XD360 KÍNH CHÚC CHO MỌI NHÀ VẠN SỰ AN LÀNH!

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

 Quên mật khẩu
 Đăng ký mới
Anh Trần HòeBùi Quốc Hưng
Xem: 12422|Trả lời: 1
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[Hỏi] Về chuyển đổi đất tư nhiên và đất đầm chặt

[Lấy địa chỉ]

Hãy đăng nhập để có nhiều chức năng hữu dụng hơn và xem ảnh rõ hơn!

Bạn phải đăng nhập để xem được nội dung, nếu bạn chưa có tài khoản? hãy Đăng ký mới

x
Có 2 ý kiến trai chiều về việc chuyển đổi từ đất nguyên thổ sang đất đầm chặt.Mình đưa ra để các bác thảo luận
1.Quan điểm của ông A
Đào để đắp bằng khối lượng đất đắp nhân với hệ số chuyển đổi từ đất thiên nhiên(như vậy đây là đất nguyên thổ theo cách hiểu của tôi) cần đào để đắp như bảng kèm theotrang 28).
theo bảng đưa ra của định mức BXD:
ví dụ: đắp 1m3 k= 0,95 ; ... thì hệ số chuyển đổi sang đất thiên nhiên là 1,13 Điều đó có nghĩa là để đắp được 1m3 đất vào mặt bằng đã lu lèn đạt k=0,95 thì tại mỏ đất chúng ta phải đào một khối lượng đất thiên nhiên (hay đất nguyên thổ) là 1*hệ số chuyển đổi= 1*1.13, suy ra khối lượng đào đất nguyên thổ tại mỏ phải lớn hơn khối lượng cần đắp tại mặt bằng. điều đó dẫn đến một vô lý nghiêm trọng:
chúng ta biết rằng đất nguyên thổ luôn là đất có độ chặt lớn nhất, giả sử chúng ta đào tại mỏ một khối lượng có thể tích là V1 đất nguyên thổ, sau khi đào ta sẽ được một thể tích V2 là đất tơi xốp. tiếp đó, ta đầm chặt số đất đã đào theo một hệ số k nào đó và xác định được thể tích của nó là V3.
thì thực tế luôn cho thấy rằng: dù ta có đầm kỹ đến đâu thì đất cũng không thể đạt được độ chắc ban đầu khi còn ở trạng thái nguyên thể. tức là khi đó: V1<V3<V2. điều đó chứng tỏ rằng để đắp 1m3 đất đạt k( đã lu lèn) thì chúng ta chỉ cần đào một khối lượng đất nguyên thổ nhỏ hơn.
2.Quan điểm của ông B (trái ngược ông A )
Ông B nói:Ông A nói như thế là sai rồi.Trên thực tế thì đất nguyên thổ (hay còn gọi là đất tự nhiên) bao giờ cũng có độ rỗng nhất định (minh chứng là luôn có một lượng nước ngầm chiếm chỗ trong đất), khi được đào lên thành đất đổ đống thì thể tích đổ đống bao giờ cũng lớn hơn thể tích nguyên thổ do kết cấu lớp đất đã bị phá vỡ và không chịu lực nén xung quanh của đất, một lượng nước trong đất bay hơi để lại các lỗ rỗng trong đất ....
Lấy KL đất này để đầm, lu lèn đạt được độ chặt thiết kế (98%) thì cần một lượng tương ứng 1,13 m3 để có thể đắp được 1m3. Do khi đó các lỗ rỗng trong đất đã bị hạn chế và đất đã bị "biến dạng" dưới tác dụng của lực đầm nén. Theo ví dụ bạn đưa ra thì phải sửa lại là V3<V1<V2 mới chính xác.

Thế theo các bác ông nào đúng ? Ông nào sai ?

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

2#
hungnhung2010 Đăng lúc 22/11/2016 13:21 | Chỉ xem của tác giả
Ông B nói đúng vì thể tích thì khác trọng lượng riêng mà trong 3 trường hợp thì thể tích càng lớn thì độ chặt sẽ thấp và trọng lượng cũng nhẹ hơn.

Số người tham gia 1Thanked +2 Thu lại Lý do
hoangdoan0101 + 2 Đồng tình. Cảm ơn!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Phiên bản Mobile|Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng  

Phần mềm dự toán xây dựng excel | Hướng dẫn lập dự toán xây dựng | Phần mềm tư vấn giám sát | Phần mềm quản lý chất lượng xây dựng |

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Kiến Trúc sư

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Đấu thầu

GMT+7, 28/4/2024 04:49 , Processed in 0.103070 second(s), 22 queries .

Powered by Discuz! X3.2

© 2001-2013 Kiso Comsenz Inc.