XD360 KÍNH CHÚC CHO MỌI NHÀ VẠN SỰ AN LÀNH!

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

 Quên mật khẩu
 Đăng ký mới
Anh Trần HòeBùi Quốc Hưng
Xem: 19773|Trả lời: 199
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

Con đường để trở thành Chuyên gia Quản lý Dự án.

  [Lấy địa chỉ]
1#
fubi Đăng lúc 18/7/2012 16:15 | Xem tất

Tuy mình là dân kỹ thuật chính gốc nhưng đến nay bản thân mình tự tin để nói rằng trong lĩnh vực quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thì mình hiện là 1 chuyên gia. Hiện tại, mình nhận được nhiều lời mời về quản lý dự án cho Chủ đầu tư rất nhiều. Bạn bè làm cho các ban quản lý dự án cũng thường gọi điện để nhờ tư vấn cách giải quyết vấn đề phát sinh trong khi quản lý dự án. Gần đây, có dự án nhóm A mà bạn mình làm Giám đốc quản lý công nghệ cũng vừa mới đề nghị về làm chuyên gia bán thời gian. Mình kể sơ lược vậy không phải cốt để khoe, không phải tự cao mà mục đích để nói rằng: con đường để trở thành chuyên gia về quản lý dự án xây dựng không khó, nhưng không hề đơn giản. Để có được sự tự tin ấy và thành quả như bây giờ mình cũng phải mất ít nhất gần 8 năm. Mình không thích làm sếp người khác, nên chỉ sau khi ra trường mình đã xác định phấn đấu sau 10 năm làm việc mình sẽ trở thành 1 chuyên gia.
Tuy mong ước là 1 chuyện, còn phấn đấu là 1 chuyện khác. Nhiều người cũng mong ước, cũng phấn đấu nhưng sai phương pháp nên có thể chẳng bao giờ đạt được hoặc còn lâu mới đạt được. Mong ước được xem là quyết định được đích phía trước, còn phương pháp được xem là chọn con đường đi, và phương tiện để đi tới đích. Chọn sai con đường thì không đến được đích. Chọn sai phương tiện thì đi đến đích lâu (thay vì chọn xe máy lại đi bộ..)
Chủ đề này rất hay là giúp cho chúng ta biết chọn được con đường ngắn nhất, phương tiện nhanh nhất để đi đến đích là chuyên gia trong quản lý dự án xây dựng.

Nói dài và văn hoa 1 chút như vậy cho đời thêm bay bổng. TRở lại vấn đề này, mình sẽ tham gia chia sẻ phương pháp và con đường mình chọn. Nhưng trước hết, theo mình, với cái đích CHUYÊN GIA QLDA XD thì không cần phân biệt học kỹ thuật hay kinh tế. Bởi chúng ta chỉ cần biết CHUYÊN GIA QLDA XD cần hội tủ đủ những gì sau đây (trả lời cho câu hỏi thế nào là 1 CHUYÊN GIA QLDA XD?):
1. Kiến thức hiểu biết gì?
2. Có kỹ năng gì?
3. Tác phong ra sao?
Biết được trả lời câu hỏi trên tức là chúng ta đã XÁC ĐỊNH ĐƯỢC ĐÍCH CẦN ĐẾN. Có đích đến rồi, thì xem ta ta đã có được mấy phần của tiêu chuẩn đích rồi? Ta còn thiếu những cái gì? ==> THiếu thì cần bổ sung cho đủ. Khi nào đủ thì trở thành chuyên gia là tất yếu. ==> Chính vì vậy không phân biệt học kỹ thuật hay kinh tế. Bởi điều kiện đích mới là quan trọng. Rồi xem ta hiện tại so với ĐK đích thiếu đủ ra sao rồi bổ sung. Kỹ sư kinh tế, hay kỹ thuật cũng như nhau mà thôi.

Thân ái! Và cảm ơn chủ đề rất thiết thực.

Đánh giá

Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5.0 Hữu ích lắm! Thanks!: 5.0
cảm ơn chia sẻ của anh fubi ! đúng cái mà em đang phân vân . kinh tế xd thiên về tính toán chi phí , xây dựng dân dụng thiên về kết cấu . phai xuât phát từ đâu để có   Đăng lúc 31/8/2014 01:53
Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5
  Đăng lúc 15/9/2012 17:07
fubi đúng là 1 chuyên gia rồi  Đăng lúc 20/8/2012 07:33
Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5
  Đăng lúc 24/7/2012 10:08
Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5
  Đăng lúc 22/7/2012 22:02

Số người tham gia 11Uy Tín: +24 Thưởng +19 Thanked +10 Thu lại Lý do
thanhlong06ql + 2 Thích bài này! Thanks!
youme_215 + 3 + 3 + 1 Bài hay quá.em mà ở gần ĐN kiểu j.
nttxd7 + 3 + 3 + 1 Viết rất hay. Thanks!
boy_abc10 + 3 + 2 + 1 Bài hay quá. Thanks!
truong300886 + 1

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

2#
fubi Đăng lúc 19/7/2012 14:56 | Xem tất
vantham gửi lúc 19/7/2012 00:22
Em cũng ra trường được 2 năm rồi, lĩnh vực đam mê là Quản lý dự án.
Đọc những d ...

Thật ra thấy qua các trao đổi của các bạn mình nghĩ có lẽ các bạn đang nhầm lẫn giữa:
1 chuyên gia về quản lý dự án xây dựng với 1 chuyên gia chuyên môn trong XD (thiết kế, giám sát, thi công...). Chính vì vậy các bạn mới nói là chuyên gia quản lý dự án xây dựng phải hiểu sâu về thiết kế, phải biết tường tận giải pháp thi công...

Trên thực tế, mình thấy nhiều chuyên gia quản lý dự án xây dựng lại không hề biết gì về chuyên môn xây dựng. Nhất là các công ty nước ngoài.
Chuyên gia không có nghĩa là già vì nó không liên quan đến tuổi. Trước đây cái gọi là chuyên gia của Việt Nam là theo kiểu ông đó làm lâu đời, kinh nghiệm nhiều nên gọi là chuyên gia. Mà lâu đời thì thường là già rồi. Nhưng thời buổi hiện nay không phải như vậy, dù 25 tuổi vẫn là chuyên gia như thường. Việt Nam chúng ta có 1 số bạn trẻ mới 25-30 tuổi đã trở thành các chuyên gia hàng đều cho các công ty nước ngoài đấy. Chuyên gia hiểu theo nghĩa nôm là: những người có kiến thức uyên bác, thực tế trong 1 lĩnh vực.

Tại sao lại vậy:
Vì quản lý dự án xây dựng  là một nỗ lực trong một thời gian ấn định vận dụng kiến thức, áp dụng kỹ năng, sử dụng các công cụ và kỹ thuật vào các họat động dự án để đưa ra một sản phẩm công trình cụ thể”.
Có nghĩa là một dự án xây dựng phải có thời điểm bắt đầu và kết thúc cụ thể (tiến độ, thời gian), có ngân sách ràng buộc (chi phí), có lĩnh vực phạm vi cụ thể (quy mô) và đòi hỏi kết quả thực hiện công việc phải theo yêu cầu (mục tiêu, kết quả).

Để thực thi được 1 dự án xây dựng thành công, điểm mấu chốt quan trọng cần hiểu là phải biết kết nối hoạt động của tất cả các chuyên môn sâu về kỹ thuật (thiết kế, dự toán, giám sát, thi công, hợp đồng, thanh toán...). Muốn kết nối thì cần phải biết trình tự các bước và hiểu sâu các bước trong dự án: thủ tục, văn bản, quy trình, cách thức kiểm soát, báo cáo...

Nôm na: Người quản lý dự án như 1 người lắp ráp máy bay. Tuy mỗi bộ phận trong chiếc máy bay không phải anh ta hiểu hết, biết hết vì toàn đặt hàng sản xuất ở các nước khác, nhưng người đó phải hiểu rõ tường tận sản phẩm cuối cùng của 1 chiế máy bay là bao gồm những gì. Yếu tố nào quan trọng, yếu tố nào không.

Chuyên sâu thiết kế đã có tư vấn thiết kế, chuyên sâu thi công đã có nhà thầu thi công... Nhưng để ráp nối các khâu này lại thì cần có 1 người hiểu rõ tổng thể. Do mỗi dự án xây dựng là duy nhất, nó chưa từng được thực hiện trước đó. Người quản lý dự án  không thể biết trước đầy đủ chi tiết những công việc phải làm để hoàn thành dự án. Điều này đòi hỏi gười quản lý dự án  phải linh hoạt, sẵn sàng đối phó với mọi bất trắc và đặc biệt có kế hoạch quản lý hệ thống rủi ro tốt nhất, một ước lượng sai dẫn đến toàn bộ dự án sẽ bị sụp đổ ngay khi nó mới bắt đầu. Quy tắc đầu tiên của quản lý dự án là những người tham gia vào dự án phải cùng nhau lên kế hoạch. gười quản lý dự án đóng vai trò như một người vận hành. Họ giúp cho các nhóm dự án hoàn thành công việc, tìm ra các nguồn lực khan hiếm, giải quyết các vấn đề cản trở công việc. Mà như các bạn biết, để giải quyết được, nguwoif quản lý dự án phải hiểu rõ như lòng bàn tay các quy định, quy trình liên quan quản lý dự án. Vậy nên:

1. Kiến thức hiểu biết gì?
- Nắm được các quy định hiện hành trong quản lý dự án XD: hầu như ai cũng lười đọc văn bản nên chẳng ai rành cả. Đụng đâu nói đó, không biết tổng hợp và ghi nhớ. Do đó xử lý tình huống cực kém.
Chưa kể đọc lớt phớt, văn bản nói 1 đàng thì lại hiểu 1 nẻo nên làm sai bét nhưng khổ nỗi cứ tưởng mình nói đúng, làm đúng.
http://www.xaydung360.vn/diendan/forum.php?mod=redirect&goto=findpost&ptid=1231&pid=2613
- Những công cụ và kỹ thuật quản lý dự án tiên tiến đang được áp dụng ở các nước có nền kinh tế phát triển.

(xin chia sẻ tiếp ở các bài sau..)


Đánh giá

Hữu ích lắm! Thanks!: 5.0 Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5.0
Hữu ích lắm! Thanks!: 5
Hữu ích quá. thực tế. Đọc văn bản quy phạm pháp luật thực hiện cho đúng cũng thấy khó!  Đăng lúc 20/8/2012 15:49
Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5 Hữu ích lắm! Thanks!: 5
Chân thành cảm ơn anh về bài viết hữu ích này!  Đăng lúc 18/8/2012 11:01
Đọc từ trên xuống dưới mới thấy bài viết của bạn là đúng. Và tình trạng chung của ngành xây dựng Việt Nam là thiếu các chuyên gia QLDA đúng nghĩa.  Đăng lúc 7/8/2012 16:35
Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5
  Đăng lúc 23/7/2012 14:57
Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5
  Đăng lúc 19/7/2012 16:09

Số người tham gia 7Uy Tín: +14 Thưởng +11 Thanked +8 Thu lại Lý do
thanhlong06ql + 2 Thích bài này! Thanks!
vietanhproject + 1 Chuyên nghiệp. Cảm ơn!
nttxd7 + 3 + 3 + 1 Viết rất hay. Thanks!
tranghuyen510 + 3 + 1
fast304 + 3

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

3#
fubi Đăng lúc 19/7/2012 21:02 | Xem tất
TRB.CE gửi lúc 19/7/2012 17:51
em xin trả lời câu hỏi.
1. Kiến thức hiểu biết: Dự toán, kết cấu, thi công, kiến trúc ...


Chuyên gia không có nghĩa là biết tất cả như bạn nói. Xã hội hiện đại, chuyên nghiệp là 1 xã hội đi theo hướng chuyên môn hóa rồi bạn. Chủ đề đang nói đến là Chuyên gia trong lĩnh vực quản lý dự án chứ k phải chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn dự toán, kết cấu,... Chuyên gia quản lý dự án thậm chi mù tịt về thiết kế cũng không sao, mù tịt về bóc dự troán, mù tịt về giám sát không thành vấn đề. Bởi các chuyên môn đó là đã có tư vấn hoặc người có chuyên môn làm cả rồi. Các bạn đừng nhầm lẫn.

Nôm na: các chuyên môn đó giống như những người thợ tham gia vào công việc may áo. Người thì giỏi và chuyên may cánh tay, người thì chuyên may cổ áo, người thì chuyên may thân áo... Nhưng mỗi người đó lại mù tịt về ráp nối cái áo lại để thành 1 cái áo hoàn chỉnh mặc dù họ rất giỏi trong việc may từng bộ phận rời lẻ của cái áo như vậy. Người điều khiển, ráp nối các bộ phận chiếc áo lại với nhau chính là Người quản lý dự án. Mặc dù họ mù tịt về cách may ra cái cổ, cách may ra cánh tay áo, cách may ra cái thân áo.. nhưng họ lại rất giỏi và hiểu rõ phải kết nối các bộ phận đó như thế nào để thành được 1 cái áo hoàn chỉnh nhất đúng theo mong muốn. Khi họ biết sâu về cách ráp nối, hiểu tường tận những phát sinh hay lỗi mắc phải để phòng ngừa khi ráp áo thì lúc đó họ là chuyên gia.
Đừng nhầm lẫn Chuyên gia QLDA là 1 người biết tất tần tật mọi thứ như vậy. Nếu hiểu được điều này, các bạn sẽ không phải mất 10 năm vậy đâu mà thậm chí chỉ cần 3-4 năm là siêu lắm rồi.
Sẽ chia sẻ ở các bài sau...

Đánh giá

Đúng, nếu như mù tịt thì người ta làm bậy Anh không biết sâu về nó thì sao???  Đăng lúc 19/7/2012 21:24
Như anh nói thì anh em chủ yếu là 1 chuyên viên. Chưa đúng nghĩa của Chuyên viên QLDA, hay chuyên gia.  Đăng lúc 19/7/2012 21:17

Số người tham gia 2Uy Tín: +3 Thưởng +3 Thanked +2 Thu lại Lý do
vietanhproject + 1 Đồng tình. Cảm ơn!
nttxd7 + 3 + 3 + 1 Viết rất hay. Thanks!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

4#
fubi Đăng lúc 20/7/2012 08:03 | Xem tất
TRB.CE gửi lúc 19/7/2012 21:41
Vậy tóm lại:
Anh Bình và mọi người cho em 1 cái kết quả cho dân kỹ thuật không phải  ...


Để đơn giản và cụ thể hóa, đưa ra 1 ví dụ: Chuyên gia về quản lý dự án xây dựng phải trả lời ngay lập tức, thuộc nằm lòng câu trả lời cho câu hỏi sau:

* CĐT muốn đầu tư 1 khu đô thị mới thì cần phải làm những công việc gì để ra được sản phẩm cuối cùng với mốc thời gian định trước?
- Việc nào có thể làm song hành? Việc nào phải làm theo trình tự? Việc nào cần ưu tiên trước?
- Các quy định ràng buộc pháp luật của Nhà nước trong dự án bao gồm những gì mà CĐT phải tuân thủ?
- Các khó khăn vướng mắc thường gặp phải khi triển khai dự án loại này là gì? Giải pháp phòng ngừa và khắc phục hiệu quả nhất?

Và qua câu trả lời này, bạn thấy rằng nó chẳng liên quan gì đến chuyên môn sâu về dự toán, về thiết kế, về thi công. Chuyên gia QLDA chỉ là người biết rõ sâu sắc, THỰC TẾ các công việc cần triển khai, biết cách thức ráp nối các công việc lại với nhau 1 cách nhịp nhàng, đồng bộ, nhằm thúc đẩy dự án đến đích 1 cách nhanh nhất theo đúng yêu cầu.

Các bạn trả lời nằm lòng không sai chỗ nào thì đó là 1 chuyên gia quản lý dự án xây dựng rồi đó.




Đánh giá

Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5.0 Chia sẻ hay! Thanks bạn nhé!: 0.0
Chia sẻ hay! Thanks bạn nhé!: 0
Yêu cầu cốt lõi?  Đăng lúc 29/8/2014 09:50
Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5
  Đăng lúc 18/8/2012 11:16
Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5
  Đăng lúc 20/7/2012 16:20
Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5
  Đăng lúc 20/7/2012 14:18

Số người tham gia 6Uy Tín: +11 Thưởng +11 Thanked +7 Thu lại Lý do
xuyengtvt + 2 Rất chuyên nghiệp! Thanks!
phuquy + 1 Thích bài này! Thanks!
truong300886 + 2 + 2 + 1
hunterxhunter + 3 + 3 + 1 rất ok!
hupro + 3 Đồng tình. Thanks!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

5#
fubi Đăng lúc 24/7/2012 18:32 | Xem tất

Quản lý dự án XD cũng là một nghề

muathu0888 gửi lúc 24/7/2012 01:03
Em mạo muội xin chia sẻ với các bác 1 trang web mà em cũng vừa khám phá trong thời gian  ...

Quản lý dự án là một quá trình phức tạp, không có sự lặp lại, nó khác hoàn toàn so với việc quản lý công việc thường ngày của một nhà hàng, một công ty sản xuất hay một nhà máy - bởi tính lặp đi lặp lại, diễn ra theo các quy tắc chặt chẽ và được xác định rõ của công việc.


                               
Đăng nhập/Đăng ký mở rộng
Trong khoảng một thập niên trở lại đây, cùng với xu hướng hội nhập khu vực hóa, toàn cầu hóa trong mọi lĩnh vực kinh tế và cả lĩnh vực đầu tư xây dựng. Công tác quản lý đầu tư xây dựng ngày càng trở nên phức tạp đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều đối tác và nhiều bộ môn liên quan. Do đó, công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng đòi hỏi phải có sự phát triển sâu rộng, và mang tính chuyên nghiệp hơn mới có thể đáp ứng nhu cầu xây dựng các công trình dân dụng ở nước ta trong thời gian tới. Thực tiễn đó đã thúc đẩy sự ra đời một công việc mới mang tính chuyên nghiệp thực sự: Quản lý dự án - một nghề đòi hỏi tính tổng hợp và chuyên nghiệp từ các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động tư vấn, kể cả trong nước và nước ngoài.

Trước hết, cần phải hiểu Quản lý dự án (Project Management - PM) là công tác hoạch định, theo dõi và kiểm soát tất cả những khía cạnh của một dự án và kích thích mọi thành phần tham gia vào dự án đó nhằm đạt được những mục tiêu của dự án đúng thời hạn với các chi phí, chất lượng và thời gian dự kiến. Nói một cách khác, Quản lý dự án (QLDA) là công việc áp dụng các chức năng và hoạt động của quản lý vào suốt vòng đời của dự án nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra.

Quản lý dự án là một quá trình phức tạp, không có sự lặp lại. Nó khác hoàn toàn so với việc quản lý công việc thường ngày của một nhà hàng, một công ty sản xuất hay một nhà máy - bởi tính lặp đi lặp lại, diễn ra theo các quy tắc chặt chẽ và được xác định rõ của công việc. Trong khi đó, công việc của quản lý dự án và những thay đổi của nó mang tính duy nhất, không lặp lại, không xác định rõ ràng và không có dự án nào giống dự án nào. Mỗi dự án có địa điểm khác nhau, không gian và thời gian khác nhau, thậm chí trong quá trình thực hiện dự án còn có sự thay đổi mục tiêu, ý tưởng từ chủ đầu tư. Cho nên việc điều hành quản lý dự án cũng luôn thay đổi linh hoạt, không có công thức nhất định.

Vòng đời của Dự án  

Mỗi dự án đầu tư xây dựng đều có thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc rõ ràng nên dự án có một vòng đời. Vòng đời của đự án (Project life cycle) bao gồm nhiều giai đoạn phát triển từ ý tưởng đến việc triển khai nhằm đạt được kết quả và đến khi kết thúc dự án.
Thông thường, các dự án đều có vòng đời bốn giai đoạn, bao gồm:  Giai đoạn hình thành dự án; giai đoạn nghiên cứu phát triển; giai đoạn thực hiện & quản lý; giai đoạn kết thúc.  
Tiến trình công việc chính như: Xây dựng ý tưởng ban đầu, xác định qui mô và mục tiêu, đánh giá các khả năng, tính khả thi của dự án, xác định các nhân tố và cơ sở thực hiện dự án;  

                               
Đăng nhập/Đăng ký mở rộng



                               
Đăng nhập/Đăng ký mở rộng



Giai đoạn hình thành dự án có các công việc chính như: Xây dựng ý tưởng ban đầu, xác định qui mô và mục tiêu, đánh giá các khả năng, tính khả thi của dự án, xác định các nhân tố và cơ sở thực hiện dự án.

Giai đoạn nghiên cứu phát triển: xây dựng dự án, kế hoạch thực hiện và chuẩn bị nguồn nhân lực, kế hoạch tài chính và khả năng kêu gọi đầu tư, xác định yêu cầu chất lượng, phê duyệt dự án;  

Giai đoạn thực hiện (hay giai đoạn triển khai): thông tin tuyên truyền, thiết kế Quy hoạch và Kiến trúc, phê duyệt các phương án thiết kế, đấu thầu xây dựng và tổ chức thi công xây dựng, quản lý và kiểm soát;
  
  Giai đoạn kết thúc: hoàn thành công việc xây dựng, các hồ sơ hoàn công, vận hành thử công trình, giải thể nhân viên, kiểm toán và tất toán. Trong mỗi dự án đều có nhiều thành phần tham gia, còn gọi là các bên của dự án. Các bên của dự án là các cá nhân hoặc tổ chức có liên quan đến dự án, hoặc là những người được hưởng lợi hay bị xâm hại khi dự án thành công, bao gồm: Chủ đầu tư, Nhà tài trợ hoặc người cung cấp tài chính, Ban quản lý dự án, Khách hàng, Nhà tư vấn thiết kế, Nhà thầu chính và các nhà thầu phụ, Các nhà cung ứng, Cơ quan quản lý nhà nước, Nhân dân địa phương, Nhà bảo hiểm...



                               
Đăng nhập/Đăng ký mở rộng

Công tác quản lý dự án mang tính tổng hợp và chuyên sâu

Ban quản lý dự án

Như trên đã trình bày, ban quản lý dự án là một thành phần quan trọng của dự án xây dựng, đó là một cá nhân hoặc một tổ chức do chủ đầu tư thành lập, có nhiệm vụ điều hành, quản lý dự án trong suốt quá trình thực hiện dự án. Các thành phần của Ban QLDA có thể thay đổi qua các giai đoạn khác nhau của dự án, tuy nhiên luôn có người lãnh đạo và chịu trách nhiệm chính, đó là Giám đốc dự án (Project Manager), hay Giám đốc điều hành dự án, hay Người quản lý dự án. Ðây phải là một người có trình độ học vấn và kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý, có bản lĩnh cá nhân vững vàng, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng làm việc theo nhóm, và phải biết ngoại ngữ trong trường hợpdự án có sự hợp tác với các đối tác nước ngoài. Giám đốc điều hành dự án có thể là một Kiến trúc sư, một Kỹ sư xây dựng, hay một chuyên gia kinh tế xây dựng. Giám đốc dự án là người hiểu rõ chủ trương, ý đồ của chủ đầu tư, đồng thời hiểu cặn kẽ mọi khía cạnh của dự án. Từ đó truyền đạt lại cho các thành viên khác và phải đưa ra những quyết định chính xác, hợp lý và khách quan trong quá trình quản lý, nhằm đạt được những mục tiêu của dự án đã đề ra. Giám đốc dự án sẽ hoạt động liên tục trong suốt quá trình của dự án, từ khi nghiên cứu lập báo cáo dự án đến giai đoạn thiết kế, giai đoạn đấu thầu, giai đoạn thi công xây dựng và cuối cùng là giai đoạn nghiệm thu bàn giao công trình.  

Nhiệm vụ và quyền hạn của Giám đốc dự án  


                               
Đăng nhập/Đăng ký mở rộng
Thay mặt chủ đầu tư làm việc với các đối tác và các cơ quan hữu quan trong suốt quá trình thực hiện dự án. Chẳng hạn, trong trường hợp dự án đầu tư xây dựng một khách sạn quốc tế mà chủ đầu tư ký hợp tác với một nhà quản lý khách sạn nước ngoài, đảm bảo tính chuyên nghiệp khi công trình đưa vào sử dụng, thì khi đó ban QLDA sẽ thay mặt chủ đầu tư làm việc với Nhà quản lý khách sạn và các đơn vị tư vấn thiết kế theo sơ đồ làm việc ba cực.

Trong trường hợp dự án có qui mô lớn, chức năng sử dụng phức tạp hay dự án có yêu cầu cao về chất lượng, kỹ thuật (ví dụ như dự án xây dựng bệnh viện, khách sạn, khu liên hợp thể thao hay công trình hạ tầng kỹ thuật,...) thì cần thiết phải huy động các dịch vụ tư vấn quản lý dự án chuyên nghiệp. Cần phải lưu ý rằng, một trong những lý do chủ yếu của việc thất bại, chậm trễ hay vượt ngân sách của các dự án bất động sản là sự yếu kém hoặc thiếu kinh nghiệm của ban QLDA.

ThS.KTS Ngô Lê Minh
Khoa Kiến trúc - Quy hoạch,
Trường Ðại học Xây Dựng Hà Nội

Đánh giá

Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5.0 Hữu ích lắm! Thanks!: 4.3
Chia sẻ hay! Thanks bạn nhé!: 5.0
Chia sẻ hay! Thanks bạn nhé!: 5
  Đăng lúc 1/9/2015 11:14
Hữu ích lắm! Thanks!: 3
  Đăng lúc 22/9/2012 10:36
Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5
  Đăng lúc 6/9/2012 20:20
Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5 Hữu ích lắm! Thanks!: 5
  Đăng lúc 29/8/2012 21:50
Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5 Hữu ích lắm! Thanks!: 5
  Đăng lúc 19/8/2012 15:12

Số người tham gia 4Uy Tín: +7 Thưởng +7 Thanked +5 Thu lại Lý do
vietanhproject + 2 Bài hay. Cảm ơn!
truong300886 + 1 + 1 + 1
youme_215 + 3 + 3 + 1 Đồng tình. Thanks!
muathu0888 + 3 + 3 + 1

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

6#
fubi Đăng lúc 24/7/2012 21:01 | Xem tất
tranhungdao12a3 gửi lúc 24/7/2012 20:43
Xin phép được nhận xét một chút về bài viết của tác giả Ngô Lê Minh này về bài  ...

tranhungdao12a3 tư duy rất đúng về dự án với vai trò của Nhà đầu tư (người bỏ tiền ra). Là họ phải theo dõi dự án cho đến khi vận hành khai thác về sau, tuy nhiên đó không phải là dự án đầu tư xây dựng công trình mà là QLDA hiểu theo nghĩa rộng hơn là bao gồm cả việc vận hành kinh doanh, đánh giá hiệu quả đồng vốn khi đi vào khai thác.

Tuy nhiên, chủ đề bài viết của tác giả đề cập lại khác hoàn toàn với ý mà tranhungdao12a3. Họ chỉ  giới hạn đang nói riêng cụ thể đến NGHỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG. Và bài viết này đang làm rõ thêm cho chủ đề topic "Làm thế nào trở thành chuyên gia trong quản lý dự án đầu tư XD".

Đối với QLDA trong đầu tư XD thì chỉ đúng có các bước như tác giả đề cập thôi. Nghĩa là đến khi bàn giao công trình đưa vào sử dụng quyết toán là xong dự án đầu tư XD. Việc vận hành, khai thác là 1 vấn đề khác, thuộc chuyên môn khác, không thuộc chuyên môn QLDA trong xây dựng.

Tác giả đã nêu rất tổng quan về NGHỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN CẦN PHẢI LÀM GÌ, BIẾT GÌ. Đặc biệt có nói đến tố chất của 1 Chuyên gia QLDA dưới vai trò là 1 giám đốc dự án XD cần có là gì. Và điều đó đang liên quan đến chủ đề topic đang thảo luận: "Con đường để trở thành Chuyên gia Quản lý Dự án XD".

Tóm lại:
- Người làm QLDA đầu tư xây dựng chỉ cần đến khi bàn giao công trình quyết toán là xong nhiệm vụ. Không cần biết việc khai thác, vận hành kinh doanh sau đó như thế nào. Bởi nó thuộc trách nhiệm của 1 nghề khác, 1 đội ngũ khác.
==> Chính vì vậy việc cần học những gì, cần tích lũy những gì để trở thành CHUYÊN GIA TRONG QLDA XÂY DỰNG cũng chỉ gói gọn kiến thức đến bước bàn giao quyết toán công trình là xong.

Số người tham gia 3Thanked +3 Thu lại Lý do
vietanhproject + 1 Thực tiễn. Cám ơn!
muathu0888 + 1 Đồng tình. Thanks! Đúng là bài vi.
thanh.bm + 1 Đồng tình. Thanks! QLDA mở rộng là.

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Phiên bản Mobile|Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng  

Phần mềm dự toán xây dựng excel | Hướng dẫn lập dự toán xây dựng | Phần mềm tư vấn giám sát | Phần mềm quản lý chất lượng xây dựng |

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Kiến Trúc sư

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Đấu thầu

GMT+7, 3/5/2024 23:32 , Processed in 0.114614 second(s), 23 queries .

Powered by Discuz! X3.2

© 2001-2013 Kiso Comsenz Inc.