Điều 11. Trình duyệt kế hoạch đấu thầu
1. Trách nhiệm trình duyệt
Chủ đầu tư có trách nhiệmtrình kế hoạch đấu thầu lên người có thẩm quyền hoặc người được ủy quyền quyết địnhđầu tư xem xét, phê duyệt; đồng thời gửi cho cơ quan, tổ chức thẩm định; trườnghợp trình kế hoạch đấu thầu lên Thủ tướng Chính phủ, chủ đầu tư còn phải gửicho bộ quản lý ngành để có ý kiến bằng văn bản trình Thủ tướng Chính phủ xemxét, phê duyệt.
Đối với các gói thầu dịch vụtư vấn được thực hiện trước khi có quyết định đầu tư, trường hợp xác định đượcchủ đầu tư thì đơn vị thuộc chủ đầu tư có trách nhiệm trình kế hoạch đấu thầulên người đứng đầu cơ quan chủ đầu tư để xem xét, phê duyệt. Trường hợp chưaxác định được chủ đầu tư thì đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án có tráchnhiệm trình kế hoạch đấu thầu lên người đứng đầu đơn vị mình để xem xét, phêduyệt. Người đứng đầu cơ quan chủ đầu tư, người đứng đầu đơn vị được giao nhiệmvụ chuẩn bị dự án chỉ định một đơn vị trực thuộc tổ chức thẩm định kế hoạch đấuthầu trước khi phê duyệt.
2. Hồ sơ trình duyệt
a) Văn bản trình duyệt kế hoạchđấu thầu bao gồm những nội dung sau đây:
- Phần công việc đã thực hiệnbao gồm nội dung công việc liên quan tới chuẩn bị dự án, các gói thầu thực hiệntrước với giá trị tương ứng và căn cứ pháp lý để thực hiện;
- Phần công việc không áp dụngđược một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu quy định từ Điều 18 đến Điều 24của Luật Đấu thầu, khoản 4 Điều 2 của Luật sửa đổi và Điều 97 của Luật Xây dựng;
- Phần công việc thuộc kế hoạchđấu thầu bao gồm nội dung công việc và giá trị phần công việc tương ứng hìnhthành các gói thầu được thực hiện theo một trong các hình thức lựa chọn nhà thầuquy định từ Điều 18 đến Điều 24 của Luật Đấu thầu, khoản 4 Điều 2 của Luật sửađổi và Điều 97 của Luật Xây dựng, kể cả các công việc nhu rà phá bom, mìn, vậtnổ, xây dựng khu tái định cư, chuẩn bị mặt bằng xây dựng, bảo hiểm công trình,đào tạo; cơ sở của việc chia dự án thành các gói thầu. Đối với từng gói thầu,phải bảo đảm có đủ các nội dung quy định tại Điều 10 Nghị định này;
Đối với gói thầu không áp dụnghình thức đấu thầu rộng rãi, trong văn bản trình kế hoạch đấu thầu, chủ đầu tưphải nêu rõ lý do áp dụng hình thức lựa chọn khác trên cơ sở tuân thủ các quy địnhcủa Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng, Luật sửa đổi và Nghị định này. Đối với gói thầucó giá trị trong hạn mức chỉ định thầu hoặc do yêu cầu đặc biệt khác áp dụnghình thức chỉ định thầu theo quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật sửa đổi vàkhoản 1 Điều 40 Nghị định này còn phải bảo đảm việc chỉ định thầu hiệu quả hơnso với đấu thầu rộng rãi bằng cách lượng hóa tính hiệu quả các yếu tố về kinh tế– xã hội và các yếu tố khác.
- Phần công việc chưa đủ điềukiện lập kế hoạch đấu thầu (nếu có): phải nêu nội dung và giá trị phần công việccòn lại của dự án.
Tổng giá trị các phần công việcđã thực hiện, phần công việc không áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu, phầncông việc thuộc kế hoạch đấu thầu và phần công việc chưa đủ điều kiện lập kế hoạchđấu thầu (nếu có) không được vượt tổng mức đầu tư của dự án.
Trường hợp cần thiết phải lậpkế hoạch đấu thầu cho một hoặc một số gói thầu để thực hiện trước theo quy địnhtại khoản 2 Điều 6 của Luật Đấu thầu thì trong văn bản trình duyệt vẫn phải baogồm các nội dung như quy định tại khoản này.
b) Tài liệu kèm theo văn bảntrình duyệt
Khi trình duyệt kế hoạch đấuthầu, chủ đầu tư phải gửi kèm theo bản chụp các tài liệu làm căn cứ lập kế hoạchđấu thầu theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.
Điều 12. Thẩm định và phê duyệt kế hoạch đấu thầu
1. Thẩm định kế hoạch đấu thầu
a) Thẩm định kế hoạch đấu thầulà việc tiến hành kiểm tra, đánh giá các nội dung theo quy định tại Điều 9, Điều10 và Điều 11 Nghị định này;
b) Cơ quan, tổ chức thẩm địnhkế hoạch đấu thầu phải lập báo cáo kết quả thẩm định trên cơ sở tuân thủ quy địnhtại Điều 65 của Luật Đấu thầu trình người có thẩm quyền phê duyệt.
2. Phê duyệt kế hoạch đấu thầu
Người có thẩm quyền hoặc ngườiđược ủy quyền quyết định đầu tư; người đứng đầu cơ quan chủ đầu tư hoặc người đứngđầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án trong trường hợp gói thầu được thựchiện trước khi có quyết định đầu tư có trách nhiệm phê duyệt kế hoạch đấu thầutrong thời hạn không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo của cơ quan, tổchức thẩm định. Việc phê duyệt kế hoạch đấu thầu thuộc trách nhiệm của Thủ tướngChính phủ được thực hiện theo Quy chế làm việc của Chính phủ.