vndc324 Tại 7/10/2019 11:42:50

[pdf] 5 cách tínhSCT của cọc theo đất nền

-Mời các bạn tham khảo 5cách tính sức chịu tải của cọc ép theo đất nền theo các tiêu chuẩn TCVN11823-2017, TCVN10304-2014 và cách tính trong sách Móng cọc -Phân tích và thiết kế của GS Vũ Công Ngữ-Nguyễn Thái tôi sưu tập được trên mạng cụ thể:

1-Xem kỹ lại tính sức chịu tải đất nền theo phụ lục G.3.2-TCVN10304-2014 "Công thức của viện kiến trúc nhật bản", khi tính sức chịu tải tính toán tính theo điều 7.1.11 (Chia cho các hệ số gama k (1.4-1.75) có lẽ không phù hợp vì quá nhỏ , nếu đã tính theo SPT thì phải dùng công thức theo phương pháp Schmertmanm (SPT), nghĩa là sức chịu tải cực hạn :Ma sát thành bên phải chia cho 2, Phản lực mũi cọc phải chia cho 6 sẽ phù hợp hơn , lúc này sức chịu tải tính toán =500kN chứ không phảilà 1034.2 kN(quá lớn)

2- Nếu tính theo PP Schmertmanm (SPT) khá nhỏ , cọc (40x40)cm,riêng nằm trong cát hạt mịn chặt vừa dày tới6.2m,trong sét dẻo cứng 1.5m, mũi cọc nằm trong lớp cát có SPT=14, tính sức chịu tải tính toán chỉ có 298kN quá an toàn .

3- Khi tra bảng tìm ma sát thành bên và phản lực mũi cọc theo điều 7.2.2(TCVN10304-2014) , khi cọc nằm trong cát chặt vừa sẽ có các giá trị fs.qp. Tuy nhiên cát chặt vừa theo SPT từ (10-30) búa , độ chặt tương đối Dr=0.3-0.6, không biết giá trị đó theo TCVN10304-2014 được lấy trung bình (SPT=(30+10)/2 búa hay là lớn nhất SPT=30 búa , nên chăng để thiên về an toàn coi giá trị tra bảng ứng với SPT=30, sau đó căn cứ vào SPT vị trí cần tínhtìm ra độ chặt tương đối Dr, giá trị sức chịu tải cực hạn được nhân vớitỉsố độ chặt vị trí đang tính /0.6 (xem bảng kèm theo)












trang: [1]
Phiên bản đầy đủ: [pdf] 5 cách tínhSCT của cọc theo đất nền