vndc324 Tại 27/12/2015 15:36:12

[pdf]Xu hướng cải tiến tính kết cấu cọc bệ cao

B. Một số xu hướng cải tiến mô hình tính cọc
B.1 Tiếp tục sửdụng điểm ngàm cọc .Mô hình điểm ngàm cọc được sửdụng từnhững năm giữa thế kỷ20. Đã có nhiều người phê phán mô hình này; song trong nước cũng như ở nước ngoài, người ta vẫn đang tiếp tục sử dụng và cốgắng cải tiến mô hình này.
1.1 Nhược điểm của giả thiết cọc ngàm tại độ sâu Lu
2•Nhược điểm lớn nhất là không thể có một điểm nào trên thân cọc thoả mãn điều kiện ngàm lý tưởng;
•Dưới tác dụng của tải trọng ngang, điểm “ngàm” sẽ dịch chuyển khi tải trọng ngang tăng lên;
•Với sơ đồngàm cọc, mô men tại điểm ngàm hầu nhưbằng với mô men đỉnh cọc; điều này không phù hợp với thức tế.
1.2Những cải tiến đáng kể
Nhũng nhược điểm nói trên đã được mọi người biết đến. Tuy vậy, người ta vẫn sử dụng mô hình này vì sự đơn giản của tính toán. Để mô hình không khác nhiều với thực tế, đã có các cải tiến đáng kểsau:
1)Bỏ khái niệm ngàm cứng, chấp nhận khái niệm “ngàm trượt” .Khi chịu lực, cọc không chỉ bị uốn mà còn chịu nén dọc trục. Điểm “ngàm” ứng
với điểm có mô men lớn nhất trong đoạn thân cọc gần mặt đất thường có độ lún khá lớn. Do vậy, giả định điểm này được ngàm cứng là không phù hợp thực tế. “Ngàm trượt” gắn tại điểm Zo phù hợp với các quy định sau:
•Tại điểm Zo sẽ không xẩy ra các biến vị của cọc trong mặt phẳng thẳng góc với tim cọc;
•Tác dụng ngàm này không hạn chế điểm Zo có biến vị dọc theo tim cọc. Như vây, trong bài toán không gian, khi xét đến khảnăng chống xoắn của cọc thì tính chất của điểm ngàm trượt này cần phải thoảmãn yêu cầu không ngăn cản khả năng xoắn của cọc tại điểm Zo(nếu chiều dài chống xoắn lớn hơn Lu).















trang: [1]
Phiên bản đầy đủ: [pdf]Xu hướng cải tiến tính kết cấu cọc bệ cao