Hãy đăng nhập để có nhiều chức năng hữu dụng hơn và xem ảnh rõ hơn!
Bạn phải đăng nhập để xem được nội dung, nếu bạn chưa có tài khoản? hãy Đăng ký mới
x
Chào cả nhà!Mình làm bên Ban quản lý một dự án Thủy điện nhỏ.Công trình đã hoàn thành, giờ bước vào giai đoạn cuối Thanh quyết toán giá trị công trình!Mình có 2 câu hỏi mong cả nhà giúp đỡ:
Câu hỏi thứ nhất:
Khi quyết toán hạng mục thi công, nhà thầu có lập bảng QUYẾT TOÁN GIÁ TRỊ HẠNG MỤC theo cách sau: 1. Cách 1: Nhà thầu lập bảng quyết toán giá trị các hạng mục, trong đó bảng tổng hợp quyết toán hạng mục (bao gồm khối lượng của toàn bộ hạng mục) được tính như đợt thanh toán cuối cùng (đợt 4), (khi thi công nhà thầu chia làm 4 đợt thanh toán, từ đợt 1 -> đợt 4).
=> Nhưng thực tế thì, trong mỗi đợt đã thanh toán cho nhà thầu thì hệ số của: VL, NC, M đều khác nhau.Nếu gộp khối lượng của cả hạng mục rồi tính thì giá trị quyết toán sẽ tăng lên, do hệ số thay đổi.
Nghĩa là: Nhà thầu tổng hợp khối lượng cả 4 đợt thanh toán lại (cho lần quyết toán này) và lập bảng TỔNG HỢP QUYẾT TOÁN như đợt cuối (đợt 4), nhà thầu làm như vậy có đúng không??? 2. Cách 2: Nhà thầu quyết toán theo kiểu chỉ cần cộng (tổng hợp) giá trị từng đợt đã thanh toán (4 đợt), không cần lập bảng tính nữa, vì các đợt đã tính rồi, như vậy thì cũng có đúng không???
(Nhà thầu làm theo cách thứ nhất, còn cách thứ 2 là theo mình nghĩ.....) Câu hỏi thứ 2:
Bên mình chuẩn bị tiến hành thuê đơn vị thi công đúc bê tông cột để cắm mốc lòng hồ sau khi tích nước, vậy toàn bộ giá trị hợp đồng để thực hiện công việc Cắm mốc lòng hồ này có phải là chi phí Xây dựng không?Nếu không thì nó thuộc chi phí nào trong Tổng mức đầu tư???
Mong cả nhà giúp đỡ!Xin cảm ơn.
dangtiencu trong 29/7/2012 08:33 đã trả lời thêm:
Hợp đồng bên em với nhà thầu thi công là Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh anh Fubi ạ!
Mỗi lần giá vật liệu thay đổi là nhà thầu lại lập bảng tính bù giá vật liệu (chênh lệch) so với giá dự toán thiết kế ban đầu.
Mặc dù, vẫn thanh toán cho nhà thầu theo đơn giá thị trường (khi có biến động về giá) nhưng thực tế là nhà thầu vẫn phải lập bảng tính Bù giá vật liệu để trình bên em anh ạ!
Liên quan đến đơn giá điều chỉnh này, sau khi đọc bài viết của anh về việc áp dụng đơn giá thị trường như vậy mới đúng và chuyên nghiệp nhất.
Em có hỏi lãnh đạo thì được trả lời rằng, cái gì cũng phải có căn cứ (cơ sở)???? Nghĩa là: "thanh toán cho nhà thầu đơn giá thị trường nhưng chủ đầu tư cũng phải dựa vào đâu?Phải dựa vào giá ban đầu khi đơn vị Tư vấn Thiết kế lập (giá những năm 2006), rồi tính bù giá....:shutup:????
Em thấy nó phức tạp và không cần thiết lắm!Bởi vì suy cho cùng thì nhà thầu (về cơ bản) vẫn được tính theo giá thị trường cơ mà, đâu có bớt được gì???Nên vấn đề đó bản thân em khi kiểm tra hồ sơ đơn vị thi công, mình vẫn theo ý lãnh đạo vậy có đúng không anh?
Cảm ơn anh nhiều!
Hi dangtiencu,
Trước hết mình xin được trích một phần điều 21/NĐ48 về hợp đồng tro ...
Em thắc mắc tại sao hồ sơ quyết toán bao gồm:
Bản xác nhận giá trị khối lượngcông việc phát sinh (nếu có) ngoài phạm vi hợp đồng
mà lại không có
Bản xác nhận giá trị khối lượng công việc trong phạm vi hợp đồng
Hi dangtiencu,
Trước hết mình xin được trích một phần điều 21/NĐ48 về hợp đồng trong hoạt đồng xây dựng:
1. Quyết toánhợp đồng là việc xác định tổng giá trị cuối cùng của hợp đồng xây dựng mà bêngiao thầu có trách nhiệm thanh toán cho bên nhận thầu khi bên nhận thầu hoàn thành tất cả các công việc theo thoả thuậntrong hợp đồng.
2. Hồ sơ quyết toán hợp đồng do bên nhận thầu lập phù hợp với từng loại hợp đồngvà giá hợp đồng. Nội dung của hồ sơ quyết toán hợp đồng xây dựng phải phù hợpvới các thoả thuận trong hợp đồng, bao gồm các tài liệu sau:
a) Biên bản nghiệm thu hoàn thànhtoàn bộ công việc thuộc phạm vi hợp đồng;
b) Bản xác nhận giá trị khối lượngcông việc phát sinh (nếu có) ngoài phạm vi hợp đồng;
c) Bảng tính giá trị quyết toán hợpđồng xây dựng (gọi là quyết toán A-B), trong đó nêu rõ phần đã thanh toán vàgiá trị còn lại mà bên giao thầu có trách nhiệm thanh toán cho bên nhận thầu;
d) Hồ sơ hoàn công, nhật ký thicông xây dựng công trình đối với hợp đồng có công việc thi công xây dựng;đ) Các tài liệu khác theo thoảthuậntrong hợp đồng.
Theo như trên, thì hồ sơ quyết toán phải phù hợp với loại hợp đồng và phải có đủ các khoản a;b;c. Vì vậy, theo mình cả 2 cách bạn đưa ra đều chưa đúng. Cách 1: Không phản ánh được hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh và như vậy giá trị quyết toán là không đúng khi đối chiếu với các đợt thanh toán 1, 2, 3, 4. Cách 2: Không có bảng khối lượng; bảng tính....như vậy không phù hợp với điều 21/ND48 của chính phủ.
Giải pháp:Hồ sơ quyết toán bao gồm:
1. Bảng khối lượng từng đợt, giá trị từng đợt
2. Bảng khối lượng phát sinh, bảng giá trị phát sinh theo từng đợt
3. Bảng tổng hợp khối lượng thực hiện (cộng tất cả các khối lượng từng đợt, phát sinh từng đợt)
4. Bảng tổng hợp giá trị thanh toán: Đợt 1 thanh toán bao nhiêu; đợt 2.......( không lấy KL tổng hợp x đơn giá vì đơn giá điều chỉnh) Sau đó sum lại
Vì dạo này bận quá nên không thể hệ thống theo sơ đồ hay bảng tính cho bạn dễ hiểu hơn. Hi vọng bạn tìm ra được giải pháp phù hợp.
Thanks!
Bên mình chuẩn bị tiến hành thuê đơn vị thi công đúc bê tông cột để cắm mốc lòng hồ sau khi tích nước, vậy toàn bộ giá trị hợp đồng để thực hiện công việc Cắm mốc lòng hồ này có phải là chi phí Xây dựng không?Nếu không thì nó thuộc chi phí nào trong Tổng mức đầu tư???
Thảo luận:
1. Nếu là chi phí xây dựng thì nó phải thuộc 1 trong số thành phần sau:
2. Tính dự toán cắm mốc được lập dự toán riêng. Có thể dùng Định mức công tác cắm mốc giới được Bộ Xây dựngcông bố tại văn bản số 1779/BXD-VP ngày 16/8/2007.
II. Câu hỏi thứ nhất:
Khi quyết toán hạng mục thi công, hợp đồng đơn giá điều chỉnh khi có biến động giá vật liệu. Nhà thầu có lập bảng quyết toán như thế nào mới đúng? Thảo luận:
- Bạn faraway0187 thảo luận rồi, mình chỉ đi sâu vào bản chất, nguyên lý:
1. Với mọi loại hợp đồng XD, việc làm Quyết toán hoàn thành được xem như 2 bên A-B chốt lại lần chốt Chi tiết và giá trị mà bên B được hưởng TOÀN BỘ theo đúng hợp đồng ký kết sau khi kết thúc HOÀN THÀNH công trình là con số bao nhiêu?
Chính vì bản chất ấy, nên dù trước đó 2 bên A-B đã thanh toán bao nhiêu lần/đợt không càn biết, chỉ biết đợt làm quyết toán phải thể hiện đầy đủ Chi tiết và giá trịTOÀN BỘ công trình theo đúng hợp đồng. Gồm 2 phần:
- Phần 1: phần theo hợp đồng
- Phần 2: phần phát sinh ngoài hợp đồng ban đầu.
Tại sao phải làm vậy: Bởi đến quyết toán về bản chất nguyên lý, người ta chỉ cần quan tâm trả lời được 3 câu hỏi:
1. Giá trị toàn bộ cả công trình cần thanh toán là bao nhiêu?
2. Đến thời điểm quyết toán 2 bên A-B đã thanh toán được tổng bao nhiêu rồi?
3. Vậy hiện tại khi quyết toán, 2 bên A-B còn nợ nần nhau bao nhiêu (lấy 1 - 2)?
2. Tuy nhiên, đó là cái chung. Còn chi tiết và giá trị lập như thế nào? thì tùy thuộc vào từng loại hợp đồng. Đơn giản nhất là Hồ sơ quyết toán HĐ trọn gói. Không cần diễn giải khối lượng chi tiết.
Nhưng với hợp đồng điều chỉnh giá thì phải:
- Bảng diễn giải Khối lượng chi tiết từng công việc.
- Đơn giá điều chỉnh theo từng thời điểm thi công.
...
Nếu tại thời điểm Quyết toán thấy không có sai khác với số liệu các đợt thanh toán, thì chỉ cần đóng chúng vào chung 1 bộ và có bảng tổng hợp cuối cùng thành tiền cho toàn bộ công trình.
Ở đây, bạn chưa cung cấp đủ thông tin về điều khoản công thức điều chỉnh giá nên mình không thể bàn cụ thể vào trường hợp bù giá của bên bạn. Nhưng việc bạn kể về Lãnh đạo đòi "căn cứ" thì hoàn toàn đúng. Chỉ do bạn k biết đưa ra căn cứ để bào vệ cách tính của mình mà thôi. Bạn cần học thêm, đọc nhiều về các phương pháp lập dự toán quy định rõ trong thông tư 04. Và đó chính là căn cứ pháp lỹ để bạn thuyết phục sếp từ bỏ phương pháp CỔ LỖ SỸ NGU SI (mình nói về phương pháp chứ k nói con người). Trước khi muốn thuyết phục người khác (vì người đó chẳng hiểu gì về các phương pháp dự tioán cả) thì chính bạn phải là người hiểu tường tận trước đã. Tóm lại:
- Khi quyết toán phải lập giá trị QUYẾT TOÁN cho TOÀN BỘ công trình.
- Đối với hợp đồng điều chỉnh giá thì phải tách theo từng đợt bù giá (vì Kl mỗi đợt lại tương ứng với đơn giá khác nhau). Nếu k có sự thay đổi so với các đợt đã thanh toán thì copy, dán vào bộ quyết toán đóng thành 1 tập. Và kèm theo bảng tổng hợp giá trị toàn bộ ở đầu trang Quyết toán. Thời điểm ký tất cả đều tại thời điểm quyết toán.
Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5 Hữu ích lắm! Thanks!: 5 Cảm ơn anh Fubi!
Thật rõ ràng và chuyên nghiệp, đủ để em hiểu bản chất của vấn đề!Thanks
Đăng lúc 29/7/2012 17:13
Mình xin có vài ý kiến :
Thứ nhất bạn đọc kĩ : NGHỊ ĐỊNH SỐ 85/2009/NĐ-CP NGÀY 15 THÁNG 10 NĂM 2009 Điều 49. Hình thức hợp đồng theo đơn giá
Nguyên tắc thanh toán đối với hình thức theo đơn giá được quy định tại Điều 50 của Luật Đấu thầu, cụ thể như sau:
1. Giá trị thanh toán được tính bằng cách lấy đơn giá trong hợp đồng hoặc đơn giá được điều chỉnh nêu trong hợp đồng nhân với khối lượng, số lượng công việc thực tế mà nhà thầu đã thực hiện.
2. Đối với công việc xây lắp, trường hợp khối lượng công việc thực tế mà nhà thầu đã thực hiện để hoàn thành theo đúng thiết kế ít hơn khối lượng công việc nêu trong hợp đồng, nhà thầu chỉ được thanh toán cho phần khối lượng thực tế đã thực hiện. Trường hợp khối lượng công việc thực tế mà nhà thầu đã thực hiện để hoàn thành theo đúng thiết kế nhiều hơn khối lượng công việc nêu trong hợp đồng, nhà thầu được thanh toán cho phần chênh lệch khối lượng công việc này.
Chủ đầu tư, tư vấn giám sát và nhà thầu chịu trách nhiệm xác nhận vào biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành để làm cơ sở thanh toán cho nhà thầu.
3. Việc thanh toán phải căn cứ vào điều khoản thanh toán nêu trong hợp đồng. Chủ đầu tư, cơ quan thanh toán khi tiến hành thanh toán cho nhà thầu cần tuân thủ quy định tại Điều 53 Nghị định này. Điều 52. Điều chỉnh giá hợp đồng và điều chỉnh hợp đồng
1. Điều chỉnh giá hợp đồng
a) Việc điều chỉnh giá hợp đồng áp dụng đối với hình thức theo đơn giá, hình thức theo thời gian. Trong hợp đồng cần phải quy định rõ nội dung điều chỉnh, phương pháp và thời gian tính điều chỉnh, cơ sở dữ liệu đầu vào để tính điều chỉnh giá;
Việc điều chỉnh giá được thực hiện thông qua điều chỉnh khối lượng công việc quy định tại khoản 2 Điều 49 Nghị định này; điều chỉnh đơn giá hoặc điều chỉnh giá hợp đồng do trượt giá.
b) Phương pháp điều chỉnh giá quy định trong hợp đồng phải bảo đảm phù hợp với tính chất công việc nêu trong hợp đồng. Các cơ sở dữ liệu đầu vào để tính toán điều chỉnh giá phải phù hợp với nội dung công việc. Trong hợp đồng cần quy định sử dụng báo giá, hoặc chỉ số giá của các cơ quan có thẩm quyền tại địa phương, trung ương hoặc cơ quan chuyên ngành độc lập của nước ngoài ban hành đối với các chi phí có nguồn gốc từ nước ngoài;
c) Trường hợp giá nhiên liệu, vật tư, thiết bị nêu trong hợp đồng do Nhà nước kiểm soát (do Nhà nước định giá) biến động lớn ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện hợp đồng mà trong hợp đồng thỏa thuận có điều chỉnh thì thực hiện điều chỉnh theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 57 của Luật Đấu thầu theo nguyên tắc áp dụng giá mới đối với những phần công việc được thực hiện vào thời điểm có biến động giá theo công bố giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d) Trường hợp nhà nước thay đổi chính sách về thuế, tiền lương ảnh hưởng trực tiếp đến giá hợp đồng thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 57 của Luật Đấu thầu.
Thứ 2 : Việc điều chỉnh hợp đồng đối với hình thức hợp đồng đơn giá cần hết sức chú ý đến các điều khoản trong hợp đồng
Khối lượng thi công được điều chỉnh bạn nên tham khảo thêm hướng dẫn điều chỉnh trong điều 16 Thông tư 19 của Bộ Tài Chính điểm 1.3.2 đối với hợp đồng đơn giá điều chỉnh.Đặc biệt đối với trường hợp khối lượng phát sinh.Tại khoản 1.3.3 cũng thông tư này.Chịu khó đọc.
Vấn đề thứ 3: Không rõ là công trình này làm năm nào
Việc xác định thời gian rất quan trọng.Bởi văn bản quy định điều chỉnh giá hợp đồng và phương pháp điều chỉnh rất nhiều.Ví dụ như TT03/2008; TT05/2009....
Hơi dai dòng nhưng đó là toàn bộ kinh nghiệm mình biết và muốn chia sẽ cho bạn.
tuandaiminh2012 trong 30/7/2012 10:48 đã trả lời thêm:
Thật sự mà nói Nghị định 48/2010 về hợp đồng xây dựng chưa nói lên hết được sự phức tạp về việc thanh, quyết toán hợp đồng trong hoạt động xây dựng.Cần phải hiểu sâu và chính xác các ngôn từ trong nghị định này và vận dụng nó trong thực tế rất là khó.em xin được đi sâu thảo luận thêm một chút rất mong các bác để quan tâm để hiểu cụ thể hơn về vấn đề này.
Em đơn cử về hợp đồng trọn gói đi Điều 19 ( Nghị định 48/2010):
a) Đối với hợp đồng trọn gói:
- Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành trong giai đoạn thanh toán có xác nhận của đại diện bên giao thầu hoặc đại diện tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận thầu; biên bản nghiệm thu khối lượng này là bản xác nhận hoàn thành công trình, hạng mục công trình, khối lượng công việc phù hợp với phạm vi công việc phải thực hiện theo hợp đồng (đối với hợp đồng thi công xây dựng phù hợp với phạm vi công việc phải thực hiện theo thiết kế; đối với hợp đồng tư vấn phù hợp với nhiệm vụ tư vấn phải thực hiện) mà không cần xác nhận khối lượng hoàn thành chi tiết;
- Bảng tính giá trị khối lượng phát sinh (nếu có) ngoài phạm vi hợp đồng đã ký kết có xác nhận của đại diện bên giao thầu hoặc đại diện tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận thầu;
- Đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung: giá trị khối lượng hoàn thành theo hợp đồng, giá trị khối lượng các công việc phát sinh (nếu có), giảm trừ tiền tạm ứng, giá trị đề nghị thanh toán trong giai đoạn sau khi đã bù trừ các khoản này có xác nhận của đại diện bên giao thầu và đại diện bên nhận thầu. Điều 48.(Nghị định 85/2009): Đối với Hình thức hợp đồng trọn gói
1. Nguyên tắc thanh toán đối với hình thức hợp đồng trọn gói được quy định tại Điều 49 của Luật Đấu thầu, cụ thể như sau:
a) Giá hợp đồng không được điều chỉnh trong quá trình thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng theo thỏa thuận trong hợp đồng (là những tình huống thực tiễn xảy ra nằm ngoài tầm kiểm soát và khả năng lường trước của chủ đầu tư, nhà thầu, không liên quan đến sai phạm hoặc sơ xuất của chủ đầu tư, nhà thầu, như: chiến tranh, bạo loạn, đình công, hỏa hoạn, thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh, cách ly do kiểm dịch, cấm vận). Việc thanh toán được thực hiện nhiều lần hoặc thanh toán một lần khi hoàn thành hợp đồng. Tổng số tiền mà chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu cho đến khi nhà thầu hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng bằng đúng giá ghi trong hợp đồng. Trường hợp bất khả kháng thì thanh toán theo thỏa thuận trong hợp đồng (nếu có);
Đối với hợp đồng theo hình thức trọn gói thuộc gói thầu gồm hai hoặc nhiều phần công việc như lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật thì trong hợp đồng cần quy định phương thức thanh toán cho từng phần, trong đó quy định cụ thể: trong trường hợp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi không được phê duyệt thì nhà thầu chỉ được thanh toán cho phần công việc lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi; trong trường hợp báo cáo nghiên cứu khả thi không được phê duyệt thì nhà thầu chỉ được thanh toán cho công việc lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo nghiên cứu khả thi;
b) Đối với nhà thầu được lựa chọn thông qua các hình thức lựa chọn nhà thầu trừ hình thức chỉ định thầu, việc thanh toán phải căn cứ vào giá hợp đồng và các điều khoản thanh toán nêu trong hợp đồng, không căn cứ theo dự toán cũng như các quy định, hướng dẫn hiện hành của Nhà nước về định mức, đơn giá; không căn cứ vào đơn giá trong hóa đơn tài chính đối với các yếu tố đầu vào của nhà thầu như vật tư, máy móc, thiết bị và các yếu tố đầu vào khác.
2. Đối với công việc xây lắp, trong quá trình thương thảo, hoàn thiện hợp đồng, các bên liên quan cần rà soát lại bảng khối lượng công việc theo thiết kế được duyệt, nếu nhà thầu (bao gồm cả nhà thầu được chỉ định thầu) hoặc bên mời thầu phát hiện bảng khối lượng công việc bóc tách từ thiết kế chưa chính xác, bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định việc bổ sung khối lượng công việc để bảo đảm phù hợp với thiết kế. Đối với công việc xây lắp này, sau khi hợp đồng theo hình thức trọn gói được ký kết, khối lượng công việc thực tế nhà thầu đã thực hiện để hoàn thành theo thiết kế (nhiều hơn hay ít hơn khối lượng công việc nêu trong hợp đồng) không ảnh hưởng tới số tiền thanh toán cho nhà thầu. Việc thanh toán cho nhà thầu được tiến hành theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về tính chính xác của số lượng, khối lượng công việc. Trường hợp có thất thoát xảy ra (do tính toán sai số lượng, khối lượng công việc) thì cá nhân, tổ chức thuộc chủ đầu tư làm sai có trách nhiệm đền bù và xử lý theo quy định của pháp luật. Trường hợp trong hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu tư vấn lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, lập dự toán có quy định về việc xử lý đối với việc tính toán sai số lượng, khối lượng công việc thì chủ đầu tư được đền bù theo thỏa thuận trong hợp đồng với nhà thầu tư vấn này. Theo thông tư 19 đã nói ở trên điểm 1.3.2 khoản a
a) Thẩm tra đối với hợp đồng theo hình thức "Giá hợp đồng trọn gói":
Đối chiếu các yêu cầu, nội dung công việc, khối lượng thực hiện, đơn giá trong bản tính giá trị đề nghị quyết toán A-B với các yêu cầu, nội dung công việc, khối lượng thực hiện, đơn giá ghi trong hợp đồng, bản tính giá hợp đồng và các tài liệu kèm theo hợp đồng. Qua đó xác định được giá trị quyết toán của hợp đồng. Khi nhà thầu thực hiện đầy đủ các yêu cầu, nội dung công việc, đúng khối lượng thực hiện và đơn giá ghi trong hợp đồng, bản tính giá hợp đồng; thì giá trị quyết toán đúng bằng giá trọn gói của hợp đồng đã ký. Không chiết tính lại khối lượng cũng như đơn giá chi tiết đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quyết định trúng thầu.
Đến đây em muốn nói là đối với loại hợp đồng này gần như phần khối lượng được hiểu " LỜI THÌ NHÀ THẦU ĂN, LỖ THÌ NHÀ THẦU PHẢI CHỊU".
Nói là vậy nhưng khi mà điều chỉnh để thanh toán, quyết toán đối với hợp đồng này cần chú ý đến các điều khoản điều chỉnh trong HĐ.Mà không phải dễ để điều chỉnh đối với HĐ này.
ĐỐI VỚI KHỐI LƯỢNG LÀM THEO THIẾT KẾ CÓ PHÁT SINH THÊM NGOÀI HỢP ĐỒNG
- Nếu khối lượng phát sinh đó có đơn giá trong hợp đồng thì lấy đơn giá đó dùng thể thanh toán.
- Nếu phần khối lượng chưa có đơn giá trong hợp đồng mà có phát sinh hợp lý thì điều chỉnh bằng cách lập đơn giá mới.
Rất mong các bác đọc qua rồi cho ý kiến thảo luận thêm về chủ để này.
tuandaiminh2012 trong 30/7/2012 10:53 đã trả lời thêm:
Còn riêng hợp đồng đơn giá.Chủ đề mà bạn đang cần.Bạn chú ý thêm ở thông tư 19/2011/TT-BTC ngày 14/2/2011 có nói thêm phần thanh, quyết toán đối với khối lượng phát sinh ( Phân chia khối lượng >20% ; <20% ......) cụ thể đấy.Cái này rất hay mà không phải ai cũng đã đụng đến đâu.
các anh, chị cho e hỏi
Cái giá trị hợp đồng (bao nhiêu tiền...)bên Chủ đầu tư đưa ra trong Quyết định phê duyệt đơn vị thực hiện công tác tư vấn lập dự án đầu tư, là tính toán dựa theo căn cứ nào ạ?
E xin cảm ơn!