phuongnt gửi lúc 29/9/2013 21:10
Đúng là dự án đang trong giai đoạn chuẩn bị trình phê duyệt thiết kế kỹ thuật thi ...
Tóm tắt:
VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC:
1. Bước 1: QĐ phê duyệt dự án có chi phí QLDA với giá trị: 1 tỷ đồng
2. Bước 2: CĐT trình duyệt kế hoạch đấu thầu và Người QĐ đầu tư phê duyệt có gói thầu tư vấn QLDA:
+ với giá gói thầu: 900 triệu đồng.
+ Loại hợp đồng: trọn gói.
+ Hình thức đấu thầu: chỉ định thầu??? (chủ topic chưa nêu thông tin này).
3. Bước 3: CĐT ký hợp đồng với tư vấn
+ với giá gói thầu: 875 triệu đồng.
+ Loại hợp đồng: trọn gói.
+ Hình thức đấu thầu: chỉ định thầu
4. Bước 4: CĐT tiến hành lập thiết kế kỹ thuật/ thiết kế bản vẽ thi công (ở đây có lẽ chủ topic nhầm lẫn nói thành "thiết kế kỹ thuật thi công") và kèm theo dự toán. Tuy nhiên, với dự toán chi tiết ở bước này tra hệ số định mức 957 thì có được giá trị chi phí tư vấn QLDA là: 850 triệu < giá trị hợp đồng đã ký kết 25 triệu đồng.
Chủ topic hỏi:
Vấn đề lúc này bên em phải xử lý ra sao (chẳng lẽ lại thỏa thuận lại với đơn vị TVQLDA giảm giá trị hợp đồng? nhưng có vẻ như cách giải quyết này không thực sự hợp lý). Mong các bác tư vấn dùm em trường hợp này.
THẢO LUẬN:
1. Về luật: điều kiện chỉ định thầu:
Theo mục d khoản 3 điều 40 - Nghị định 85 hướng dẫn luật đấu thầu:
d) Có dự toán được duyệt theo quy định;
* Vậy bạn sẽ thắc mắc:
Xem "giá gói thầu" trong KHĐT là "dự toán được duyệt theo quy định được không?"
Có nghĩa là: "Dự toán" gói thầu tư vấn là gì? Và khác gì với "giá gói thầu" trong KHĐT? * Câu trả lời là: - Khoản 1.c điều 41 Nghị định 85, điều kiện để được đề nghị trúng thầu chỉ định thầu: Có giá đề nghị chỉ định thầu không vượt dự toán được duyệt cho gói thầu
- Cũng theo khoản 2.a điều 41 Nghị định 85, chỉ định thầu rút gọn:Bên mời thầu căn cứ vào mục tiêu, phạm vi công việc và giá gói thầu được phê duyệt trong kế hoạch đấu thầu
==> Nhận định quan trọng: - "Dự toán được duyệt" và "giá gói thầu" trong KHĐT là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. ==> Kết luận quan trọng: Bên bạn chỉ mới có "giá gói thầu" chưa có "dự toán được duyệt cho gói thầu" đã vội tiến hành chỉ định thầu đó là cái sai thứ nhất. a. Dự toán gói thầu tư vấn (chi phí tư vấn): Theo khoản d điều 9 - nghị định 112 quản lý chi phí XD Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng được xác định trên cơ sở tham khảo định mức chi phí tỷ lệ do nhà nước công bố hoặc xác định bằng dự toán. Mức lương tháng của chuyên gia tư vấn khi lập dự toán tháng - người được xác định căn cứ vào mức lương cơ bản, các khoản chi phí xã hội, chi phí quản lý, lợi nhuận, các phụ cấp khác bình quân thị trường hoặc do nhà nước công bố. Trường hợp đã xác định được tổ chức tư vấn cụ thể thì căn cứ trên mức lương thực tế, các khoản chi phí xã hội, chi phí quản lý, lợi nhuận, các phụ cấp khác trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán hoặc đã được xác nhận của cơ quan thuế, tài chính hoặc các hợp đồng tương tự đã ký kết hoặc đang thực hiệntrong năm gần nhất của tổ chức tư vấn đó và mức trượt giá tiền lương hàng năm để tính toán, xác định;
b. Về giá gói thầu: Giá gói thầu được xác định trong kế hoạch đấu thầu, nó là chi phí tối đa để thực hiện gói thầu với các nội dung đề cập trong Dự án được duyệt. Trong NĐ85/CP, quy định căn cứ để xác định giá gói thầu: giá gói thầu được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc tổng vốn đầu tư, dự toán được duyệt (nếu có) và các quy liên quan.Thông thường giá gói thầu thường được xác định trước so với Dự toán. Do vậy thường giá gói thầu không chính xác bằng Dự toán. Chẳng hạn Đấu thầu đối với gói xây lắp là dựa trên TK kỹ thuật, TK BVTC, còn giá gói thầu xác định căn cứ ở Tổng mức đầu tư tức là trên cơ sở TK cơ sở. Chính vì vậy, về nguyên tắc dự toán có đủ cơ sở hơn giá gói thầu ( không phải là đấu thầu) nên khi xây dựng giá gói thầu rồi, sau đó mới có dự toán thì dự toán cao hay thấp hơn giá gói thầu thì dự toán sẽ thay thế giá thầu duyệt trước đó. Điều này dẫn đến điều kiện cuối cùng ( điều kiện đủ) để đề nghị trúng thầu là giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu ( quy định tại Đ38 Luật đấu thầu) thì phải hiểu là: giá đề nghị trúng thầu không vượt dự toán được duyệt. 2. Qua các phân tích trên: - Rõ ràng đúng ra bên bạn muốn chỉ định thầu phải lập dự toán cho gói tư vấn QLDA nhưng lại không lập mà dùng ngay giá gói thầu trong KHĐt để làm căn cứ chỉ định thầu. Điều này là sai luật đối với vốn ngân sách nhà nước. Chính vì vậy mà hệ quả của nó là hợp đồng đã cao hơn giá trị dự toán chi phí tư vấn QLDA lập ở bước thiét kế bản vẽ thi công. Hợp đồng cao hơn dự toán được duyệt thì kiểm toán sẽ cắt.
- Khi hiểu rõ ràng buộc này, thì đúng ra ban đầu ngay trong hợp đồng, tuy vẫn là trọn gói, nhưng đúng ra điều khoản hợp đồng bên bạn phải ràng buộc 1 câu VÔ CÙNG QUAN TRỌNG TRONG ĐIỀU KHOẢN THANH TOÁN LÀ: "hợp đồng trọn gói theo đúng giá trị dự toán được duyệt (nhân giảm giá nếu có) ở bước thiết kế bản vẽ thi công. Trường hợp dự toán cao hơn giá trị gói thầu trong KHĐt thì giá trị hợp đồng trọn gói theo giá trị gói thầu (nhân giảm giá nếu có) trong KHĐt". Hợp đồng bên bạn thiếu nội dung này đây là cái sai thứ 2.
3. Về nguyên tắc mà nói: đã ký hợp đồng rồi là bút sa gà chết. Ký sao thì thanh toán vậy. Không thể thay đổi. Tuy nhiên với mối quan hệ không phải là không có cách DĨ HÒA VI QUÝ.
TÓM LẠI: - Chỉ định thầu mà không có dự toán được duyệt là sai luật (chỉ trừ chỉ định thầu rút gọn <500 triệu mới được dùng GIÁ GÓI THẦU trong KHĐT. - Bây giờ lỡ sai rồi thì chỉ có cách sửa lại hợp đồng điều khoản giá trị thanh toán theo gợi ý ở mục 2 ở trên. Chắc điều này là dễ dàng bởi nhà thầu có mối quan hệ mật thiết đặc biệt với Chủ đầu tư rồi đúng k. Hơn nữa giá trị giảm xuống có 25 triệu không bõ bèn gì so với giá trị 850 triệu. Chắc chắn Nhà thầu sẽ OK sửa hợp đồng thôi.
p/s:
Ngoài ra bạn đọc thêm bài hỏi đáp của Bộ tài Chính về việc CHỈ ĐỊNH THẦU PHẢI CÓ DỰ TOÁN ĐƯỢC DUYỆT:
http://www.mof.gov.vn/portal/page/portal/mof_vn/1973955/capma?m_action=4&p_id=11693
|