XD360 KÍNH CHÚC CHO MỌI NHÀ VẠN SỰ AN LÀNH!

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

 Quên mật khẩu
 Đăng ký mới
Anh Trần HòeBùi Quốc Hưng
Xem: 2764|Trả lời: 5
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

Làm kỹ thuật (thiết kế, thi công) cần biết về dự toán không?

[Lấy địa chỉ]
Nhảy đến trang chỉ định
1#

Hãy đăng nhập để có nhiều chức năng hữu dụng hơn và xem ảnh rõ hơn!

Bạn phải đăng nhập để xem được nội dung, nếu bạn chưa có tài khoản? hãy Đăng ký mới

x
anh fubi cho e hỏi! em muốn làm kỹ sư xây dựng, không phải kỹ sư định giá chuyên nghiệp. Vậy phần dự toán có cần nghiên cứu sâu vào dự toán không a, hay e chỉ cần biết tính dự toán thôi? Tại e thấy phần mềm đã cho ra kết quả dự thầu luôn rồi, chỉ cần tính được khối lượng công tác ráp vào phần mềm là xong(cái này thì e khá thành thạo rồi)! Mong a và mọi người góp ý, tại vì em muốn nghiên về thi công với thiết kế hơn!

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

2#
fubi Đăng lúc 23/2/2012 11:08 | Chỉ xem của tác giả

Nghe bạn nói hiểu về dự toán:
TRB.CE gửi lúc 23/2/2012 10:48
E thấy phần mềm đã cho ra kết quả dự thầu luôn rồi, chỉ cần tính được khối lượng công tác ráp vào phần mềm là xong(cái này thì e khá thành thạo rồi)!

Mình thấy rằng bạn đang hiểu chưa đúng về dự toán. Nếu chỉ đơn giản như bạn thì ai mà chẳng lập được dự toán. Dự toán thật ra cũng không quá phức tạp nếu hiểu rõ nguyên lý bản chất của nó, nhưng không có nghĩa là hiểu 1 cách đơn giản hóa quá như bạn được. Trên thực tế nhiều đồng nghiệp cũng hiểu như bạn, nhiều vị Lãnh đạo các dự án, doanh nghiệp cũng hiểu đơn giản như bạn nên đại đa số xem thường người làm dự toán và công tác dự toán. Họ tính sai be bét mà cứ tưởng là mình đúng. "cái này thì e khá thành thạo": tôi rất nghi ngờ điều này ở bạn bởi sự suy nghĩ quá đơn giản về dự toán. Chính vì lối tư duy: có khối lượng dùng phần mềm ráp vào là có ngay dự toán nên nhiều vị Lãnh đạo còn phân cho kế toán, thậm chí là kỹ sư điện tử làm dự toán xây dựng. Nên rất nhiều dự án tính dự toán thiếu trước hụt sau, sai be bét về đơn giá không đúng với thị trường (hoặc thấp quá, hoặc cao vống lên bất thường...). Và trên thực tế, tôi còn thấy 1 sự thật đau lòng: nhiều ACE xưng là chuyên gia dự toán, là người lão làng trong nghề dự toán nhưng lại hiểu sai be bét về dự toán dẫn đến hiện nay họ làm sai mà không biết mình sai. Lý do rất đơn giản: họ chỉ biết làm theo kinh nghiệm quá khứ 1 cách máy móc mà không biết rằng phương pháp mới đã thay thế phương pháp cũ hay hơn, chuẩn hơn - Họ là thuộc về tuýp người đã "đóng quan tài" cho trí của họ.

Trên thực tế, dự toán đó là 1 cái nghề chuyên môn như bao nghề khác trong xây dựng. Nó cũng như thiết kế hay thi công mà thôi. Nếu đi sâu vào dự toán thì nó cũng vô số rắc rối như đi sâu vào mảng thi công hay thiết kế vậy đó bạn.
Xã hội đang ngày càng tiếp cận với sự chuyên nghiệp hóa như nước ngoài. Trong đó, sự chuyên nghiệp sẽ được đi theo hướng CHUYÊN MÔN HÓA. Mỗi người chuyên sâu mỗi mảng. Ông bà ta có nói: "1 nghề cho chín còn hơn 9 nghề".  Theo tôi, phàm làm việc gì bạn hãy tập trung trước hết vào mảng mà bạn yêu thích với tất cả niềm say mê và CHUYÊN SÂU NHẤT. Có CHUYÊN SÂU bạn mới có cơ hội thu nhập và công việc thuận lợi. Nếu thích thiết kế thì hãy chọn thiết kế chuyên sâu. Nếu thích thi công thì hãy nghiền ngẫm thực hành nó trên công trường với tất cả sự kiên tâm, sáng tạo. Một khi chưa giỏi bất cứ mảng nào (thiết kế, thi công hay dự toán...) thì bạn đừng bao giờ ôm đồm muốn biết tất cả. Bởi biết nhiều mà không chuyên sâu (lý thuyết lẫn thực hành) thì bạn mãi chỉ là "cái gì cũng biết nhưng chẳng biết cái gì" bởi cái gì cũng chung chung, mờ nhạt.

Tuy nhiên, nhìn về tổng thể sự phát triển nghề của bạn trong tương lai, nếu chỉ biết làm mỗi kỹ thuật đơn thuần thì khó mà khá lên được. Mãi mãi cũng chỉ là 1 kỹ thuật quèn. Muốn làm lãnh đạo, muốn thành chuyên gia trong XD (mảng TK, TC..) không thể không biết về kinh tế trong XD nói chung và dự toán Xd nói riêng. Ví dụ nhé: giữa 2 giải pháp tk, hoặc 2 giải pháp thi công bạn cần QĐ lựa chọn, ngoài yếu tố kỹ thuật còn phải đặt lên hàng đầu là yếu tố kinh tế. Vậy phải biết về dự toán. Không chỉ biết sơ sài mà còn phải biết sâu về dự toán thì mới so sánh về kinh tế của các giải pháp thấu đáo được.

Tóm lại:
- Điều 1: Hãy theo hướng chuyên môn hóa và chuyên sâu vào bất cứ mảng nào bạn thích. Ví dụ Thiết kế hay thi công...
- Điều 2: Sau khi chuyên sâu mảng mình yêu thích rồi thì hãy bắt đầu tìm hiểu chuyên sâu vào dự toán cũng không muộn.
Kinh nghiệm:
- Nếu bạn đã rành và có kinh nghiệm về thiết kế hay thi công thì việc tiếp cận và trở thành chuyên gia dự toán là vô cùng thuận lợi và dễ dàng hơn bội phần so với các bạn chưa từng có kinh nghiệm gì về thiết kế và thi công.

Nếu đạt được điều 1 thì thành công 70% rồi, nếu đạt thêm điều 2 chắc chắn sự thành công của bạn về nghề Xd rất là vang dội.

Thân ái! Và chúc bạn luôn thành công trên mảng chuyên môn mình chọn.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

3#
 Tác giả| TRB.CE Đăng lúc 23/2/2012 11:33 | Chỉ xem của tác giả
Trả lời fubi Bài mới

cảm ơn a! e đã hiểu rồi. Không biết a chuyên sâu bên lĩnh vực nào? e thì mới ra trường, thành thạo dự toán trong công trình nhà phố thôi! a nhắc nhở đúng lắm, e ghi nhận(e thất sự quá coi thường dự toán rồi). Anh ah! cho e hỏi: kết cấu thì e được học ETABS trong trường, nếu muốn rành bên kết cấu thì e cần học thêm gì nữa ko a? Mong a chỉ giáo giúp e! Cảm ơn anh!

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

4#
fubi Đăng lúc 23/2/2012 11:44 | Chỉ xem của tác giả
TRB.CE gửi lúc 23/2/2012 11:33
Trả lời fubi Bài mới

cảm ơn a! e đã hiểu rồi. Không biết a chuyên sâu bên lĩnh vực ...

Mình thì chuyên sâu về 4 mảng:
1. Quản lý dự án
2. Giám sát thi công
3. Lập hồ sơ mời thầu, dự thầu, và chấm thầu.
4. Quản lý chi phí (bao gồm chuyên sâu về dự toán)
Còn thiết kế thì mình chỉ rành về nguyên lý và kiến thức cơ bản. Chỉ kiểm tra thẩm định tốt nhưng vẽ và làm kém.

Còn bạn muốn đi sâu vào thiết kế thì theo mình bạn cần theo trình tự sau:
1. Hiểu rõ và chuyên sâu về kiến thức thiết kế cấu kiện: các tiêu chuẩn thiết kế, các giáo trình căn bản. Hiểu phải căn bản và sâu sắc. Cái này được xem bạn giỏi về lý thuyết.

2. Thực hành phân tích và áp dụng tính toán kết cấu cụ thể: hiện nay IT hóa dùng các Pm. Phần mềm thì rất nhiều. Mỗi phần mềm có ưu nhược điểm khác nhau. Điều này bạn phải tự tìm hiểu hoặc hỏi người có kinh nghiệm sử dụng.

3. Vẽ giỏi: thao tác nhanh, sử dụng cad giỏi.

Số người tham gia 1Thanked +1 Thu lại Lý do
TRB.CE + 1

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

5#
fubi Đăng lúc 23/2/2012 12:53 | Chỉ xem của tác giả
TRB.CE gửi lúc 23/2/2012 12:39
Video lắp ván khuôn và đổ bê tông cột và dầm (cực chuẩn) bị người nào xóa rồi anh ...

Tự học - tự tìm là con đường vất vả gian khổ đòi hỏi sự kiên trì rất lớn nhưng đó là 1 trong những yếu tố quan trọng SỐNG CÒN để bạn tiến đến thành công. Học từ kiến thức người khác sẵn có chưa chắc đã tốt bởi vì:
Làm cách nào để trở thành kỹ sư chuyên nghiệp?

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

6#
tngage Đăng lúc 15/5/2012 01:12 | Chỉ xem của tác giả
- Nhất thiết phải biết tính dự tóan trong thiết kế và thi công nhà
   Nguyên do: Nhà phố, nhà dân dụng có những đặc điểm khác nhau. Tùy vào tình hình thực tiễn mà có thể triển khai các phương án, biện pháp thi công khác nhau. Bạn phải đến xem tận nơi vị trí nhà đo đạc, định vị chính xác, từ đó mới ra bản thiết kế được. Điều này chứng tỏ bạn làm việc thật sự, không phải là chỉ ngồi vẽ ảo. Từ bản vẽ thiết kế sơ bộ được chủ nhà duyệt OK. Kế đến bạn phải triển khai bản vẽ chi tiết, tính tóan kết cấu cho phù hợp. 1 Lời khuyên mà theo mình là : "phản thầy"!? Trong trường TCXD, thầy mình có dạy là: "tính kết cấu đủ chịu lực là được rồi, nếu xài chỉ số an tòan cao, tức nhân tĩnh tải + họat tải cho hệ số n cao thì chỉ số an tòan đó chỉ là chỉ số dốt". Tuy nhiên, đối với mình thì khác! Ở trung cấp hay ĐH thì cũng tính tóan để đảm bảo an tòan trong giới hạn nhất định. Nếu vượt quá giới hạn (nhất thời) hoặc tải trọng ở mức gần tối đa như tính tóan ở 1 thời gian dài thì sẽ phát sinh những yếu tố như: thép mỏi, giãn gây võng, nứt, sàn rung gây tâm lý không an tòan cho người sử dụng, kết cấu giảm khả năng chịu lực....v.v....

     Chính vì vậy, bạn là người phục vụ khách hàng, tức là bạn phải đưa ra nhiều phương án với các mức an tòan khác nhau => giá thành khác nhau để chủ nhà dễ chọn lựa. Tránh việc hỏi khách hàng: bạn có bao nhiêu tiền để tui tính tóan thiết kế. Điều này chắc chắn sẽ chạm đến tự ái của khách hàng là người có hầu bao nhỏ, hoặc gây tâm lý "thằng này muốn ăn nhiều tiền của mình". Do đó, khách hành sẽ có thể bỏ qua bạn mà chuyển sang nhà tư vấn thiết kế, thi công khác. Và dù cho bên kia có giá cao hơn bạn thì tỉ lệ khách quay lại bạn sẽ ít hơn nếu bạn là người tư vấn thiết kế, thi công thiếu chuyên nghiệp.

     Hãy thử nghĩ, bạn vào 1 quán ăn, chọn món mà thực đơn chỉ có 1 món duy nhất thì bạn sẽ tiếp tục ở lại quán ăn hay không!? nếu có thì lần sau bạn có dám quay trở lại để ăn món đó hay không?! Đối với nhà, do giá trị xây dựng của chủ nhà là 1 con số lớn (ai kêu nhỏ thì thử xem dám cho tui số tiền xây 1 căn nhà hay không!? ) thì việc chọn lựa càng khó khăn, kỹ lưỡng hơn là chọn 1 món ăn nhiều. Chính vì vậy, việc đưa ra các giải pháp về kiến trúc, giá cả thi công đa dạng, phong phú sẽ khiến cho khách hàng hoa mắt, không biết lựa chọn món nào. Lúc này, bạn sẽ là chỗ dựa về niềm tin của khách hàng. Hướng khách hàng đến mục đích của mình bằng các chọn lựa về phương án phù hợp với túi tiền của khách hàng. 1 khi bạn đã chiếm được niền tin của khách hàng thì tất nhiên là tỉ lệ công ty bạn được giao xây dựng căn nhà đó là rất lớn. Chính thái độ cầu thị, khả năng làm việc chuyên nghiệp, linh họat sẽ khiến khách hàng tin tưởng giao "tài sản" của mình cho bạn quyết định. Từ đó, việc công ty bạn làm việc sẽ có tiếng tăm + hợp đồng nhiều, bản thân bạn cũng sẽ được khen (không trực tiếp) là người có năng lực, chuyên môn cao...với điều kiện là bên thi công phải đảm bảo như thiết kế! Lúc này, kỹ năng dự tóan sẽ thể hiện rõ nét qua tính tóan dự tóan của công trình, đưa ra các giá cả linh họat cho từng phương án mà bạn trình bày với khách hàng.
  Bạn có thể dùng chương trình để tính ra vật liệu tạo thành cho căn nhà, tuy nhiên, bạn không thể tính tóan số lượng nhân công để xây lắp và các cấu kiện của căn nhà. Vì vậy, dự tóan để đưa ra 1 mức giá tương đối, gần đúng với giá trị xây lắp là điều tất yếu nếu bạn muốn trở nên chuyên nghiệp hơn trong công việc.
   Đối với thi công cũng phải biết sơ sơ dự tóan về khối lượng, định mức cấp phối, khả năng phân tích tiến độ thi công (cũng từ dự tóan mà ra). VD: Boss hoặc chủ đầu tư hỏi: " xây tường tầng 2 này chừng nào xong?". Bạn sẽ trả lời ra sao? Bạn không ước lượng được khối lượng công việc thì bạn thi công cái gì?! Hay chỉ là người ...thợ, chỉ biết cắm cúi xây tô, hết giờ thì về!?

  Việc 1 sinh viên rời ghế nhà trường 1 năm chưa kiếm được việc làm là bình thường. Nguyên do: bạn còn yếu về các kỹ năng mềm và có thể là các năng lực khác về tính tóan thiết kế. Việc quan trọng là bạn phát hiện ra mình còn có những nhược điểm nào và tự khắc phục nhược điểm đó. Không ai có thể làm giùm bạn được. Từ đó, khả năng thuyết trình, nói chuyện với công ty mà bạn muốn xin việc sẽ được cải thiện và khả năng được tuyển dụng của bạn sẽ cao hơn. 1 Lời khuyên của mình: Hãy thật thà và xem buổi phỏng vấn như là 1 cuộc nói chuyện giữa 2 người bạn hoặc anh em, từ đó sẽ tạo tâm lý gần gũi hơn. Tuy nhiên, nên đặt người phỏng vấn ở 1 vị trí cao hơn mình 1 chút để chứng tỏ mình tôn trọng họ. Không nói quá dài về năng lực, kinh nghiệm = 0 của mình (văn dài, văn dở!). Không yêu cầu quá cao về mức lương thử việc (chỉ vừa đủ sống tiết kiệm cho bản thân của bạn thôi! Đừng kéo người thân vào trong này ). Không nói xấu về người khác, công ty khác. Và biết trở về vấn đề chính của ý định xin việc. Nếu người phỏng vấn lạc đề và kết thúc phỏng vấn trong tình trạng không thỏa thuận với bạn được các vấn đề thì người khác chuyên nghiệp hơn sẽ được thay thế bạn.

Tuy nhiên, việc tuyển chọn nhân lực còn phụ thuộc nhiều yếu tố khách quan khác khiến bạn có thể không được nhận vào làm việc ngay như:
  - Công ty tuyển dụng đang cần người thay thế gấp=> cần người có kinh nghiệm.
  - Công ty tuyển dụng cần người để nối tiếp người cũ => cần người trẻ, có tinh thần học hỏi. Kinh nghiệm có thể bù đắp theo thời gian.
  - Công ty chuẩn bị mở rộng thị trường => cần người trẻ, có tinh thần học hỏi, có chút kinh nghiệm.
  - Công ty tuyển dụng muốn thay thế người cũ thiếu năng lực => cần người có kinh nghiệm cao hơn, có thể tuổi tác lớn tý xíu
  - Công ty tuyển dụng muốn giảm chi phí => cần sinh viên trẻ, có tinh thần học hỏi, đào tạo kinh nghiệm qua các công trình thực tế. Quan trọng là: lương thỏa thuận thấp hơn người cũ.
   Vì vậy, bạn phải có đủ năng lực đáp ứngđủ kiên nhẫn để gặp đúng công ty cần người như bạn. Chuẩn bị tốt sẽ cho kết quả tốt!...

Chút tâm sự với bạn TRB.CE do mình thấy bạn có 1 số bài viết...khá lâm ly bi đát về việc làm. Mình hiện đang làm công việc khác không phải là tư vấn thiết kế, giám sát, thi công do còn ngồi ghế nhà trường (chuẩn bị thi tốt nghiệp TCXD và chuẩn bị giai đọan tốt nghiệp ĐH ngành xây DD&CN....ọc...{:84:}). Những phân tích của mình chắc chắn là sẽ còn thiếu sót so với thực tế. Các bác nào có kinh nghiệm có thể cho mình lời khuyên thêm (tinh thần học hỏi )

Số người tham gia 2Uy Tín: +8 Thưởng +8 Thanked +2 Thu lại Lý do
ngocoanh91 + 3 + 3 + 1 Mong chờ bài tiếp theo. Thanks!
fubi + 5 + 5 + 1 Rất thực tiễn. Cám ơn!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Phiên bản Mobile|Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng  

Phần mềm dự toán xây dựng excel | Hướng dẫn lập dự toán xây dựng | Phần mềm tư vấn giám sát | Phần mềm quản lý chất lượng xây dựng |

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Kiến Trúc sư

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Đấu thầu

GMT+7, 29/4/2024 03:56 , Processed in 0.150805 second(s), 27 queries .

Powered by Discuz! X3.2

© 2001-2013 Kiso Comsenz Inc.