XD360 KÍNH CHÚC CHO MỌI NHÀ VẠN SỰ AN LÀNH!

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

 Quên mật khẩu
 Đăng ký mới
Anh Trần HòeBùi Quốc Hưng
Xem: 5918|Trả lời: 6
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

Trường hợp lập dự án các bạn lập kế hoạch đấu thầu sau khi phê duyệt dự án hay p

[Lấy địa chỉ]
Nhảy đến trang chỉ định
1#

Hãy đăng nhập để có nhiều chức năng hữu dụng hơn và xem ảnh rõ hơn!

Bạn phải đăng nhập để xem được nội dung, nếu bạn chưa có tài khoản? hãy Đăng ký mới

x
Em xin phép được đưa ra câu hỏi: Nếu dự án thực hiện 2 bước thì KHĐT dự án mọi người thường thực hiện ra sao
- Cách 1: QĐ phê duyệt dự án --> phê duyệt kế hoạch đấu thầu cho tất cả gói thầu --> Lập thiết kế BVTC- dự toán công trình --> đấu thầu...
- Cách 2: QĐ phê duyệt dự án --> phê duyệt kế hoạch cho 01 gói thầu (thiết kế bản vẽ thi công) --> Lập và phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công --> Kế hoạch cho tất cả các gói thầu còn lại
Khoản 2 Điều 6 Luật đấu thầu: Kế hoạch đấu thầu phải được lập cho toàn bộ dự án;...
Luật yêu cầu lập cho toàn bộ dự án chứ không cấm lập nhiều lần (cụ thể là cách 2?)

Mời các bác cho ý kiến ah.
-----
Ý kiến của em: Cách 1 là đúng theo quy định, nhưng cách 2 liệu có sai không? Vì sao? vì thực tế nhiều nơi thực hiện theo cách này, kể cả các Sở chuyên ngành.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

2#
longriver28284 Đăng lúc 1/11/2013 17:03 | Chỉ xem của tác giả
Ở mình hay làm theo cách 1, khi đó giá gói thầu sẽ chưa chính xác nhưng được cái là khỏi trình qua Sở KHĐT, UBND nhiều lần. Sau khi phê duyệt TKBVTC-DT xong thì các gói thầu có giá mới theo dự toán được phê duyệt (Quy định về xử lý tình huống trong đấu thầu)

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

3#
tam1979 Đăng lúc 5/11/2013 15:15 | Chỉ xem của tác giả

Kế hoạch đấu thầu cho giai đoạn chuẩn bị dự án

Tôi đang làm việc cho một ban chuẩn bị dự án, tôi có một câu hỏi liên quan đến lập kế hoạch đấu thầu như sau:
1-Ban tôi cứ mỗi một gói thầu lại lập một Quyết định phê duyệt kế hoạch đấu thầu như vậy có đúng không? (VD: QĐ phê duyệt KHDT gói Khảo sát địa chất, QĐ phê duyệt KHDT gói Khảo sát địa hình...).



Đánh giá

Trùng chủ đề nên nhập lại.  Đăng lúc 5/11/2013 15:20

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

4#
nvquang118 Đăng lúc 5/11/2013 17:26 | Chỉ xem của tác giả
Đồng ý với bạn là Luật không cấm lập làm nhiều lần nhưng các văn bản pháp luật đều khuyến khích lập đúng, đủ, phù hợp quy định, tránh rườm rà, phát sinh nhiều thủ tục không cần thiết. Chả vậy mà có nhiều đề án, đề xuất cải cách thủ tục hành chính vẫn đang triển khai thực hiện.
Về lĩnh vực này, mình có ý kiến như sau:
Cần phân biệt từng giai đoạn thực hiện cụ thể: Giai đoạn trước khi có QĐ đầu tư và giai đoạn sau khi có QĐ đầu tư. đối với mỗi giai đoạn đầu tư thì có quy định về nội dung, trình tự thủ tục và quyền hạn, trách nhiệm của các cấp, thẩm quyền.
Đối với Kế hoạch đấu thầu của Dự án:
- Theo Khoản 2 Điều 6 Luật đấu thầu quy định: "Kế hoạch đấu thầu phải được lập cho toàn bộ dự án".
- Theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định 85 quy định: "1. Trách nhiệm trình duyệt
Chủ đầu tư có trách nhiệm trình kế hoạch đấu thầu lên người có thẩm quyền hoặc người được ủy quyền quyết định đầu tư xem xét, phê duyệt; đồng thời gửi cho cơ quan, tổ chức thẩm định; trường hợp trình kế hoạch đấu thầu lên Thủ tướng Chính phủ, chủ đầu tư còn phải gửi cho bộ quản lý ngành để có ý kiến bằng văn bản trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Đối với các gói thầu dịch vụ tư vấn được thực hiện trước khi có quyết định đầu tư, trường hợp xác định được chủ đầu tư thì đơn vị thuộc chủ đầu tư có trách nhiệm trình kế hoạch đấu thầu lên người đứng đầu cơ quan chủ đầu tư để xem xét, phê duyệt. Trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư thì đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án có trách nhiệm trình kế hoạch đấu thầu lên người đứng đầu đơn vị mình để xem xét, phê duyệt. Người đứng đầu cơ quan chủ đầu tư, người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án chỉ định một đơn vị trực thuộc tổ chức thẩm định kế hoạch đấu thầu trước khi phê duyệt."
Như vậy ta có thể hiểu:
- Giai đoạn trước khi có QĐ phê duyệt dự án (giai đoạn chuẩn bị đầu tư): Đơn vị thuộc Chủ đầu tư (hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án) sẽ có trách nhiệm trình KHĐT lên Chủ đầu tư (hoặc người đứng đầu cơ quan đơn vị được giao) thực hiện thẩm định, phê duyệt kế hoạch đấu thầu cho các gói thầu tư vấn.
- Giai đoạn sau khi có QĐ phê duyệt dự án (giai đoạn thực hiện đầu tư): Chủ đầu tư sẽ trình lên cấp quyết định đầu tư phê duyệt kế hoạch đấu thầu cho toàn bộ dự án.
Nội dung trình duyệt kế hoạch đấu thầu theo quy định cụ thể trong Phụ lục I kèm theo NĐ 85 hoặc Quy định tại Thông tư 02/2009/TT-BKH ngày 17/02/2009 của Bộ kế hoạch.
Trong đó gồm các nội dung chính:
+ Phần công việc đã thực hiện (các gói thầu giai đoạn chuẩn bị đầu tư);
+ Phần công việc không áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu;
+ Phần công việc thuộc kế hoạch đấu thầu (phần này gồm toàn bộ các gói thầu cần thiết cần thực hiện sau khi có QĐ phê duyệt dự án).
Như vậy, rõ ràng là để thu gọn các thủ tục pháp lý, không phải trình, duyệt nhiều lần kế hoạch đấu thầu thì áp dụng Cách 1 là đúng, đủ và gọn nhất. Đảm bảo Kế hoạch đấu thầu được lập cho toàn bộ dự án.
Nhược điểm cách 2: lắt nhắt trình cấp quyết định đầu tư nhiều lần mà không cần thiết và chắc chắn là bị phê bình Chủ đầu tư không có năng lực tổ chức quản lý thực hiện dự án.






nvquang118 trong 5/11/2013 17:30 đã trả lời thêm:
Giai đoạn chuẩn bị dự án bạn có thể lập 1 lần cho toàn bộ các gói thầu tư vấn để trình thẩm định phê duyệt. Nội dung trình duyệt tương tự Phụ lục I kèm theo NĐ 85 hoặc Quy định tại Thông tư 02/2009/TT-BKH ngày 17/02/2009 của Bộ kế hoạch.
Để làm được cho gọn thì đơn vị bạn cần hoạch định, dự kiến được tất cả các công việc cần thiết thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị dự án để trình duyệt 1 lần


nvquang118 trong 6/11/2013 10:24 đã trả lời thêm:
tất nhiên là cuối cùng cũng đáp ứng được mục tiêu: đủ các thủ tục pháp lý theo quy định.
Cách 2 mà áp dụng với công trình nhỏ thì việc trình, duyệt cũng đỡ và dễ dàng hơn. nhưng đối với 1 dự án cỡ trung, lớn chẳng hạn, để trình thẩm định, phê duyệt xong 1 kế hoạch đấu thầu thì mất khá nhiều time, công sức chạy đi chạy lại, chạy đôn chạy đáo. thế mà sau khi dự án được duyệt lo trình, duyệt được 2 cái kế hoạch để tổ chức đấu thầu thì có khi chưa biết sẽ đến bao giờ. nên bớt được thủ tục nào không cần thiết mà vẫn đủ, đúng và phù hợp các quy định hiện hành thì vẫn là tốt hơn

Đánh giá

Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 3.0
Tỉnh em 100% vốn NSNN làm theo cách 2, thanh tra dễ dàng chấp nhận, không kiến nghị gì cả.  Đăng lúc 6/11/2013 07:34
Cách 1 là chuẩn, cách 2 thực ra cũng có mặt tối ưu của nó  Đăng lúc 6/11/2013 07:31
Thông tư 02/2009/TT-BKH hiện nay đã được thay thế bằng Nghị định 85/2009/NĐ-CP rồi.  Đăng lúc 6/11/2013 07:30
Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 3
  Đăng lúc 6/11/2013 07:29

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

5#
phamvinhthuyen Đăng lúc 8/11/2013 10:05 | Chỉ xem của tác giả
Mình xin mạn phép được tham gia chủ đề này nhé!Theo mình cả hai cách đều rất hay, tuyệt vời vì nó là sản phẩm trí tuệ của ngành, vừa là trí tuệ+thực tiễn công việc của các anh chị đúc kết nên.
Nhưng mình xin trao đổi ý kiến mang tính cá nhân sau(TK 02 bước):
+Cách 2 :Khi có QĐ phê duyệt DA --->phê duyệt TKBVTC-DT =>Lập, phê duyệt KHĐT cho tất cả các gói thầu -> Đấu thầu --> Tính chính xác cao và chỉ phê duyệt KHĐT 01 lần cho cả dự án.
+Cách 1:Khi có QĐ phê duyệt DA => lập, phê duyệt KHĐT cho tất cả các gói thầu -->phê duyệt TKBCTC-DT--->Sẽ có một số gói thầu có giá không trùng nhau trong QĐ phê duyệt DA và QĐ phê duyệt TKBVTC-DT--->Điều chỉnh KHĐT--->Đấu thầu.
Do vậy, cách 2 theo mình sẽ ít mất thời gian hơn do chỉ phê duyệt KHĐT 01 lần.
Mong các anh chị ý kiến thêm.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

6#
nvquang118 Đăng lúc 8/11/2013 11:14 | Chỉ xem của tác giả

Mình có ý kiến thảo luận với bạn 1 chút:
Theo bạn phân tích về cách 2
"+Cách 2 :Khi có QĐ phê duyệt DA --->phê duyệt TKBVTC-DT =>Lập, phê duyệt KHĐT cho tất cả các gói thầu -> Đấu thầu --> Tính chính xác cao và chỉ phê duyệt KHĐT 01 lần cho cả dự án"
bạn thực hiện như sơ đồ này thì bạn thiếu mất kế hoạch đấu thầu cho gói thầu TV lập thiết kế BVTC và tư vấn thẩm tra TK và dự toán BVTC. Không đảm bảo quy định: trước khi lựa chọn nhà thầu phải có kế hoạch đấu thầu được duyệt.
Tất nhiên, thực hiện theo cách này thì giá gói thầu sẽ chính xác hơn nhưng chắc chắn vẫn phải mất 2 lần lập KHĐT trình cấp quyết định đầu tư phê duyệt.
Còn theo bạn phân tích cách 1:
" +Cách 1:Khi có QĐ phê duyệt DA => lập, phê duyệt KHĐT cho tất cả các gói thầu -->phê duyệt TKBCTC-DT--->Sẽ có một số gói thầu có giá không trùng nhau trong QĐ phê duyệt DA và QĐ phê duyệt TKBVTC-DT--->Điều chỉnh KHĐT--->Đấu thầu."
Việc giá gói thầu trong QĐ phê duyệt dự án (được phê duyệt kèm theo trong KHĐT) và dự toán gói thầu được duyệt trong TK BTVT-DT khác nhau vẫn không cần thiết phải phê duyệt lại kế hoạch đấu thầu. Bởi căn cứ thực hiện Xử lý tình huống trong đấu thầu theo Khoản 2 Điều 70 NĐ 85:
"2. Trường hợp dự toán của gói thầu (không bao gồm dự phòng) được duyệt thấp hơn hoặc cao hơn giá gói thầu đã duyệt thì dự toán này sẽ thay thế giá gói thầu để làm cơ sở xem xét kết quả lựa chọn nhà thầu mà không phải làm thủ tục điều chỉnh giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu đã duyệt.
Trường hợp dự toán của gói thầu do chủ đầu tư phê duyệt cao hơn giá gói thầu đã được người có thẩm quyền phê duyệt trong kế hoạch đấu thầu thì chủ đầu tư bảo đảm tổng giá trị cao hơn đó nằm trong tổng mức đầu tư của dự án được duyệt. Trường hợp dự toán cao hơn giá gói thầu dẫn đến hình thức lựa chọn nhà thầu được phê duyệt trong kế hoạch đấu thầu không còn phù hợp theo quy định của Luật Đấu thầu, Luật sửa đổi thì chủ đầu tư xem xét, quyết định chuyển đổi hình thức lựa chọn nhà thầu cho phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu.
Trường hợp vượt tổng mức đầu tư phải thực hiện điều chỉnh tổng mức đầu tư theo quy định của pháp luật."

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

7#
phamvinhthuyen Đăng lúc 11/11/2013 14:59 | Chỉ xem của tác giả
Mình xin có ý kiến:
-Cách 2:Trong KHĐT tất cả các gói thầu, thì gói thầu TV lập TKBVTC-DT nằm trong phần "Đã thực hiện"(Vì trong KHĐT bao gồm: "phần đã thực hiện", "phân không thực hiện hình thức lựa chọn nhà thầu","phần KHĐT "),
-Cách 1: Khi có QĐ phê duyệt DA => lập, phê duyệt KHĐT cho tất cả các gói thầu -->phê duyệt TKBCTC-DT--->Sẽ có một số gói thầu có giá không trùng nhau trong QĐ phê duyệt DA và QĐ phê duyệt TKBVTC-DT--->Điều chỉnh KHĐT--->Đấu thầu."
Mình đã căn cứ vào khoản 2, Điều 70 NĐ 85, nhưng Kiểm toán không đồng ý và bắt buộc phải tuân thủ tại khoản 1, điều 70, NĐ 85.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Phiên bản Mobile|Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng  

Phần mềm dự toán xây dựng excel | Hướng dẫn lập dự toán xây dựng | Phần mềm tư vấn giám sát | Phần mềm quản lý chất lượng xây dựng |

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Kiến Trúc sư

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Đấu thầu

GMT+7, 29/4/2024 00:13 , Processed in 0.181592 second(s), 27 queries .

Powered by Discuz! X3.2

© 2001-2013 Kiso Comsenz Inc.