HOANGANH1802 Tại 16/11/2011 09:41:53

Phương pháp tính toán cốt thép

Phương pháp tính toán cốt thépBản vẽ thống kê cốt thép là cơ sở để tính toán cốt thép khi lập dự toán và khi thi công. Nhưng trong nhiều trường hợp và do nhiều lý do khác nhau mà thống kê cốt thép không chính xác và sát với bản vẽ thiết kế . Do đó nếu như khi thi công ta cứ tin tưởng thiết kế, tin bản thống kê cốt thép thì có thể sẽ dẫn đến tình trạng lãng phí do lấy quá nhều thép hoặc sẽ thiếu thép. Vì vậy khi thi công, người kỹ thuật chỉ đạo thi công trực tiếp phải tính toán, thống kê lại cốt thép để báo cáo cho bên quản lý vật tư chuẩn bị.
Phương pháp tính toán cốt thép như sau.Căn cứ vào bản vẽ thiết kế của cấu kiện mình cần thi công để tính toán. ở đây sẽ giới thiệu với bạn cách tính tỷ mỷ của 1 dầm đơn giản làm ví dụ.Cho dầm có cấu tạo như hình dưới đây.https://lh3.googleusercontent.com/-Y33zUdR7iks/ThPxXlw9BfI/AAAAAAAABNw/1gwrrPsVnm4/a1.jpgvới các mặt cắt dầm như sau :https://lh6.googleusercontent.com/-hl8xnN3fk48/ThPxXexRehI/AAAAAAAABNs/8RN3W-jpt4g/a2.jpgYêu cầu thống kê cốt thép để báo vật tư và cho thợ thi công trên công trường.Cách làm như sau:*Bước 1: Dọc bản vẽ:Nhìn vào bản vễ trên bạn thấy những gì nào ? Có phải chúng ta có 1 dầm đơn giản 2 đầu liên kết gối tựa 220,dài 3600, tiết diện dầm là 350×220 (mm). Cốt thép gồm có 5 loại thép được ký hiệu từ số 1 đến số 5 trong đó có 4 loại thép chịu lực chính là thanh số 1(2d20), số 2(1d18), 32(d20) và 4(1d18). Thép số 5 là thép cấu tạo (d6a200).bản vẽ hầu như không cho lớp bê tông bảo vệ, chiều dài các thanh thép cụ thể và yêu cầu ta phải tính sao cho phù hợp với bản vẽ và quá trình thi công thực tế ngoài công trường.*Bước 2: Tính toán cụ thể* Xác định lớp bê tông bảo vệ: Bạn cũng biết là khi thiết kế, các kỹ sư kết cấu bao giờ cũng lấy theo chuẩn và hệ số an toàn được tính toán rất chặt chẽ. Như vậy, với các cấu kiện dầm thường lấy lớp bê tông bảo vệ là 2,5 cm. Tuy nhiên, khi thi công ngoài công trình có tính toán đến điều kiện thuận lợi khi ghép cốp pha và đổ bê tông ta thường cho phép lớp bê tông bảo vệ lên đến 3cm.*Tính toán chiều dài thanh thép.Với thanh số 1: 2d20Chiều dài thanh : (0,22×2-0,06)+3,6+2x(0,35-0,06)= 4,56 (m)Thanh số 2: 1d18Thanh số 2 là thanh chịu mômen âm phía trên dầm, chiều dài làm việc ( hay đoạn cắt théo tính bằng ¼ nhịp ), ta tính chiều dài như sau:Chiều dài 1 thanh : (0,35-0,03×2)+1/4(3,6+0,22)+0,11=1,355 (m)Thanh số 3: 2d20Chiều dài 1 thanh : 3,6+(0,22×2-0,03×2) = 3,98 (m).Thanh số 4: 1d18Thanh số 4 chịu mô men dương giữa nhịp, chiều dài làm việc của thanh này tính bằng khoảng cách giữa hai đầu mút của thanh số 2 cộng thêm 1 khoảng là 20d.Chiều dài 1 thanh:3,6+(0,22×2-0,03×2)-2*(1/4(3,6+0,22)+0,11)+2x20x0,018 = 2,57 (m)Thanh số 5: d6a200Thanh số 5 là thép cấu tạo có nhiệm vụ cố định khung thép, chịu một phần lực cắt trong dầm. Đoạn phân bố của thanh số 5 tính từ 2 mép cột (đoạn 3,6m)Chiều dài 1 thanh: (0,22+0,35-0,06*2)*2+0,03×2 = 0,96 (m)Số thanh trong dầm : 3,6/0,2+1 = 19 thanh.Chú ý: Khi uốn thép, với các loại thép cây thì độ giãn dài do uốn theo góc 90 độ là 1d, do đó, với mỗi thanh thép chịu lực khi tính toán cho dầm trên ta cần trừ đi 2d ( do uốn 2 đầu ).Bước 3: Tổng hợp khối lượngSau khi tính toán ta cần phải tổng hợp khối lượng để báo cáo cho bên vật tư chuẩn bị, mặt khác ta cũng cần tập hợp số liệu cho thợ gia công.Với dầm trên, số lượng thép như sau :Thép d20: gồm thanh số 1 + số 3 : = 2x(4,56-2×0,02)+2x(3,98-0,02×2) = 16,92 (m)Thép d18: Gồm thanh số 2 + số 4: = 1x(1,355-1×0,018)+1x(2,57-1×0,018)=3,889 (m)Thép d6: Thanh số 5 : 19×0,96×0,222 = 4,04 (kg).Vậy là ta đã tính toán xong cốt thép cho dầm, bạn lưu ý, cốt thép thường có số lượng và giá trị lớn nên khi tính toán càng tỷ mỷ và chính xác bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu, hạn chế tối đa sai sót để tiết kiệm chi phí trong thi công.Chúc các bạn thành công

LAMKARO090788 Tại 3/4/2014 16:23:27

hellboy239 gửi lúc 24/7/2013 17:44 static/image/common/back.gif
Bài này rất hay. Thanks ban. Mà bạn có thể nói rõ cái về công thức được hok. Tại m ...
vd.(0,22×2-0,06)+3,6+2x(0,35-0,06)= 4,56 (m). Mình xin giải thích như sau:
- 0,22: bề rộng cột(cái này nhầm nè vì dầm dài tính từ tim -> 0,11x2 thôi nha)
-0,06= 2x0,03 : là khoảng hở cốt thép so với cột(mỗi bên là a=0,03m)
-là chiều dài dầm tính từ tim
-2x(0,35-0,06) : đây là tính đoạn thép móc từ trên xuống, trừ đi a= 0,03m(lớp bt bảo vệ )

hellboy239 Tại 24/7/2013 17:44:40

Bài này rất hay. Thanks ban. Mà bạn có thể nói rõ cái về công thức được hok. Tại mình làm hoc bên xây dựng cầu đường nên vừa qua xây dựng dân dụng nên còn chưa biết nhiều thứ. Hi mong bạn giúp cho!!!

HOANGANH1802 Tại 29/7/2013 13:33:01

hellboy239 gửi lúc 24/7/2013 17:44 static/image/common/back.gif
Bài này rất hay. Thanks ban. Mà bạn có thể nói rõ cái về công thức được hok. Tại m ...

mấy cái số 0.22 - 3.6 - 0.33..... đó là chiều dài, rộng, lớp bảo vệ của cấu kiện thôi mà.

skynet Tại 29/8/2013 14:53:47

HOANGANH1802 gửi lúc 29/7/2013 13:33 static/image/common/back.gif
mấy cái số 0.22 - 3.6 - 0.33..... đó là chiều dài, rộng, lớp bảo vệ của cấu kiện th ...

Với thanh số 1: 2d20
Chiều dài thành : (0,22×2-0,06)+3,6+2x(0,35-0,06)= 4,56 (m)

số 0.06 ở đâu ra thế hả anh :(. a ghi rõ công thức ra giúp em với ạ

hoanhtrang23 Tại 24/9/2013 08:51:05

skynet gửi lúc 29/8/2013 14:53 static/image/common/back.gif
Với thanh số 1: 2d20
Chiều dài thành : (0,22×2-0,06)+3,6+2x(0,35-0,06)= 4,56 (m)



0,06 là chiều dầy lớp bê tông bảo vệ, tính cho 2 đầu dầm, mỗi đầu lớp bê tông bảo vệ là 0,03m = 30mm.

haiksxd Tại 16/12/2013 09:57:08

hoanhtrang23 gửi lúc 24/9/2013 08:51 static/image/common/back.gif
0,06 là chiều dầy lớp bê tông bảo vệ, tính cho 2 đầu dầm, mỗi đầu lớp bê tông b ...

voi thanh 2d20 thi so 0.35 o dau ra vay va sao phai nhan 0.06 hai lan vay.anh co the giup em hieu dc ko?? va sao moi cong thuc lai khac nhau vay anh.???

hoanhtrang23 Tại 9/1/2014 08:44:31

haiksxd gửi lúc 16/12/2013 09:57 static/image/common/back.gif
voi thanh 2d20 thi so 0.35 o dau ra vay va sao phai nhan 0.06 hai lan vay.anh co the giup em hieu...

0.35 chính là chiều cao của dầm đấy b, phần công thức 2x(0.35-0.06) là để tính chiều dài đoạn cốt thép uốn xuống của dầm. Mỗi 1 đầu lớp bê tông bảo vệ là 0.06 nhân với 2 đầu.

thanhduong2104 Tại 10/2/2014 10:14:24

bài này rất hay, mình mới học sơ sơ nên không rành

tomlobd Tại 15/4/2014 13:41:25

Thanh số 2: 1d18
Thanh số 2 là thanh chịu mômen âm phía trên dầm, chiều dài làm việc ( hay đoạn cắt théo tính bằng ¼ nhịp ), ta tính chiều dài như sau:
Chiều dài 1 thanh : (0,35-0,03×2)+1/4(3,6+0,22)+0,11=1,355 (m)

Thank bài viết của HOANGANH1802 nhưng m còn chưa hiểu 0.11 là cái gì a! (nếu là nửa bề rộng gối thì sao trong 1/4 dầm m cũng tính phần bề rộng gối vào)

josthang Tại 19/8/2014 10:03:09

tomlobd gửi lúc 15/4/2014 13:41
Thanh số 2: 1d18
Thanh số 2 là thanh chịu mômen âm phía trên dầm, chiều dài làm việc (...

thanh số 2 cộng thêm 0,11 là gì nữa, mình cũng k hiểu. giải thich giúp mình với

honggiang82 Tại 14/10/2014 13:25:35

Cảm ơn Bạn đã chia sẻ.
Rất hay nhưng Mìn không hiểu lắm.
Mìn chỉ hiểu đc mỗi Thanh 3 và Thanh 5.
Còn Thanh 1, 2, 4 không hiểu gì cả
Mìn nghĩ Thanh 1 và 3 chiều dài bằng nhau, tính như thanh số 3 là 3,98m thì ok
Tại sao Thanh 1: tính như thanh 3 lại phải + 2x(0,35-0,06)???????
- Thanh 2 và 4 thì wa khó hiểu luôn
Bạn có thể giải thích về các con số và công thức tính Thanh số 1, 2, 4.
Bạn nào biết chỉ cho mìn với. Mìn cảm ơn rất nhiều.

thaikxc02 Tại 31/7/2015 23:21:42

HOANGANH1802 Tại 6/8/2015 10:28:02

ngongochoa0976 Tại 22/9/2015 14:10:55

trang: [1] 2
Phiên bản đầy đủ: Phương pháp tính toán cốt thép