Thông tin bạn có được ở trên là trích dẫn trong:
TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG TCXD 206 : 1998 CỌC KHOAN NHỒI – YÊU CẦU VỀ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG Bored piles – Requirements for quality of construction
hoặc: TCXDVN 326 : 2004 " Cọc khoan nhồi - Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu "
File tải về:
1. TCXDVN 206:1998 Cọc khoan nhồi.Yêu cầu về chất lượng thi công
2. TCXDVN 326 : 2004 " Cọc khoan nhồi - Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu
* Theo mình biết:
- Tỷ lệ chất keo hầu như không cần kiểm tra trên thực tế.
Mà chỉ tập trung vào:
+ 1.Tỷ trọng của dung dịch bentonite: Tạo áp lực lớn hơn áp lực ngang của đất và nước bên ngoài để chống sạt lở thành. Giá trị > dung trọng nước ngầm tại vị trí thi công, nhưng không quá lớn sẽ gây khó khăn cho công tắc đổ bê tông theo phương pháp vữa dâng.
+ 2. Đo độ nhớt - độ linh động của dung dịch + 3. Đo hàm lượng cát - hàm lượng cát (đất) có trong dung dịch do bị lẫn vào trong quá trình đào, khoan cọc. Nếu hàm lượng lớn (hơn quy định) thì lượng cát lắng xuống nhiều làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng nền ở mũi cọc và chất lượng bê tông thân cọc. + 4. Đo độ pH của dung dịch: ảnh hưởng đến các phản ứng thủy hóa trong bê tông khi bê tông được rót xuống và tiếp xúc với dung dịch bentonite - có nghĩa ảnh hưởng đến chất lượng bê tông thân cọc. + 5. Đo lượng mất nước và độ dày áo sét sau 30 phút: Thí nghiệm này mô phỏng tình trạng làm việc thực tế của dung dịch trong hố khoan. Dưới áp lực tạo bởi khối dung dịch bentonite, các hạt của dung dịch bám lên thành đất của hố đào và liên kết nhau tạo thành lớp màng áo giữ cho dung dịch không bị thất thoát ra xung quanh. Nếu quá mỏng sẽ không giữ được dung dịch, quá dày dễ bị phá hủy. Minh chứng thực tế cho thí nghiệm này là sau khi đào đất tầng hầm, chúng ta có thể bóc được lớp "áo" này còn bám dính trên thân cọc hoặc bề mặt tường vây.
Kiến thức này bạn đọc thêm tại file trên thư viện xaydung360 ở đây:
Thí nghiệm Bentonite
p/s:
- Thí nghiệm tỷ lệ chất keo: đong cốc thì đơn giá theo mình biết khoảng 150.000 đồng.
|