XD360 KÍNH CHÚC CHO MỌI NHÀ VẠN SỰ AN LÀNH!

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

 Quên mật khẩu
 Đăng ký mới
Anh Trần HòeBùi Quốc Hưng
Xem: 5759|Trả lời: 12
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[Chất Lượng] Hỏi đáp về Nghiệm thu trong xây dựng

[Lấy địa chỉ]

Hãy đăng nhập để có nhiều chức năng hữu dụng hơn và xem ảnh rõ hơn!

Bạn phải đăng nhập để xem được nội dung, nếu bạn chưa có tài khoản? hãy Đăng ký mới

x

Câu hỏi của bạn Đặng Văn Đoàn Tại hòm thư llcco6lc@gmail.com hỏi :

Câu hỏi 1: Nhà thầu chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm vật liệu, thiết kế thành phần cấp phối bê tông và thi công đúng chỉ dẫn của đơn vị thí nghiệm (lượng hao hụt vật liệu tương đương định mức dự toán, hồ sơ dự thầu), Khi thi công có sự chứng kiến của kỹ sư tư vấn giám sát. Trong quá trình đổ bê tông có lấy mẫu để kiểm tra cường độ. Nhưng khi nén mẫu bê tông không đảm bảo cường độ theo thiết kế (cả cường độ 3 ngày, 7 ngày, 14 ngày, 28 ngày). Vậy chúng tôi phải xử lý như thế nào?

 

1. Phải đập phần bê tông đã đổ đi (bê tông dầm sàn mái)? (nếu cường độ đạt bao nhiêu % cường độ thiết kế thì không phải đập?)

2. Phải nghiệm thu bê tông theo đúng cường độ thực tế, nhưng không thay đổi đơn giá trúng thầu vì hao hụt vật liệu vẫn tương đương.

3. Nghiệm thu bê tông theo đúng cường độ thực tế, tính lại đơn giá vật liệu bê tông theo mác thực tế và định mức dư toán tương đương.

Hoặc xử lý khác.

Câu hỏi 2. Phụ lục 2-bảng xác định giá trị hoàn thành theo hợp đồng (thông tư 06, hướng dẫn hợp đồng xây dựng) chỉ ghi đại diện nhà thầu ký, ghi rõ họ tên, chức vụ không yêu cầu đóng dấu như phụ lục số 1. Vậy có cần phải giám đốc ký, đóng dấu không? nếu chỉ kỹ thuật ký ghi rõ họ tên, chức vụ có được không? (nếu kho bạc yêu cầu giám đốc ký, đóng dấu có phải cố ý sách nhiễu không?)

Câu hỏi 3. Trong hồ sơ nghiệm thu thanh toán theo từng giai đoạn, hồ sơ hoàn công, các tập hô sơ khác có liên quan đến công trình. Tờ bìa có phải chỉ là chỉ dẫn để dễ tìm thôi hay không hay là yêu cầu bắt buộc và giám đốc nhà thầu và chủ đầu tư phải ký, đóng dấu?

Sau khi nghiên cứu, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng có ý kiến như sau:

Câu 1: Theo “mục 7.1.8 và điểm g, điểm b mục 7.2.1, điều 7-Kiểm tra và nghiệm thu của TCVN 4453:1995 - Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối - Quy phạm thi công và nghiệm thu”. Vì vậy sau khi thí nghiệm kiểm tra cường độ bê tông ở 28 ngày tuổi không đảm bảo cường độ theo thiết kế thì công tác thi công bê tông của công trình nêu trên không đủ điều kiện để nghiệm thu hoàn thành công việc xây dựng.

Câu 2: Theo mục 2.2 điều 2, phần I của Thông tư số 06/2007/TT-BXD qui định “Thông tư này áp dụng đối với bên giao thầu và bên nhận thầu là tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có đủ điều kiện năng lực hoạt động, năng lực hành nghề khi tham gia ký kết hợp đồng thực hiện các hoạt động xây dựng tại Việt Nam” vì vậy:

- Cá nhân Ông hay tổ chức Ông đang công tác, khi tham gia hoạt động xây dựng thực hiện theo đúng hướng dẫn của Thông tư này là được.

- Nếu kho Bạc yêu cầu giám đốc ký, đóng dấu vào bảng phụ lục 02 này khi làm thủ tục thanh toán thì không phải cố ý sách nhiễu vì kho bạc không phải tổ chức thuộc diện bắt buộc áp dụng Thông tư này.

Câu 3: Biểu mẫu và qui cách hồ sơ nghiệm thu thanh toán theo giai đoạn thi công được qui định tại hợp đồng giữa bên giao thầu và bên nhận thầu.

Trong hoạt động xây dựng để tiến hành lập hồ sơ hoàn thành công trình cần căn cứ và thực hiện theo hướng dẫn của phụ lục 7- Thông tư số 27/2009/TT-BXD ngày 31 tháng 7 năm 2009.


Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng

 

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

2#
 Tác giả| giakhanh206 Đăng lúc 18/2/2011 13:59 | Chỉ xem của tác giả
Hướng dẫn trình tự nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng 2010-12-24 16:33:45.288
Câu hỏi của bạn le quoc thai Tại hòm thư thaiql205@yahoo.com.vn hỏi :
Thông tư 27/2009/TT-BXD ngày 31/7/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng, về hồ sơ hoàn thành công trình nêu: danh mục; quy cách hồ sơ hoàn thành công trình theo Phụ lục 7 của Thông tư này. Trong nội dung Phụ lục 7, phần C liệt kê danh mục hồ sơ thi công - nghiệm thu công trình xây dựng; trong đó có giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực hoặc giấy chứng nhận phù hợp chất lượng công trình xây dựng (gọi tắt là giấy chứng nhận chất lượng). Vậy trường hợp công trình đủ điều kiện thực hiện công tác nghiệm thu hoàn thành đưa vào sử dụng tức là phần lớn đủ hồ sơ theo danh mục của phụ lục 7, nhưng chưa có giấy chứng nhận chất lượng. Vậy giấy chứng nhận chất lượng cấp cho công trình trước khi thực hiện công tác nghiệm thu hoàn thành đưa vào sử dụng hay công tác nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng là một trong những căn cứ để lập giấy chứng nhận chất lượng (tức giấy chứng nhận chất lượng cấp sau công tác nghiệm thu hoàn thành công trình). Kính đề nghị Bộ xây dựng hướng dẫn trình tự thực hiện công tác nghiệm thu theo Thông tư 27/2009/TT-BXD đơn vị thực hiện đúng quy định.

Sau khi nghiên cứu, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng có ý kiến như sau:
1. Theo quy định tại khoản 2 mục II Thông tư số 16/2008/TT-BXD thì việc kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực có công tác kiểm tra sự tuân thủ của pháp luật đối với công tác giám sát và nghiệm thu chất lượng xây dựng trong quá trình thi công. Vì vậy, kết quả nghiệm thu hoàn thành công trình của Chủ đầu tư và các Nhà thầu có liên quan là một trong những căn cứ để cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực trước khi đưa công trình vào sử dụng theo quy định tại Khoản 8 Điều 1 của Nghị định số 49/2008/NĐ-CP.
2. Đối với việc chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng:

a) Trường hợp chứng nhận sự phù hợp theo yêu cầu của các tổ chức, cá nhân mua, quản lý hoặc sử dụng công trình xuất phát từ lợi ích của mình thì nội dung chứng nhận sự phù hợp có thể là an toàn chịu lực, an toàn vận hành, chất lượng phần hoàn thiện, cơ điện… và do Chủ đầu tư với bên yêu cầu chứng nhận thỏa thuận. Khi đó, việc cấp giấy chứng nhận có thể trước hoặc sau khi Chủ đầu tư nghiệm thu hoàn thành đưa vào sử dụng và phụ thuộc vào nội dung chứng nhận (ví dụ: đối với trường hợp chứng nhận sự phù hợp thiết kế, việc cấp giấy chứng nhận được thực hiện trước khi nghiệm thu hoàn thành công trình)
b) Trường hợp chứng nhận sự phù hợp về chất lượng theo quy định tại điểm c, khoản 3 mục III Thông tư số 16/2008/TT-BXD thì việc chứng nhận sự phù hợp có công tác kiểm tra sự phù hợp các quy định của pháp luật trong giám sát thi công xây dựng và nghiệm thu. Vì vậy, kết quả nghiệm thu hoàn thành của Chủ đầu tư và các Nhà thầu có liên quan là một trong những căn cứ để cấp giấy chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng quy định tại Khoản 8 Điều 1 của Nghị định số 49/2008/NĐ-CP.

Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

3#
 Tác giả| giakhanh206 Đăng lúc 18/2/2011 14:00 | Chỉ xem của tác giả
Nghiệm thu lớp subbase của đường ô tô sau khi đã nghiệm thu đã bị gián đoạn thời gian dài khi triển khai thi công các lớp tiếp theo
Nghiệm thu lớp subbase của đường ô tô sau khi đã nghiệm thu đã bị gián đoạn thời gian dài khi triển khai thi công các lớp tiếp theo
2010-10-22 14:17:49.119ffice ffice" />
Câu hỏi của bạn Nam Khuê Tại hòm thư namkhuestar@gmail.com hỏi :
Đối với mặt đường bê tông nhựa, khi đã làm xong lớp subbase, đã nghiệm thu lớp này. Trong quá trình thi công do một số vấn đề nên nhà thầu ko triển khai tiếp các lớp sau. Vậy, tôi muốn hỏi:

1. Sau một thời gian mà triển khai thi công tiếp các lớp tiếp theo thì có cần nghiệm thu lại lớp subbase đó không? Nếu phải nghiệm thu thì phải căn cứ vào những thí nghiệm chuyên ngành nào?
2. Nếu nghiệm thu lại thì không thể nghiệm thu độ chặt đàm nén K được, vì trong 1 thời gian ngắt quãng độ ẩm của lớp thi công trước đã thay đổi dẫn đến gama thay đổi khiến K thay đổi, có đúng không? nếu kiểm tra được độ chặt thì quy trình kiểm tra như thế nào?
3. sau một thời gian, Nếu muốn kiểm tra chất lượng lớp subbase để thi công các bước tiếp theo thì có bắt buộc phải kiểm tra E của lớp subbase đã thi công đó không? (= benkenman nếu tk theo 22TCN211-06)?
Sau khi nghiên cứu, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng có ý kiến như sau:
1. Do gián đoạn thời gian thi công dài, lớp subbase có thể bị hư hỏng do thời tiết cùng tác động cơ học của phương tiện giao thông. Vì vậy cần thiết phải tổ chức đánh giá lại chất lượng trước khi tiến hành thi công tiếp. Quyền tổ chức đánh giá chất lượng được thực hiện theo quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 21 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng. Các chỉ tiêu thí nghiệm để nghiệm thu được yêu cầu cụ thể trong thiết kế và tiêu chuẩn nghiệm thu số 22TCN 334-06 và số 22TCN 304-03 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành. Thông thường là các thí nghiệm chỉ tiêu về độ chặt, về môđun đàn hồi, kích thước hình học.
2. Trường hợp lớp subbase bị hư hỏng nặng (bị nhão do bão hòa nước, thành phần cấp phối thay đổi lớn…) thì tùy trường hợp kết quả xác định chất lượng cụ thể mà thiết kế hoặc tư vấn giám sát quyết định cách xử lý.
Để biết được quan hệ giữa độ ẩm và độ chặt cũng như cách xác định độ chặt thì phải có trình độ trung cấp chuyên nghiệp trở lên hoặc các thí nghiệm viên đã được đào tạo. Bạn có thể học thêm hoặc tham vấn ở các đối tượng này.
3. Do gián đoạn lâu ngày, nên cần thiết phải kiểm tra mô đun đàn hồi bằng phương pháp Benkenman. Việc này thuộc thẩm quyền của chủ đầu tư và trách nhiệm của tư vấn giám sát, giám sát tác giả.
Nếu lớp subbase trước đây đã được nghiệm thu đạt yêu cầu, nay được đánh giá là chất lượng không đạt (về kích thước, về độ chặt…) thì kinh phí thí nghiệm, kinh phí làm lại cho đạt yêu cầu do bên làm gián đoạn thi công chi trả.

Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

4#
 Tác giả| giakhanh206 Đăng lúc 18/2/2011 14:01 | Chỉ xem của tác giả
ffice:smarttags" name="place">
Nghiệm thu cho phép chuyển giai đoạn thi công xây dựng theo quy định tại Điều 25, Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng (NĐ209/CP)
2010-09-10 08:52:07.875
Câu hỏi của bạn Chu Văn Đỉnh Tại hòm thư dinh_dhxd@yahoo.com hỏi :
Hiện nay tôi đang công tác tại Công ty cổ phần xây dựng số 11 - Vinaconex. Chúng tôi đang thi công và quản lý chất lượng công trình theo Nghị định 209/2004/NĐ-CP và TCXDVN 371-2006. Tuy nhiên trong quá trình thi công, tôi có một số vấn đề thắc mắc về quản lý chất lượng công trình mà chưa có câu trả lời thỏa đáng. Vậy tôi gửi thư này kính mong Bộ quan tâm và trả lời giúp tôi.
Theo Nghị định 209, điều 25, điểm d, khoản 2 viết: "Kết luận về sự phù hợp với tiêu chuẩn và thiết kế xây dựng công trình được phê duyệt; cho phép chuyển giai đoạn thi công xây dựng, kết quả nghiệm thu được lập thành biên bản...". Như vậy theo Nghị định này thì chỉ khi có Biên bản nghiệm thu giai đoạn kết luận đồng ý nghiệm thu thì mới được phép tiến hành các công việc của giai đoạn tiếp theo. Như vậy tôi thấy không hợp lý với thực tế thi công. Cụ thể như sau:

Đối với công trình xây dựng dân dụng có thể phân chia thành nhiều giai đoạn như: Giai đoạn thi công phần móng, Giai đoạn thi công kết cấu phần thân ... (như theo phụ lục TCXDVN 371-2006). Nếu như tuân theo các yêu cầu của nghị định này thì các công việc của Giai đoạn thi công kết cấu phần thân chỉ được tiến hành khi có biên bản nghiệm thu Giai đoạn thi công phần móng. Thực tế thì Biên bản nghiệm thu giai đoạn thi công phần móng chỉ có khi hoàn thành tất cả các công việc của giai đoạn thi công phần móng và đồng thời có kết quả thí nghiệm cường độ nén mẫu bê tông phần móng ở tuổi 28 ngày. Mà các công việc của giai đoạn thi công kết cấu phần thân (cốt thép, cốp pha cột tầng 1...) lại diễn ra ngay sau khi kết thúc các công việc sau khi đổ bê tông phần móng (tháo dỡ ván khuôn, lấp đất móng...) 1 khoảng thời gian rất ngắn (nhỏ hơn rất nhiều so với thời gian chờ 28 ngày). Do đó ngày ghi trong nhật ký thi công và biên bản nghiệm thu công việc cốt thép, cốp pha cột tầng 1... (thuộc giai đoạn kết cấu phần thân) lại sớm hơn ngày nghiệm thu Giai đoạn thi công phần móng. Như vậy có mâu thuẫn so với các quy định của nghị định 209 này hay không? Nếu không mâu thuẫn thì quy định tại điểm d, khoản 2, điều 25 Nghị định này được giải thích như thế nào?
Sau khi nghiên cứu, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng có ý kiến như sau:
1- Điểm d, Khoản 2, Điều 25 của NĐ209/CP quy định kết quả nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng công trình phải lập thành biên bản và ghi kết luận về sự phù hợp với tiêu chuẩn và thiết kế xây dựng công trình được phê duyệt; cho phép chuyển giai đoạn thi công xây dựng. Như vậy, giai đoạn thi công xây dựng tiếp theo được tiến hành sau khi giai đoạn thi công xây dựng trước đó được nghiệm thu hoàn thành. Việc nghiệm thu hoàn thành giai đoạn thi công xây dựng nhằm kiểm soát chất lượng trong quá trình thi công xây dựng.
2- Một số công việc xây dựng như cốt thép, cốp pha tầng 1… (thuộc giai đoạn kết cấu phần thân) được triển khai thi công sớm hơn ngày nghiệm thu hoàn thành giai đoạn thi công phần móng, không có mâu thuẫn so với các quy định của NĐ209/CP vì các lý do:
+ Một số công việc xây dựng kể trên được triển khai thi công trên cơ sở công việc xây dựng trước đó đã hoàn thành, đã có biên bản nghiệm thu công việc xây dựng hoàn thành.
+ Đối với công việc thi công bê tông: nhà thầu có thể thực hiện các công việc thi công xây dựng tiếp theo trong thời gian bê tông đạt cường độ R28 theo thiết kế và hoàn toàn chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng của các kết cấu bê tông theo thiết kế.

Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

5#
 Tác giả| giakhanh206 Đăng lúc 18/2/2011 14:01 | Chỉ xem của tác giả
Công tác nghiệm thu móng
2010-08-2310:24:40.985
Câu hỏi của bạn Nguyen Quoc Binh Tại hòmthư binh_cqc@yahoo.com.vnhỏi :
Chúng tôi đang công tác tại một đơn vị tư vấn xây dựng ởtỉnh và hiện đang tham gia thực hiện công tác kiểm tra và chứng nhận đủ điềukiện đảm bảo an toàn chịu lực một số công trình tại địa phương. Trong quá trìnhthực hiện, chúng tôi gặp phải vấn đề như sau:
Công tác nghiệm thu bêtông móng được các bên gồm nhà thầuthi công xây lắp, tư vấn giám sát và đơn vị chủ đầu tư  thực hiện (xác lậpbằng biên bản nghiệm thu) chỉ từ 1 đến 2 ngày sau khi đổ xong bêtông móng.Chúng tôi kiểm tra và cho rằng công tác nghiệm thu bê tông móng chưa phù hợptheo tiêu chuẩn TCVN 4453-1995 và tiêu chuẩn TCXDVN 371-2006 do chưa có (hoặckhông có) phiếu kiểm tra chất lượng, cường độ của bê tông đã đổ, hoặc trongtrường hợp không có lấy mẫu  bê tông để kiểm tra thì việc nghiệm thu bêtông móng (xác lập bằng biên bản nghiệm thu) cần được thực hiện tại hoặc sauthời điểm bê tông đạt cường thiết kế theo lý thuyết. Nhưng đơn vị chủ đầu tư,nhà thầu xây lắp và tư vấn giám sát thì cho rằng phải nghiệm thu sau 1-2 ngàykể từ khi đổ bê tông móng xong để có thể thi công phần tiếp theo (viện dẫn điềukhoản nghiệm thu đối kết cấu khuất lấp) và để không bị ảnh hưởng tiến độ, việckiểm tra cường độ bê tông bằng mẫu thử sẽ bổ sung sau hoặc không cần thiết dohọ đã có kinh nghiệm thi công rồi. Như vậy, xin hỏi Bộ Xây dựng việc nghiệm thucủa nhà thầu xây lắp, tư vấn giám sát và chủ đầu tư nêu trên có phù hợp theoyêu cầu của các tiêu chuẩn đang được áp dụng hay không? Liệu ý kiến của chúngtôi có phù hợp hay không trong quá trình thực hiện kiểm tra và chứng nhận củamình?

Sau khi nghiên cứu, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng cóý kiến như sau:
Tuỳ từng trường hợp cụ thể, theo yêu cầu của thiết kế mácthiết kế của bê tông có thể quy định ở tuổi 28, 90, 180 ngày... (đối với kếtcấu bê tông cho các công trình dân dụng thông thường mác thiết kế được quy địnhở tuổi 28 ngày). Theo quy định tại Điều 24 Nghị định 209 về quản lý chất lượngcông trình xây dựng thì kết quả thí nghiệm nén mẫu tại tuổi này là một trongnhững căn cứ để nghiệm thu chuyển bước thi công. Tuy nhiên, vẫn có thể cho phépnghiệm thu chuyển bước thi công khi bê tông chưa đủ tuổi quy định cho mác thiếtkế 28 ngày (nhưng đã đạt các thông số thí nghiệm ở tuổi 3, 7 hoặc 14 ngày theoyêu cầu và phù hợp với quy đổi tỷ lệ % mác bê tông 28 ngày). Trong các trườnghợp đó, việc cho phép nghiệm thu chuyển bước thi công do chủ đầu tư quyết địnhdựa trên đề xuất chuyên môn của thiết kế hoặc của nhà thầu được trình bày trongbiện pháp thi công hoặc điều kiện kỹ thuật thi công và nghiệm thu của côngtrình. Tuy nhiên, việc thí nghiệm kiểm tra kết quả nén mẫu bê tông ở tuổi 28 ngàyvẫn là căn cứ pháp lý cuối cùng để kết luận cường độ bê tông có đạt mác thiếtkế hay không để nghiệm thu chính thức bộ phận, hạng mục công trình, công trìnhhoàn thành.
Vì vậy, việc chủ đầu tư và tư vấn giám sát tổ chức nghiệmthu bê tông móng chỉ từ 1 đến 2 ngày sau khi đổ bê tông như trường hợp bạn đọcnêu khi chưa có thí nghiệm ở tuổi ngắn ngày là chưa phù hợp với các quy định hiệnhành.


Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

6#
 Tác giả| giakhanh206 Đăng lúc 18/2/2011 14:02 | Chỉ xem của tác giả
Nghiệm thu công việc xâydựng


2010-08-0208:47:18.689

Câu hỏi của bạn NguyễnHuy Liệu Tại hòm thư nguyenhuy_hpt@yahoo.comhỏi :

Hiện tôi đang thi công phầnngầm cho công trình nhà cao tầng tại Đà Nẵng. Trong quá trình làm hồ sơ chấtlượng cho công trình (Biên bản Nghiệm thu công việc xây dựng) thì phía Tư vấnquản lý dự án có yêu cầu là trong "Biên bản nghiệm thu công việc xâydựng phải có bản vẽ hoàn công". Vậy cho tôi hỏi theo phụ lục 4A của NĐ209/2004/NĐ-CP và Thông tư số 27/TT/2009/-BXD hướng dẫn thì yêu cầu đó có đúngtheo Nghị định và Thông tư hướng dẫn không? và có cần thiết?


Sau khi nghiên cứu, Cục Giámđịnh Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng có ý kiến như sau:

Theo quy định tại Điểm b khoản1 điều 16 Luật Xây dựng và Khoản 1 điều 16 Thông tư số 27/2009/TT-BXD hướng dẫnmột số nội dung về Quản lý chất lượng công trình xây dựng thì “riêng các bộphận bị che khuất của công trình phải được nghiệm thu và lập bản vẽ hoàn côngtrước khi tiến hành các công việc tiếp theo”. Do phần ngầm của công trình là bộphận bị che khuất  nên phải lập bản vẽ hoàn công để làm cơ sở nghiệm thutrước khi triển khai các bước thi công tiếp theo.



Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

7#
 Tác giả| giakhanh206 Đăng lúc 18/2/2011 14:03 | Chỉ xem của tác giả
Công tác nghiệm thu bê tông
Câu hỏi của bạn Nguyễn Thị Kim Quỳnh Tại hòm thư ntkq1980@yahoo.com hỏi :
Tôi là Chủ đầu tư một dự án cao ốc văn phòng tại TP.HCM. Chúng tôi có ký Hợp đồng cới đơn vị TVGS và đơn vị Chứng nhận sự phù hợp chất lượng theo quy định. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai có vướng mắc như sau:


1. Công tác nghiệm thu cấu kiện Bê tông dầm sàn được đơn vị TVGS thực hiện như sau:
- Lập Biên bản nghiệm thu công tác ván khuôn, cốt thép sàn ngay sau khi nghiệm thu xong.
- Sau 28 ngày có kết quả thí nghiệm bê tông và kẹp vào biên bản nghiệm thu ván khuôn cốt thép và xem như cấu kiện bê tông trên đã được nghiệm thu (không lập biên bản nghiệm thu bê tông).
2. Tuy nhiên, đơn vị CNCL công trình cho rằng không lập biên bản nghiệm thu bê tông là không phù hợp vì nghiệm thu bê tông không chỉ là kiểm tra cường độ mà còn phải nghiệm thu kích thước hình học, bề mặt...
Sau khi nghiên cứu, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng có ý kiến như sau:
Công tác nghiệm thu kết cấu bê tông và bê tông toàn khối được quy định tại mục 7.2 TCVN 4453-1995 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối - Quy phạm thi công và nghiệm thu. Theo tiêu chuẩn này thì tất cả các công việc nghiệm thu đều phải được lập biên bản nghiệm thu theo điều 24 Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng xây dựng và khoản 5 điều 1 Nghị định 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 của Chính phủ về sửa đổi một số điều của Nghị định 209/2004/NĐ-CP.
Theo các quy định nêu trên thì ý kiến đánh giá của đơn vị chứng nhận chất lượng về biên bản nghiệm thu bê tông cấu kiện dầm, sàn của công trình là đúng vì kết quả ép mẫu bê tông chỉ là một điều kiện để đánh giá cấu kiện sàn, dầm bê tông cốt thép theo tiêu chuẩn quy định./.


Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

8#
 Tác giả| giakhanh206 Đăng lúc 18/2/2011 14:05 | Chỉ xem của tác giả
Nghiệm thu báo cáo khảo sát xây dựng
Nghi
Câu hỏi của bạn Phạm Dũng Sỹ Tại hòm thư phamdungsy@gmail.com hỏi :
"Theo các quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng như: Nghị định 209/CP, Nghị định 49/CP, Thông tư 27/TT-BXD và Thông tư 06/TT-BXD về khảo sát và các văn bản của nhà nước có liên quan thì trình tự các công việc thực hiện khảo sát công trình bao gồm:
1) Lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát;
2) Lập và phê duyệt phương án khảo sát;
3) Thực hiện khảo sát, giám sát quá trình khảo sát;

4) Nghiệm thu kết quả khảo sát (Bao gồm cả Báo cáo kết quả khảo sát)”.

Như vậy, Kết quả khảo sát và Báo cáo khảo sát sẽ được nghiệm thu theo đúng quy định để có cơ sở đưa số liệu vào thiết kế cũng như thanh toán hợp đồng khảo sát. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc có một số đơn vị đại diện chủ đầu tư (như các Ban QLDA) lại yêu cầu là “Báo cáo kết quả khảo sát phải được chủ đầu tư phê duyệt tương tự như hồ sơ thiết kế xây dựng rồi mới được phép nghiệm thu hoàn thành kết quả khảo sát”. Tôi xin hỏi yêu cầu như nêu trên của các đơn vị đại diện chủ đầu tư có đúng quy định hay không? Nếu đúng, thì quy định “Báo cáo khảo sát phải được phê duyệt” trước khi ký nghiệm thu hoàn thành được quy định trong văn bản pháp lý nào?
Sau khi nghiên cứu, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng có ý kiến như sau:
Điều 12 Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng quy định công tác nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát xây dựng, nội dung biên bản nghiệm thu quy định tại khoản 2 điều 1 Nghị định 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 của Chính phủ về
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 209/2004/NĐ-CP.
Chủ đầu tư nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát xây dựng nghĩa là đồng ý chấp thuận báo cáo kết quả khảo sát xây dựng. Bởi vậy việc Ban quản lý dự án yêu cầu chủ đầu tư phải phê duyệt báo cáo kết quả khảo sát là không đúng quy định./.


Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

9#
 Tác giả| giakhanh206 Đăng lúc 22/2/2011 16:25 | Chỉ xem của tác giả
Công tác lập biên bản nghiệm thu 2010-11-17 09:39:21.681
Câu hỏi của bạn Nguyễn Thị Kim Quỳnh Tại hòm thư ntkq1980@yahoo.com hỏi :
Trong quá trình thực hiện dự án, CĐT có hợp đồng với các đơn vị Tư vấn giám sát, chứng nhận chất lượng, Thi công... Tuy nhiên, trong quá trình thi công CĐT phát hiện hồ sơ nghiệm thu công trình không được lập đầy đủ theo quy định, không có biên bản nghiệm thu công việc (có BBNT nội bộ nhà thầu và phiếu yêu cầu nghiệm thu). Tư vấn giám sát cho rằng việc lập biên bản nghiệm thu là trách nhiệm của Nhà thầu nên việc không có BBNT công việc là lỗi của Nhà thầu. Nhà thầu lại cho rằng việc lập BBNT công việc là trách nhiệm của TVGS nên việc không lập biên bản sau khi công việc đã được nghiệm thu là lỗi của TVGS (theo điều 18, NĐ209/2004/NĐCP thì các hồ sơ chuẩn bị công tác nghiệm thu không có BBNT công việc). Vậy kính mong Bộ Xây dựng cho ý kiến giúp tôi giải quyết khó khăn nêu trên để công trình được thi công và hoàn thành theo đúng quy định.

Sau khi nghiên cứu, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng có ý kiến như sau:
Các biên bản nghiệm thu được lập theo điều 24, 25, 26 Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng xây dựng và khoản 5, 6, 7 điều 1 Nghị định 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 của Chính phủ về sửa đổi một số điều của Nghị định 209/2004/NĐ-CP. Biên bản nghiệm thu là cơ sở đánh giá chất lượng công trình có đảm bảo yêu cầu thiết kế hay không, phục vụ công tác lưu trữ  và cũng là cơ sở  giúp nhà thầu thi công xây dựng trong công tác thanh quyết toán công trình.
Do đó việc lập biên bản nghiệm thu là trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu tư vấn giám sát có trách nhiệm giám sát và ký xác nhận công tác thi công đúng theo hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt./.

Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng




giakhanh206 trong 22/2/2011 16:30 đã trả lời thêm:
Nghiệm thu lớp subbase của đường ô tô sau khi đã nghiệm thu đã bị gián đoạn thời gian dài khi triển khai thi công các lớp tiếp theo 2010-10-22 14:17:49.119
Câu hỏi của bạn Nam Khuê Tại hòm thư namkhuestar@gmail.com hỏi :
Đối với mặt đường bê tông nhựa, khi đã làm xong lớp subbase, đã nghiệm thu lớp này. Trong quá trình thi công do một số vấn đề nên nhà thầu ko triển khai tiếp các lớp sau. Vậy, tôi muốn hỏi:

1. Sau một thời gian mà triển khai thi công tiếp các lớp tiếp theo thì có cần nghiệm thu lại lớp subbase đó không? Nếu phải nghiệm thu thì phải căn cứ vào những thí nghiệm chuyên ngành nào?
2. Nếu nghiệm thu lại thì không thể nghiệm thu độ chặt đàm nén K được, vì trong 1 thời gian ngắt quãng độ ẩm của lớp thi công trước đã thay đổi dẫn đến gama thay đổi khiến K thay đổi, có đúng không? nếu kiểm tra được độ chặt thì quy trình kiểm tra như thế nào?
3. sau một thời gian, Nếu muốn kiểm tra chất lượng lớp subbase để thi công các bước tiếp theo thì có bắt buộc phải kiểm tra E của lớp subbase đã thi công đó không? (= benkenman nếu tk theo 22TCN211-06)?
Sau khi nghiên cứu, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng có ý kiến như sau:
1. Do gián đoạn thời gian thi công dài, lớp subbase có thể bị hư hỏng do thời tiết cùng tác động cơ học của phương tiện giao thông. Vì vậy cần thiết phải tổ chức đánh giá lại chất lượng trước khi tiến hành thi công tiếp. Quyền tổ chức đánh giá chất lượng được thực hiện theo quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 21 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng. Các chỉ tiêu thí nghiệm để nghiệm thu được yêu cầu cụ thể trong thiết kế và tiêu chuẩn nghiệm thu số 22TCN 334-06 và số 22TCN 304-03 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành. Thông thường là các thí nghiệm chỉ tiêu về độ chặt, về môđun đàn hồi, kích thước hình học.
2. Trường hợp lớp subbase bị hư hỏng nặng (bị nhão do bão hòa nước, thành phần cấp phối thay đổi lớn…) thì tùy trường hợp kết quả xác định chất lượng cụ thể mà thiết kế hoặc tư vấn giám sát quyết định cách xử lý.
Để biết được quan hệ giữa độ ẩm và độ chặt cũng như cách xác định độ chặt thì phải có trình độ trung cấp chuyên nghiệp trở lên hoặc các thí nghiệm viên đã được đào tạo. Bạn có thể học thêm hoặc tham vấn ở các đối tượng này.
3. Do gián đoạn lâu ngày, nên cần thiết phải kiểm tra mô đun đàn hồi bằng phương pháp Benkenman. Việc này thuộc thẩm quyền của chủ đầu tư và trách nhiệm của tư vấn giám sát, giám sát tác giả.
Nếu lớp subbase trước đây đã được nghiệm thu đạt yêu cầu, nay được đánh giá là chất lượng không đạt (về kích thước, về độ chặt…) thì kinh phí thí nghiệm, kinh phí làm lại cho đạt yêu cầu do bên làm gián đoạn thi công chi trả.

Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

10#
 Tác giả| giakhanh206 Đăng lúc 3/3/2011 19:54 | Chỉ xem của tác giả
Vấn đề liên quan đến Hồ sơ quản lý chất lượng xây dựng
2011-03-02 08:47:10.0
Câu hỏi của bạn Lê Đình Ngộ Tại hòm thư DinhNgoVt@gmail.com hỏi :

Theo quy định tại điểm c khoản 1, điều 21 của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về chất lượng công trình XD thì: Chủ Đầu tư có trách nhiệm kiểm tra, giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình do Nhà thầu thi công XD công trình cung cấp, lắp đặt theo yêu cầu thiết kế, bao gồm: Giấy chứng nhận chất lượng của Nhà sản xuất và kết quả kiểm định, thí nghiệm vật liệu, thiết bị của phòng thí nghiệm hợp chuẩn trước khi đưa vào xây dựng công trình. Các Nhà thầu thi công xây dựng công trình đã lấy mẫu vật liệu tại công trường đưa đi thí nghiệm, kiểm định tại các trung tâm thí nghiệm (như Trung tâm tiêu chuẩn kỹ thuật đo lường chất lượng 3, Trung tâm thí nghiệm điện 2, ... ). Kết quả thí nghiệm của các trung tâm có đóng dấu pháp nhân (dấu tròn) xác nhận cộng với dấu Las (hoặc ViLas) kèm theo tùy từng loại vật liệu yêu cầu thí nghiệm [có loại vật liệu được đóng dấu Las (hoặc ViLas), có loại vật liệu không đóng dấu Las (hoặc ViLas) như: kết quả thí nghiệm mẫu ống nước PVC và STK, kính xây dựng, thanh nhựa làm cửa nhựa lõi thép, ... do Trung tâm tiêu chuẩn kỹ thuật đo lường chất lượng 3 cấp; kết quả thí nghiệm cáp điện lực, thiết bị điện, ... do Trung tâm thí nghiệm điện 2 cấp; các thiết bị PCCC do Cục Cảnh sát PCCC thẩm duyệt ; ..v.v.]. Như vậy:

1. Kết quả thí nghiệm chỉ đóng dấu pháp nhân xác nhận mà không có dấu Las (hoặc ViLas) có giá trị pháp lý như kết quả thí nghiệm có dấu Las (hoặc ViLas) không?

2. Nếu kết quả thí nghiệm của hai trường hợp trên không có tính pháp lý như nhau thì phải đi kiểm định, thí nghiệm ở đâu? Đơn vị nào có chức năng thí nghiệm và đóng dấu Las (hoặc ViLas) cho các loại vật liệu, thiết bị như trên?

Sau khi nghiên cứu, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng có ý kiến như sau:

1) Tại điều 17 của Quy chế công nhận và quản lý họat động phòng thí nghiệm chuyên nghành xây dựng ban hành theo Quyết định số 11/2008/QĐ-BXD ngày 01 tháng 07 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã quy định chi tiết các thông tin và nội dung cơ bản của phiếu kết quả thí nghiệm. Vì vậy kết quả thí nghiệm có giá trị pháp lý khi thực hiện đầy đủ các quy định trên.

2) Đơn vị có chức năng thí nghiệm các loại vật liệu, thiết bị là các đơn vị có đầy đủ năng lực để thực hiện các phép thử được cơ quan có thẩm quyền công nhận.


Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

11#
 Tác giả| giakhanh206 Đăng lúc 14/4/2011 17:58 | Chỉ xem của tác giả

Câu hỏi của bạn Nguyễn Văn Chung Tại hòm thư anhthu1410@gmail.com hỏi :

Hiện nay chúng tôi dang triển khai thi công đường.

Theo Hồ sơ thiết kế đã phê duyệt. Đường gồm có cấu tạo như sau:

Lớp đất tự nhiên có E=19Mpa

Lớp đá hộc có: E>= 200Mpa

Lớp Base cấp phối: E>=300Mpa

Lớp mặt đường là bê tông xi măng dày 250mm.

 

Xin hỏi Bộ Xây dựng:

1. Khi thi công Giám sát thi công của Chủ đầu tư sau mỗi lớp phải có thí nghiệm xác định Moodun đàn hồi (E). Mới được thi công lớp tiếp theo. Như vậy yêu cầu của Giám sát chủ đầu tư có đúng với các quy định hiện hành hay không?

2. Theo Quan điểm của  chúng tôi thì chỉ cần kiểm tra Modun đàn hồi tại lớp Base cấp phối trên cung chỉ cần đạt >=300MPa là được. Như vậy có đúng không?

Sau khi nghiên cứu, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng có ý kiến như sau:

Sau khi thi công xong một lớp kết cấu móng mặt đường là kết thúc một công việc xây dựng thì Chủ đầu tư và Nhà thầu tổ chức nghiệm thu công việc xây dựng theo quy định tại Điều 24 Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng và phải tuân theo chỉ dẫn của tiêu chuẩn kỹ thuật thi công và nghiệm thu áp dụng cho công trình.

Trường hợp như của độc giả hỏi, việc xác định Modul đàn hồi của từng lớp hay không phụ thuộc vào yêu cầu của tiêu chuẩn kỹ thuật thi công và nghiệm thu áp dụng cho công trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

 
Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng

 

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

12#
dungbcn Đăng lúc 13/10/2012 14:21 | Chỉ xem của tác giả
Tôi có điều này muốn hỏi các bạn:
Về nghiệm thu khối lượng trong công trình xây dựng:
1. Theo NĐ 209/2004 thì TVGS có trách nhiệm quản lý chất lượng công trình ( tại điều 21) Như vậy đơn vị nào có trách nhiệm quản lý khối lượng trên công trình
2. Khi ký nghiệm thu khối lượng để thanh toán cho nhà thầu thì TVGS có ký vào khói lượng này không?
Cảm ơn!

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

13#
soixich_hp4 Đăng lúc 13/10/2012 14:39 | Chỉ xem của tác giả

1. TVGS thực hiện giám sát theo hợp đồng với CĐT. Quản lý chất lượng công trình bao gồm từ khâu khảo sát, thiết kế, thi công. Nếu bạn đang hỏi về thi công thì trong hợp đồng cho phép TVGS thực hiện việc giám sát về khối lượng, chất lượng, tiến độ, ATLD thì TVGS được làm.
2. Nếu theo hợp đồng với CDT cho phép TVGS giám sát về khối lượng thì TVGS phải kí xác nhận vào bảng khối lượng, bảng thanh toán, nghiệm thu có liên quan tới khối lượng, chất lượng.

Số người tham gia 2Uy Tín: +5 Thưởng +7 Thanked +2 Thu lại Lý do
Trần Hiền + 2 + 1 Tán Thành. Thanks!
fubi + 5 + 5 + 1 Đồng tình. Thanks!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Phiên bản Mobile|Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng  

Phần mềm dự toán xây dựng excel | Hướng dẫn lập dự toán xây dựng | Phần mềm tư vấn giám sát | Phần mềm quản lý chất lượng xây dựng |

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Kiến Trúc sư

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Đấu thầu

GMT+7, 27/4/2024 13:44 , Processed in 0.161207 second(s), 29 queries .

Powered by Discuz! X3.2

© 2001-2013 Kiso Comsenz Inc.