XD360 KÍNH CHÚC CHO MỌI NHÀ VẠN SỰ AN LÀNH!

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

 Quên mật khẩu
 Đăng ký mới
Anh Trần HòeBùi Quốc Hưng
Xem: 27587|Trả lời: 31
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

Tính khối lượng đường giao thông

  [Lấy địa chỉ]
Nhảy đến trang chỉ định
1#
dangocbich Đăng lúc 11/9/2012 22:07 | Xem tất Trả lời thưởng |Xem ngược lại |Chế độ đọc

Hãy đăng nhập để có nhiều chức năng hữu dụng hơn và xem ảnh rõ hơn!

Bạn phải đăng nhập để xem được nội dung, nếu bạn chưa có tài khoản? hãy Đăng ký mới

x
Nếu là tính khối lượng của đường thì, mình chia sẻ về nguyên tắc (Mai có thời gian sẽ tìm hiểu các bài trước rồi sẽ có bài khác bù )
Tính khối lượng đường thì: V=(F1+F2)/2*L (1). L là cự ly lẻ trắc dọc có xét độ dốc dọc (và xét đến cả duỗi bình đồ theo mặt bằng).
Tại sao có công thức như trên,
Theo mình hiểu là thế này:
F1 là diện tích của hình bất kỳ ---> 1 hình đặc biệt (lục lăng đều hay tròn chẳng hạn) cũng có diện tích F1
F2 là """""""""""""""""""""""""""""""""""""""""""""""""""""""""""""""""""""""""""""""""""""""""""""""""""""""""""""""F2.
Nếu quy khéo thì nó cũng quy về theo hình trụ tròn xoay:
và khi đó áp dụng (1) là ra kết quả thôi mà.
Có ai chê trách vì bài viết của mình không nhỉ.
Để mình biết, mà ...

Đánh giá

Đống ý với a Fubi là nêu rõ cụ thể. Vì làm đường tùy theo địa hình có nhiều công tác như san ủi, lấp, đào, tính khối lượng đào, đắp, nền đường....  Đăng lúc 27/9/2012 10:08
Topic rất thiết thực. Ủng hộ 2 tay! Góp ý: KL đường thì nên cụ thể: san, lấp, nền đường, áo đường... Không ghi chung chung KL đường như trên. Thanks!  Đăng lúc 12/9/2012 07:51

Số người tham gia 2Uy Tín: +1 Thưởng +1 Thanked +1 Thu lại Lý do
tuanminh669 + 1 + 1 Đồng tình. Cảm ơn!
robinson + 1 Viết rất hay. Thanks!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

2#
 Tác giả| dangocbich Đăng lúc 28/9/2012 02:35 | Xem tất
=(F1+F)/2*L/2 +(F2+F)/2*L/2 (áp dụng công thức Trung bình 2 lần)
=(F1+2F+F2)*L/4.
Với hình đặc biệt thì (F1+F2)=2F thì khi đó 2 công thức của mình và của bạn trùng nhau.
Cho mình hỏi, công thức trên bạn biến đổi từ đâu ra nhỉ?
------
Mình lại quay chút về học thuật nhé:
Việc cho phép áp dụng công thức gần đúng: (F1+F2)/2*L trên cơ sở quy hình thực tế về hình đặc biệt, hình này sẽ có thể tích đúng bằng hình đặc biệt hơn: đó là hình lăng trụ đều (đều như cây mía), hình lăng trụ đều đương nhiên có V= F*L, trong đó F có giá trị bằng đúng hình: (F1+F2)/2 của hình trên.
Đây chính là cơ sở lý thuyết,
---
Quay lại mặt cắt đường, nếu F1 khác xa F2, thì sẽ chêm các điểm (như cách của bạn) và cuối cùng ta có công thức:
(F1+2F2+...2Fn-1+Fn)/2*L/n với n là số lượng khoảng chia đều nhau, một đoạn dài L/n, n--> vô cùng,
sẽ cho, khối lượng thực của hình thực tế.
Cái này là nguyên lý của Phép tích phân, mình umbala tí cho hoành. .
---
Chia sẻ thêm: ở chỗ mình, dạo trước nổi lên phong trào, tìm trọng tâm của 2 mặt cắt để nối lại dùng làm cơ sở tính khối lượng (thay thế cho L). Vì sợ Nhà Nhà thầu ăn dôi khối lượng tính.
thế mới chuối chứ. Theo đó, nối 2 trọng tâm thì tạo ra đường dích dắc đường nối các trọng tâm ý mà. Bác chủ chương vấn đề này kể cũng hoành, chẳng biết bác ý nghĩ gì??

Đánh giá

Rất hữu ích! Thanks!: 5.0 Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 3.0
Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 3
Chắc Bạn ở bên bộ Xây dựng a? Bộ giao thông không bao giờ có cách tính nối trọng tâm đâu.  Đăng lúc 3/12/2013 14:52
Rất hữu ích! Thanks!: 5
thanks bạn hay đó  Đăng lúc 25/3/2013 11:36

Số người tham gia 1Uy Tín: +3 Thưởng +1 Thanked +1 Thu lại Lý do
hieph0ang + 3 + 1 + 1 Đồng tình. Cảm ơn!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

3#
 Tác giả| dangocbich Đăng lúc 28/9/2012 21:01 | Xem tất
Cái này đúng rồi, anh em đang tìm hiểu:
1. Công thức đó lấy từ đâu ra? (nguyên lý).
2. Cách áp dụng trong 1 số trường hợp, nhất là đường miền núi, góc cua tay áo, ta luy --> Khối lượng đào đắp lớn.
----
3. Hỏi các bạn: Trong công thức trên: S1 là đào, S2 là đắp, thì có phải nội suy ra điểm không đào không đắp không nhỉ. Để tách và tính Vđào, V đắp trên đoạn L đó?

Đánh giá

Tại các mặt cắt để có S1, S2 người thiết kế ngoài việc chia các đoạn 1 khoảng 20-25m còn phải xem xét tại các điểm đặc biệt để làm cọc chi tiết!  Đăng lúc 12/10/2012 09:44

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

4#
 Tác giả| dangocbich Đăng lúc 1/10/2012 10:33 | Xem tất

Nội suy tính khối lượng!

Mình đề xuất 2 cách tính các bạn xem thế nào:
1. Nhìn trên trắc dọc để xác định ra điểm không đào không đắp (cũng chỉ tương đối) không tuyệt đối được.
2. Nội suy điểm đổi trên cơ sở toán học:
  Lý trình (X1)  ---> S1   (L1)
                 X2 ------> - S2 (chú ý dấu -)  (L2)
Từ đó         X* -----> O (L*)
(L1+L2=L)
Cần xác định X* từ 2 quan hệ trên.
Cái này thì dùng toán học các bạn nhé.
Ý các bạn thế nào?

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

5#
 Tác giả| dangocbich Đăng lúc 17/10/2012 11:27 | Xem tất
Cảm ơn bạn, tình huống này mình mong đợi các bạn lên chia sẻ đã lâu,
Vì việc tính toán khối lượng này không hề đơn giản.
tính phức tạp là do sự gần đúng đã nêu ở trên.
Tình huống này mình nghĩ thế này:
1. Với khối lượng đào: Về nguyên tắc chúng ta chỉ được tính 1 lần, có nghĩa là:  đào, thi công cống, đắp mang cống--> đắp nền đường.
Trường hợp thi công nền xong rồi mới đào ngược trở lại mình nghĩ Nhà thầu phải chịu thiệt thôi.
vì khối lượng thiết kế, Tư vấn không ai tính đào trên mặt cắt sau khi đã thi công nền cả.
Khối lượng cống: Si x Li (tổng Li là theo chiều dọc cống; Si có dạng hình thang Hố đào) = A;
Phải tách A=A1+A2, trong đó A2 là tổng Khối lượng giới hạn bởi các hình mà: giới hạn dưới là đáy hố đào cống, giới hạn trên là đường tự nhiên  tương ứng.
Khi đó ta tính A1 hoặc A2 (theo tôi thì tính A2). Sau đó dùng A (cũng tính tương tự) rồi A-A2 = A1. Khối lượng A1 phải được trừ vào khối lượng nền.
2. Theo nguyên lý như trên cũng phải phân tách đề trừ với khối lượng đắp nền. Phạm vi đắp cống là theo hình thang lên đỉnh cống 50 cm (thường thế).
Mô tả thì khó, có bác nào biết chuyển ảnh lên anh em cùng tính thử trong vài trường hợp thì tốt quá.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Phiên bản Mobile|Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng  

Phần mềm dự toán xây dựng excel | Hướng dẫn lập dự toán xây dựng | Phần mềm tư vấn giám sát | Phần mềm quản lý chất lượng xây dựng |

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Kiến Trúc sư

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Đấu thầu

GMT+7, 26/4/2024 23:50 , Processed in 0.109602 second(s), 24 queries .

Powered by Discuz! X3.2

© 2001-2013 Kiso Comsenz Inc.