửi lúc 2/2/2013 19:15
Sao lại có chuyện Tường xây giúp tăng độ ổn định cho kết cấu cột nhỉ? Tải trọng ...

vậy theo bác phần lớn momen cột là do cái gì gây ra,tại sao cái tháp ở trạm BTS lại phải bố trí dây cáp dằng cá hướng

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

18#
fubi Đăng lúc 3/2/2013 08:05 | Chỉ xem của tác giả
hvthvthvt gửi lúc 2/2/2013 19:44
vậy theo bác phần lớn momen cột là do cái gì gây ra,tại sao cái tháp ở trạm BTS lại ...

Các bạn thân mến!Vấn đề đang rất đơn giản nhưng có lẽ chúng ta lại hướng ra quá rộng mà trong khi vấn đề chính lại chưa triệt để.
Trước khi bàn luận tiếp (quan điểm của mình nên tiếp tục sau khi nghỉ Tết đã), xin chia sẻ với các bạn giáo trình của 1 người thầy (dạy tôi môn cơ học kết cấu cách đây 15 năm) nhưng cũng là 1 người Anh (vì vợ Thầy là bạn cùng lớp với tôi): Trang 2-3
http://khoaxaydung.cuc.edu.vn/fckeditor/editor/filemanager/connectors/asp/image/Huong%20dan%20tinh%20toan%20phan%20dam%20lien%20tuc.pdf
Chúc vấn đề của chúng  ta sớm sáng tỏ! Thân ái,


Số người tham gia 2Uy Tín: +6 Thưởng +6 Thanked +2 Thu lại Lý do
n2proman + 3 + 3 + 1 Đồng tình. Tài liệu này của thầy.
hvthvthvt + 3 + 3 + 1 Viết rất hay. Thanks!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

19#
nhinlaicuocdoi Đăng lúc 3/2/2013 12:10 | Chỉ xem của tác giả
lắng nge các Pro phân tích e thấy thật bổ ích. theo em vấn đề đó là tuỳ theo quan điểm thiết kế của từng nhà kỹ sư mà thôi. Quan điểm của xây dựng là phải an toàn và kinh tế. thế nên ai có nghiên cứu mới mà không cần truyền 1 phần tải tường về cột,nút gì đó đó....(hơi phức tạp). Mà có 1 hệ số nào đó để thay thế chẵn hạn thì tốt biết mấy, vấn đề sẽ dễ thở hơn.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

20#
 Tác giả| DoubleN Đăng lúc 5/2/2013 22:46 | Chỉ xem của tác giả
Mấy bữa nay chuẩn bị tết nên khá bận,giờ mới tranh thủ lên xem a e có gì vui vẻ bên nhau hok. Vấn đề của chủ đề có lẽ có nhiều ý kiến quan niệm khác nhau, có gì để ra tết mọi người cùng trình bày cho mọi người tham khảo. Chúc mọi người ăn tết vui vẻ. Happy new year.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

21#
dainghia204 Đăng lúc 6/2/2013 10:47 | Chỉ xem của tác giả
Tải trọng tường mình tính tường là:  rộng x cao x khối lượng riêng x hệ số vượt tải. VD tường dày 0,22; lớp chát dày 1,5cm ; cao 3,6m  thì tình là: 0,25x3,6x1,8x1,2  sẽ ra tải trọng tường/m dài. Nếu tường dài bao nhiêu nhân với chiều dài nữa ra tại trọng tập trung. Bạn nên hỏi rõ hơn thì sẽ chính xác và cụ thể hơn đó. Chúc diễn đàn năm mới an khang thịnh vượng, thắng lợi mới.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

22#
tngage Đăng lúc 10/2/2013 09:22 | Chỉ xem của tác giả
DoubleN gửi lúc 2/2/2013 19:15
Sao lại có chuyện Tường xây giúp tăng độ ổn định cho kết cấu cột nhỉ? Tải trọng ...

Thực tế chứng minh tường xây giúp ổn định cho cột:
- Dùng cát và gạch xây 1 cột 200x200, cao 500, có 1 đoạn tường xây dài 400-500 câu vào cột.
- Lấy tay đẩy cái cột theo phương tường xây, phải đẩy mạnh thì cột mới ngã
- Lấy tay đẩy theo phương vuông góc với tường xây, chỉ đẩy nhẹ là cột...té rồi!

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

23#
binhvui69 Đăng lúc 12/3/2013 09:40 | Chỉ xem của tác giả
fubi gửi lúc 1/2/2013 10:25
1. Vấn đề ở đây không phải sai hay đúng. Mà là tính toán có phản ánh đúng tình  ...

rất đồng ý với bạn , đồ án tốt nghiệp 17 năm trước tôi cũng làm như bạn không truyền tải 100% tường vào dầm và bảo vệ thành công . Vấn đề là người tư vấn thiết kế hiểu rỏ và dám làm nửa bạn à

Số người tham gia 2Uy Tín: +8 Thưởng +8 Thanked +2 Thu lại Lý do
DoubleN + 3 + 3 + 1 Đồng tình. Cảm ơn!
fubi + 5 + 5 + 1 Rất kinh nghiệm. Cảm ơn!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

24#
nhinlaicuocdoi Đăng lúc 12/3/2013 10:08 | Chỉ xem của tác giả
vấn đề này em có đọc trên diễn đàn của mình rồi, tải tường k truyền hết 100% xuống dầm. mà nó truyền 1 fần vào cột bởi 1 góc 30 độ nữa. vấn đề là cái góc 30 độ này xd nhu thế nào ?
bác nào đã nghiên cứu ra thì cho tiểu đệ biết với ạ

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

25#
toilathuc Đăng lúc 14/3/2013 08:04 | Chỉ xem của tác giả
gia thuyết này quá an toàn . bạn thử hỏi thầy nếu giả thuyết em là phá dỡ dầm thì tường có sập không. không vì các liên kết giữa mạch vữa và gạch giữ gạch không rớt và vả lại lực nó phải truyền đi đâu để chống lại lực hút thẳng đứng của trái đất chứ . nó sẽ truyền thẳng vào cột nhờ lực ma sát liên kết .

Số người tham gia 2Uy Tín: +8 Thưởng +8 Thanked +2 Thu lại Lý do
DoubleN + 3 + 3 + 1 Rất kinh nghiệm. Cảm ơn!
fubi + 5 + 5 + 1 Rất kinh nghiệm. Cảm ơn!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

26#
lequangtuan1710 Đăng lúc 23/3/2013 15:31 | Chỉ xem của tác giả
Hôm nay đi ngang qua thấy Tpoic này hot nên tham gia bắn phá tý cho vui. Mong các cao thủ về Kết cấu chỉ bảo thêm để em mở mang tầm mắt..
1. Phương án Tường tác dụng toàn bộ thẳng xuống Dầm dạng phân bố đều theo công thức chiều cao x chiều dày x hệ số n x trọng lượng riêng của tường như bạn DoubleN nêu lên ở trên theo mình không sai, Ai kết luận Thầy nói như thế là mất căn bản thì điều đó là hơi nặng lời. Mình tham khảo được biết có 2 phương pháp tính toán, người ta thường tính toán cách này nhiều hơn. Cơ bản riêng em tính toán thiết kế cũng dùng cách này mà chẳng thấy thầy  nào chê trách gì cả.
2. Phương án Con số 30,60 độ Chỉ đúng khi 2 bên tường có cột thôi. Cụ thể như  thế này: để tiết kiệm người ta quan niệm rằng chỉ có phạm vi tường trong phạm vi góc 60 độ là truyền lực lên dầm, phần còn lại tạo thành lực tập trung truyền xuống nút khung, Nếu tính toán cụ thể như thế này thì phải tính cả lớp vữa trát + gạch xây, đối với mảng tường có cửa thì hệ số vượt tải của cửa, diện tích cửa.... Mà với cách này các bác cũng phải quy từ tải tam giác hay hình thang về tải phân bố đều thối (hay là bác nào gán tải tam giác & hình thang trên SAP cũng được ).
3. Nếu bác nào thiên về cách tính Con số 30,60 độ, thì tải trọng tập trung của tường xây lên trên nút khung ... ta sẽ trao đổi tiếp để làm rõ vấn đề này

Đánh giá

Rất hữu ích! Thanks!: 5.0
Rất hữu ích! Thanks!: 5
  Đăng lúc 6/5/2013 23:16

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

27#
nhinlaicuocdoi Đăng lúc 24/3/2013 07:51 | Chỉ xem của tác giả
đúng như anh lequangtuan1710 nói, khi em làm đồ án tốt nghiệp cũng vậy, em đã tranh cãi với giáo viên về cái vấn đề này, nếu tường 200, chiều dài lớn thì tải tường cũng không fải là nhỏ. nhưng cái này cũng do từng kỹ sư thiết kế thôi ạ, có người thiên về an toàn thì cứ phang 100% xuống dầm.
nhưng kết cấu nó có cái nguyên tắc của nó,mình không thể làm hệ số an toàn quá cao đúng không các anh chị, mà tài liệu nói về vấn đề này thì ít hay sao ấy, hoặc là do em đọc chưa đến cũng có.
Mong các bác tiếp tục trao đổi về vấn đề này

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

28#
hopthucuadat Đăng lúc 31/3/2013 15:47 | Chỉ xem của tác giả
Theo em làm hồi giờ cũng ít gặp chuyện gán tải trọng tường lên cột cả.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

29#
phica Đăng lúc 7/4/2013 01:56 | Chỉ xem của tác giả
Các bác, các chú..xem thử tính theo sách thầy TS.Lương Văn Hải ( trang 19) có nhanh hơn ko...nhân 1 hệ số..gầm đúng cho cả 2 quan điểm... ..e còn kém mong các bác..góp ý...nếu tường dày 220, 110 có xài y chang được ko..? http://www.mediafire.com/view/?igq259aqfu0z5l2

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

30#
baohuy.tvtk Đăng lúc 7/4/2013 20:16 | Chỉ xem của tác giả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

31#
hongquyen53 Đăng lúc 7/4/2013 22:25 | Chỉ xem của tác giả
Xin chào tất cả mọi người tỏng diễn đàn! Theo mình, chủ đề này rất hay nhưng ngồi phán thầy mất căn bản thì thật không hay chút nào! Các anh chị có thể đọc rất nhiều sách thì đều là cách tính như vậy cả, nghĩa là thầy không dạy sai! Vấn đề ở đây là giảng viên sẽ giải thích cho sinh viên hệ số chiết giảm tải trọng tường xuống và bằng
0.7(hoặc 0.8)xhệ số vượt tải xbề rộng tường x chiều cao tường xtrongj lượng riêng tường.
Ai cũng hiểu vai trò to lớn của tường trong kết cấu nhà, nó góp phần tăng độ cứng theo phương dọc nhà, tuy nhiên rất kỹ sư thiết kế mô hình đúng sự làm việc của kết cấu!
Mình rất mong muốn diễn đàn sẽ là nơi trao đổi kiến thức và không phải là nơi để phán giảng viên mất căn bản!
Xin cảm ơn tất cả mọi người!

Đánh giá

hay  Đăng lúc 25/4/2013 09:25
Chuẩn đấy, thạc sĩ vẫn là thạc sĩ, chúng ta đừng tưởng thầy nói như thế là sai, là k hiểu biết, họ có cái lý của họ đấy  Đăng lúc 12/4/2013 12:52

Số người tham gia 3Uy Tín: +3 Thưởng +3 Thanked +3 Thu lại Lý do
lequangtuan1710 + 3 + 3 + 1 Đồng tình. Cảm ơn!
DoubleN + 1 Đồng tình. Cảm ơn!
fubi + 1 Đồng tình. Cảm ơn!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

32#
hoangthoqt21288 Đăng lúc 9/4/2013 15:35 | Chỉ xem của tác giả
Vấn đề khi xây tường sẽ làm tăng độ ổn định cho cột cần bàn nhiều,Để tính toán chính xác hơn thì thường tính theo sơ đồ có tường xây chèn với các thanh có 2 đầu khớp,lúc đó nội lực sẽ khác nhiều.
Bạn xem ở đây :http://www.ketcau.com/forum/showthread.php?t=4436
Về góc 30 chỉ là lầy tương đối;Thông thường khi chịu tải trọng tác động:tường gồm 2 thành phần là gạch và vữa xây,khi thí nghiệm thì vữa luôn bị phá hoại trước( do cường độ luôn nhỏ hơn gạch),vữa có góc phá hoại ( góc truyền lực = 42) nhưng lấy an toàn=30.
Vậy 30 là an toàn rồi,hơn nữa khi xây tường thường chừa râu cho cột.
Có gì mong mấy anh cho ý kiến

DinhLeQuocKhanh4.2012.pdf

315.38 KB, Lượt tải về: 4287

Ảnh hưởng tường xây chèn

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

33#
trungxd7 Đăng lúc 11/4/2013 21:44 | Chỉ xem của tác giả
trong thiết kế thì chỉ coi  tường là một loại tĩnh tải nằm trên sàn, vì thế tường nằm trên dầm thì truyền hết lực vào dầm là hợp lí so với giả thuyết
Trong thực tế, nếu như tường xây sau khi đổ dầm và cột, thì khi xây tường lên trong lúc tường chưa bám được vào cột, thì dầm đã bị chuyển vị võng( khi xây hết chiều cao tường cũng là khi dầm võng tối đa với tải trọng tường, trong khi lúc đó tường chưa thể bám được vào cột(vì vữa chưa khô, chưa đạt mác)), khi dầm võng hết cỡ rồi thì sau đó vữa xây tường có bám vào cột đủ chặt cũng chỉ là để cố định vị trí của tường, còn dầm đã chịu mọi tải trọng của tường.(vì khi khồng còn chuyển vị nữa thì không có lực ma sát như mọi người bảo đâu,
Nói tóm lại khi tường xây sau trên dầm, khi tường vữa đạt mác thì mọi chuyện đã rồi, dầm đã chịu toàn bộ
Còn khi xây tường trước thì khác, khi đó dầm vẫn được chống giáo, và khi tháo giáo chống ( vữa xây tường đã đạt mác) thì lúc này dầm bắt đầu từ từ chuyển vị võng, và khi có delts s(quãng đường dịch chuyển) thì trên cột mới xuất hiện lực ma sát giữ một phần lại. lúc đó mới cần tính tác dụng của cột

Đánh giá

hay  Đăng lúc 25/4/2013 09:27

Số người tham gia 1Thanked +1 Thu lại Lý do
hypepol + 1 hay

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

34#
tngage Đăng lúc 24/4/2013 23:00 | Chỉ xem của tác giả
trungxd7 gửi lúc 11/4/2013 21:44
trong thiết kế thì chỉ coi  tường là một loại tĩnh tải nằm trên sàn, vì thế tường  ...

tường là tĩnh tải nằm trên sàn?! Chắc ý bạn đang nói đến sàn bản dầm?!

Còn vấn đề tải tường đè lên cái gì? Thì sau khi đọc các bài, mình nghiệm ra như thế này! Chúng ta chỉ biết những gì chúng ta được học!

- Trong quá trình xây, tường đè lên dầm 100%, khiến cho dầm võng 1 đoạn nhất định=> tính dầm cho đàng hoàng!

- Sau khi tường đã khô cứng, tạo được lực dính giữa tường và cột. Khi sàn tăng tĩnh tải (do vữa cán, gạch lát, bàn ghế..v.v...) và hoạt tải (khi sử dụng, bảo trì...v.v....) thì dầm tiếp tục võng 1 đoạn. Lúc này do lực dính của tường vào cột, cho nên 1 phần tải của tường sẽ bị cột "níu" lại => tải đè lên cột 1 góc 30 độ như các bác đã nêu.

Như vậy, nói tải tường đè lên dầm hay đè 1 phần lên cột đều hoàn toàn không sai! Mà cốt yếu là ta phải hiểu tải trọng tường phân bố như thế nào trong các giai đoạn. Điều này giúp chúng ta hiểu rõ hơn là giáo điều theo sách vở! Để từ đó nâng cao năng lực của bản thân mỗi người.

1 lần nữa cảm ơn các anh em trong xaydung360 đã khai sáng cho mình qua việc thảo luận!

Đánh giá

bác nói chí phải, hay. cảm ơn bác!  Đăng lúc 6/5/2013 20:21

Số người tham gia 1Uy Tín: +3 Thu lại Lý do
lequangtuan1710 + 3 Đồng tình. Cảm ơn!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

35#
trungxd7 Đăng lúc 24/4/2013 23:44 | Chỉ xem của tác giả
tngage gửi lúc 24/4/2013 23:00
tường là tĩnh tải nằm trên sàn?! Chắc ý bạn đang nói đến sàn bản dầm?!

Còn vấ ...

trả lời bác thế này cho dễ hiểu nhé:
giả sử dầm đang chiu 10 tấn tải trọng tường và bị võng 2cm
khi bác lát nền, cán vữa, tăng tải trọng đúng không, tăng khoảng 1 tấn, nó bị võng 0.3cm nữa
Và theo bác khi nó võng, ờ thì cột sẽ chịu một ít, ok, nhưng một ít đó là của 1tan, chứ không phải của tường
giả sử  cột chịu thêm cho tường 1 tấn, lúc đó  dầm chịu bao nhiêu? là 1+10-1 vẵn bằng mừoi
mà vẫn bằng 10 thì võng thêm bằng niềm tin à, mà không võng thì làm gì có ma sát cột, TH này vô lý
giả sử  cột chịu thêm cho tường >1 tấn, lúc đó  dầm chịu bao nhiêu? là 1+10-(>1) bé hơn cả tải trọng lúc đầu, theo nguyên lý thì nó giảm võng, giảm thế nào được, mà có giảm võng thì lại vướng ma sát của cột, nói chung truong hợp này vô lí
Còn trường hợp cuối cùng thì nghe có lý tý, đó là cột chỉ chịu thêm một phàn trong 1 tấn
Các bác thấy chưa, nếu ông nào mà dám tính một phần tải trọng tường san cho cột là sai, chỉ tính một phần tải trọng của đơn vị khối lượng tăng thêm sau khi vữa tường đạt mác thì được
Nhưng suy cho cùng thì không đáng là bao, tải trọng khi thi công lớn hơn khi đi vào hoạt động nhiều các bác à, thêm ít vữa cán nền không ăn thua đâu

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

36#
tngage Đăng lúc 25/4/2013 12:14 | Chỉ xem của tác giả
trungxd7 gửi lúc 24/4/2013 23:44
trả lời bác thế này cho dễ hiểu nhé:
giả sử dầm đang chiu 10 tấn tải trọng tường  ...

đọc hết giùm mình!
Gia tải thêm gồm tĩnh tải lớp vữa, gạch lát + hoạt tải!

Khi xây gạch, phần tiếp xúc của gạch với bụng dầm thường không được bít kín, mạch vữa không đều =>tường lực chịu nén từ dầm truyền vào không đáng kể => dầm vẫn võng được! (Khung chịu lực, tường bao che). Nếu tính tường chịu thẳng lực nén từ dầm truyền vào tường dưới => phải tính toán tường chịu lực!

Đừng qui tải tường bằng tải sàn, do tính chất chịu tải, chiều dày, tải trọng, vật liệu không giống nhau!

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

37#
 Tác giả| DoubleN Đăng lúc 6/5/2013 20:36 | Chỉ xem của tác giả
trungxd7 gửi lúc 11/4/2013 21:44
trong thiết kế thì chỉ coi  tường là một loại tĩnh tải nằm trên sàn, vì thế tường  ...

chắc ý bác là tường xây trên sàn k có dầm đỡ. còn nếu là ý khác thì thật bác nên xem lại xem: trong thiết kế không thể coi tường là một loại tĩnh tải nằm trên sàn

Đánh giá

thế thì coi nó là gì???cho vào trường hợp tải trọng gì, TT or HT or GT...???  Đăng lúc 7/5/2013 09:53

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

38#
trungxd7 Đăng lúc 7/5/2013 09:44 | Chỉ xem của tác giả
DoubleN gửi lúc 6/5/2013 20:36
chắc ý bác là tường xây trên sàn k có dầm đỡ. còn nếu là ý khác thì thật bác n ...

bạn làm đồ án tốt nghiệp xd chưa, bạn tính tải trọng tường thế nào? bạn gán lực phân bố đều theo chân tường à??? hay bạn tính tải tường ra rồi chia cho diện tích sàn rồi gộp vào với tính tải sàn???
Tường xây ở trên đâu cũng thế khi chạy nội lực quy hết về phân bố đều trên mặt sàn, chả ai hơi đâu gán lực từng  cái chân tường một.
Nếu bạn làm được thế thì chắc siêu hơn mấy ông tiến sĩ trường xd mình

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

39#
 Tác giả| DoubleN Đăng lúc 7/5/2013 21:36 | Chỉ xem của tác giả
trungxd7 gửi lúc 7/5/2013 09:44
bạn làm đồ án tốt nghiệp xd chưa, bạn tính tải trọng tường thế nào? bạn gán lực ...

tường bác xây ở đâu thì bác ở đó thôi! Bác xây trên dầm thì bác gán vào dầm. Tường xây trên sàn thì gán thành phân bố đều trên mặt sàn. sao lại tường xây trên dầm mà lại gán thành phân bố đều cho mặt sàn được.
Khi bác đứng, chân của bác gánh toàn bộ trọng lượng cơ thể. hay theo bác là đôi tay gánh?

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

40#
trungxd7 Đăng lúc 7/5/2013 21:53 | Chỉ xem của tác giả
DoubleN gửi lúc 7/5/2013 21:36
tường bác xây ở đâu thì bác ở đó thôi! Bác xây trên dầm thì bác gán vào dầm. ...

khi bạn làm khung không gian, thì bạn gán tải tường thế nào?
khi bạn làm khung phẳng, thì bạn gán tải tường thế nào?
trong khung không gian mà bạn gán được từng tải trọng đoạn tường theo kiến trúc được thì mình thấy là quá tài,
còn trong khung phẳng thì gán luôn lên dầm thì cũng phải cộng cả tải sàn mới chạy nội lực, hay cho vào sàn thì sau đó cũng dồn tải lên dầm, như nhau cả thôi
Bạn làm đồ án tốt nghiệp xây dựng DD rồi thì bạn phải nắm được điều đó chứ

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

41#
tngage Đăng lúc 7/5/2013 23:46 | Chỉ xem của tác giả
DoubleN gửi lúc 7/5/2013 21:36
tường bác xây ở đâu thì bác ở đó thôi! Bác xây trên dầm thì bác gán vào dầm. ...

tường xây trên sàn thì tính sàn bản dầm bác à! Xem giùm BTCT1 lại giùm... Lúc này, tường xem như tĩnh tải, qui thành lực tập trung ở phương vuông góc với tường, thành lực phân bố đều dọc theo chân tường. Để tiện tính toán cũng như bố trí tường linh hoạt, lúc này người ta tính tường xây trên sàn tại vị trí nguy hiểm nhất. sau đó phân bổ cho các vị trí còn lại. Để tiết kiệm cốt thép, ta có thể tính theo dạng cốt kép. Cần chú ý hoạt tải sửa chữa...

Góp ý thêm cho AE khác: Đừng quá phụ thuộc vào máy móc! Máy móc là công cụ LĐ chứ không phải sản phẩm. Tư liệu sản xuất là cái đầu của KS. Sai sót, lỗi, sự cố trong XD đa phần đều do TLSX mà ra! Máy móc không giúp chúng ta phân tích, khắc phục sự cố đâu!

Số người tham gia 1Uy Tín: +3 Thu lại Lý do
lequangtuan1710 + 3 Đồng tình. Cảm ơn!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

42#
 Tác giả| DoubleN Đăng lúc 8/5/2013 19:40 | Chỉ xem của tác giả
trungxd7 gửi lúc 7/5/2013 21:53
khi bạn làm khung không gian, thì bạn gán tải tường thế nào?
khi bạn làm khung phẳng ...

không biết bác làm khung không gian theo mô hình nào (dầm-cột hay dầm-cột-sàn)?chắc bác dùng mô hình dầm-cột nên bác mới nghĩ vậy. nếu bác dùng mô hình Dầm-cột-sàn, khi bác quy tải tường xây trên Dầm thành phân bố đều ra diện tích sàn, giải nôi lực ra của sàn sẽ lớn hơn thực tế.
Xét về phương thức truyền tải (tải sàn truyền vào dầm rồi truyền vào cột) thì bác nói vậy k ái nói gì.
Theo sách Võ Bá Tầm, thì e chẳng thấy nói đến gán tải tường trong khung không gian như bác nói. Bác có thể xem lại BTCT2 phần khung không gian.
Khung không gian hay khung phẳng thì vẫn gán trên dầm.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

43#
 Tác giả| DoubleN Đăng lúc 8/5/2013 19:47 | Chỉ xem của tác giả
tngage gửi lúc 7/5/2013 23:46
tường xây trên sàn thì tính sàn bản dầm bác à! Xem giùm BTCT1 lại giùm... Lúc này, ...

Theo sách BTCT1 Võ Bá tầm hay của Phan Quang Minh, em chưa hề thấy câu chữ nào nói "Tường xây trên sàn thì tính sàn bản dầm" bác à! K biết bác dùng sách BTCT1 của tác giả nào! bác có thể chỉ cho em nó nằm ở trang nào để em xem lại.
Tính theo bản loại dầm hay bản 2 phương (bản kê 4 cạnh), nó căn cứ vào tỷ số L2/L1 chứ không căn cứ vào tường có xây trên đó không!

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

44#
tngage Đăng lúc 9/5/2013 00:13 | Chỉ xem của tác giả
DoubleN gửi lúc 8/5/2013 19:47
Theo sách BTCT1 Võ Bá tầm hay của Phan Quang Minh, em chưa hề thấy câu chữ nào nói "T ...

Nói sách BTCT1 là mình nhầm rồi, phải tính theo BTCT2 mới đúng. Lúc này tính theo dạng 1 phương rồi cắt 1 dải rộng 1m theo phương ngắn nhất tại vị trí nguy hiểm nhất rồi tính toán. Nếu không thỏa thì tăng chiều dày lớp bê tông lên. Tải trọng tường lúc này qui thành lực phân bố đều. Còn thép theo phương cạnh dài phân bố theo phương cạnh ngắn. Như vậy, lúc này sàn sẽ đảm bảo về độ võng, không gây nứt thấm (thiên về an toàn). Tính toán này đảm bảo cho việc xây tường trên sàn ở bất cứ vị trí, phương chiều nào.
Đây là kiến thức lúc làm đề án bên TCXD TPHCM ở Nơ Trang Long do thầy Trí lúc hướng dẫn làm đề án có đề cập đến do 1 số bạn vẽ kiến trúc có tường xây trên sàn. Sau khi nghe thầy nói, đã có nhiều bạn phải chỉnh sửa lại bản vẽ kiến trúc do tính toán chưa quen...

Còn nếu như bạn quan niệm tường xây trên sàn là hoạt tải cũng được. Tuy nhiên, mình góp ý là hoạt tải là trong thời gian ngắn (nhất thời), tĩnh tải là lâu dài. Vậy quan niệm thế nào là tùy bạn thôi!

   Mục đích của việc tranh luận là tìm ra điểm yếu của mình để chỉnh sửa. Không phải là "đọ" kiến thức. Mong các bạn đừng gay gắt quá, không hay cho việc đoàn kết, chia sẻ.

Số người tham gia 1Uy Tín: +1 Thưởng +1 Thanked +1 Thu lại Lý do
chavi06 + 1 + 1 + 1 Đồng tình. Cảm ơn!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

45#
 Tác giả| DoubleN Đăng lúc 12/5/2013 22:31 | Chỉ xem của tác giả

RE: Tải trọng tường tác dụng?

tngage gửi lúc 9/5/2013 00:13
Nói sách BTCT1 là mình nhầm rồi, phải tính theo BTCT2 mới đúng. Lúc này tính theo dạ ...

bác đọc lại dùm bài trả lời của em trang 38#. bác và bác trungxd nói tải trọng tường quy phân bố đều cho diện tích sàn, thì e mới nói: đó là trường hợp tường xây trên sàn không có dầm đỡ. ở bài 45#, bác xem có phải như e nói không (tường xây trên sàn không có dầm đỡ). Bài toán tường xây trên sàn là của BTCT2, phần Sàn.
Đúc kết lại như e đã nói:
- khung không gian hay khung phẳng, tường xây ở đâu thì gán vào đó
+ xây trên sàn --> quy phân bố đều trên diện tích.
+ xây trên dầm --> gán vào dầm.
==> không quy phân bố đều cho diện tích sàn.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Được cảnh báo 46#
trungxd7 Đăng lúc 13/5/2013 09:26 | Chỉ xem của tác giả
DoubleN gửi lúc 12/5/2013 22:31
bác đọc lại dùm bải trả lời của em trang 38#. chắc bác không đọc kỹ nên ở trang 4 ...

tường xây dầm mà quy hết phân bố trên sàn, lí do gì mà cho rằng sàn sẽ bị tính dư thép do làm việc quá với thực tế??
Nếu cho rằng: sàn chịu thêm tải trọng của tường xây trên dầm, tất nhiên là nó tính bị làm việc quá mức so với thực tế ==> Thế thì B có tính thực tế tường xây trên sàn nó chịu tải tập trung cục bộ theo dải, gây lực cắt, momen nguy hiểm hơn nhiều so với việc chúng ta quy ra phân bố không?
Nếu quan niệm quy tải tường trên dầm vào dầm là có thể tính chính xác kết cấu???
Việc làm trên chẳng những không làm cho nó chính xác hơn mà làm khối lượng người thiết kế nhiều gấp bội, dẫn đến sai sót trong từng khâu nhiều hơn
Nếu chạy nội lực một công trình chung cư cao tầng, thì gán tải tường không hề đơn giản, khối lượng không ít như bạn nghĩ đâu.
Mình có lời khuyên là AI ĐÃ TỪNG LÀM GÌ THỰC TẾ THÌ MỚI NÊN CHIA SẺ, TRANH LUẬN, CÒN KHÔNG  THÌ NÊN THAM KHẢO THÔI

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

47#
 Tác giả| DoubleN Đăng lúc 13/5/2013 22:31 | Chỉ xem của tác giả
trungxd7 gửi lúc 13/5/2013 09:26
tường xây dầm mà quy hết phân bố trên sàn, lí do gì mà cho rằng sàn sẽ bị tính d ...

e đã nói: tường xây trên sàn --> quy phân bố đều trên diện tích sàn.
hoặc tại vị trí đó ta có thể tạo dầm ảo (bể rộng bằng bề rộng chân tường) --> ít làm.
Tường xây trên dầm, bác lại chia cho sàn, rõ ràng cuối cùng dầm cũng chịu tải tường này, nhưng ta lại làm cho sàn cũng phải chịu (thực tế sàn không chịu).
ví dụ: bác để tấm ván lên 2 viên gạch đi, bác làm thí nghiệm theo 2 trường hợp sau:
- TH1: bác đứng lên viên gạch ở đầu bất kỳ ( giống tải tường chất lên dầm).
- TH2: bác đứng lên tấm ván (tải tường trên sàn)
suy ra:
- TH1: tấm ván không có hiện tượng gì vì k chịu tải gì (bỏ qua trọng lượng bản thân)
- TH2: tấm ván bị uốn cong.
==> kết quả?
Em chưa thấy sách nào dạy sinh viên như điều thực tế bác nói cả (tải tường xây trên dầm quy phân bố đều cho sàn). và ngày xưa e cũng chưa được học cái đó. có lẽ Thầy e k biết.
Cách bác làm chỉ là nhanh, không đúng theo trạng thái làm việc thực của kết cấu, kết quả cũng không chính xác hơn so với việc gán tải của e nêu.
Lời khuyên của bác em ghi nhận, cảm ơn bác về lời khuyên. Mong bác đừng giận. A E chúng ta góp ý  trao đổi, mổ sẻ vấn đề cho đến nơi đến chốn, để hiểu thêm thôi!

Đánh giá

Hy vọng mọi người hiểu, còn không thì mình xin stop tại đây, không tranh luận nữa  Đăng lúc 13/5/2013 23:18
Còn ai muốn quan tâm thì mình đã nói ở dưới  Đăng lúc 13/5/2013 23:16
Điều đó cho thấy vấn đề tải trọng trong sàn là không cần quan tâm, vì thực tế TK đặt nhiều hơn rất nhiều so với tính toán  Đăng lúc 13/5/2013 23:16
nhịp sàn 7x8m, tải trọng cả tường, sàn, hoạt tải hơn 1,2T/m2 tính ra thép cũng chỉ có Á=2.9, trong khi đó chọn d10a200 đã 3.9cm2 để tăng độ cứng sàn  Đăng lúc 13/5/2013 23:14
Thực tế khi mình tính sàn, ra thép nhỏ, toàn phải chọn tăng thêm để tăng độ cứng cho sàn, truyền lực ngang tốt tới vách  Đăng lúc 13/5/2013 23:09

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

48#
trungxd7 Đăng lúc 13/5/2013 22:59 | Chỉ xem của tác giả
DoubleN gửi lúc 13/5/2013 22:31
e đã nói: tường xây trên sàn --> quy phân bố đều trên diện tích sàn.
hoặc tại v ...

Bạn nói cũng có cái lý,mình công nhận, nhưng mình chỉ nói thêm thế này, tường xây trên sàn mà quy về phân bố đều trên sàn đã là một bước làm giảm nội lực thực tế của sàn. ví dụ đơn giản thế này:
- Có một lực tập trung P=10T đặt lên giữa dầm đơn giản( cho dễ tính, một đầu khớp di động, một đầu khớp cố định), nhịp dầm là 2m đi => tính được momen nguy hiểm nhất ở giữa dầm là 5Tm
- Quy tải đó về phân bố ta có Q=10/2 =5T/m, tính momen M=ql2/8 =5x4/8=2,5Tm
Rõ ràng việc quy về tải phân bố đã làm giảm nội lực của dầm, tương tự trong sàn cũng thế
Chính vì thế mình cho rằng tính tường cho phân bố toàn bộ sàn là một phép tính bù trừ để vừa dễ gán tải, chạy nội lực, đồng thời vừa đưa sàn tới trạng thái nội lực thực tế hơn
Thực tế thì khi làm các giáo sư trường dhxdhn cũng cho phân bố toàn bộ tường lên sàn
Bạn cứ thử tính thử momen xem đúng không, mình sẵn sàng tranh luận với bạn để tìm ra câu trả lời thống nhất cho topic này

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

49#
tngage Đăng lúc 14/5/2013 07:40 | Chỉ xem của tác giả
đã là tập trung, tức là qui thành 1 điểm. mà 1 điểm thì sao lại phân bố?
tường xây trải dài, sao lại qui thành lực tập trung được?
bê tông cốt thép đổ toàn khối tức là hoạt động cùng với nhau. như vậy có sự tương hỗ lẫn nhau trong quá trình chịu lực.
Vì vậy, theo mình qui tải phân bố đều cho tường là không sai.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Phiên bản Mobile|Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng  

Phần mềm dự toán xây dựng excel | Hướng dẫn lập dự toán xây dựng | Phần mềm tư vấn giám sát | Phần mềm quản lý chất lượng xây dựng |

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Kiến Trúc sư

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Đấu thầu

GMT+7, 3/5/2024 21:40 , Processed in 0.253885 second(s), 28 queries .

Powered by Discuz! X3.2

© 2001-2013 Kiso Comsenz Inc.