XD360 KÍNH CHÚC CHO MỌI NHÀ VẠN SỰ AN LÀNH!

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

 Quên mật khẩu
 Đăng ký mới
Anh Trần HòeBùi Quốc Hưng
Xem: 20638|Trả lời: 21
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[Hỏi] Thanh toán chi phí dự phòng theo nghị định 32

[Lấy địa chỉ]

Hãy đăng nhập để có nhiều chức năng hữu dụng hơn và xem ảnh rõ hơn!

Bạn phải đăng nhập để xem được nội dung, nếu bạn chưa có tài khoản? hãy Đăng ký mới

x
Mọi người cho mình hỏi, mình có trường hợp như sau:
- Hồ sơ yêu cầu của công trình có yêu cầu: Giá dự thầu của nhà thầu phải bao gồm các chi phí vềthuế, phí, lệ phí (nếu có) theo thuế suất, mức phí, lệ phí tại thời điểm 28ngày trước ngày có thời điểm đóng thầu theo quy định và chi phí dự phòng
- Và khi mình lập hồ sơ đề xuất cũng theo hồ sơ yêu cầu: Giá đề xuất bao gồm: CP hạng mục chung + chi phí xây dựng
+ Trong đó: Hạng mục chung = CP lán trại 2% + CP dự phòng 5% ( các chi phí khác hồ sơ yêu cầu không đề cập đến)
+ Chi phí xây dựng = KLTK x đơn giá ( đã bao gồm VAT)
Vậy cho mình hỏi: khi hồ sơ đề xuất đã được chấp nhận, thương thảo và ký hợp đồng, tiến hành thi công... giả sử trong quá trình thi công không có phát sinh thêm khối lượng ngoài thiết kế thì hiển nhiên giá trị chi phí dự phòng đó không được thanh toán phải không ? nếu không được thanh toán thì tại sao lại cho vào giá trị hợp đồng.?  và nếu được thanh toàn thì phải làm thế nào để Kho bạc nhà nước chấp nhận?Mong mọi người chia sẻ ? Xin Cám Ơn


Đánh giá

Vì sao lại lạ vậy bạn ?  Đăng lúc 25/8/2015 20:04
Hồ sơ yêu cầu lạ quá.  Đăng lúc 24/8/2015 22:04

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Đề cử
nvquang118 Đăng lúc 25/8/2015 10:41 | Chỉ xem của tác giả
Về bản chất chi phí dự phòng cho gói thầu chỉ được xác định khi có yếu tố phát sinh về KL và trượt giá. Có phát sinh thì mới dùng tới dự phòng còn không thì cắt bỏ chi phí dự phòng. Đứng trên vai trò là chủ đầu tư, cần phải quản lý chi phí sao cho chi đúng, chi đủ, nghiệm thu thanh toán sát với thực tế thi công, đảm bảo tránh thất thoát, lãng phí. Bên Kho bạc cũng vậy, thấy Chủ đầu tư chi thanh toán sai thì yêu cầu điều chỉnh sửa lại đảm bảo đúng quy định, nhiều khi lại ko để ý, quan tâm đến các điều khoản cụ thể HĐ mà các bên đã thỏa thuận, ký kết nó là như thế nào. Còn với vai trò là nhà thầu thì làm đúng, làm đủ mà được thanh toán đúng, đủ thì còn mong gì nứa, nếu đc thanh toán thêm các khoản khác nứa thì ai cũng muốn hơn thế nữa nếu đc.
Bản chất loại hợp đồng trọn gói là lời ăn lỗ chịu, nhà thầu ko lường đc các vấn đề trong quá trình thực hiện HĐ là dễ lỗ chổng vó. Còn mà lường trước đc, làm thầu tốt, thương thảo HĐ tốt, để ý câu từ trong HĐ cho chắc luật thì đảm bảo đc mức thiệt hại ngoài dự kiến là ít nhất, quyền lợi đc hưởng đc như mong muốn, có khi là lãi to. Bên quản lý chi phí thì thấy nhà thầu lời nhiều, có phần ko phải làm nhưng đc hưởng những chi phí đó thì đưa các lý do ra để mà cắt, mà cắt nhầm hơn là bỏ xót cho an tâm sau này. lại lấy quyền, bắt nhà thầu phải chịu để nhà thầu giữ quan hệ thì nhà thầu cũng phải chịu thôi.
Vấn đề gói thầu của bạn, CĐT mà mời thầu riêng chi phí dự phòng gói thầu và bên bạn dự thầu riêng chi phí này thì khả năng thanh toán của bạn khó. Nếu muốn thanh toán thì chỉ có cãi trày, cãi cối kiểu rằng thì là: Đây là hình thức trọn gói nên theo quy định giá đã ký trong HĐ là quyền lợi nhà thầu đc hưởng khi hoàn thành toàn bộ nghĩa vụ của HĐ. Bất đắc đưa ra hòa giải tranh chấp tại tòa thì bên B cũng chỉ có căn cứ vào các quy định đối với HD trọn gói để bảo vệ quyền lợi của mình. Ngoài ra, đối với mọi trường hợp trước hết đều phải dựa vào các điều khoản cụ thể trong HĐ đã được các bên thương thảo, thống nhất ký kết. Nó là cơ sở để bảo vệ quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm các chủ thể bắt buộc phải thi hành trên cơ sở pháp luật cho phép. Khi này thì khái niệm chủ thể A, B là công bằng ngang nhau theo quy định của PL. ông A hay ông B mà ko lường đc các tình huống phát sinh sau ký kết HĐ là đều phải chịu mới đúng công bằng

Đánh giá

Vậy đề bài quá khó chăng???  Đăng lúc 26/8/2015 21:26
CĐT ra đề tách riêng CPDP, bạn đề xuất giải lại gộp chung lại thì là lạc đề hiển nhiên rồi bạn  Đăng lúc 26/8/2015 08:13
Bạn cho hỏi CĐT mời riêng CPDP như bạn nói mà mình đề xuất CPDP gộp vào đơn giá thì sao?  Đăng lúc 25/8/2015 18:28

Số người tham gia 1Thanked +2 Thu lại Lý do
vanphamcong + 2 Thực tiễn. Cám ơn!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Theo thông tư 03/2015/TT-BKHĐT quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu xây lắp ngày 06 tháng 05 năm 2015 và có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2015 đã quy định rõ tại điều 5:
+ Điều 5: Chi phí xây dựng, chi phí hạng mục chung và chi phí dự phòng
1. Giá gói thầu phải bao gồm chi phí xây dưng, chi phí hạng mục chung và chi phí dự phòng.
2. Chi phí dự phòng bao gồm: chi phí dự phòng trượt giá, chi phí dự phòng phát sinh khối lượng và chi phí dự phòng cho các khoản tạm tính (nếu có).
Việc xác định chi phí dự phòng thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành về quản lý chi phí xây dựng công trình và đặc thù của gói thầu. Chủ đầu tư căn cứ quy mô, tính chất, thời gian, địa điểm thi công của gói thầu và những yếu tố liên quan khác để quyết định việc sử dụng chi phí dự phòng nhưng phải bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành về quản lý chi phí xây dựng công trình.
3. Đối với hợp đồng trọn gói, nhà thầu phải tính toán và phân bổ chi phí dự phòng vào trong giá dự thầu; không tách riêng phần chi phí dự phòng mà nhà thầu đã phân bổ trong giá dự thầu để xem xét, đánh giá trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu về tài chính, thương mại.
4. Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định và hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, khi đánh giá hồ sơ dự thầu về tài chính, thương mại thì chi phí dự phòng sẽ không được xem xét, đánh giá để so sánh, xếp hạng nhà thầu. Chi phí dự phòng sẽ được chuẩn xác lại trong quá trình thương thảo hợp đồng. Giá trúng thầu và giá hợp đồng phải bao gồm chi phí dự phòng; phần chi phí dự phòng này do chủ đầu tư quản lý và chỉ được sử dụng để thanh toán cho nhà thầu theo quy định trong hợp đồng khi có phát sinh.
Hồ sơ mời thầu phải quy định rõ nội dung và nguyên tắc sử dụng chi phí dự phòng để làm cơ sở cho nhà thầu chào thầu, ký kết và thực hiện hợp đồng, trong đó phải nêu rõ giá trị cụ thể bằng tiền hoặc tỷ lệ phần trăm (%) các khoản chi phí dự phòng tính trên chi phí xây dựng của gói thầu để nhà thầu chào thầu. Nhà thầu phải chào các khoản chi phí dự phòng theo đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
Chính vì thế mình nghĩ chi phí dự phòng đã phân bổ vào điơn giá và không cho phép được tách riêng ra như trước, nên nếu là hợp đồng trọn gói thì nhà thầu sẽ được thanh toán theo đúng giá trị trong hợp đồng đã kí kết.

Số người tham gia 1Thanked +2 Thu lại Lý do
vanphamcong + 2 Thích bài này! Thanks!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Đề cử
nvquang118 Đăng lúc 26/8/2015 09:08 | Chỉ xem của tác giả
vanphamcong gửi lúc 25/8/2015 18:25
Không chỉ gói thầu dưới 1 tỷ mới làm hồ sơ yêu cầu bạn nhé, gói thầu có hạn mứ ...

Tại mục 14.2 Mẫu HSMT gói quy mô nhỏ có nêu: "Trường hợp tại cột “đơn giá dự thầu” và cột “thành tiền” nhà thầu không ghi giá trị hoặc ghi là “0” thì được coi là nhà thầu đã phân bổ giá của công việc này vào các công việc khác thuộc gói thầu, nhà thầu phải có trách nhiệm thực hiện hoàn thành các công việc này theo đúng yêu cầu nêu trong HSMT và không được Chủ đầu tư thanh toán trong quá trình thực hiện hợp đồng"
Tuy nhiên, với nhưng nội dung công việc cụ thể, có thực phải thực hiện nhưng nhà thầu ko tính toán điền vào trong bảng (như chi phí bảo hiểm nghề nghiệp, BH thiết bị, chi phí di chuyển tập kết máy móc thiết bị,...) thì có thể hiểu là nhà thầu tự phân bổ chi phí này vào đơn giá các mục công việc khác. có thể phân bổ bằng con số cụ thể trong đơn giá chi tiết cv khác hoặc cũng có thể chi phí ko đáng để nhà thầu đưa vào. Nhà thầu vẫn phải có trách nhiệm thực hiện các công việc trên theo quy định.
Nhưng nếu là chi phí dự phòng BMT mời tách riêng nằm ở phần HMC trong bảng xác định giá dự thầu thì vấn đề lại khác. Khi nhà thầu đề xuất mục này cột đơn giá, thành tiền cho bằng 0 và có xác định phân bổ CPDP bằng tỷ lệ % vào đơn giá các mục công việc khác. Theo nội dung quy định trên trong HSMT thì có thể hiểu là nhà thầu đã phân bổ giá của công việc này vào các công việc khác của gói thầu. Thường nhà thầu lách phương án phân bổ ẩn CPDP trực tiếp trong đơn giá để trường hộp CĐT ko để ý thì vẫn cứ thanh toán bình thường. Nếu CĐT để ý thì sẽ xảy ra vấn đề tranh cãi phát sinh khi thực hiện thanh toán CPDP. Vì trong quá trình thực hiện HĐ, nếu ko có phát sinh về KL, trượt giá thì nhà thầu coi như ko thực hiện mục công việc dự phòng phát sinh này nên chủ đầu tư vẫn có thể đưa ra lý do để cắt bỏ chi phí này (có thể là cắt bỏ trực tiếp CPDP đã đc nhà thầu phân bổ cụ thể bằng tên gọi trong đơn giá cv khác). Việc xử lý này của CĐT là có lý do nhưng lại ko đúng nguyên tắc đối với hình thức HĐ trọn gói.
Do vậy, để tránh nảy sinh tranh chấp khi thanh toán CPDP khi thực hiện HĐ, theo quan điểm của mình là:
- Nhà thầu cần đưa luận điểm của mình vào ngay HSDT về CPDP, diễn giải cụ thể lý do, phương pháp phân bổ CPDP trực tiếp trong đơn giá. Nêu sự lường trước các phát sinh có thể xảy ra trong quá trình thực hiện: VD đơn giá vật tư, vật liệu, nhiên liệu, lương thợ máy nhà thầu lập giá DT là tại thời điểm X, dự kiến thời gian thực hiện HĐ là ... tháng, dự trù khả năng có sự biến động đơn giá. theo kinh nghiệm của nhà thầu, các KL có thể phát sinh trong khi thực hiện gói thầu này là .... Tổng hợp các vấn đề phát sinh, nhà thầu dự tính CPDP xác định tương ứng khoảng a% giá trị hạng mục xây lắp, nhà thầu phân bổ trực tiếp trong đơn giá chi tiết các công việc khác.
- Các bên cần phải thỏa thuận cụ thể về CPDP của gói thầu khi thương thảo, hoàn thiện ký HĐ.
những phát sinh đã lường trước đc của nhà thầu thì mặc nhiên nhà thầu đc thanh toán CPDP trong HSDT dù có xảy ra hay ko xảy ra. những phát sinh ko lường trước đc, PS do thay đổi thiết kế thì phải đc cấp thẩm quyền phê duyệt và đc điều chỉnh bổ sung giá HĐ.
...
Các vấn đề đã được nêu ra trong HSDT mà đc Chủ đầu tư phê duyệt trúng thầu và các kết quả thương thảo, điều khoản HĐ đã đc các bên thống nhất ký rồi thì cứ theo đó mà triển khai, thanh toán. Sau này có tranh chấp thì cứ bút sa gà chết, án tại hồ sơ mà thi triển.
Nhà nước bắt buộc đưa về hình thức HĐ trọn gói để gắn trách nhiệm cho chủ đầu tư phải phê duyệt tương đối chính xác giá của gói thầu, nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm sẽ tính toán, lường trước đc vấn đề phát sinh, ko lường trước đc do thiếu kinh nghiệm thì phải chịu. Đó là sự công bằng trong sân chơi này.
Mình có 1 chút ý kiến, các bạn cùng thảo luận và trao đổi.

Đánh giá

Phamvancong Tại sao % phát sinh khối lượng ko được đưa vào dự phòng phí??? TT04 định nghĩa rất rõ ràng về chi phí dự phòng.  Đăng lúc 30/10/2015 17:04
Đồng quan điểm với bạn, có điều khi nhà thầu đưa CPDP vào đơn giá chỉ đưa được % trượt giá thôi.% phát sinh KL thì không được  Đăng lúc 26/8/2015 21:27

Số người tham gia 1Thanked +2 Thu lại Lý do
vanphamcong + 2 Đồng tình. Cảm ơn!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Đề cử
vutrung81 Đăng lúc 25/8/2015 09:08 | Chỉ xem của tác giả
Theo mình thì hồ sơ yêu cầu hơi lạ vì HMC theo ND32 ( có khoảng 6 đầu mục chính) và theo TT03 (có khoảng 10 đầu mục) thì hồ sơ yêu cầu quá khó hiểu. Cơ cấu dự toán đã bỏ trực tiếp phí khác + lán trại ( có lẽ = HMC) vì vậy các công việc thuộc phần HMC của bạn chỉ có mỗi lán trại. Thật ra có thiếu các hạng mục khác thì giá đề xuất của bạn cũng sẽ không thấp hơn giá gói thầu mấy ( đúng không) vì vậy không bàn đến nữa. Vấn đề bạn đưa ra là thanh toán thế nào phần chi phí dự phòng 5% kia quả thực rất khó. Theo mình nghĩ gói thầu của bạn là trọn gói và dưới 1 tỷ vì bạn làm hồ sơ yêu cầu. Như vậy lẽ ra phải đưa chi phí dự phòng vào đơn giá của phần xây lắp thì sẽ thanh toán được. VD: 1 công việc nào đó bạn phân tích bình thường các chi phí và cộng luôn dự phòng trong đó thì sẽ ra được đơn giá đề xuất cuối cùng. Như vậy giá gói thầu là CPXD + HMC (không có % dự phòng riêng). Chứ như của bạn thì có lẽ sẽ không thanh toán được vì không có đầu mục nào là thanh toán dự phòng 5% = ...đồng nghe vô lý quá( tất nhiên phụ thuộc và phụ lục hợp đồng của bạn). Mong ban có hướng giải quyết tốt nhất.

Số người tham gia 1Thanked +2 Thu lại Lý do
vanphamcong + 2 Cảm ơn quan tâm của bạn nhiều!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

2#
victory132669 Đăng lúc 24/8/2015 20:54 | Chỉ xem của tác giả
trả lời nhanh do chưa kịp tìm chuẩn thông tư nghị định như sau:
chi phí dự phòng này nếu bạn làm BQLDA sẽ rất rõ, các lớp bồi dưỡng QLDA cũng nói rõ luôn. thuộc phần lập tổng mức đầu tư nhé!
1, Chi phí dự phòng thường được tính như sau: 10% do trượt giá và 5% do trượt khối lượng (bài thầu có thể làm cao hơn nếu trúng nổi thầu sau chấm). Riêng 2 ván trượt này bạn biết rồi đúng không? % trượt còn phụ thuộc tổng mức đầu tư đã duyệt của cả công trình hoặc cả dự án (do CĐT duyệt hoặc đã trình duyệt trước khi đấu thầu, quá 20% phải điều chỉnh TMĐT : cái này chưa xem lại qui định mới giờ bao nhiêu). Nhắc lại : CPDP là của chủ đầu tư dự phòng phát sinh của gói thầu (như quĩ trích lập rủi ro của ngân hàng, quĩ dự phòng xăng dầu) chứ không phải của ĐVTC.
2, Nguyên tắc: Thanh quyết toán đều phải có hóa đơn đầu vào mọi thứ bạn à! bạn không lo việc phải thanh toán CPDP làm gì vì nó ăn vào trượt giá và tăng khối lượng vì chủ đầu tư phải làm động tác: phê duyệt giá và bắt bạn làm dự toán phát sinh(cái này khó thanh toán và chậm lắm nhé: CĐT cố tình mà) rồi!
Chúc vui!

Số người tham gia 1Thanked +2 Thu lại Lý do
vanphamcong + 2 Cảm ơn quan tâm của bạn nhiều!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

3#
minhhacd Đăng lúc 25/8/2015 08:22 | Chỉ xem của tác giả
Cái này còn tùy vào hình thức hợp đồng là loại gì?
1. Hợp đồng trọn gói: không có khái niệm về chi phí dự phòng vì chi phí dự phòng đã được phân bổ trong đơn giá đề xuất. Việc thanh toán sẽ thực hiện theo tỷ lệ % công việc hoàn thành
2. Hợp đồng đơn giá (cố định hoặc thay đổi) chi phí dự phòng chỉ được thanh toán khi có phát sinh.

Số người tham gia 1Thanked +2 Thu lại Lý do
vanphamcong + 2 Cảm ơn quan tâm của bạn nhiều!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

5#
daibambo Đăng lúc 25/8/2015 10:23 | Chỉ xem của tác giả
Nếu của bạn là hợp đồng trọn gói thì. đơn giá của bạn phải có phần trăm dự phòng vào đấy thì mấy thanh toán được. Vd: như công việc Móng DDTC dày 20cm. bạn phân tích như bình thường Chi phí trực tiếp. chi phí trực tiếp khác, chi phí trung => đơn giá sau thuế. dùng cuối cùng lấy phần trăm của dự phòng x chi phí sau thuế được dơn giá dự thầu. nhưng khi thi công bạn chỉ được phát sinh nhưng phân công việc không có trong hồ sơ dự thầu. Vd. như công việc vét bùn của bạn trong thiết kế vét 50cm nhưng khi thi công lại vét tới 70cm thì bạn cũng không được làm phát sinh. kiến thức nông kan có j không đúng xin được chỉ giáo.

Số người tham gia 1Thanked +2 Thu lại Lý do
vanphamcong + 2 Cảm ơn quan tâm của bạn nhiều!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

7#
 Tác giả| vanphamcong Đăng lúc 25/8/2015 18:25 | Chỉ xem của tác giả
vutrung81 gửi lúc 25/8/2015 09:08
Theo mình thì hồ sơ yêu cầu hơi lạ vì HMC theo ND32 ( có khoảng 6 đầu mục chính) và  ...

Không chỉ gói thầu dưới 1 tỷ mới làm hồ sơ yêu cầu bạn nhé, gói thầu có hạn mức <5 tỷ có thể áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh nhé.Và khi đó thì sẽ lập hồ sơ yêu cầu chứ không phải hồ sơ mời thầu nữa. Thực chất hiện nay chưa có thông tư hưỡng dẫn lập hồ sơ yêu cầu theo nghị định 63 mới chỉ có Dự thảo Thông tư quy định chi tiết lập Hồ sơ yêu cầu chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh của Bộ Kế hoạch.Mẫu chốt của mình là việc lập hồ sơ yêu cầu của mình áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh vẫn theo mẫu cũ nhưng các chi phí chủ đầu tư vẫn mời theo nghị định 32.Bạn để ý mẫu HSMT theo TT03 có Khoản mục chung và CPXD thì ý mình hỏi nếu như trong đơn giá dự thầu của mình đã tính đến khoản mục chung tức là đã có (% trượt giá + % phát sinh khối lượng) thì cái khoản mục chung mà chủ đầu tư mời xem như mình đề xuất = 0 .Như vậy có đúng không?

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

10#
tuanndx54 Đăng lúc 26/8/2015 21:52 | Chỉ xem của tác giả
PhuongTran289 gửi lúc 26/8/2015 17:33
Theo thông tư 03/2015/TT-BKHĐT quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu xây lắp ngày 06 th ...

Tại Khoản 3 Điều có đoạn:
Đối với hợp đồng trọn gói, nhà thầu phải tính toán và PHÂN BỔ chi phí dự phòng vào trong giá dự thầu; không tách riêng phần chi phí dự phòng mà nhà thầu đã phân bổ trong giá dự thầu để xem xét, đánh giá trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu về tài chính, thương mại.
      Vậy PHÂN BỔ  ở đây đc hiểu và thực hiện như thế nào.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

11#
menliksin77 Đăng lúc 27/8/2015 10:15 | Chỉ xem của tác giả
Mình làm bên Ban QLDA huyện, cho hỏi vậy khi quyết toán công trình, thanh tra kiểm toán nhà nước kiểm tra không thấy phát sinh KL hay yếu tố trượt giá họ cắt giá trị đã cơ cấu vào giá đã thanh toán trong hợp đồng trọn gói cho nhà thầu vậy giá trị đó ai chịu trách nhiệm?
CĐT quy định rõ 5% + 2% (yếu tố phát sinh KL  + yếu tố trượt giá) khi khi thanh toán có nói rõ là chỉ khi nào phát sinh KL hay có yếu tố trượt giá mới được thanh toán vậy đúng hay sai ( đối với HĐ trọn gói)?

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

12#
 Tác giả| vanphamcong Đăng lúc 27/8/2015 22:04 | Chỉ xem của tác giả
menliksin77 gửi lúc 27/8/2015 10:15
Mình làm bên Ban QLDA huyện, cho hỏi vậy khi quyết toán công trình, thanh tra kiểm toán  ...

Theo như bạn nói thì trong hợp đồng có điều khoản: chỉ thanh toán giá trị dự phòng chỉ khi nào phát sinh KL hay có yếu tố trượt giá. Như vậy, thì nhà thầu không được thanh toán phần đó là đúng rồi.Hợp đồng quy định rõ như thế mà.Còn về nguyên tắc quyết toán hợp đồng trọn gói thì trên diễn đàn đã nói rất nhiều, bạn seach để tham khảo thêm nhé.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

13#
tuvansongtien Đăng lúc 17/10/2015 10:50 | Chỉ xem của tác giả
Theo tôi thì như thế này nghe các bạn:
1. Thứ 1 thì bạn đã đặt nhầm chỗ của chi phí dự phòng, theo thông tư 03 thì với loại hợp đồng của bạn sẽ là trọn gói thì chi phí dự phòng phải được phân bổ vào trong đơn giá tổng hợp để hoàn thành 1 đơn vị công tác không phải trong hạng mục chung
2. Nếu trong quá trình thi công không có phát sinh khối lượng thì phần chi phí dự phòng đó bạn được hưởng theo đúng bản chất của loại hợp đồng trọn gói là lới ăn lỗ chịu.
Pháp luật quy định là thế nhưng còn tùy thuộc vào các ông: Kho bạc, kiểm toán, thanh tra..... các ông ấy hiểu như thế nào thì tiếp tục chờ thông tư hướng dẫn nghị định 59 nưa.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

14#
phancuong266 Đăng lúc 24/6/2016 10:35 | Chỉ xem của tác giả
tuvansongtien gửi lúc 17/10/2015 10:50
Theo tôi thì như thế này nghe các bạn:
1. Thứ 1 thì bạn đã đặt nhầm chỗ của chi ph ...

Theo như anh nói ở điều 1 thì "với loại hợp đồng của bạn sẽ là trọn gói thì chi phí dự phòng phải được phân bổ vào trong đơn giá tổng hợp để hoàn thành 1 đơn vị công tác không phải trong hạng mục chung" Vậy giá dự thầu của nhà thầu sẽ cao hơn phê duyệt giá gói thầu vì giá góii thầu lấy theo giá dự toán được duyệt.liệu có đúng cho quá trình mở thầu hay ko?

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

15#
nvquang118 Đăng lúc 24/6/2016 14:39 | Chỉ xem của tác giả
phancuong266 gửi lúc 24/6/2016 10:35
Theo như anh nói ở điều 1 thì "với loại hợp đồng của bạn sẽ là trọn gói thì chi  ...

Bạn cần phân biệt rõ các khái niệm, quy định về: Giá gói thầu (trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu), giá trị chi phí xây dựng trong dự toán công trình, giá dự toán gói thầu.

Cơ sở để đánh giá lựa chọn nhà thầu là dựa vào giá trị dự toán gói thầu được duyệt để so sánh với giá đánh giá của hồ sơ dự thầu.
Quy định về giá dự toán gói thầu thi công xây dựng tại Khoản 1 Điều 13 NĐ 32:
"1. Dự toán gói thầu thi công xây dựng là toàn bộ chi phí cần thiết để thực hiện thi công xây dựng các công tác, công việc, hạng mục, công trình xây dựng phù hợp với phạm vi thực hiện của gói thầu thi công xây dựng. Nội dung dự toán gói thầu thi công xây dựng gồm chi phí xây dựng, chi phí hạng mục chung và chi phí dự phòng"
Như vậy, dự toán gói thầu không phải là giá trị dự toán được duyệt, không phải là chi phí xây dựng+thiết bị trong dự toán công trình được duyệt.
Trước khi tổ chức lựa chọn nhà thầu, Chủ đầu tư phải phê duyệt lại giá dự toán gói thầu để thay thế giá gói thầu ghi trong Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt để làm căn cứ lựa chọn nhà thầu.
Khi nhà thầu bỏ thầu thêm chi phí dự phòng vào trong đơn giá vẫn đảm bảo để chủ đầu tư so sánh với giá dự toán gói thầu để đánh giá lựa chọn

Số người tham gia 2Thanked +2 Thu lại Lý do
manhhung9289 + 1 Thích bài này! Thanks!
tuanlinhcongtu + 1

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Phiên bản Mobile|Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng  

Phần mềm dự toán xây dựng excel | Hướng dẫn lập dự toán xây dựng | Phần mềm tư vấn giám sát | Phần mềm quản lý chất lượng xây dựng |

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Kiến Trúc sư

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Đấu thầu

GMT+7, 27/4/2024 05:54 , Processed in 0.183983 second(s), 36 queries .

Powered by Discuz! X3.2

© 2001-2013 Kiso Comsenz Inc.