phuongnt gửi lúc 13/7/2013 15:59
Em thừa nhận trong đấu thầu thì điều này hoàn toàn sai (Điều 12. Các hành vi bị cấ ...
Các bạn để ý kỹ bạn phuongnt nêu ra rất có lý (điều mà mình trước đây khá lâu khi mới tiếp cận luật đấu thầu mình cũng đặt ra câu hỏi này nhưng ngay lúc đó mình trả lời được ngay):
I. "CHỈ ĐỊNH THẦU" CÓ PHẢI ĐẤU THẦU:
1. Theo Điều 2 Nghị định 85 hướng dẫn Luật đấu thầu: Tham gia đấu thầu là việc nhà thầu tham gia các cuộc đấu thầu rộng rãi hoặc hạn chế.
==> bạn phuongnt nhận định: "chỉ định thầu không phải là đấu thầu".
2. Mà theo điều 12 Luật đấu thầu: "Điều 12. Các hành vi bị cấm trong đấu thầu"
==> Bạn phuongnt nhận định: "Luật chỉ cấm trong đấu thầu ==> nên không cấm trong chỉ định thầu.
Thảo luận: - Bạn hiểu như vậy nghe qua rất logic nhưng thật sự là hiểu sai luật trầm trọng. + Ở nhận định 1: "chỉ định thầu không phải là đấu thầu" là do bạn suy ra từ câu chữ định nghĩa của nghị định 85 "tham gia đấu thầu". Ở đây ta cần hiểu rằng: trong nghị định số 85 rất nhiều chương mục sử dụng thuật ngữ "tham gia đấu thầu". Chính vì sử dụng thuật ngữ này không có trong luật đấu thầu nên họ định nghĩa cho rõ để đỡ phải lập đi lặp lại cụm từ dài dằng dặc: "khi nhà thầu tham gia cuộc đấu thầu rộng rãi hoặc hạn chế" thì họ rút bớt lại thành cụm từ ngắn gọn là "tham gia đấu thầu". + Trong khi đó, Luật đấu thầu nêu rất rõ: + "đấu thầu" là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện gói thầu thuộc các dự án quy định tại Điều 1 của Luật này trên cơ sở bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
Để ý đến từ đấu thầu là "lựa chọn nhà thầu". Vậy "lựa chọn nhà thầu" là thế nào? Vậy đọc tiếp Luật đấu thầu sẽ thấy rõ ngay chương II nêu rõ "Lựa chọn nhà tahauf" bao gồm cả chỉ định thầu. CHƯƠNGII
LỰA CHỌN NHÀ THẦUMỤC 1
HÌNH THỨC LỰA CHỌN NHÀ THẦU Điều 18. Đấu thầu rộng rãi Điều 19. Đấu thầu hạn chế Điều 20. Chỉ định thầu Điều 21. Mua sắm trực tiếp Điều 22. Chào hàng cạnhtranh trong mua sắm hàng hóa Điều 23. Tự thực hiện Điều 24. Lựa chọn nhà thầutrong trường hợp đặc biệt
Vậy kết luận:
- Chỉ định thầu là đấu thầu nhé.
- Còn cụm từ dùng trong nghị định 85 "Tham gia đấu thầu" thì đơn giản chẳng qua là từ viết tắt của câu "nhà thầu tham gia các cuộc đấu thầu rộng rãi hoặc hạn chế.". Còn nếu bạn tự suy diễn thành "chỉ định thầu không phải là đấu thầu"để rồi từ đó bỏ qua điều "hành vi bị cấm trong đấu thầu" đối với chỉ định thầu là sai nhầm trầm trọng và trái Luật đấu thầu.
Rất đơn giản nếu đọc luật phải đọc TOÀN VẸN - ĐẦY ĐỦ - HIỂU ĐÚNG - ĐỪNG SUY DIỄN THÌ MỚI TRÁNH HIỂU SAI.
II. VỀ CÔNG KHAI DỰ TOÁN GÓI THẦU CỦA CHỦ ĐẦU TƯ KHI MỜI THẦU:
1. Về luật không có bất cứ điều khoản nào cấm cung cấp cho nhà thầu dự toán chi tiết của CĐt. Chỉ có 1 câu cấm chung chung: Tại điều 12, khoản mục 9.e , luật đấu thầu:
Cấm tiết lộ:
e) Các tài liệu đấu thầu có liên quan khác được đóng dấu bảo mật theo quy định của pháp luật về bảo mật.
==> Vậy chỉ cấm những dự toán được đóng dấu "bảo mật" mà thôi. Còn dự toán không được đóng dấu bảo mật thì cung cấp vô tư.
Ngay cả "giá gói thầu" nêu trong kế hoạch đấu thầu còn được cho phép công khai trên mạng và báo đấu thầu trước khi đấu thầu.
2. Tuy nhiên, xét về lợi ích của Chủ đầu tư, theo tôi không nên cung cấp cho Nhà thầu ngay cả khi không được đóng dấu bảo mật.
Bởi tính giá thành sản phẩm công trình là việc làm đương nhiên của Nhà sản xuất (nhà thầu). Nhà thầu nào mà không biết tính giá thành sảm phẩm của mình làm ra thì đó là thầu trình độ yếu kém. Tính giá đã kém thì tất quản lý kém. Quản lý kém thì khó mà lời. Khó mà lời thì thi công sẽ trì trệ.
Chính vì vậy, nếu CĐt công khai dự toán chi tiết thì Nhà thầu sẽ bắt chước tính giá thành "y chang heo" rồi ma giáo 1 vài thông số để ra giá trị khác. Trong khi đó, giá thành công trình phụ thuộc vào trình độ sản xuất, kinh nghiệm, năng lực của Nhà thầu. Mỗi nhà thầu mỗi khác và tất nhiên càng khác biệt so với giá thành dự toán CĐT. Như vậy xét về tính cạnh tranh thị trường, Nếu để Nhà thầu bắt chước tính giá dự thầu mà không gắn cụ thể giá thành với năng lực thực tế của Nhà thầu thì CĐt sẽ bị thiệt.
Ngay cả Chỉ định thầu cũng vậy, tuy dự toán sẽ là cơ sở để xét chỉ định thầu nhưng không có nghĩa đưa cho nhà thầu dự toán rồi thả giá trị y chang + giảm giá theo yêu cầu của CĐt. Quản lý chi phí như vậy là quá yếu kém và thiếu chuyên nghiệp.
Tóm lại:
- Luật không cấm trừ khi chủ đầu tư đóng dấu mật vào dự toán.
- xét về lợi ích của CĐt thì không nên công khai dự toán chi tiết.
|