XD360 KÍNH CHÚC CHO MỌI NHÀ VẠN SỰ AN LÀNH!

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

 Quên mật khẩu
 Đăng ký mới
Anh Trần HòeBùi Quốc Hưng
Xem: 12442|Trả lời: 19
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[Kết cấu] Những cấu tạo nguy hiểm của nền móng do thói quen

  [Lấy địa chỉ]
Nhảy đến trang chỉ định
1#

Hãy đăng nhập để có nhiều chức năng hữu dụng hơn và xem ảnh rõ hơn!

Bạn phải đăng nhập để xem được nội dung, nếu bạn chưa có tài khoản? hãy Đăng ký mới

x
KHÔNG NÊN DÙNG Bê tông LÓT ĐÁ 4X6

I. Bê tông lót dùng để làm gì?

- Bê tông lót dùng để lót nền đất trước khi đổ bê tông móng. Bê tông lót có nhiệm vụ làm sạch đáy bêtông móng. Bê tông lót phải đặc chắc, không bị phá hủy dưới tác động của môi trường chung quanh (dòng chảy, nước ngầm, công trình bên cạnh thi công…)

- Nếu bê tông lót bị phá hủy, đá 4x6 chui vào đất nền sẽ gây lún cho công trình.

II. Đổ bê tông lót lúc nào?

- Khi thi công móng có diện tích lớn như móng băng, hay móng bè, thời gian đào đất khá lâu đất nền có thể bị suy yếu, nên cần thiết xử lí đất nền và lớp bê tông lót như sau:

- Đào đất xong hết diện tích móng, vét toàn bộ bùn đáy móng và đổ bê tông lót. - Đào đất từng khu vực, đến đâu vét bùn và đổ bê tông lót ngay lập tức, lớp bê tông lót này bảo vệ lớp đất mới đào, không cho bị phá hủy hay lắng đọng bùn. Đây là giải pháp tốt hơn.

III. Không nên dùng bê tông lót đá 4x6:

- Thông thường ta dùng bê tông đá 4x6 để làm bê tông lót trước khi đặt thép đổ bê tông móng đá 1x2.

- Thực tế hiện nay lớp bê tông này thườn được xếp đá rồi dùng vữa xi măng tô lên phía trên, đầm tay sơ sài khó kiểm soát chất lượng.

- Từ đó cho thấy lớp bê tông này không thể gọi là bê tông được vì có nhiều lỗ rỗng. Có thể tạo ra sự lún do lớp lót, vì đất dưới đáy móng chui lên chiếm chỗ rỗng trong bê tông đá 4x6.

- Đặc biệt khi có lực ở cột gia tăng đột ngột – như lực động. Thì có khả năng gây lún tức thời, do các viên đá 4x6 chuyển dịch.

- Mặt khác về sau, nếu bên cạnh có công trình thi công, khi đào móng có thể gây phá hoại lớp lót này, gây lún thêm cho công trình.

- Do đó không nên dùng bê tông lót đá 4x6 mà nên dùng bê tông lót đá 1x2 trộn và đổ tại chỗ.

- Có người chọn bê tông lót đá 4x6 dày 200mm là không hiệu quả, không kinh tế, mà gây bất tiện cho thi công, có thể làm kém an toàn cho công trình.

- Không được dùng bê tông gạch vỡ, vì chất lượng gạch vỡ còn kém hơn đá 4x6.

Lớp Bê tông bảo vệ Móng và Cổ Cột.

- Móng và cổ cột là phần ngầm của công trình, sau khi thi công thì lấp đất ngay, đất ẩm nên rất khó kiểm tra bằng mắt và các dụng cụ thử nghiệm.

- Đáy móng thường nằm dưới mực nước ngầm nên khi thi công bê tông khó đạt được yêu cầu kỹ thuật.

- Cổ cột cũng luôn ở trong môi trường ẩm ướt và đôi khi trong nước ngầm, nước thải có hóa chất ăn mòn tông.

- Chúng ta cũng thường ít chú ý tô hồ để bảo vệ cổ cột, nên khoảng 10 năm sau thì lớp mặt ngoài của bê tông có thể bị mục.

- Do đó, lớp bê tông bảo vệ rất quan trọng, ta nên chọn chiều dày của lớp bê tông bảo vệ móng >= 7cm và cổ cột là >= 5cm

Dùng cát phủ đầu cừ tràm- Một việc làm tai hại.

- Móng gia cố cừ tràm được sử dụng rất lâu đời và qua thực tế nhiều công trình tuổi thọ trên 50 năm. Hiện nay, có giả pháp đóng xong cừ tràm thì phủ lên 1 lớp cát dày 10cm, có người lót lớp cát dày 20cm hay hơn nữa. Công việc này có thể gây lún cho công trình vì:

+ Dưới áp lực đáy móng, cát có thể chui xuống bùn bên dưới hay chui vào lớp bê tông lót có độ rỗng bên trên.

+ Do dòng chảy, cát có thể dịch chuyển.

+ Do công trình lân cận đào móng, lớp cát phủ đầu cừ tràm này có thể bị sụp lở.

+ Chiều dày lớp cát đệm thi công không đều nhau có thể tạo lún không đều.

- Ngoài ra việc phủ cát là móng không liên kết với khối cừ tràm, nên có độ cứng nền-móng bị giảm yếu, do đó có thể bị rung động khi xe chạy bên cạnh. Mặt khác do ảnh hưởng của lực xung động, lớp cát đệm đầu cừ tràm có thể bị chảy làm gia tăng độ lún và sự rung động công trình.

- Vậy thì nhất thiết phải đặt đầu cừ tràm lớp bê tông lót, để lực đứng và lực ngang truyền từ móng sang khối cừ tràm, để móng và cừ tràm tạo thành 1 khối chịu lực, không được có lớp cát ở trung gian.

Sưu tầm

Đánh giá

Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5.0
Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5
  Đăng lúc 8/3/2012 23:10

Số người tham gia 12Uy Tín: +14 Thưởng +15 Thanked +11 Thu lại Lý do
Tuannguyenminh + 3 Rất kinh nghiệm. Cảm ơn!
ngockhiempt + 1 + 1 + 1 Rất kinh nghiệm. Cảm ơn!
misaki + 2 + 1 + 1
svxd.2010 + 1 Rất thực tiễn. Cám ơn!
jimmyhuydat + 1 Bài hay quá. Thanks!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

2#
thangmc Đăng lúc 13/7/2011 10:37 | Chỉ xem của tác giả
:) BÀI CỦA BẠN RẤT HAY...
CHỖ MÌNH TOÀN XÀI LÓT MÓNG ĐÁ 4X6 hoặc BTGV 50#

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

3#
ngoctan_q Đăng lúc 14/7/2011 21:59 | Chỉ xem của tác giả
Bài này trích ra từ cuốn sách của Nguyễn Văn Đực, các bác kỹ sư nên mua cuốn sách đó đọc

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

4#
kiennui Đăng lúc 21/7/2011 15:07 | Chỉ xem của tác giả
dạ cho em hỏi sách của Nguyễn Văn Đực, tên gì, nhà xuất bản nào ak?
Sách xoay quanh nội dung gì ak?E, cam ơn

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

5#
kiki Đăng lúc 3/8/2011 14:56 | Chỉ xem của tác giả
Nguyễn Văn Đực,> hâm mộ bác này lắm, nhưng kiếm tài liệu của bác ĐỰC thì khó quá, nhất là cách chống thấm sân thượng của bác. !! ai có tài liệu của bác ĐỰC thì gửi lên cho mọi người học hỏi nhen. !

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

6#
hangnuocpro Đăng lúc 17/10/2011 15:17 | Chỉ xem của tác giả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

7#
atuanxd Đăng lúc 19/10/2011 12:20 | Chỉ xem của tác giả
bác này đặt vấn đề đúng ý mình, lâu nay các bác thiết kế lúc nào cũng dùng BT lót đá 4x6, mình góp ý họ hoài mà không chịu sửa đó.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

8#
Ngocmandiep Đăng lúc 30/11/2011 09:50 | Chỉ xem của tác giả
Mình có sách của Bác Đực,xem cũng hay lắm.Nêu ra những kinh nghiệm rất hay.Công ty mình cũng toàn thiết kế BT lót đá 4X6,mình muốn sửa bản vẽ,mà không được.THÓI QUEN LÀ KHÓ SỬA!Hic

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

9#
huynhbmt85 Đăng lúc 30/11/2011 11:18 | Chỉ xem của tác giả
theo em nghĩ vẫn nên có 1 lớp cát mỏng để tạo mặt phẳng và cấu kết khi đổ bê tông lót, cí dụ khi thi công dứoi nước (bờ kè) đóng cừ tràm xong mà không 1 lớp cát lót thì làm sao bác đổ bê tông, ?  không nên dùng quá nhiều cát là ok., đó là ngu ý của em!

Đánh giá

Dùng như thế nào là không nên dùng quá nhiều cát?Bài trên có viết, thay vì dùng lớp cát lót đầu cọc, dùng BT lót. Trong bài viết là dùng BT lót đá 1x2 thay lớp cát đ   Đăng lúc 4/12/2011 09:15

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

10#
zizpo_hetxang Đăng lúc 8/3/2012 20:41 | Chỉ xem của tác giả
nếu mà bài viết đúng 100% thì sẽ có nghị định hay thông tư sẽ ra đời và bắt buộc không dùng rồi.
Nếu chưa có thì xảy ra hai điều
- Những người lập tiêu chuẩn và những người .... thiếu chuyên môn.
- Các bạn sinh viên khi làm đồ án nền móng vẫn có lớp này. các thầy vẫn không thấy góp ý gì. Các thầy và cô đã 0 thực tế...
Theo ý kiến của mình bài viết chưa hoàn toàn đúng
xin trích dẫn trong bài viết "- Nếu bê tông lót bị phá hủy, đá 4x6 chui vào đất nền sẽ gây lún cho công trình."
thế thì cả nước không biết nhà dân đã sập.
mặt dù bài viết cũng có rất nhiều điều hay. thanks


zizpo_hetxang trong 9/3/2012 07:13 đã trả lời thêm:
ở đây mình nói là lớp bê tông lót bị phá hủy. Điều này đã đúng hoàn toàn chưa hay chỉ là do nhà thầu thi công ẩu. và không có giám sát về vấn đề này. còn bài viết trên đã nêu rất rõ chức năng của lớp lót. Quy trình vẫn cho nhà dân dụng lún đều 8cm.
Xin được các anh cho thêm ý kiến

Đánh giá

Những người lập tiêu chuẩn là những người thừa chuyên môn nhưng thường thiếu..thực tế ;))  Đăng lúc 8/3/2012 23:14
Mình nghĩ bài viết có cơ sở..Gây lún công trình chưa chắc đã sập nhà bác ạ! Lún nhẹ nó chỉ nứt tường thôi.Trạng thái giới hạn thứ II =))  Đăng lúc 8/3/2012 23:13

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

11#
tngage Đăng lúc 15/5/2012 18:52 | Chỉ xem của tác giả
Theo mình, bê tông lót móng không có ý nghĩa chịu lực đất nền, cho nên không cần phải đề cao khả năng chịu lực của lớp lót. Phần chịu lực chủ yếu là hệ cọc chịu lực. Còn lớp lót chỉ giúp định hình phần đáy móng sâu thôi! Trong các bài tóan tính nền móng đều không có tính tóan khả năng chịu lực của lớp lót nền, cho nên việc quan trọng hóa lớp lót là hơi phí vì lớp lớp không được bảo dưỡng đủ 28 ngày mà thường là hôm trước lót, hôm sau đổ móng....lâu nhất là sau khi xây tường bảo vệ thay thế cho cốp pha thì tiến hành gia công cốt thép và đổ móng + đà kiềng luôn. Vì vậy nếu quan trọng hóa lớp lót thì chắc phải có lớp cốt thép cho lớp lót nữa! Do dưới tác động của móng, đà, lớp lót bê tông xảy ra hiện tượng nứt là tất nhiên! Lớp lót bị phá hủy, nứt vỡ nhưng mớ xà bần ấy vẫn nằm dưới đáy móng, không tự nhiên mất đi do xài đá 4x6, thậm chí đá 5x7 và nước nào rữa trôi nổi lớp này!?

Lớp cát phủ gần đầu cừ tràm có tính năng dẫn nước ngầm lên đầu cọc, giúp đầu cọc không bị khô => bị mục gây sụt lún công trình, nhất là vào mùa khô, khi mực nứơc ngầm thấp. Bê tông vốn khả dĩ có khả năng chống thấm, cho nên vấn đề đổ bê tông phủ phần gần đầu cừ tràm cần xem xét lại... vì cừ tràm chịu lực chứ không phải lớp bê tông thay thế cho cát chịu lực và móng truyền lực lên đầu cừ tràm. Xem lại cấu tạo móng cừ tràm, móng tre.
Vấn đề công trình kế bên đào sâu hơn lớp móng , gây ra vùng chảy dẻo (đường ảnh hưởng của móng sâu bị thu hẹp) của móng cừ tràm tác dụng lên đất sét, khiến cho sụt lún công trình thì nhà kế bên phải chịu trách nhiệm thôi. Vấn đề này Luật xây dựng có đề cập. Nếu sợ thì có thể thay thế bằng cừ bê tông có độ dài dài hơn, tuy nhiên, sẽ đắt và không hiệu quả bằng cừ tràm và có thể gây ảnh hưởng đến nhà lân cận trong quá trình ép cọc bê tông gây lực dạt đất (lực xô ngang) mạnh hơn so với cừ tràm.

Số người tham gia 1Thanked +2 Thu lại Lý do
1033188 + 2 Rất chuyên nghiệp! Thanks!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

12#
TamMinhNguyen Đăng lúc 15/5/2012 19:40 | Chỉ xem của tác giả
Mọi người đang nói về cừ tràm nên mình có 1 số góp ý như sau:
+ Nhiều người có thói quen đặt đầu cừ tràm phải nằm dưới mực nước ngầm thấp nhất. Ðiều này đưa đến việc phải đặt đáy móng khá sâu, gây bất lợi cho thi công, nhất là vào mùa mưa. Các tài liệu địa chất cho thấy: ở vị trí cao hơn mạch nước ngầm, đất vẫn ẩm ướt, độ bão hòa cao, do đó đủ độ ẩm để đầu cừ tràm không bị khô và sẽ không bị mục. Vì vậy, tùy theo chất đất bên trên mực nước ngầm, có thể chọn đầu cừ tràm cao hơn mực nước ngầm, miễn sao đầu cừ luôn ẩm ướt. Ở đất sét, nước mao dẫn có thể lên đến 5 - 6m.

+ Một thói quen cần tránh khi thi công là lấy cát phủ lên đầu cừ sau khi đóng. Nhiều người đóng xong cừ là phủ lên đầu cừ một lớp cát dày(cấu tạo sai). Khi làm như vậy, dưới áp lực đáy móng, cát có thể chui xuống bùn hay len vào các kẽ rỗng bên trên của lớp bê tông lót. Theo dòng chảy, cát cũng có thể chuyển dịch. Hoặc khi công trình kề bên đào móng, cát sụt lở, chiều dày lớp cát đệm thi công không đều nhau... đều là những nguyên nhân gây lún hay lún không đều. Cách khác cũng thường gây lún do “xem thường” lớp bê tông lót, cứ sắp đá 4 - 6 xuống và trải hồ vữa xi măng bên trên, cán đều. Lúc này, dưới áp lực đáy móng, dẫn đến kết cấu của lớp lót này không vững, biến dạng và gây lún sụt. Như vậy cần thiết phải tạo lớp lót bằng bê tông đá 1-2 và đổ trực tiếp trên đầu cừ để tạo liên kết thành một khối. Ngoài ra việc phủ cát làm móng không liên kết với khối cừ tràm nên độ cứng nền – móng bị giảm yếu, do đó có thể bị rung động khi xe chạy bên trên hoặc bên cạnh. Mặt khác do ảnh hưởng của lực xung động, lớp cát đệm có thể bị chảy làm gia tăng độ lún và sự rung động công trình.

Vậy thì nhất thiết phải đặt đầu cừ tràm (cọc tre) vào lớp bêtông lót để lực đứng và ngang truyền từ móng sang khối cừ tràm, để móng và cừ tràm tạo thành một khói chịu lực, không được có lớp cát đệm trung gian.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

13#
tngage Đăng lúc 16/5/2012 00:24 | Chỉ xem của tác giả
- đúng là lớp cát quá dày là sai!
- Nếu có lớp cát mỏng thì phải được đầm chặt, vệ sinh cát dính vào đầu cừ, tránh việc bê tông lót không liên kết với đầu cừ. Cát được đầm chặt vào đất sét sẽ tăng độ nén tại đáy móng => tăng khả năng chịu lực của sét lên chứ không giảm!
VD: khi ta cắm 1 khúc tre xuống bờ sông có đất sét rồi đẩy cái cây đó theo phương ngang với 1 lực không đổi và tương đối lớn đến khi khúc tre bắt đầu nghiêng=> đất sét do lực xô ngang làm biến dạng. Lúc này, khả năng chịu lực của lớp sét giảm dần và cái cây tiếp tục nghiêng đến khi nó ngã sụp xuống.

Áp dụng vào thực tế:
- Tại sao lại phải đầm 1 lớp cát mỏng cát mà không quá dày? Các bạn trên đã phân tích rồi, không nói lại.
- Tại sao vẫn phải sử dụng 1 lớp cát mỏng được đầm chặt vào lớp sét mà không thay thế bằng lớp bê tông lót? (trên lớp cát đầm đã có lớp lót rồi => lớp lót có thể dày hơn hoặc giữ nguyên độ mỏng - bỏ qua lớp cát). Như đã nói, lớp cát đầm chặt vào sét giúp sét tăng khả năng chịu lực nén hơn là so với sét nguyên thủy, vì vậy, nó giúp tăng khả năng chịu lực xô ngang do đất trượt và lực lật (momen tại móng), giúp móng không bị lật, trượt. Bạn thử bóp 1 nắm sét và 1 nắm sét pha cát là biết liền! Do lớp lót cứng nên khi bị móng đè xuống, lớp lót đóng vai trò giữ cho đầu cọc không bị phá vỡ cục bộ  và phân bố lực đều lên đầu cọc (tại đầu cọc do lực nén của công trình đè xuống). Lớp lót này không  gia tăng khả năng chịu lực của sét.

   Lúc trước học môn nền móng, thầy Phụng cũng có phân tích, chứng minh từ trong công thức ra thì độ sâu chôn móng giúp gia tăng khả năng chịu lực của móng (nông và sâu). Khi làm đề án, mình đặt móng nông sâu 2m, nhưng bxh của móng phải đạt tới 5x6m mới đạt yêu cầu về độ lún. Thầy kiểm tra bài rồi kêu làm lại với độ sâu chôn móng lớn hơn Lúc này mình có cãi là do Thầy cho hồ sơ địa chất quá yếu, nên kích thước móng phải to như vậy. Thầy nói là kích thước móng như vậy là đạt yêu cầu về lún, tuy nhiên, không ai làm cái móng chân vịt 5x6m, cao khỏang 1m1 hết! (chỉ sử dụng được lớp đất 2 á sét với độ dày 8m, lớp 3 và 4 là cát và cát mịn, lớp 1 là đất mùn, coi như bỏ). Về làm lại mình tức quá, tăng đại lên 4m luôn, kết quả thì kích thước móng giảm đi đáng kể. Lúc này mới chợt nhớ là thầy đã từng nói khi kiểm tra không đạt thì tăng chiều sâu chôn móng lên.
  Cũng chính vì hồ sơ địa chất quá yếu nên lúc đó mình tính móng sâu M2 đến 13 cây cọc BTCT, nhưng tòan là cọc ngắn không hà! Do đầu cọc dưới tải trọng của công trình có thể đâm thủng lớp sét, làm mất khả năng chịu lực.

Cụ thể vào phần tính tóan móng nông trong đề án nền móng, khi phân tích đường ảnh hưởng tải trọng của công trình lên cọc thì ta thấy, đường ảnh hưởng lên đất lớn nhất ở bên trên móng và nhỏ dần theo độ sâu của cọc. Chính vì vậy cho nên khi làm móng cọc cừ tràm, nhất thiết ta phải đào sâu xuống lớp sét để tăng độ dày của lớp đất bên trên móng. Bạn thử tính tóan lại đồ án nền móng với bề dày lớp đất 2 (sét hoặc á sét) coi như vô cùng và tính ở 2 trường hợp chiều sâu chôn móng giống nhau, chỉ khác nhau là sét và á sét với chỉ số trung bình trong bảng tra. Lúc này sẽ xuất hiện sự khác biệt lớn về đường ảnh hưởng cũng như tiết diện móng

Nếu như móng cọc cừ tràm có thể đặt ở gần cốt tự nhiên, không cần sâu thì tại sao móng của các công trình cao tầng phải đặt sâu xuống đất!? Các bạn thấy nghịch lý không!?

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

14#
Bắc Đăng lúc 16/5/2012 08:42 | Chỉ xem của tác giả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

15#
TamMinhNguyen Đăng lúc 16/5/2012 09:52 | Chỉ xem của tác giả
Nói chung bạn tngage nói rất nhiều mâu thuẫn và dường như chưa hiễu ý mình. Thế này nhé.
- Thứ nhất lấy ví dụ 1 khúc tre là mình không đống ý: Vì khi dùng cọc cừ tràm hay cọc tre, 1 cây chả có tác dụng gì? Khi sử dụng cọc bê tông cũng thế, nếu bạn dùng 1 cọc thì vứt. Khi ép cọc người ta thường nói đến sự ảnh hưởng của cả nhóm cọc.
- Thứ 2, mình đang nói đến khi sử dụng cọc cừ tràm hay tre, thì mình đang nói đến sự làm việc trong vùng đất ẩm ướt,thậm chí là nước ngầm cao. Thế nêm bạn sử dụng cát rất dễ bị nước xói đi,và làm hẫng móng. Điều này nhiều khi gây gãy cọc và lún. Mà bạn biết lún cục bộ thì còn đỡ,chứ nếu lún lệch thì rất dễ gây phá hủy công trình.
- Thứ 3,mình đề cập đến đất sét mao dẫn khá tốt nên mình nói chiều sâu chôn móng không nhất thiết phải chon ở dưới mực nước ngầm. Vì sao? Đơn giản,có nước ngầm dẫn đến khó thi công? Thế nên mình mới đưa ra ý kiến chôn móng cao hơn nước ngầm 1 chút vẫn ok. Còn bạn nói bạn fai chọn móng 5x6m thì mình nghĩ chả ai làm cái móng chân vị mà bằng cả cái nhà. Nếu thế bạn làm móng băng hay bè cho nó lành. Làm móng đơn làm gì cho phí của?
- Thứ 4, nói đến phần lý thuyết khi tăng chiều sau chôn móng thì kích thước móng sẽ giảm xuống,bạn cũng đã tính toán và thấy rồi đó chính là do cái công thức kiểm tra kích thước móng đấy:
F>N/(Rtc-gama.H móng) Chiều sâu tăng thì F giảm là đương nhiên.
Nói chung mình không phải dân kết cấu,nên không nói rõ ngọn nghành được,rất vui  vì bạn rất tích cực trao đổi
Thân ái

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

16#
tngage Đăng lúc 16/5/2012 17:48 | Chỉ xem của tác giả
1 khúc tre là trường hợp điển hình, thu nhỏ của 1 đống tre làm móng cù tràm, tre, nếu ép 1 đống rồi thì làm sao bạn lấy tay đẩy nó ngã được!?
Biện pháp thi công phủ 1 lớp cát theo mình là đúng, nhưng cái sai của đơn vị thi công là quên hay không biết là cần phải đầm nén nó lại!
   Móng cừ tràm áp dụng cho nền đất yếu và dày như là lớp á sét dẻo mềm, khả năng chịu lực kém. VD cụ thể như chung cư Thanh Đa quận Bình Thạnh, nếu làm cọc khoan nhồi thì phải rất dài và tốn kém do nền đất quá yếu - đất mùn sét do phù sa bồi đắp, vì vậy cho nên phải áp dụng cọc cừ tràm và chấp nhận lún. Cái hay ở đây là đơn vị thiết kế tính tóan cho ra kết quả là lún đều.... (dẫn lời thầy)
Như vậy, với khối lượng tải của chung cư Thanh Đa thì việc đào sâu móng xuống rồi mới thi công là tất nhiên.

Tuy nhiên, việc áp dụng cọc cừ tràm cho các công trình khác có hồ sơ địa chất khác nhau mà sử dụng theo thói quen, không có sự tính tóan thì sẽ phát sinh: lãnh phí công, thi công khó như các bài trên đã đề cập, cũng như kết cấu Wiki cũng có đề cập đến:
http://ketcau.wikia.com/wiki/C%E1%BB%8Dc_c%E1%BB%AB_tr%C3%A0m
   Hiện nay không có 1  tính tóan cụ thể nào áp dụng cho cừ tràm, mà chỉ có công thức áp dục cho cọc tre. (Nguyên nhân cây cừ tràm không thẳng, và tùy vào điều kiện đất đai mà kích thứơc và khả năng chịu nén, cắt, uốn của cừ tràm khác nhau) Chính vì vậy cho nên rất khó thí nghiệm. Hiện nay, hình như là áp dụng công thức tính cọc tre, nhân cho hệ số gì đó, quên ròai và con số đó chỉ được coi là tham khảo. Không có ý nghĩa khoa học.

   Còn việc làm đề án môn của mình, mình đã làm lại và thấy rằng lời thầy nói là đúng. Và việc thầy cho số liệu đề án dĩ nhiên là những con số trên đề án thôi, không phải là 1 công trình cụ thể nào cả. Ngay cả việc thầy bắt mình làm lại đề án, cho đến bây giờ mình vẫn không ghét thầy và thầm cảm ơn thầy đã cho mình những kiến thức bổ ích. Nếu bạn có vấp ngã thì bạn mới có kinh nghiệm tốt hơn cho lần sau, và cái hay của vấp ngã này là trên giấy, chứ không phải là vào 1 công trình nào cả!
PS: Đề án mình nhận thì móng M1 là móng nông (móng đơn), móng M2 là móng sâu. Làm sao giải đề án móng đơn mà làm theo kiểu móng băng được!? Yêu cầu đề án của thầy là vậy, làm sao dám cãi!? Lúc mình dám cãi là thực tế sẽ tiến hành ép cọc => móng sâu luôn chứ không làm móng đơn do tải trọng lớn mà nền đất quá yếu.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

17#
recycle90 Đăng lúc 17/5/2012 15:24 | Chỉ xem của tác giả
bê tông đá 4x6 cũng dùng được nhưng với điệu kiện khi thi công nên lèn vữa vào kín hết trong các kẽ hở thì ok mà,còn nữa các, dùng cừ tràm thì rất nguy hiểm cho người thiết kế, hiện nay ở VN không có tiêu chuẩn nào quy định sử dụng cừ tràm để làm móng, chủ yếu là làm theo kinh nghiệm. Nhỡ không may thì lấy cái gì để bảo vệ người thiết kế....

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

18#
quocbaoxddd Đăng lúc 31/8/2012 14:05 | Chỉ xem của tác giả
Theo tôi ông tngage nói có lý. Cừ tràm chỉ đóng vai trò làm chặt, tăng cường độ đất nền. Nếu đổ BT đá 1x2 phủ đầu cừ sẽ làm mục phần đầu cừ chôn trong BT đá 1x2. Cừ tràm đơn thuần làm chặt đất thôi, không liên kết với móng gì hết, hiểu đơn giản là móng BT đặt trên nền đất cứng (đã gia cố cừ tràm), nói vậy nhà ở miền Đông Nam bộ, đối với nhà 2,3 tầng không cần ép cọc thì móng liên kết với cái gì???Lớp cát phủ đầu cừ nhiệm vụ là giữ ẩm cho đầu cọc và làm bằng phẳng đáy móng mà mấy ông kêu bỏ, nói bậy bạ.
  

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

19#
soixich_hp4 Đăng lúc 31/8/2012 20:15 | Chỉ xem của tác giả
Cọc tre, cừ tràm có tác dụng gia cố nền để đạt cường độ theo yêu cầu thiết kế thui. Chứ nếu nền đất tốt thì cần j cừ tràm

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

20#
hoahong89 Đăng lúc 7/10/2012 00:09 | Chỉ xem của tác giả
soixich_hp4 gửi lúc 31/8/2012 20:15
Cọc tre, cừ tràm có tác dụng gia cố nền để đạt cường độ theo yêu cầu thiết kế th ...

Tưởng cừ chàm chỉ làm chặt đất thôi chứ ạ! chứ có tác dụng chịu tải đâu phải không?

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Phiên bản Mobile|Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng  

Phần mềm dự toán xây dựng excel | Hướng dẫn lập dự toán xây dựng | Phần mềm tư vấn giám sát | Phần mềm quản lý chất lượng xây dựng |

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Kiến Trúc sư

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Đấu thầu

GMT+7, 3/5/2024 18:01 , Processed in 0.153335 second(s), 30 queries .

Powered by Discuz! X3.2

© 2001-2013 Kiso Comsenz Inc.