XD360 KÍNH CHÚC CHO MỌI NHÀ VẠN SỰ AN LÀNH!

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

 Quên mật khẩu
 Đăng ký mới
Anh Trần HòeBùi Quốc Hưng
Xem: 10162|Trả lời: 2
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

Thợ hồ (nề): Anh là ai ?????

[Lấy địa chỉ]
Nhảy đến trang chỉ định
1#

Hãy đăng nhập để có nhiều chức năng hữu dụng hơn và xem ảnh rõ hơn!

Bạn phải đăng nhập để xem được nội dung, nếu bạn chưa có tài khoản? hãy Đăng ký mới

x
Thợ hồ hay thợ nề là khái niệm dùng để chỉ về những người lao động phổ thông hay lao động tay chân mang tính tự do trong lĩnh vực xây dựng, họ thường đảm nhiệm các công việc chủ yếu như xách nước, trộn hồ, trộn vữa, xách hồ, khuân gạch,đào đất, vác cây, gạch ngói, khiêng tôn, quét vôi, đóng trần, lắp đặt các thiết bị điện, nước… nhìn chung là từ những việc nặng nhọc đến những việc nhỏ nhặt, ở Việt Nam, thông thường thì ít thợ được đào tạo qua trường lớp, phần đông đều tự học qua công việc, những người thợ đi lên bằng con đường tự học thường bắt đầu bằng công việc lao động phổ thông (phụ hồ) cho đến khi họ trở thành những người thợ lành nghề (thợ chính). Tiền lương thường được lãnh theo ngày, nhìn chung đây là công việc rất vất vã vì thời gian làm việc tự do có lúc đến 21 giờ tối và làm cả ngày chủ nhật, chế độ nghỉ ngơi, ăn uống không đảm bảo khoa học và có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động cao. Đây được xem là nghề ít vốn (chỉ cần sức lao động và kỹ năng khéo léo, kinh nghiệm) và thường dành cho những người có hoàn cảnh về kinh tế. Từ gốc của thợ hồ (gâcheur) có nghĩa là người chuyên làm công việc trộn và chuyên chở vôi vữa trong xây dựng.


Công việc chính
Công việc chính của người thợ hồ là xây dựng nhà cửa, đường sá, cầu cống theo chỉ đạo của cai thầu trên cơ sở bản thiết kế. Một người thợ hồ khi bắt đầu bằng việc xách nước, xách hồ, khuân gạch, đào đất, vác cây, gạch ngói, khiêng tôn khi đã làm quen với việc lao động đơn giản họ được giao việc trộn hồ, phụ quét vôi, phụ đóng trần… Phụ nề phải xách được 200 - 300 xô vữa mỗi ngày, cho đến khi thợ nề chính là mỗi ngày xây, trát ít nhất phải đạt 10 - 12m2 tường.


                               
Đăng nhập/Đăng ký mở rộng

                               
Đăng nhập/Đăng ký mở rộng

Một thợ hồ đangtrét lại đà trên mái nhà

Những người thợ chính hoặc cai sẽ kèm cặp và đưa dần họ lên thành thợ phụ. Thời gian từ lao động đơn giản lên thành thợ phụ thường từ 6 tháng đến 1 năm. Thời gian học việc sẽ nhanh hơn đối với người học việc chăm chỉ hòa đồng với mọi người. Trong công trình có những lúc công việc rất căng thẳng và sẽ dẫn đến tình huống thiếu thợ chính. Lúc đó, những người thợ phụ được đào tạo cấp tốc để làm thợ chính, bắt đầu làm từ việc dễ đến khó dần. Giai đoạn này rất quan trọng, ai vượt qua sẽ được công nhận là thợ chính, nếu không vượt qua được thì phải tiếp tục làm thợ phụ. Thợ chính cũng được chia thành nhiều bậc, tùy theo mức lương.
Khi thành thợ chính, người thợ thường phải tự học thêm về cách đọc bản vẽ. Người thợ lúc này rất cần bổ sung kiến thức về đọc dự toán, đọc bản vẽ kiến trúc, đọc bản vẽ kết cấu. Thường có thể học ngay tại công trường do cai hoặc các kỹ sư chỉ lại.
Công việc của người thợ hồ rất đa dạng, bắt đầu từ hố móng của công trình đến lúc hoàn thiện, ngoài những công việc đơn giản trên thì những công việc cơ bản,quan trọng chính yếu của thợ hồ lành nghề (thợ chính) gồm:
- Đào móng: Công việc đào móng rất đơn giản, đó là công việc lao động phổ thông. Tuy vậy, cần có người thợ chính để lấy độ cao của công trình, xác định độ sâu của móng, xác định vị trí móng, cân móng cho vuông góc, song song. Khi đào móng thì người thợ làm sắt phải bắt đầu. Người thợ chính phải chỉ cho họ cần loại sắt nào để làm sắt vỉ móng, cổ móng, đà kiềng.
- Sắt cột và đổ cột: Khi đã hoàn tất móng và đà kiềng, bắt đầu vào sắt cột và đổ cột. Người thợ chính phải làm việc với thợ sắt và thợ cốp-pha để chuẩn bị sắt, khuôn cho việc đổ cột bê tông. Đổ cột xong, có thể xây tường bao ngay.
- Lắp đặt, hoàn thiện: Giai đoạn tiếp là việc lắp đặt cửa, làm cầu thang (đây là một việc khó nhất), chạy các chỉ tường, mũ cột, làm các công trình phụ, tô tường, quét vôi, sơn, lát gạch nền, ốp gạch tường.
Không giống như những công ty, cơ sở hay những nhóm thợ có chức năng pháp nhân, giấy phép hành nghề rõ ràng - thợ hồ làm chui có những luật lệ và quy tắc hoạt động riêng, chỉ trong nghề mới hiểu. Về mặt tổ chức, người đứng đầu nhóm thợ được gọi là “cai”. “Cai” là người có quyền lực nhất trong nhóm, “cai” là cha là mẹ,nói gì thợ - phụ phải nghe, “cai” làm gì có lỡ sai cũng không được nói, càng tuyệt đối không được nói ra những sai phạm trong quá trình thi công cho nhà thầu hoặc chủ nhà biết. Đó là điều cấm kỵ

Thu nhập
Tiền lương của thợ hồ thường được lãnh theo ngày, và mức lãnh khác nhau tùy vào tay nghề của từng thợ. Nhìn chung lương trả cho thợ hồ khá rẽ mạt, chưa kể các chủ công trình còn tìm mọi cách chèn ép, trừ lương khi viện lý do không theo kịp tiến độ xây dựng hoặc các lý do khác để bóc lột sức lao động... mức lương thợ hồ “cao chót vót” cũng chỉ là 120.000 – 160.000 đồng/ngày cho thợ chính, tùy từng tay nghề. Nhưng bây giờ giá đã lên 170.000 – 250.000 đồng/ngày cho một thợ chính, chưa kể phải phục vụ theo thỏa thuận từng nơi thợ nề nghiệp dư với mức lương khoảng 40.000 đồng/ngày
Theo một số thông tin thì một số nơi, tiền công trung bình của thợ phụ từ 30 - 40 nghìn, thợ chính 60 - 70 nghìn đồng/ngày. Mỗi tháng trung bình thợ xây dựng công trường thường thu nhập từ 1,2 - 1,8 triệu đồng, và cũng có phản ánh cho rằng nhưng thực tế có trường hợp những người thợ chỉ được nhận 70 - 80% số tiền công, phần còn lại chủ thầu hoặc cai thầu thanh toán sau khi đã hoàn thành công trình để ràng buộc thợ.
Có nhiều phản ánh cho rằng việc chậm trễ lương hay quỵt tiền công của thợ thường xảy ra và ít có thợ được nhận đủ 100% tiền công, trừ khi tiếp tục làm tiếp cùngvới cai thầu ở những công trình khác. Để lấy lại được 20 - 30% tiền công còn lại là rất vất vả, trong một số trường hợp người trả lương viện nhiều lý do để trừ dần như trừ tiền do phải di chuyển, nào là tiêu hao quá vật liệu, trừ tiền do làm hỏng công cụ, phương tiện lao động...
Tuy vậy cũng có những thời điểm do nhu cầu xây dựng, vấn đề cung cầu về nhân lực mà thu nhập của thợ hồ có thể khá cao.
Về chế độ ăn uống, đa phần là do những người thợ tự túc, những người chủ công trình có thể chiêu đãi họ. Một số trường hợp thợ hồ được bao cơm nước, nhưng cũng có phản ánh cho rằng bữa cơm của họ đạm bạc và không đảm bảo chất lượng,tuy có thịt, rau xanh nhưng nhiều người thợ xây ăn mà chi phí cho mỗi bữa không quá 7.000đ/người/bữa, họ chỉ dám mua gạo rẻ tiền để được ăn no, thịt thủ lợn cùng hơn chục bìa đậu phụ, ít hành, dăm quả cà chua sốt lên với món chính là rau muống luộc.

Nguy cơ
Đây là một trong những ngành, nghề có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, làm nghề phụ hồ thì tay chân bị vôi, cát, xi-măng ăn da, rồi nắng gió, và những nguy hiểm do tai nạn nghề nghiệp rình rập vì có những công việc buộc người thợ phải treo mình lơ lửng trên những tòa nhà cao tầng giữa điều kiện nắng nóng



                               
Đăng nhập/Đăng ký mở rộng
Thợ hồ đang vàosắt để đổ cột

Nhất là trong điều kiện về tình trạng bảo hộ lao động còn kém ở Việt Nam cũng như những quy định lõng lẽo của pháp luật về an toàn lao động đối với các lao động phổ thông. Có nhiều vụ việc tai nạn nghiêm trọng xảy ra gây ảnh hưởng đến tính mạng và sức khỏe của người thợ hồ.
Có nhiều cái chết rất ít khi được công bố, điều tra. Bởi, ngay sau tai nạn, chủ sử dụng lao động đã nhanh chóng “xử lý” hiện trường và “ giải quyết” hậu quả bằng cách riêng của mình. Người lao động do thiếu ý thức về an toàn lao động, cũng như hiểu biết hạn chế về pháp luật, nên khi xảy ra sự cố họ cũng đành “phó mặc”cho chủ doanh nghiệp.
Theo một báo cáo của Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội năm 2008 thì“Tình trạng doanh nghiệp không báo cáo tai nạn lao động theo quy định ngày càng nhiều, trong 6 tháng đầu năm 2007, chỉ có 4.052 (trong tổng số hàng trăm ngàn doanh nghiệp trên cả nước) tham gia báo cáo tai nạn. Riêng thành phố Hồ Chí Minh chỉ có 130 doanh nghiệp báo cáo, chiếm 0,12% trên tổng số 107.127 doanh nghiệp”. Đã có ghi nhận về việc thanh toán lẫn nhau giữa các thợ hồ vì mâu thuẫn trong công việc hoặc do dùng rượi bia quá quy định gây ra việc ẩu đả...

Văn hóa
Một số nơi có Lễ tế Tổ sư thợ nề như xóm Ngõa Tượng, làng Địa Linh, xã Hương Vinh,huyện Hương Trà. Nghi lễ tổ chức trong vòng hai ngày: 23 và 24 tháng 11 Âmlịch. Ngày chính hội là 24 tháng 11. thậm chí có những địa phương nghề thợ hồ trở thành một ngành nghề chính đặc trưng cho vùng miền đó Nhưng nhìn chung thợ nề vẫn còn bị thành kiến của xã hội đối với việc lao động chân tay và nghèo khổ.
Trong âm nhạc, cũng đã có những bài hát ca ngợi về công việc của những người lao động này, ca ngợi những đóng góp vinh quang cho xã hội của tầng lớp này
Cũng có nhiều gương điển hình cho thấy ý chí vươn lên trong cuộc sống và lao động của những người thợ hồ, hay những hành động cao đẹp đáng được trân trọng của xã hội.


(Copy từ WIKIPEDIA)

Đánh giá

Hữu ích lắm! Thanks!: 4.0 Tuyệt vời! Cảm ơn!: 1.0
Tuyệt vời! Cảm ơn!: 1
  Đăng lúc 2/6/2012 09:50
Hữu ích lắm! Thanks!: 4
Hy vọng sớm có các chế độ để nâng cao thu nhập+ đảm bảo cuộc sống cho họ.  Đăng lúc 31/5/2012 01:02

Số người tham gia 1Uy Tín: +3 Thưởng +3 Thanked +1 Thu lại Lý do
huuthua3 + 3 + 3 + 1 Đồng tình. Thanks!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

2#
Bắc Đăng lúc 30/5/2012 10:15 | Chỉ xem của tác giả
Bài viết rất lý thuyết và một ít thực tiễn..Thanks =))

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

3#
tngage Đăng lúc 2/6/2012 00:24 | Chỉ xem của tác giả
Chỉ có nâng cao kiến thức để được trả lương xứng đáng hơn, làm việc an tòan hơn hoặc điệp khúc tiếp tục tái diễn!

- Luật không biết => không dám nói (Hợp đồng lao động, Bảo hiểm xã hội, BH Y tế, BH tai nạn, thậm chí môi trường làm việc có gây ảnh hưởng cho sức khỏe mà không dám đề xuất....)
- An tòan lao động: chưa học => Vô tư...
- Lương thấp => Than khổ...chờ được nâng lương....

=> Vấn đề là: Người lao động thiếu kiến thức chung về Luật, kiến thức riêng về nghề như kỹ thuật, an toàn lao động.

Nói chung: với tình trạng chung là người LĐ (phụ hồ hay bất kỳ ai) không hiểu biết pháp luật, chưa qua đào tạo, với tư duy: làm kiếm tiền để kiếm cơm hằng ngày => trở thành người phụ thuộc (nó cho nghỉ việc thì lấy gì mà ăn!?), cho nên điệp khúc "vũ như cẩn" được lặp đi lặp lại thôi!

1 số công ty XD nước ngòai thì chuyên nghiệp hơn, có quan tâm đàng hòang từ khâu tuyển chọn, đào tạo cho đến khi ra công trình, thậm chí: anh không đủ an tòan thì anh nghỉ hoặc phải đáp ứng => người LĐ phải tự thân vận động để phát triển thôi! Dĩ nhiên cái giá XD của công ty XD nước ngòai sẽ cao hơn, nhưng bù lại, chất lượng sản phẩm cũng cao hơn do được quan tâm kỹ từ A=>Z

Đánh giá

Tuyệt vời! Cảm ơn!: 1.0
Tuyệt vời! Cảm ơn!: 1
  Đăng lúc 2/6/2012 09:50

Số người tham gia 1Uy Tín: +1 Thưởng +1 Thanked +1 Thu lại Lý do
M@trixs + 1 + 1 + 1 Đồng tình. Thanks!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Phiên bản Mobile|Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng  

Phần mềm dự toán xây dựng excel | Hướng dẫn lập dự toán xây dựng | Phần mềm tư vấn giám sát | Phần mềm quản lý chất lượng xây dựng |

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Kiến Trúc sư

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Đấu thầu

GMT+7, 7/5/2025 12:27 , Processed in 0.118507 second(s), 23 queries .

Powered by Discuz! X3.2

© 2001-2013 Kiso Comsenz Inc.