Phương pháp tính toán cốt thép Bản vẽ thống kê cốt thép là cơ sở để tính toán cốt thép khi lập dự toán và khi thi công. Nhưng trong nhiều trường hợp và do nhiều lý do khác nhau mà thống kê cốt thép không chính xác và sát với bản vẽ thiết kế . Do đó nếu như khi thi công ta cứ tin tưởng thiết kế, tin bản thống kê cốt thép thì có thể sẽ dẫn đến tình trạng lãng phí do lấy quá nhều thép hoặc sẽ thiếu thép. Vì vậy khi thi công, người kỹ thuật chỉ đạo thi công trực tiếp phải tính toán, thống kê lại cốt thép để báo cáo cho bên quản lý vật tư chuẩn bị.
2 ]4 ]; A+ `' t3 I Phương pháp tính toán cốt thép như sau. Căn cứ vào bản vẽ thiết kế của cấu kiện mình cần thi công để tính toán. ở đây sẽ giới thiệu với bạn cách tính tỷ mỷ của 1 dầm đơn giản làm ví dụ. Cho dầm có cấu tạo như hình dưới đây. với các mặt cắt dầm như sau : Yêu cầu thống kê cốt thép để báo vật tư và cho thợ thi công trên công trường. Cách làm như sau: *Bước 1: Dọc bản vẽ: Nhìn vào bản vễ trên bạn thấy những gì nào ? Có phải chúng ta có 1 dầm đơn giản 2 đầu liên kết gối tựa 220, dài 3600, tiết diện dầm là 350×220 (mm). Cốt thép gồm có 5 loại thép được ký hiệu từ số 1 đến số 5 trong đó có 4 loại thép chịu lực chính là thanh số 1(2d20), số 2(1d18), 32(d20) và 4(1d18). Thép số 5 là thép cấu tạo (d6a200). bản vẽ hầu như không cho lớp bê tông bảo vệ, chiều dài các thanh thép cụ thể và yêu cầu ta phải tính sao cho phù hợp với bản vẽ và quá trình thi công thực tế ngoài công trường. *Bước 2: Tính toán cụ thể * Xác định lớp bê tông bảo vệ: Bạn cũng biết là khi thiết kế, các kỹ sư kết cấu bao giờ cũng lấy theo chuẩn và hệ số an toàn được tính toán rất chặt chẽ. Như vậy, với các cấu kiện dầm thường lấy lớp bê tông bảo vệ là 2,5 cm. Tuy nhiên, khi thi công ngoài công trình có tính toán đến điều kiện thuận lợi khi ghép cốp pha và đổ bê tông ta thường cho phép lớp bê tông bảo vệ lên đến 3cm. *Tính toán chiều dài thanh thép. Với thanh số 1: 2d20 Chiều dài thanh : (0,22×2-0,06)+3,6+2x(0,35-0,06)= 4,56 (m) Thanh số 2: 1d18 Thanh số 2 là thanh chịu mômen âm phía trên dầm, chiều dài làm việc ( hay đoạn cắt théo tính bằng ¼ nhịp ), ta tính chiều dài như sau: Chiều dài 1 thanh : (0,35-0,03×2)+1/4(3,6+0,22)+0,11= 1,355 (m) Thanh số 3: 2d20 Chiều dài 1 thanh : 3,6+(0,22×2-0,03×2) = 3,98 (m). Thanh số 4: 1d18 Thanh số 4 chịu mô men dương giữa nhịp, chiều dài làm việc của thanh này tính bằng khoảng cách giữa hai đầu mút của thanh số 2 cộng thêm 1 khoảng là 20d. Chiều dài 1 thanh: 3,6+(0,22×2-0,03×2)-2*(1/4(3,6+0,22)+0,11)+2x20x0,018 = 2,57 (m) Thanh số 5: d6a200 Thanh số 5 là thép cấu tạo có nhiệm vụ cố định khung thép, chịu một phần lực cắt trong dầm. Đoạn phân bố của thanh số 5 tính từ 2 mép cột (đoạn 3,6m) Chiều dài 1 thanh: (0,22+0,35-0,06*2)*2+0,03×2 = 0,96 (m) Số thanh trong dầm : 3,6/0,2+1 = 19 thanh. Chú ý: Khi uốn thép, với các loại thép cây thì độ giãn dài do uốn theo góc 90 độ là 1d, do đó, với mỗi thanh thép chịu lực khi tính toán cho dầm trên ta cần trừ đi 2d ( do uốn 2 đầu ). Bước 3: Tổng hợp khối lượng Sau khi tính toán ta cần phải tổng hợp khối lượng để báo cáo cho bên vật tư chuẩn bị, mặt khác ta cũng cần tập hợp số liệu cho thợ gia công. Với dầm trên, số lượng thép như sau : Thép d20: gồm thanh số 1 + số 3 : = 2x(4,56-2×0,02)+2x(3,98-0,02×2) = 16,92 (m) Thép d18: Gồm thanh số 2 + số 4: = 1x(1,355-1×0,018)+1x(2,57-1×0,018)=3,889 (m) Thép d6: Thanh số 5 : 19×0,96×0,222 = 4,04 (kg). Vậy là ta đã tính toán xong cốt thép cho dầm, bạn lưu ý, cốt thép thường có số lượng và giá trị lớn nên khi tính toán càng tỷ mỷ và chính xác bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu, hạn chế tối đa sai sót để tiết kiệm chi phí trong thi công. Chúc các bạn thành công $ t% l" ~! M1 a! u
|