XD360 KÍNH CHÚC CHO MỌI NHÀ VẠN SỰ AN LÀNH!

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

 Quên mật khẩu
 Đăng ký mới
Anh Trần HòeBùi Quốc Hưng
Xem: 1539|Trả lời: 10
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[Tâm sự cá nhân] [Tâm sự] Chia sẻ về việc học thạc sĩ

[Lấy địa chỉ]
Nhảy đến trang chỉ định
1#

Hãy đăng nhập để có nhiều chức năng hữu dụng hơn và xem ảnh rõ hơn!

Bạn phải đăng nhập để xem được nội dung, nếu bạn chưa có tài khoản? hãy Đăng ký mới

x

Vài dòng chia sẻ, hiện tôi cũng đang vừa đi làm vừa học ôn thi cao học. Tôi học cao học vì mục tiêu công việc, và tôi làm tư nhân chứ không phải công chức nhà nước.

Khi chúng tôi học cao học, ngoại trừ gia đình, chúng tôi chỉ có hai bàn tay trắng. Lớp tôi có năm bảy đứa khác cũng theo học cao học. Cũng lông bông, đứa ba mẹ nuôi, đứa làm thêm linh tinh kiếm tiền nuôi cho cái sự học. Chúng tôi thường cười cười hỏi nhau: “Lấy bằng xong, làm gì đây?”. Cười cười hỏi nên cũng cười cười trả lời: “Làm gì đủ sống là được rồi. Thời buổi bây giờ, thạc sĩ đầy trời, sao dám làm cao?”.

Vậy đó, tự túc học, tự túc tìm việc. Chấp nhận bắt đầu trễ hơn những người tốt nghiệp đại học 2 năm và trễ hơn những người không học đại học hơn năm nữa. Nhưng tất cả những gì chúng tôi nhận được khi theo đuổi sự nghiệp học hành là:

1.Là thạc sĩ non choẹt mặt mũi đi làm mà đòi hỏi nhiều, vênh váo trong khi chẳng được tích sự gì.

2.Thời bây giờ toàn thạc sĩ giấy, học hành có bao nhiêu, toàn quan trọng bằng cấp, háo cái danh.

Tôi tự hỏi, tại sao khi lấy ví dụ về thạc sĩ, các vị lại cứ lấy các thạc sĩ giấy ra làm ví dụ? Còn những người học hành đàng hoàng và không hề chảnh chọe sao không ai nhắc đến?

Thời buổi người giỏi hơn mình nhiều hơn người mình giỏi hơn thế này, chúng tôi - những người chỉ có mỗi tấm bằng lận lưng dám đâu làm giá? Sống trên đời, phải biết mình là ai. Chúng tôi học cao học, chúng tôi học thêm tiếng Anh, nhét thêm vào cái thời khóa biểu một ngoại ngữ khác khi thấy tất cả vẫn là chưa đủ. Chúng tôi, những người trẻ đang học thạc sĩ như thế đó. Nhưng chúng tôi vẫn sợ học xong vì thiếu kinh nghiệm nên không bằng ai. Bởi vậy, sự khiêm nhường vẫn đầy đó và lắm lúc nó còn biến xấu thành sự tự ti.

Vậy tại sao cứ nghe bàn về thạc sĩ, chúng tôi lại nghe rằng thạc sĩ là những người chữ xếp chưa đầy cái lá mít mà cứ đòi hỏi chuyện trên trời? Cái kiểu thạc sĩ ấy sao nó xa với thực tế của cái bọn sắp thành thạc sĩ chúng tôi quá!

Nói đến chuyện đòi hỏi, tôi muốn nói thêm điều nữa. Trừ chúng tôi, những người “cần cù bù thông minh” vẫn có những người là thạc sĩ và họ giỏi thật sự. Họ thấy được rằng những lợi ích họ mang lại công ty đó là lớn vì thế họ mong muốn có sự đãi ngộ tốt. Đó là chuyện tất nhiên. Việt Nam mình vẫn còn tư tưởng “sống lâu lên lão làng” nên không chấp nhận một đứa “vắt mũi chưa sạch” mới về mà đòi hỏi này kia.

Chúng ta hay ca ngợi nước ngoài họ giỏi thế này thế kia, nhất là ở việc kiếm được người có năng lực. Xin thưa, họ thấy người giỏi, họ trải thảm đỏ, ưu tiên đủ thứ để mời người đó về làm cho công ty mình. Người ta là “mời” còn ta thì cứ “ban cho việc làm” thế nên không quen được với việc người lao động đưa ra đòi hỏi. Chúng ta chỉ quen với việc nhà tuyển dụng đòi cái này cái kia thôi.

Nếu yêu sách đủ điều mà làm không được việc thì hãy khinh, chứ chưa gì mới nhìn vào hồ sơ thấy vài dòng “mong mỏi” mà cho người ta là chảnh thì cũng khôi hài.

Người ta cứ kháo nhau: “Bây giờ cần kinh nghiệm chứ bằng cấp cao mà không biết gì thì cũng vứt”. Vậy sao mỗi năm mọi người cứ ùn ùn đổ xô thi đại học từ hệ chính quy đến tại chức? Học cao học không vào trường công ngon lành thì cũng ráng kiếm trường dân lập nào đó mà vào? Cứ rỉ tai nhau trường nào “dễ qua ải” rồi mong kiếm cái bằng thạc sĩ? Họ thi vào đã không ra làm sao, học hành cũng không ra làm sao thế rồi cũng thành thạc sĩ.

Đó chính là nguồn gốc của thạc sĩ giấy. Và xin hỏi, ai là những ứng cử viên sáng giá cho kiểu thạc sĩ này? Hỏi họ, họ bảo rằng đi làm lâu năm giờ có cái bằng thạc sĩ cho nó hợp thức hóa, cho sang cả, cho dễ thăng tiến. Vậy nên, tạo nên thạc sĩ giấy không phải chúng tôi mà là lắm người đi làm đã lâu, vị thế vững vàng nhưng cần tấm bằng thạc sĩ cho một mục đích gì đó ngoài việc muốn nâng cao kiến thức.

Tôi đã chứng kiến, họ không bàn nhau cách giải quyết đề tài khoa học, họ chỉ bàn nhau mua quà gì cho sang, cho đắt tiền để biếu thầy cô. Họ không lo cho luận văn mà chỉ nghĩ ngợi “lót tay” bao thư thế nào cho vừa. “Lũ trẻ” bọn tôi ngây ngô bảo làm bài cho tốt là được rồi, chứ “lót tay” chúng tôi không đủ khả năng thì nhận được cái cười khẩy bảo rằng: “Mấy đứa còn chưa trải đời”.

Rõ ràng, thạc sĩ giấy phần đông xuất phát từ những người đi làm đã lâu, muốn thêm cái danh. Họ đi học bữa đực bữa cái, không chăm lo cho kiến thức, không chú trọng luận văn. Làm bài nhóm với họ là cả một sự mệt mỏi. Đến ngày nộp bài sẽ nhận được cái câu quen thuộc: “Anh, chị đi làm bận lắm mấy em thông cảm”. Trong khi trước đó họ đã nhận phần bài làm nhẹ nhất về mình. Hoặc như lớp bạn tôi thì còn có chuyện một chị lạ hoắc đến bữa nộp bài nhóm thì chạy vào bảo: “Chị đi làm bận quá không đi học được, mấy em cho tên chị vô cùng nhóm nhé”.

Chuyện học cao học là chuyện dài tập hài cười ra nước mắt. Những người trẻ 25 tuổi sẽ có cái bằng thạc sĩ như tôi chưa biết tương lai mình thế nào. Chỉ học vì mình thực sự thích học. Nhưng chưa nhận bằng đã nghe người ta dè bỉu đánh đồng với những người con ngựa non háu đá. Sâu vốn có nhiều nhưng không phải cây rau nào cũng có sâu.

Chúng tôi ra trường, tìm một công việc bình thường vì biết mình kinh nghiệm không có. Thế rồi sau đó chắc hẳn lại có người nói: “Học thạc sĩ ra không kiếm công việc gì ngon ngon mà làm lại đi làm thuê lương ba cọc ba đồng.” Đó chính là điều đã xảy ra với anh bạn tôi.  Có bằng thạc sĩ, anh an phận về quê vợ làm giáo viên. Thế là lại được hỏi ngay: “Sao không kiếm đại học mà dạy, giờ thạc sĩ cũng nhiều người dạy đại học mà”.


Đánh giá

Chia sẻ hay nhất trong năm....:))))  Đăng lúc 10/12/2015 11:36

Số người tham gia 2Thanked +4 Thu lại Lý do
huyhocv3 + 2 Rất chuyên nghiệp! Thanks!
KIEMTHANH1829 + 2 Bài hay. Cảm ơn!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Đề cử
fubi Đăng lúc 10/12/2015 21:48 | Chỉ xem của tác giả
Những điều bạn tâm sự thật sự rất đúng với thực trạng THạc Sỹ ở Việt Nam. Kiếm bằng Thạc Sỹ quá dễ dàng so với cái danh nghĩa đích thực của nó.
Không phủ nhận có những Người học thật.
Tuy nhiên, điều cơ bản cốt lõi không phải là học thật, học giả. Mà cái quan trọng và có lẽ là trên hết đó chính là: sau khi học xong, anh đã áp dụng được những gì của kiến thức đã học ấy vào việc: đã tạo ra được sản phẩm gì cho công ty? Cho xã hội?
Hầu hết (tất nhiên k vơ đũa cả nắm) tại Việt Nam: học xong Thạc Sỹ chỉ được cái bằng. Còn lại kiến thức học xong chẳng phục vụ được gì cho cái việc ra sản phẩm cho xã hội. Học xong cũng như chưa học. Thậm chí không ít người học xong Thạc Sỹ còn thua cả Người học Trung Cấp, thậm chí còn thua cả Nông Dân.

Có những Người Nông Dân sáng tạo ra máy tuốt hạt ngô, máy hái ngô dùng cho chính họ... Các bậc Kỹ Sư, Thạc Sỹ nhìn bái phục thôi. Mình còn nhớ trên VTV1 khá lâu đưa tin về 1 người Nông Dân không biết chữ, nhưng anh ta đã chế ra được máy đánh tơi đất và gieo hạt. Phóng viên phỏng vấn: "Anh chế cái lưỡi máy này dựa trên nguyên lý nào?". Anh ta trả lời: "Chữ tôi còn chưa biết đọc, thì biết gì đến nguyên lý!!!. Tôi chỉ biết thực tiễn, làm rồi chạy thử, chỉnh sửa, khắc phục và kết quả được như vậy."

Tóm lại:
Theo quan điểm của mình: Học để nâng cao kiến thức thì cái gì cũng quý. Nhưng nếu học xong rồi để đó, học mà không có ứng dụng thực tiễn, không tạo ra được sản phẩm gì trên nền tảng kiến thức đã học thì việc học ấy gọi là HỌC GẠO, HỌC KHÈ THIÊN HẠ vô ích, mất thời gian mà thôi.

Đánh giá

Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 1.0
Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 1
  Đăng lúc 10/12/2015 22:34

Số người tham gia 1Thanked +2 Thu lại Lý do
trolaivoigio + 2 Thích bài này! Thanks!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

3#
 Tác giả| Bokingvan Đăng lúc 10/12/2015 22:35 | Chỉ xem của tác giả
fubi gửi lúc 10/12/2015 21:48
Những điều bạn tâm sự thật sự rất đúng với thực trạng THạc Sỹ ở Việt Nam. Kiếm b ...

Lúc đầu em chỉ định học văn bằng 2 Kinh tế thôi, nhưng sau thấy thời gian học Cao học ko nhiều hơn văn bằng 2 lắm nên lại thi cao học. Mục tiêu là mấy năm nữa đủ yêu cầu ráng thi được cái chứng chỉ Kiểm toán viên hành nghề

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

4#
phanhung90 Đăng lúc 11/12/2015 13:51 | Chỉ xem của tác giả
Đồng ý với bạn là hiện trạng Việt Nam mình bây giờ bằng thạc sĩ rất nhiều. Nhưng quan trọng trong đó có bao nhiêu người có tấm bằng trong tay nhưng đúng với thực lực của mình. Đóng góp của họ sau này là gì... Hay chỉ là theo xu hướng xã hội, thấy người này học cũng đi học theo để bằng người này, người nọ. Có cái để hãnh diện với gia đình, xã hội... Mình rất tán thành ý kiến của bạn về việc thẳng thắn chia sẻ quan điểm, tâm tư của bản thân. Dám nói lên những ý kiến quan liêu, tiêu cực của xã hội hiện nay.
Mong bạn cố gắng và ngày càng thành công trên con đường sự nghiệp, học vấn của mình.

Đánh giá

Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 1.0
Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 1
  Đăng lúc 14/12/2015 14:51

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

5#
 Tác giả| Bokingvan Đăng lúc 14/12/2015 14:52 | Chỉ xem của tác giả
Ko biết sau này tốt nghiệp có bị gọi là Thạc sĩ giấy ko nhỉ

Đánh giá

Hiện tại với công việc em đang làm thì chả cần thạc sĩ cũng làm ngon, có cái là muốn có chứng chỉ kiểm toán viên hành nghề thì phải có bằng 2 kinh tế thôi :)   Đăng lúc 17/12/2015 10:49
Chắc chắn sẽ bị gọi như vậy nếu: bạn làm không được việc.  Đăng lúc 15/12/2015 19:27

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

6#
Giaphuc5709 Đăng lúc 29/3/2016 09:28 | Chỉ xem của tác giả
Bokingvan gửi lúc 14/12/2015 14:52
Ko biết sau này tốt nghiệp có bị gọi là Thạc sĩ giấy ko nhỉ

Tôi cũng đang học thạc sỹ xây dựng, có khác bạn là tôi sau khi ra trường năm 2000 đi làm thi công 6 năm, làm giám sát chủ đầu tư 9 năm thì mới thi và học thạc sỹ, tôi học đại học xây dựng cầu đường, giống bạn ở chổ là học để lấy kiến thức, chứ không vì cái bằng, kinh nghiệm sau 15 năm nói chung là có chút ít so với các thầy là tư vấn trưởng các công trình lớn, chủ tịch hội đồng nghiệm thu nhà nước, trưởng tư vấn vốn ADB, WB.... thì kiến thức các thầy truyền đạt quý báu biết bao! Không phải muốn có là có các kiến thức ấy đúng không, những người học không nghiêm túc là thiệt thòi của họ, họ chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt mà không học được phương pháp đánh giá tổng thể vấn đề để từ đó xác định cách thức tiếp cận vấn đề một cách đúng nhất và giải quyết vấn đề một cách tốt nhất. Tôi chọn học tại trường cách xa nơi tôi ở khoảng 1 trăm cây số và có nhiều hôm tôi đi học lúc 14h và tối về tới nhà là 1h vì trường thường học 18h, nhưng thà vậy chứ không thích những trường về tỉnh liên kết mở lớp vì những trường này chủ yếu mở lớp kiếm tiền chứ không chú trọng kiến thức. Tôi thấy bạn làm kiểm toán xây dựng, đây là nghề tôi thấy thích, bạn có thể chia sẽ các bước kiểm toán 1 công trình không, tôi đang lập 1 list nhưng sợ thiếu, bạn trong nghề này có thể đầy đủ hơn, nếu có thể bạn cho xin vào mail putin5709@gmail.com. Thank.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Phiên bản Mobile|Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng  

Phần mềm dự toán xây dựng excel | Hướng dẫn lập dự toán xây dựng | Phần mềm tư vấn giám sát | Phần mềm quản lý chất lượng xây dựng |

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Kiến Trúc sư

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Đấu thầu

GMT+7, 28/4/2024 17:19 , Processed in 0.143828 second(s), 29 queries .

Powered by Discuz! X3.2

© 2001-2013 Kiso Comsenz Inc.