XD360 KÍNH CHÚC CHO MỌI NHÀ VẠN SỰ AN LÀNH!

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

 Quên mật khẩu
 Đăng ký mới
Anh Trần HòeBùi Quốc Hưng
Xem: 6912|Trả lời: 31
Thu gọn cột thông tin

Xây dụng Việt Nam chúng ta quá thiếu kỹ năng mềm

  [Lấy địa chỉ]
fubi Đăng lúc 16/5/2012 10:33 | Xem tất |Chế độ đọc

Hãy đăng nhập để có nhiều chức năng hữu dụng hơn và xem ảnh rõ hơn!

Bạn phải đăng nhập để xem được nội dung, nếu bạn chưa có tài khoản? hãy Đăng ký mới

x
Bạn biết gì về kỹ năng mềm?                                                                                                               
Ngày nay trình độ học vấn và các bằng cấp chưa đủ để quyết định trongviệc tuyển dụng lao động của nhiều doanh nghiệp và người sử dụng laođộng. Họ còn căn cứ vào yếu tố cá nhân như kỹ năng, sự nhạy bén trong sử lý công việc và giao tiếp của mỗi người lao động, các yếu tố này đượcngười ta gọi là “Kỹ năng mềm” hay Soft skills.
Vậy soft skills là những cái gì? Nó ngày càng phổ biến trong đời sống văn phòng.
Soft skills là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới… là những thứ thường không được học trong nhà trường, không liên quan đến kiến thức chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt mà phụ thuộc chủ yếu vào cá tính của từng người. Chúng quyết định bạn là ai, làm việc thế nào, là thước đo hiệu quả cao trong công việc.
“Soft skills” còn mô tả những đặc tính riêng về tính cách của người xin việc như sự duyên dáng trong giao tiếp, sự thân thiện và tinh thần lạc quan. “Soft skills” bổ trợ cho “hard skills”, là những kỹ năng chính nhà tuyển dụng yêu cầu ở ứng viên.
Những kỹ năng cứng (hard skills) ở nghĩa trái ngược thường xuất hiện trên bản lý lịch, khả năng học vấn của bạn, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn. Bạn nghĩ rằng người ta sẽ rất ấn tượng với hàng loạt các bằng cấp của bạn, một số lượng lớn các kinh nghiệm có giá trị và những mối quan hệ ở vị trí cao. Nhưng chỉ những điều đó thôi có thể không đủ để giúp bạn thăng tiến trong công việc. Bởi bên cạnh đó, bạn còn cần phải có cả những kỹ năng “mềm” vì thực tế cho thấy người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị. Chìa khóa dẫn đến thành công thực sự là bạn phải biết kết hợp cả hai kỹ năng này.
“Soft skills” ngày càng được đánh giá cao. Rất nhiều nhà tuyển dụng xem trọng những kỹ năng thiên về tính cách này và xem đây là một trong những yêu cầu tuyển dụngquan trọng.
Như vậy, cuộc sống hiện đại với môi trường làm việc ngày càng năng động, nhiều sức ép và tính cạnh tranh thì kỹ năng “mềm” là một yếu tố không thể thiếu đặc biệt với người trẻ.

                               
Đăng nhập/Đăng ký mở rộng


Đây là 25 kĩ năng cơ bản về soft skills:

1. Kỹ năng giao tiếp (Oral/soken communication skills)
2. Kỹ năng viết (Written communication skills)
3. Sự trung thực (Honesty)
4. Làm việc theo nhóm (Teamwork/collaboration skills)
5. Sự chủ động (Self-motivation/initiative)
6. Lòng tin cậy (Work ethic/dependability)
7. Khả năng tập trung (Critical thinking)
8. Giải quyết khủng hoảng (Rik-taking skills)
9. Tính linh hoạt, thích ứng (Flexibility/adaptability)
10. Kỹ năng lãnh đạo (Leadership skills)
11. Khả năng kết nối (Interpersonal skills)
12. Chịu được áp lực công việc (Working under pressure)
13. Kỹ năng đặt câu hỏi (Questioning skills)
14. Tư duy sáng tạo (Creativity)
15. Kỹ năng gây ảnh hưởng (Influencing skills)
16. Kỹ năng nghiên cứu (Research skills)
17. Tổ chức (Organization skills)
18. Giải quyết vấn đề (Problem-solving skills)
19. Nắm chắc về đa dạng văn hoá (Multicultural skills)
20. Kỹ năng sử dụng máy tính (Computer skills)
21. Tinh thần học hỏi (Academic/learning skills)
22. Định hướng chi tiết công việc (Detail orientation)
23. Kỹ năng định lượng (Quantiative skills)
24. Kỹ năng đào tạo, truyền thụ (Teaching/training skills)
25. Kỹ năng quản lý thời gian (Time managenmen skills)
Quan trọng là thế nhưng hiện nay có rất ít trung tâm đào tạo soft skills. vậy nếu muốn, chúng ta có thể học kỹ năng “mềm” ở đâu?
Hầu hết cả nhà tuyển dụng và những người giàu kinh nghiệm đều khẳng định: cách duy nhất để trau dồi kỹ năng “mềm” là phải luyện tập, học hỏi thường xuyên, tạo cho mình một phản xạ tức thời mỗi khi gặp các tình huống cần thiết.
http://www.kynang.edu.vn

Đánh giá

Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5.0 Rất hữu ích! Thanks!: 0.0
Chia sẻ hay! Thanks bạn nhé!: 3.0
Chia sẻ hay! Thanks bạn nhé!: 3
  Đăng lúc 12/10/2016 08:33
Rất hữu ích! Thanks!: 0
  Đăng lúc 7/11/2013 22:06
đồng tình với bác! Chỉ cần nhìn vào cộng đồng trên xaydung360. Bên cạnh những thành viên tích cực thì có nhiều thành viên quá thiếu ý thức  Đăng lúc 19/5/2012 08:27
Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5
  Đăng lúc 16/5/2012 13:09

Số người tham gia 13Uy Tín: +14 Thưởng +12 Thanked +19 Thu lại Lý do
DUCKAWA + 2 Thích bài này! Thanks!
vanai + 2 Bài hay. Cảm ơn!
tobi4124 + 2 Bài hay. Cảm ơn!
congkhapham + 2 Bài hay. Cảm ơn!
binhnguyencong + 2 Bài hay. Cảm ơn!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

 Tác giả| fubi Đăng lúc 16/5/2012 15:34 | Xem tất

Thông minh thì không nói lời sáo rỗng

CE114-04 gửi lúc 16/5/2012 11:49
Tại Mỹ, Bộ Lao động Mỹ (The U.S. Department of Labor) cùng Hiệp hội Đào tạo và Phát tr ...

Thông minh thì không nói lời sáo rỗng                                                                                                               


                               
Đăng nhập/Đăng ký mở rộng

Thông minh thì không nói lời sáo rỗng

Chưa thật thông minh, lại thiếu kỹnăng

Nếu hiểu "thông minh" theocách hiểu của một số tác giả đã viết trên diễn đàn Tuần Việt Nam, tôi cho rằng,người Việt không thông minh, hoặc ít thông minh. Đơn giản là nếu người Việtthông minh thì sao đất nước giờ vẫn vào loại chậm phát triển, vẫn còn nhiềungười khổ thế này? Nếu người Việt thông minh sao mấy chục năm sau mới thừa nhận trường hợp ông Kim Ngọc (người cha để của cơ chế khoán 10)?
Nếu người Việt thông minh sao không biết giữ gìn di sản văn hóa, mà lại giữ theo kiểu "xây lò gạch" nhưcâu chuyện thành Tuyên? Nếu thông minh sao lại không công nhận công nghệ giáodục của GS. TSKH Hồ Ngọc Đại? Nếu thông minh sao đến thế kỷ 21 vẫn "contrâu đi trước cái cày đi sau?...Còn biết bao câu "nếu" nữa, tôi xinđể dành bạn đọc khác viết ra...
Nhưng thôi, bàn về trí thông minhthì cũng phải định nghĩa, trí thông mình là gì? Trong cuốn sách "7 loạihình trí thông minh", trên cơ sở phân tích những bằng chứng liên quantới não và học thuyết về phân loại trí thông minh của TS. HowardGardner, TS.Thomas Armstrong, tác giả cuốn sách, đã mô tả 7 loại hình tríthông minh của con người như sau:
1-Trí thông minh logic toán: Đâylà loại trí thông minh liên quan tới con số (toán học) và mối quan hệlogic giữa các sự vật. Những người có trí thông minh này thường làmviệc trong lĩnh vực liên quan tới con số (toán, vật lý, hóa học, ngânhàng, tài chính...)
2-Trí thông minh ngôn ngữ: Đây làloại trí thông minh liên quan tới năng lực sử dụng ngôn ngữ. Nhữngngười có trí thông minh này thường là nhà văn, nhà thơ, nhà báo, cácnhà nghiên cứu trong lĩnh vực xã hội...
3-Trí thông minh không gian: Nhữngngười có trí thông minh này thường làm việc trong lĩnh vực nghệthuật như kiến trúc, hội họa, điêu khắc, địa chất, vật lý thiênvăn...
4-Trí thông minh cơ thể: Đây làloại trí thông minh liên quan tới vận động của thân thể thường có ởnhững vận động viên thể thao, nghệ sĩ múa...
5-Trí thông minh âm nhạc: Loạitrí thông minh này thể hiện ở khả năng nghe nhạc, ghi nhớ nhanh giaiđiệu, sáng tạo ra các bản nhạc...
6-Trí thông minh về nội tâm: Thểhiện ở khả năng khám phá chiều sâu của bản thân...
7-Trí thông minh trong tương táccá nhân: Những người có năng lực quan hệ với mọi người, nắm bắtđược suy nghĩ của người khác, giỏi hợp tác, tập hợp mọi người,lãnh đạo...

Mặc dù phân chia như vậy, TS ThomasAmstrong cũng khẳng định một người có thể sở hữu nhiều loại trí thông minh,điều này lý giải tại sao có những người xuất sắc trong nhiều lĩnh vực.

Quay trở lại câu hỏi "NgườiViệt có thông minh không", tôi nhận thấy có lẽ chúng ta đang bàn ngườiViệt có giỏi không, nghĩa là nhìn nhận một cách tổng hợp hơn, chứ xé lẻ ra nhưTS Amstrong thì chắc người Việt có thể không sở hữu nhiều lắm một số loại tríthông minh.
Những người giỏi nhìn chung là nhữngnguời có cái nhìn hơn người, vượt ra khỏi khuôn khổ chuẩn mực thông thường (nênngười "kém cỏi" thường không hiểu và không ủng hộ họ). Họ như cây caovươn lên khỏi ngọn cỏ. Một mình họ một tư tưởng và kiên trì tư tưởng đó, họ cókhả năng dẫn dắt...
Người giỏi không phải là người tíchđầy kiến thức, họ là người tạo ra phương pháp, chỉ ra con đường, đi trước thờiđại...

Nói về những người giỏi thời đạingày nay, cần nói thêm cả về kỹ năng, một vấn đề khác với thông minh. Thôngminh là tố chất, nhưng kỹ năng có thể học. Một người có tố chất thông minh,nhưng thiếu kỹ năng thì hiệu quả làm việc vẫn không cao.
Người Việt có thể có tố chất này(nên ra nước ngoài học tập thường bật lên được), nhưng đa số người Việt thiếukỹ năng. Tôi tạm nghĩ người giỏi có lẽ là người sở hữu trí nhiều loại trí thôngminh và có kỹ năng nữa.

Kỹ năng, hiểu đơn giản là cách làm việc,cách tổ chức công việc, cách điều hành, cách quản lý, cách đàm phán, cách lãnhđạo... để đạt hiệu quả cao nhất. Cuộc sống cũng đòi hỏi kỹ năng như kỹ năng ứngxử với bạn đồng lứa, kỹ năng làm cha mẹ, kỹ năng phòng lây nhiễm HIV, kỹ năngtừ chối khi bị sức ép, kỹ năng quản lý gia đình...

Các kỹ năng là điều phảihọc. Một người kiến thức đầy mình, mấy chục năm thâm niên làm việc có khi hiệuquả không bằng một người mới ra trường vài năm mà có kỹ năng tốt. Một học giảuyên bác vẫn có thể là một người cha tồi đơn giản vì thiếu kỹ năng.

Tôi đã có dịp làm việc với một số giáo sư, nhàkhoa học VN, có lẽ cũng khá kỳ cựu trong một ngành nọ. Họ tin họ nhiều kiếnthức thì có thể hướng dẫn nông dân phòng bệnh cho gia cầm. Nhưng khi tôi mời họđi giảng cho một số lớp học của nông dân, học viên không hiểu họ nói gì, đơngiản vì các vị này không có kỹ năng giảng dạy.

Trí thông minh đóng vai trò gì ở đây? Có, vaitrò của nó đơn giản chỉ là biết học cách làm hiệu quả của những người khác, họcrất nhanh. Không biết thì phải học. Đừng sĩ diện. Những người như các vị giáosư, tiến sĩ kia rất nhiều.

Thông minh thì không"huênh hoang"
Người Việt thông minh thì đã không nói nhiềunhững lời rỗng tuếch như thế! Chỉ có kẻ "ngu dốt, kém cỏi" mới khôngtự nhận thấy mình đang nói những lời rỗng tuếch, vô nghĩa. Nếu thông minh đã tựbiết mình và luôn luôn học hỏi, tìm tòi, sáng tạo.
Tôi biết có một dự án rất lớn của nước ngoài choVN để đào tạo hàng nghìn cán bộ trong một lĩnh vực mà tôi xin miễn nói tên. Dựán tiến hành được 10 năm, bao nhiêu cán bộ được đào tạo đi đào tạo lại do chínhchuyên gia quốc tế thực hiện. Tuy nhiên, khi quay trở lại đánh giá, chuyên giaphát hiện đại đa số những người này lại làm việc theo tư duy và phương pháp cũ.
Họ không thể từ bỏ được thói quen tư duy, và khikhông làm được, họ quay sang đổ lỗi cho chuyên gia, cho lãnh đạo, cơ chế...miễnlà không phải là tại họ.
Nếu người Việt thông minh, được đào tạo như thế,chất lượng sản phẩm của ngành đó phải được cải thiện rất nhiều mới phải.
Nên nói về trí thông minh thì cũng phải nói đếncái "hiếu học thật" (vâng, tôi cũng không tin người Việt hiếu họcthật). Nếu hiếu học mà hiểu là dùi mài kinh sử thì theo tôi là hiểu rất hẹp.Lịch sử VN cũng chỉ mới đưa ra mẫu người dùi mài kinh sử mà ngày nay khó làmmẫu hình cho cách học tập của thời hiện đại.
Nền giáo dục thuộc địa của Pháp đã cho Việt Nammột số trí thức có nền tảng học vấn đáng kính phục, nhưng vấn đề kỹ năng vẫnchưa được giải quyết. Đến nền giáo dục của ta thì tôi thấy không những khôngđược nền tảng kiến thức vững chắc mà cũng không cả kỹ năng.
Nền giáo dục của cácnước XHCN cũ cũng chỉ cho những người có học vấn mà thiếu kỹ năng. Những ngườilà sản phẩm của nền giáo dục Xô Viết hay của các nước XHCN cũ để bước sang thờiđại mở cửa, để làm việc với quốc tế, điều họ phải học nhiều, nhất là kỹ nănglàm việc.
Thế hệ trẻ hơn may mắn được tiếp thu một nềngiáo dục tiên tiến, đều đang làm việc với một phong cách khác. Họ rất giỏi vìnhận được kiến thức và kỹ năng. Hi vọng lớp người này sẽ đưa đất nước tiến nhanhhơn.
Hãy hỏi người trẻ hôm nay, câu hỏi người Việt cóthông minh không, có thể chúng ta sẽ nhận được một cách nhìn nhận rất khác.
Dù không thông minh lắm, nhưng sự thật là rấtnhiều người Việt đủ thông minh để hiểu rằng không nên lấy quá khứ ra để chứngminh người Việt thông minh nữa.
Dân tộc nào cũng có lịch sử bảo vệ và xây dựngđất nước đáng tự hào. Chiến tranh đã lùi vào quá khứ mấy chục năm rồi. Hãy nghĩxem phẩm chất nào, trí tuệ nào của người Việt trong chiến tranh có ích cho hòabình và phát triển thì hãy giữ và phát huy cái đó, còn lại người Việt phải họclàm ở những nước đã làm rất giỏi chứ đừng "huênh hoang".
Làm cho tốt và đạt hiệu quả cao, chất lượng cuộcsống của người nghèo được nâng lên nhanh chóng, xã hội có kỷ cương, văn minh,diệt được tham nhũng, nói thật và làm thật... thì lúc ấy mới có thể nói ngườiViệt rất thông minh.

Trích nguồn: Bài viết của Tác giả Nguyễn ĐiệpHoa -  Kỹ Năng Trích trên trang  www.tuanvietnam.net

Đánh giá

Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5.0 Hữu ích lắm! Thanks!: 5.0
Chia sẻ hay! Thanks bạn nhé!: 5.0
Chia sẻ hay! Thanks bạn nhé!: 5
  Đăng lúc 12/10/2016 08:34
Hữu ích lắm! Thanks!: 5
  Đăng lúc 17/5/2012 13:32
Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5
dân tộc nào chẳng có những cuộc chiến chống ngoại xâm..chẳng có kỳ tích? Đừng nhìn về quá khứ nữa..Hãy sống cho hiện tại và hướng t   Đăng lúc 17/5/2012 09:17

Số người tham gia 4Uy Tín: +9 Thưởng +9 Thanked +5 Thu lại Lý do
phamkhanh15 + 2 Rất chuyên nghiệp! Thanks!
sungtich + 3 + 3 + 1 Bài hay quá. Thanks!
namcdxd + 3 + 3 + 1 Viết rất hay. Thanks!
TamMinhNguyen + 3 + 3 + 1

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

 Tác giả| fubi Đăng lúc 16/5/2012 10:36 | Xem tất
UNESCOđã đề xướng mục đích học tập: "Họcđể biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình".

Trường học chúng ta hiện đang nặng về học để biết, nghĩa là chỉ đạt được mộttrong bốn mục tiêu của UNESCO. Do đó, đại đa số đi làm đều như gà mắc tóc.

Đánh giá

Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5.0
Cái này thì quá đúng ! Giáo dục nước nhà còn rất nhiều vấn đề cần suy ngẫm .  Đăng lúc 18/4/2014 12:16
hay lắm, cảm ơn  Đăng lúc 16/5/2012 11:36
Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5
  Đăng lúc 16/5/2012 10:51

Số người tham gia 1Thanked +1 Thu lại Lý do
nobody564 + 1 Đồng tình. Thanks!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

TamMinhNguyen Đăng lúc 16/5/2012 11:49 | Xem tất
Tại Mỹ, Bộ Lao động Mỹ (The U.S. Department of Labor) cùng Hiệp hội Đào tạo và Phát triển Mỹ (The American Society of Training and Development) gần đây đã thực hiện một cuộc nghiên cứu về các kỹ năng cơ bản trong công việc. Kết luận được đưa ra là có 13 kỹ năng cơ bản cần thiết để thành công trong công việc:

1.      Kỹ năng học và tự học (learning to learn)

2.      Kỹ năng lắng nghe (Listening skills)

3.      Kỹ năng thuyết trình (Oral communication skills)

4.      Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills)

5.      Kỹ năng tư duy sáng tạo (Creative thinking skills)

6.      Kỹ năng quản lý bản thân và tinh thần tự tôn (Self esteem)

7.      Kỹ năng đặt mục tiêu/ tạo động lực làm việc (Goal setting/ motivation skills)

8.      Kỹ năng phát triển cá nhân và sự nghiệp (Personal and career development skills)

9.      Kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ (Interpersonal skills)

10.  Kỹ năng làm việc đồng đội (Teamwork)

11.  Kỹ năng đàm phán (Negotiation skills)

12.  Kỹ năng tổ chức công việc hiệu quả (Organizational effectiveness)

13.  Kỹ năng lãnh đạo bản thân (Leadership skills)

Đánh giá

Tuyệt vời! Cảm ơn!: 3.7 Hữu ích lắm! Thanks!: 1.0
Chia sẻ hay! Thanks bạn nhé!: 3.0
Chia sẻ hay! Thanks bạn nhé!: 3
  Đăng lúc 12/10/2016 08:33
Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5
  Đăng lúc 17/5/2012 13:24
Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5
  Đăng lúc 16/5/2012 13:32
Tuyệt vời! Cảm ơn!: 1 Hữu ích lắm! Thanks!: 1
Cả đời phải học!  Đăng lúc 16/5/2012 11:55

Số người tham gia 2Thưởng +3 Thanked +2 Thu lại Lý do
tribkxd894 + 2 Bài hay. Cảm ơn!
namcdxd + 3 Viết rất hay. Thanks!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

khanhtai0105 Đăng lúc 16/1/2013 17:32 | Xem tất

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

hoat2403 Đăng lúc 19/8/2013 14:43 | Xem tất
e  thấy các bác chỉ dừng lại ở nên ra định hướng học tập. các bác có thể chia sẻ chuyên sâu hơn cho những ng vừa thiếu chuyên môn vừa yếu về kỹ năng mềm như tụi e ko? cách làm và làm như thế nào, phương pháp thay đổi,ứng dụng thực tế .có như vậy kiến thức mới thật sự là sức mạnh

Số người tham gia 1Uy Tín: +3 Thưởng +3 Thanked +1 Thu lại Lý do
datcx89 + 3 + 3 + 1 Đồng tình. Cảm ơn!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

nguyênviethieu Đăng lúc 7/11/2013 11:18 | Xem tất

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

tam1979 Đăng lúc 7/11/2013 16:21 | Xem tất
Ở Việt Nam các trường học đào tạo chỉ để biết (25%) còn lại 75% ra ngoài trường tự học bạn thấy nguy hiểm chưa, trong khi ngoài đời bây giờ đầy cạm bãy. Chúng ta ngày xưa là vượt khổ còn rẽ chán, bây giờ các bạn trẻ là vượt sướng.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

quocluong83 Đăng lúc 7/11/2013 21:19 | Xem tất
Đúng như các bác nói, Một con người tồn tại trong một cộng đồng xã hội thì cần phải có "kỹ năng sống" không chỉ vì mình mà còn cả tập thể; Bạn chỉ được công nhận khi bạn phát triển trong một tập thể phát triển...

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

ngochihuy Đăng lúc 19/11/2013 13:20 | Xem tất
bạn có fiel nào chỉ dẫn tất cả các kỹ năng trên không

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

phamchinhdong Đăng lúc 28/10/2014 14:40 | Xem tất
hãy chung tay góp sức làm cho xaydung360 thật sự hùng mạnh.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

vanai Đăng lúc 1/7/2017 10:43 | Xem tất

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

vanai Đăng lúc 1/7/2017 10:45 | Xem tất
TamMinhNguyen gửi lúc 16/5/2012 11:49
Tại Mỹ, Bộ Lao động Mỹ (The U.S. Department of Labor) cùng Hiệp hội Đào tạo và Phát tr ...

tuyệt vời.rất hữu ích.thanks.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

vanai Đăng lúc 1/7/2017 11:11 | Xem tất
Trí Tuệ Xúc Cảm yếu tố quan trọng để thành công

                               
Đăng nhập/Đăng ký mở rộng

Trong cuộc sống, bạn có thể đã từng gặp những người có kỹ năng giao tiếp rất tốt. Trong mọi tình huống, họ dường như luôn biết cách cư xử khéo léo để chúng ta không cảm thấy bị xúc phạm hoặc bực bội. Thậm chí, ngay cả khi chúng ta không tìm ra giải pháp cho vấn đề, họ cũng làm chúng ta cảm thấy lạc quan và có thêm niềm tin.

Cũng có khi bạn gặp những “bậc thầy” trong việc điều khiển cảm xúc. Khi phải làm việc dưới áp lực, họ không cáu giận mà có khả năng nhìn thẳng vào vấn đề và bình tĩnh tìm ra giải pháp. Họ là những người có khả năng ra quyết định đúng đắn và biết khi nào có thể tin vào trực giác của mình. Họ luôn sẵn lòng thừa nhận những nhược điểm của mình và biết tiếp thu những lời phê bình để phát triển bản thân.

Có điểm gì chung giữa những người đề cập ở trên? Đó là họ đều giàu trí tuệ cảm xúc (emotional intelligence). Họ hiểu rất rõ về bản thân và có thể cảm nhận được cảm xúc của người khác.

Ngày nay, cũng như năng lực chuyên môn, trí tuệ cảm xúc càng lúc càng đóng vai trò quan trọng đối với thành công của con người trong sự nghiệp. Những nhà tuyển dụng có xu hướng sử dụng chỉ số trí tuệ cảm xúc như một tiêu chí đánh giá năng lực con người khi tuyển dụng và đề bạt.

Vậy trí tuệ cảm xúc là gì và làm sao để nâng cao trí tuệ cảm xúc?

Trí tuệ cảm xúc là gì?
Trí tuệ cảm xúc là khả năng nhận dạng cảm xúc, hiểu được ý nghĩa của chúng và nhận ra tác động của chúng đối với những người xung quanh. Trí tuệ cảm xúc bao hàm cả việc nhận thức người khác: khi bạn hiểu cảm xúc của mọi người, bạn sẽ kiểm soát các mối quan hệ hiệu quả hơn.

Những người giàu trí tuệ cảm xúc thường thành công trong cuộc sống vì họ làm người xung quanh cảm thấy dễ chịu khi tiếp xúc với họ. Khi họ gửi e-mail, mọi người thường trả lời ngay. Khi họ cần giúp đỡ, họ sẽ dễ dàng nhận được. Chính vì thế, cuộc sống của người giàu trí tuệ cảm xúc thường dễ chịu hơn những người dễ cáu giận bực bội.

Đặc điểm của trí tuệ cảm xúc
Theo Daniel Goleman, một nhà tâm lý học người Mỹ, trí tuệ cảm xúc có 5 đặc điểm sau:
1. Hiểu rõ chính mình
Những người giàu trí tuệ cảm xúc hiểu rõ cảm xúc của mình nên không bao giờ để chúng chế ngự. Đồng thời, họ cũng rất nghiêm khắc khi đánh giá bản thân. Họ biết đâu là điểm mạnh và điểm yếu của mình để từ đó phát huy hoặc khắc phục, nhờ vậy họ có thể làm việc hiệu quả hơn. Nhiều người tin rằng sự hiểu rõ bản thân chính là thành tố quan trọng nhất của trí tuệ cảm xúc.

2. Kiểm soát bản thân

Những người có khả năng kiểm soát bản thân thường không để mình nổi giận hoặc nảy sinh lòng ghen tỵ thái quá, và họ cũng không ra những quyết định ngẫu hứng, bất cẩn, mà luôn nghĩ suy nghĩ trước khi hành động. Nhờ biết kiểm soát bản thân, họ luôn suy nghĩ chín chắn, thích ứng tốt với sự thay đổi, chính trực và biết nói “không” khi cần thiết.

3. Giàu nhiệt huyết
Những người giàu trí tuệ cảm xúc thường làm việc rất tận tụy, với hiệu quả cao. Họ sẵn lòng hy sinh thành quả trước mắt để đạt được thành công lâu dài. Họ thích được thử thách và luôn làm việc một cách hiệu quả.

4. Biết cảm thông
Đây có lẽ là thành tố quan trọng thứ hai của trí tuệ cảm xúc. Cảm thông là việc bạn đồng cảm và hiểu được ước muốn, nhu cầu và quan điểm của những người sống quanh bạn. Những người biết cảm thông thường rất giỏi trong việc nắm bắt cảm xúc của người khác, kể cả những cảm xúc tinh tế nhất. Nhờ vậy, họ luôn biết cách lắng nghe người khác và thiết lập quan hệ với mọi người. Họ không bao giờ nhìn nhận vấn đề một cách rập khuôn hay phán đoán tình huống quá vội vàng. Họ luôn sống chân thành và cởi mở.

5. Kỹ năng giao tiếp
Thật là thoải mái khi được tiếp xúc với những người giỏi giao tiếp – một đặc điểm khác của trí tuệ cảm xúc. Những người giỏi giao tiếp thường có khả năng làm việc nhóm tốt. Họ quan tâm đến việc giúp người khác phát triển và làm việc hiệu quả hơn là thành công của chính mình. Họ biết cách tranh luận hiệu quả và là những bậc thầy trong việc thiết lập và duy trì quan hệ xã hội.

Như vậy, trí tuệ cảm xúc là một yếu tố quan trọng để giúp bạn đạt đến thành công trong cuộc sống, đặc biệt là trong sự nghiệp. Quản lý con người và các mối quan hệ là kỹ năng quan trọng của mọi nhà lãnh đạo, vì thế nâng cao và vận dụng trí tuệ cảm xúc trong công việc là một cách thể hiện khả năng lãnh đạo của bạn. Vậy đâu là phương cách tối ưu để bạn có thể tích lũy và nâng cao dạng trí tuệ đặc biệt này của mình?

(Theo mindtools.com)

Số người tham gia 1Thanked +2 Thu lại Lý do
phamkhanh15 + 2 Đồng tình. Cảm ơn!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Phiên bản Mobile|Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng  

Phần mềm dự toán xây dựng excel | Hướng dẫn lập dự toán xây dựng | Phần mềm tư vấn giám sát | Phần mềm quản lý chất lượng xây dựng |

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Kiến Trúc sư

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Đấu thầu

GMT+7, 29/3/2024 02:28 , Processed in 0.215877 second(s), 33 queries .

Powered by Discuz! X3.2

© 2001-2013 Kiso Comsenz Inc.