XD360 KÍNH CHÚC CHO MỌI NHÀ VẠN SỰ AN LÀNH!

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

 Quên mật khẩu
 Đăng ký mới
Anh Trần HòeBùi Quốc Hưng
Xem: 26676|Trả lời: 43
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

Tính khối lượng Công tác đúc cọc BTCT nhân hệ số 1,01 đúng không?

  [Lấy địa chỉ]
Nhảy đến trang chỉ định
1#

Hãy đăng nhập để có nhiều chức năng hữu dụng hơn và xem ảnh rõ hơn!

Bạn phải đăng nhập để xem được nội dung, nếu bạn chưa có tài khoản? hãy Đăng ký mới

x
Xin diễn đàn chỉ giúp em với..!Trong công tác đúc cọc (BT,Vk,CT) thì phải lấy khối lượng thiết kế x1,01.Trong đó 1 % ở đây là hao hụt khi đóng cọc có phải không ạ...!

Đánh giá

Một số đơn vị tư vấn khi tính bê tông cọc họ đưa luôn hệ số hao hụt do ép cọc vào. mình gặp trường hợ này 1 làn rồi.  Đăng lúc 12/5/2013 14:32
hao hụt do ép cọc  Đăng lúc 12/5/2013 14:29
1.01 là hệ số hao hụt bê tông khi đổ đó.  Đăng lúc 12/5/2013 14:25
Định mức đã có hết rồi bạn ơi... cứ thế mà dùng đọc kỹ định mức zô  Đăng lúc 11/5/2013 19:45
bạn đọc định mức mà mình áp dụng xem trong đó đã tính hao hụt chưa?  Đăng lúc 11/5/2013 16:07

Số người tham gia 2Thanked +2 Thu lại Lý do
Sondaibang + 1
vulong_wru + 1 Rất kinh nghiệm. Cảm ơn!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Từ 2#
fubi Đăng lúc 18/5/2013 14:49 | Chỉ xem của tác giả

Điều bạn nói là hoàn toàn chính xác và không hề đối lập với nội dung bài viết phân tích (về nguyên tắc) ở trên của mình! Bây giờ bạn nhắc nên mình sẽ nói rõ cụ thể hơn điều bạn nói như sau:
- Tính dự toán cọc (đóng hoặc ép) thì phải lập được danh mục công việc như đã nói ở trên. Tuy nhiên, bản chất là chúng ta đang tính tiền cho 1 sản phẩm công việc hoàn thiện. Công việc hoàn thiện ở đây là cọc sau khi đã được đóng/ép hoàn thành xong vào đất. Do đó, tất cả KL liên quan công tác cọc phải xuất phát từ sản phẩm hoàn thiện này. Tức xuất phát điểm là KL cọc sau khi ép/đóng.

1. KL ép/đóng cọc: Theo định mức 1776, muốn đóng/ép số mét cọc vào đất (tạm gọi là A mét) thì chúng ta phải cần tới lượng mét cọc nhiều hơn A mét (=A mét + a mét) . Lý do "dư" a met chính là phần tính tới hao hụt do bể, vỡ cọc.. Nhưng phải nói rõ, tính khối lượng ép/đóng (ở đây đơn vị tính là 100m) thì phải đọc định mức để bóc cho đúng. Cơ bản là: tính cho chiều dài mét cọc ngập vào đất. Nhập bao nhiêu tính đúng bấy nhiêu, không nhân thêm bất cứ hệ số nào cả (trừ các trường hợp định mức thuyết minh cần nhân thêm hệ số). Phải đọc kỹ thuyết minh định mức là vì vậy.
Nếu dùng định mức 1776 mà khi tính KL ép/đóng cọc mà nhân 1,01 (ở bảng tính KL) là hệ số tào lao.
==> Bởi vậy ở bài trên mình chỉ viết là: "cơ bản khối lượng ép tính theo đúng chiều dài của cọc ép/đóng vào đất. Không được nhân hệ số tào lao 1,01 vào nhé."

2. KL bê tông cọc: Qua bước 1, ta có được số mét cọc cần đúc để phục vụ cho công tác đóng/ép cọc. Nên kết hợp dựa vào bản vẽ ta sẽ tính được:
- Khối lượng m3 bê tông cọc cần đúc = (A mét + a mét) x (diện tích tiết diện thân cọc).
Lưu ý, riêng phần mũi cọc có tiết diện không đều và bé hơn tiết diện thân cọc nhưng không đáng kể so với giá trị toàn công trình nên để cho nhanh có thể xem cọc là tiết diện đều cho toàn bộ cọc (kể cả mũi cọc và đầu cọc).
==> Bởi vậy ở bài trên mình chỉ viết là: "tính theo đúng thể tích hình học của Kl cọc cần đúc (hao hụt đã tính trong định mức rồi nhé). Không được nhân hệ số tào lao 1,01 vào nhé."

3. Khối lượng ván khuôn cọc:
tương tự như vậy. Dựa vào số mét cọc ở bước 1 (A mét + a mét) và tiết diện cọc, ta tính ra được diện tích ván khuôn cho cọc.
Lưu ý:
+ Muốn đúc cọc thì luôn phải có bãi đúc cọc có mặt bằng đạt chuẩn. Do đó, khi tính ván khuôn chỉ tính cho 2 mặt cọc mà thôi. Bởi mặt dưới đã được tận dụng mặt bãi làm ván khuôn. Mặt trên thì để hở để đổ và đầm bê tông như dầm vậy.
+ Trường hợp mặt bằng đúc cọc không chuẩn, thì người ta chế luôn ván khuôn cọc 3 mặt (mặt dưới và 2 mặt bên): thì lúc này tính ván khuôn 3 mặt. Trường hợp này hiếm.
+ Có nhiều nơi còn tiết kiệm hơn: tưởng tượng như sau: các cọc xem như xếp sát nhau thẳng hàng. Người ta đúc hàng loạt cọc (lẻ trước hoặc chẵn trước). Sau đó tháo ván khuôn, rồi tận dụng cọc đã đúc làm ván thành luôn.
Lúc này ván khuôn chỉ tính còn 1/2.
==> Bởi vậy ở bài trên mình chỉ viết là: "khối lượng dự toán bóc theo m2 theo diện tích mặt cọc cần lắp ván khuôn. Không được nhân hệ số tào lao 1,01 vào nhé."


                               
Đăng nhập/Đăng ký mở rộng


* Tuy nhiên ở khâu lập dự toán: thì nên tính ván khuôn 2 mặt cho tất cả các cọc + dự toán bãi đúc cọc. Còn việc thi công nhà thầu tiết kiệm ván khuôn và công như hình vẽ trên là biện pháp riêng đặc thù của nhà thầu.a

Đánh giá

Rất hữu ích! Thanks!: 3.0 Chia sẻ hay! Thanks bạn nhé!: 4.0
Chia sẻ hay! Thanks bạn nhé!: 4
NỌI DUNG HAY  Đăng lúc 21/11/2016 10:19
Rất hữu ích! Thanks!: 0
  Đăng lúc 6/7/2014 21:35
Rất hữu ích! Thanks!: 4
  Đăng lúc 30/9/2013 00:46
Rất hữu ích! Thanks!: 5
  Đăng lúc 25/6/2013 20:54

Số người tham gia 2Uy Tín: +4 Thưởng +2 Thanked +2 Thu lại Lý do
thangthanhvan + 3 + 1 + 1 Bài hay quá. Cảm ơn!
trungxd7 + 1 + 1 + 1 Đồng tình. Cảm ơn!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Đề cử
fubi Đăng lúc 17/5/2013 15:22 | Chỉ xem của tác giả
Estimator gửi lúc 17/5/2013 14:44
Định mức là hoàn toàn chính xác.

Ví dụ đơn giản:

Trước hết cảm ơn bạn đã tham gia thảo luận nhiệt tình nha!
Tuy nhiên có lẽ:
1. Chắc bạn chưa chịu đọc kỹ nội dung topic và các thảo luận nêu ra mà đã vội "kết luận".
* Bởi vấn đề topic đang hỏi là:
- Tại sao khi bóc Khối lượng công việc liên quan đến công cọc BTCT thì tất cả các khối lượng đều được nhân với 1,01 (bảng tính khối lượng, không phải bảng phân tích vật tư định mức nhé). Và người ta có đính kèm theo file ở 1 chủ đề tương tự (Bạn hãy tải file về sẽ thấy rõ điều người ta đang nói là gì ngay thôi): đường link bài hỏi giống y chang topic này đây bạn

                               
Đăng nhập/Đăng ký mở rộng
1Du toan phan ngam.rar  142.67 KB, Lượt tải về: 35

* Và câu trả lời của mình là:
- Hệ số đó là hệ số tào lao nếu chủ topic đang dùng định mức 1776 để lập dự toán (do người bóc Kl không chịu đọc kỹ định mức nên mới nhân vào hệ số tào lao 1,01 đó vào KL). Có ai nói định mức sai trong trường hợp này đâu. Bản chất của BÓC KL DỰ TOÁN là phải đọc kỹ thuyết minh định mức đang áp dụng để bóc cho đúng.

2. Cụ thể trường hợp topic nêu ra về công tác cọc ép/ hoặc cọc đóng BTCT:
- Muốn tính dự toán phải lập được danh mục thành phần công việc tương ứng với công việc định mức áp dụng. Ở đây là định mức 1776.
Danh mục cơ bản sẽ gồm 1 số công việc như sau:
a. Ván khuôn cọc:
khối lượng dự toán bóc theo m2 theo diện tích mặt cọc cần lắp ván khuôn. Không được nhân hệ số tào lao 1,01 vào nhé.
b. Cốt thép cọc: khối lượng cốt thép bóc từ bản vẽ bóc ra và tương thích với Kl cọc cần đúc. Không được nhân hệ số tào lao 1,01 vào nhé.
c. Công tác bê tông cọc: tính theo đúng thể tích hình học của Kl cọc cần đúc (hao hụt đã tính trong định mức rồi nhé). Không được nhân hệ số tào lao 1,01 vào nhé.
d. Công tác ép/đóng cọc: cơ bản khối lượng ép tính theo đúng chiều dài của cọc ép/đóng vào đất. Không được nhân hệ số tào lao 1,01 vào nhé. Bạn nói chiều dài ép cọc tính vào dự toán không bao gồm mũi cọc là sai hoàn toàn so với định mức 1776 thuyết minh. Chiều dài cọc tính ép bao gồm từ mũi cọc đến đầu cọc (gồm cả đoạn nối). Nhưng tính KL ép cọc thì hãy đọc kỹ đoạn thuyết minh tính chiều dài cọc ép vào đất để tính cho đúng, mình không tiện trích dẫn ra đây loãng chủ đề.
Ví dụ thuyết minh đóng/ép cọc trong định mức 1776 thuyết minh rõ:

- Định mức đóng cọc bằng máy tính cho 100m cọc ngập đất, đoạn cọc không ngập đất hao phí nhân công, máy thi công nhân hệ số 0,75 so với định mức đóng cọc tương ứng. Hao phí vật liệu cọc tính theo thiết kế.

=> Bạn nói tính khối lượng dự toán cho công tác ép/đóng cọc thì tính cho cả chiều dài cọc là chứng tỏ chưa đọc gì đến định mức 1776 rồi đó nhé./

e. Công tác nối cọc: cũng vậy. không Không được nhân hệ số tào lao 1,01 vào nhé.

Tóm lại:

- Cách tính của bạn như vậy là sai so với hướng dẫn định mức 1776.
- Nguyên lý căn bản: Bóc KL để lập dự toán thì hãy chịu khó đọc kỹ thuyết minh định mức mà bạn đang áp dụng. Định mức hướng dẫn sao thì bóc y như vậy.

- Cứ từ từ phản biện bạn nhé: cái mỗi người cứ nghĩ tưởng mình đúng nhưng hóa ra lại sai bét nhè là chuyện bình thường.

Mong bạn tiếp tục phản biện để cùng nhau học hỏi! Thân ái!

Đánh giá

Rất hữu ích! Thanks!: 5.0
Rất hữu ích! Thanks!: 5
  Đăng lúc 1/3/2014 15:29
Rất hữu ích! Thanks!: 5
  Đăng lúc 25/6/2013 15:40

Số người tham gia 8Uy Tín: +12 Thưởng +10 Thanked +9 Thu lại Lý do
tranghuyen510 + 1 Kinh nghiệm. Cảm ơn!
trung49cd + 1 Rất chuyên nghiệp! Thanks!
SAIGON_9X + 1 Rất chuyên nghiệp! Thanks!
gavitnganngong + 2 Đồng tình. Cảm ơn!
viokute + 1

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

khi làm đơn giá mình đã có hao hụt trong cấu thành giá rồi.
khi bóc KL quyết toán thì bóc bt thôi chứ cho 1.01 vào làm j cho loằng ngoằng đúng ko các bác
quan trong là xem trong dự toán cái sheet Phân tích vật tư ấy
các AE mới ra trường cứ thấy bóc KL là nhào vô ko quan tâm j cả

Số người tham gia 1Thanked +1 Thu lại Lý do
sp.309 + 1

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

6#
chuyangsing Đăng lúc 11/5/2013 16:11 | Chỉ xem của tác giả
Tong định mức hao phí tính cho công tác đúc cọc (BT, CT, VK...) đã có tính hao phí định mức rồi. Còn con số bạn nêu trên đây không biết lấy ở quy định nào.

Đánh giá

Rất hữu ích! Thanks!: 0.0
Rất hữu ích! Thanks!: 0
  Đăng lúc 26/6/2013 07:57

Số người tham gia 1Thanked +1 Thu lại Lý do
sp.309 + 1 Rất kinh nghiệm. Cảm ơn!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

7#
vulong_wru Đăng lúc 11/5/2013 16:28 | Chỉ xem của tác giả
Mình cũng đã trực tiếp thi công đúc cọc rồi, không cần phải nhân hệ số x1,01 như bạn nói

Số người tham gia 1Uy Tín: +1 Thu lại Lý do
sp.309 + 1 Rất kinh nghiệm. Cảm ơn!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

8#
bonsevic Đăng lúc 11/5/2013 23:04 | Chỉ xem của tác giả
Bạn đọc kỹ thuyết minh định mức sẽ thấy mỗi công việc đều tính đến hao phí rồi đấy

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

9#
trungxd7 Đăng lúc 12/5/2013 12:10 | Chỉ xem của tác giả
bạn nhầm với công tác ép cọc, ép 100 m thì mất 101m cọc bê tông, có phải bạn nhầm với cái này không

Số người tham gia 1Thanked +1 Thu lại Lý do
sp.309 + 1

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

10#
Estimator Đăng lúc 17/5/2013 14:44 | Chỉ xem của tác giả
Định mức là hoàn toàn chính xác.

Ví dụ đơn giản:

- Bản vẽ thiết kế ép 04 tim cọc, chiều dài tạm tính là 25m, gồm 3 đoạn cọc: 1x9m + 2 x 8m

- Người lập dự toán trong bảng tiên lượng sẽ nhập: 4 x 25 = 100m

- Trong bảng phân tích sẽ có hệ số 1.01 cho cọc = 100m x 1.01 = 101m cọc

Sự việc bắt đầu là từ đây:

- Bất cứ đoạn cọc mũi nào cũng có một đoạn mũi 30cm và đoạn này không được tính vào chiều dài cọc nhưng khi ép bạn vẫn phải ép đoạn này, đúng không nhỉ? Nên hệ số 1.01 này để tính bù cho ca máy khi ép hết chiều dài thân cọc.

- Theo ví dụ trên thì tổng số chiều dài ép cọc là 101.2m = 100m theo thiết kế + 4x0.3m đoạn mũi. Cho nên định mức của bộ xây dựng là hoàn toàn chính xác.

- Giá vật tư: có 2 cách

+ Bảng phân tích vật tư vẫn giữa vật tư cọc. Ở bảng tổng hợp vật tư sẽ được ngoại suy ngược lại phần giá. Ví dụ giá 1m cọc bên nhà cung cấp báo là 280.000đ thì khi nhập giá bạn sẽ lấy 280.000đ/1.01 = 277.228đ. Cách này không ổn vì ảnh hưởng tới giá thanh toán với chủ đầu tư,...

+ Bảng phân tích ép cọc bỏ hẳn vật tư cọc ra và phần cọc được áp mã TT (trực tiếp). Cách này được dùng rất phổ biến.

Đánh giá

èo: topic đang nói 1 đàng, bạn lại bàn sang 1 nẻo rồi đó. Hãy đọc bải mình phân tích ngay dưới nhé. thân ái!  Đăng lúc 17/5/2013 15:23

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

11#
trungxd7 Đăng lúc 18/5/2013 10:32 | Chỉ xem của tác giả
fubi gửi lúc 17/5/2013 15:22
Trước hết cảm ơn bạn đã tham gia thảo luận nhiệt tình nha!
Tuy nhiên có lẽ:
1. Chắ ...

Em có cái thắc mắc là theo định mức 1776 thi
Để ép được 100m thì cần 101 m cọc thành phẩm
Xưa nay khi tính ra chiều dài ép là bao nhiêu theo thiết kế, e toàn tính ra chiều dài cọc thành phầm là nhân với 1,01, từ chiều dài đó mới tính ra bê tông, vk, ct
Theo a Fubi thì đúng hay sai

Đánh giá

Nếu nói như bạn thì Dự toán tính đúng rồi  Đăng lúc 29/12/2014 06:29

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

12#
trungxd7 Đăng lúc 18/5/2013 20:05 | Chỉ xem của tác giả
fubi gửi lúc 18/5/2013 14:49
Điều bạn nói là hoàn toàn chính xác và không hề đối lập với nội dung bài viết ph ...

Bác phân tích hoàn toàn hợp lí và rõ ràng

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

13#
thangthanhvan Đăng lúc 23/5/2013 07:57 | Chỉ xem của tác giả
Hay lắm anh fudi ạ! Đọc mỗi bài anh fudi phân tích phải nói là "Ác..:)) "

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

14#
Estimator Đăng lúc 9/10/2013 11:49 | Chỉ xem của tác giả
Theo ĐM 1776:

- Mức hao phí vật liệu:

Là số lượng vật liệu chính, vật liệu phụ, các cấu kiện hoặc các bộ phận rời lẻ, vật liệu luân chuyển (không kể vật liệu phụ cần dùng cho máy móc, phương tiện vận chuyển và những vật liệu tính trong chi phí chung) cần cho việc thực hiện và hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng.

Mức hao phí vật liệu trong định mức này đã bao gồm hao hụt vật liệu ở khâu thi công; riêng đối với các loại cát xây dựng đã kể đến hao hụt do độ dôi của cát.

Tuy nhiên ở ĐM 1774, Phần Định mức hao hụt vật liệu xây dựng trong thi công thì:

- Cọc bê tông cốt thép tính hao hụt 1%

Có lẽ tác giả áp dụng đồng thời cả 02 định mức vào 01 dự toán mà không đọc kỹ thuyết minh.


www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

15#
jindo1991 Đăng lúc 4/11/2013 16:05 | Chỉ xem của tác giả
Xin chào các bác!
Em có một vài phản biện về hệ số 1,01 trong công tác đóng cọc BTCT  như trong file “1Du toan phan ngam.rar” như sau:
Em hoàn toàn đồng ý với ý kiến của bác Fubi về: “ Bản chất là chúng ta đang tính tiền cho 1 sản phẩm công việc hoàn thiện. Công việc hoàn thiện ở đây là cọc sau khi đã được đóng hoàn thành xong vào đất. Do đó, tất cả các khối lượng liên quan đến công tác đóng cọc phải xuất phát từ sản phẩm hoàn thiện này. Tức là xuất phát điểm là cọc BT sau khi ép đóng.
Tuy nhiên vế sau của bác  em lại có sẽ có minh họa nho nhỏ như sau:
   Theo định mức 1776, để ép được 100m cọc BTCT ngập vào đất cần vật liệu là 101 m cọc BTCT và  vật liệu khác là 1%
[img][/img]
Do đó, Để ép được X  (m) cọc  ngập vào đất thì cần phải có X*101/100 (m) cọc BTCT và   vật liệu khác= %VL khác*VL chính
Để đơn giản ta giả sử cần ép  cọc có kích thước a x b x h  ( sử dụng khối lượng thép là M kg) ngập vào đất thì cần phải có h*101/100=1,01h m cọc BTCT và 1% vật liệu khác
Thứ nhất, để có  1,01h mét cọc BTCT thì cần phải có:  a x b x h x 1.01 m3 bê tông
                                                                                       2 x a x h x 1.01 m2 ván khuôn
                                                                                       M x 1.01 kg thép
Thứ hai, về vật liệu khác.  Khi lập dự toán ép cọc, vật liệu cọc BTCT đã được tách riêng ra để tính riêng ở phần trên.  Mà theo định mức 1776 thì trong công tác ép cọc thì vật liệu khác=1% cọc bê tông. Đây là điều mà tất cả các phần mềm dự toán đều không thực hiện được mà phải được thực hiện bởi người làm dự toán
[img][/img]
Vậy hao phí vật liệu phụ cho công tác ép cọc sẽ phải tính riêngsẽ phải được tính riêng =1% vật liệu chính để sản xuất cọc bê tông

Đánh giá

Rất hữu ích! Thanks!: 5.0 Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 5.0
Mình sẽ phản biện và chỉ ra những chỗ bất logic và chỗ bị sai nhầm của bản nhé. Thanks!  Đăng lúc 4/11/2013 16:37
Cảm ơn bạn rất nhiều vì lâu lắm rồi mới thấy 1 phản biện lại phân tích của cá nhân mình hay và chi tiết đến vậy!  Đăng lúc 4/11/2013 16:37
Rất hữu ích! Thanks!: 5 Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 5
Phản biện rất chuyên nghiệp - Rất có lý - Nhưng lại chưa logic và có chỗ còn sai nhầm. Mình s   Đăng lúc 4/11/2013 16:36

Số người tham gia 2Uy Tín: +6 Thưởng +3 Thanked +1 Thu lại Lý do
nokia2007 + 3 Đồng tình. Cảm ơn!
tranvan05 + 3 + 3 + 1 Đồng tình. Cảm ơn!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

16#
HA_TRAN Đăng lúc 4/11/2013 19:49 | Chỉ xem của tác giả
Trong công tác đóng cọc, ép cọc : cọc gỗ hao phí vật liệu 105m/100m cọc hoàn thành; cọc BTCT hao phí vật liệu 101m/100m cọc hoàn thành; cọc thép 100m/100m cọc hoàn thành.
          - Đối với công tác đóng cọc gỗ : cọc gỗ thường ngắn dưới 5m đối với tre, tràm; dưới 10 m đối với cọc gỗ thông tẩm dầu... Gỗ là loại vật liệu tư nhiên không đồng nhất, nhiều khuyết tật nên trong 100 cây gỗ có thể có 5 cây không đạt tiêu chuẩn phải loại ra. Định mức cho phép hao hụt 5% là phải.
          - Đối với cọc BTCT mác cao và cọc ván BTCT dự ứng lực : Khối lượng cốt thép cọc,  BT cọc cho 1 công trình đều được tính số lượng vừa đủ dùng cho công trình. Không ai đúc dư ra . Ví dụ công trình cần 500m cọc thì đúc 500m, không ai đúc dư ra 5m làm gì. Nếu trong quá trình đóng cọc mà có 1 cọc bị gãy thì phải bỏ 1 đoạn cọc dài 11.8m, nhà thầu phải đúc bổ sung 11.8m. Như vậy hao hụt vật liêu đóng cọc BTCT là 1% rất bất hợp lý vừa thiếu, vừa thừa. Thông thường khi lập dự toán công tác cọc BTCT người ta  tách riêng phần sản xuất cọc BTCT và  đóng cọc BTCT, như vậy hao hụt 1%  cọc và 1% vật liệu khác cũng thiệp luôn. Nếu cọc BTCT được đi mua về để đóng thì hao hụt cọc (1%+1%) được tính vào dự toán. Đây là định mức công bố không bắt buộc áp dụng. Nếu thấy sai thì chủ đầu tư thuê tư vấn lập định mức khác theo 1 trong 4 phương pháp và trình người có thẩm quyền quyết định...v...v...Thôi thì dân làm mướn ta cứ tuân theo ông chủ "CĐT" chứ loay hoay phát hiện định mức công bố sai thì có ngày rắc rối.        - Đối với đóng cọc thép thì dễ rồi : 100m là 100m + vật liệu khác, không nhà thầu nào tự sản xuất được cọc thép nên không có hao hụt là phải.
       * Tốt nhất là tham khảo công trình tương tự đã được phê duyệt, thi công và được thanh tra (Bộ XD)  rồi thì càng tồt xem người ta Áp thế nào thì ta Áp theo thế đó./.   

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

17#
jindo1991 Đăng lúc 5/11/2013 13:21 | Chỉ xem của tác giả
HA_TRAN gửi lúc 4/11/2013 19:49
Trong công tác đóng cọc, ép cọc : cọc gỗ hao phí vật liệu 105m/100m cọc hoàn thành; c ...

công trình đã được phê duyệt thi công còn sai đầy ra đấy bạn à. Các file dự toán mẫu ừ thì tốt với người mới học dự toán thật, nhưng nó lại là con dao hai lưỡi, một mặt giúp bạn hình dung được các công tác cũng như đơn giá và nội dung trình bày dự toán nhưng mặt khác nó lại làm cho bạn thụ động một cách máy móc.





www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

18#
ckthoian Đăng lúc 25/4/2014 10:48 | Chỉ xem của tác giả
theo a fubi nói thì Khối lượng m3 bê tông cọc cần đúc = (A mét + a mét) x (diện tích tiết diện thân cọc).
vậy ex nếu e cần đóng 20 cọc 20x20x1500 (cm) vào đất thì KL BT sẽ là (20x1.5+ a mét )x(0.2x0.2) m3
vậy cái "a mét" đó tính sao vậy a
có phải a = Ax1.01 ??

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

19#
haicoxd Đăng lúc 25/4/2014 14:02 | Chỉ xem của tác giả
fubi gửi lúc 18/5/2013 14:49
Điều bạn nói là hoàn toàn chính xác và không hề đối lập với nội dung bài viết ph ...

nên tính 3 mặt cốp pha đi vì nếu ko tính 3 mặt thì phải được tính tiền mặt bằng làm nền đổ

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

20#
hongthigiang Đăng lúc 17/12/2014 12:35 | Chỉ xem của tác giả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

21#
huydhxd Đăng lúc 28/11/2015 05:50 | Chỉ xem của tác giả
ksthanh88 gửi lúc 9/3/2015 23:52
đúng rồi ko biết ai nghĩ ra cái hệ số dở hơi này.

Chú ý khi bóc lập Dự toán (có hệ số 1% hao phí) để tạm tính cho chiều dài cọc còn khi làm Quyết toán phải theo Bản vẽ thiết kế, hoàn công và Nhật ký ép để tính chính xác khối lượng các công tác cọc bạn nhé!

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

22#
Tuanhhh Đăng lúc 14/8/2021 15:38 | Chỉ xem của tác giả
Em mới làm cũng được thầy dạy là được nhân với 1% hao phí.
E thấy có vẻ các bác vẫn chưa hiểu ý của nhau chỗ này. E phân tích thế này các bác xem có đúng ko.
Em thấy Thay vì nhân thẳng 1.01 vào phần KL bê tông, cốt thép và VK thì e nhân vào số mét cọc cần đúc trước nó có khác gì nhau đâu ạ.
VD : e cần ép 100m cọc thì cần đúc 101m
Có 2 cách tính KL như sau :
- VK, BT, CT = 101*a ( a là KL VK, CT, BT cho 1m cọc )
- VK,BT, CT = 100*a*1.01 ( a là KL VK, CT, BT cho 1m cọc )
Tức là nếu số mét cọc cần đúc đã nhân 1.01 thì KL ko đc nhân nữa, còn nếu số mét cọc cần đúc chưa nhân 1.01 thì được nhân thằng vào KL vật liệu là BT, CT, VK

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Phiên bản Mobile|Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng  

Phần mềm dự toán xây dựng excel | Hướng dẫn lập dự toán xây dựng | Phần mềm tư vấn giám sát | Phần mềm quản lý chất lượng xây dựng |

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Kiến Trúc sư

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Đấu thầu

GMT+7, 6/5/2024 16:55 , Processed in 0.133855 second(s), 25 queries .

Powered by Discuz! X3.2

© 2001-2013 Kiso Comsenz Inc.