XD360 KÍNH CHÚC CHO MỌI NHÀ VẠN SỰ AN LÀNH!

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

 Quên mật khẩu
 Đăng ký mới
Anh Trần HòeBùi Quốc Hưng
Xem: 3919|Trả lời: 35
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[Chuyên đề] chống thấm nhà vệ sinh ??

[Lấy địa chỉ]

Hãy đăng nhập để có nhiều chức năng hữu dụng hơn và xem ảnh rõ hơn!

Bạn phải đăng nhập để xem được nội dung, nếu bạn chưa có tài khoản? hãy Đăng ký mới

x
Trong công trình nhà ở dân, việc chống thấm nhà vệ sinh không tốt đôi khi dẫn đến nhiều chuyện phiền toái sau khi đưa vào sử dụng. Có một cách cổ điển mà hiệu quả mà các cụ nhà ta từ xưa vẫn sử dụng. Đó là đun nóng nhựa đường rồi tráng lên nền nhà vs trước khi láng xi măng nền và trát lót. Vấn đề của chúng ta ở đây (so với các trường hợp các cụ đã sử dụng) là liên kết giữa lớp xi măng láng nền với sàn BTCT cũng như lớp trát lót với tường ( chỉ 5-10 cm chân tường) bị giảm đáng kể so với khi không tráng nhựa đường.

Vậy theo các bác, pp này ảnh hưởng thế nào tới kết cấu và độ bền của công trình.

Đánh giá

Gián màng chống thấm ở trên mái rồi trát xi măng lên 1 thời gian cũng sẽ bị bong thế nên việc liên kết 2 gốc bittum với xi măng gần như là rất khó.  Đăng lúc 10/5/2013 09:12
2 cái khác nhau 1 cái gốc btitum và 1 cái gốc xi măng chống thấm vách tầng hầm quét bittum ở ngoài rồi trát xi măng ---- một thời gian sau xi măng sẽ bị bong  Đăng lúc 10/5/2013 09:12
theo mình lớp nhựa đường sẽ không đảm bảo vì khi đông kết nó sẽ dễ bị gãy,nứt,vỡ khi bị rỗng phía dưới.và kết dính với cát ko cao như hồ dầu.  Đăng lúc 9/5/2013 16:39

Số người tham gia 1Thưởng +3 Thu lại Lý do
bandanhgia + 3 Viết rất hay. Thanks!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

2#
maulanh82 Đăng lúc 27/2/2013 10:26 | Chỉ xem của tác giả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

3#
nokia2007 Đăng lúc 27/2/2013 11:26 | Chỉ xem của tác giả
Tại sao phải bàn về 1 phương pháp mà hiện tại không dùng nữa.
Bàn lùi: Hiện tại nhựa đường đun nóng kiểu ngày xưa đã được thay thế bằng rất nhiều loại sika chống thấm hiệu quả và ta nên bàn đến phương pháp sử dụng sika ảnh hưởng tới kết cấu và độ bền của công trình thì hơn.

Đánh giá

Vậy theo các bác, pp này ảnh hưởng thế nào tới kết cấu và độ bền của công trình. ... mình chỉ hỏi cái này thôi chứ mình không có phải là bàn lùi  Đăng lúc 27/2/2013 18:57

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

4#
fubi Đăng lúc 27/2/2013 14:56 | Chỉ xem của tác giả

Chống thấm sàn vệ sinh có rất nhiều cách. Nhưng chung quy phải hiểu rõ nguyên nhân "sẽ hoặc đang" bị thấm thì việc "chống" nó mới đạt kết quả cao.
Các vật liệu, phụ gia chống thấm hiện nay rất nhiều, mỗi loại có ưu nhược điểm khác nhau. Tuy nhiên có thể khẳng định ngay rằng, không có loại nào gây hỏng kết cấu cả. Nếu vậy thì nhà sản xuất đó nhanh chóng phá sản thôi vì chẳng bán hàng cho ai được cả.

Thay vì đi bàn vật liệu, phụ gia chống thấm gây hỏng kết cấu (điều này là phi thực tế - thực tế không có thì không thể bàn) thì chúng ta cùng bàn về:
- Các phương pháp chống thấm hiệu quả, hiện đại, phân tích ưu nhược điểm của các loại chống thấm sàn vệ sinh đúng như bạn nokia2007 đã nêu.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

5#
chuyangsing Đăng lúc 27/2/2013 16:26 | Chỉ xem của tác giả
Dùng phụ gia mà ảnh hưởng đến kết cấu thì dùng làm gì? Tôi thấy các công trình XD đa số dùng phụ gia như SIKA Top Seal 107, Sikalite, Sika 102, Flinkotec, ....để quét lên lớp BT, lên tường khoảng tường 50cm cách đáy sàn. Chống thấm khá tốt.

Đánh giá

Rất hữu ích! Thanks!: 4.0
Rất hữu ích! Thanks!: 4
Mình đồng ý với bạn về phương diện này, nhưng bạn nên chú ý một điều, chống thấm cũng như 01 căn bệnh, trị không khó nhưng cần đ   Đăng lúc 9/5/2013 15:28

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

6#
ngocson.pi Đăng lúc 9/5/2013 16:31 | Chỉ xem của tác giả
Hiện nay, chống thấm không còn xa lạ với mọi người. Nhiều vật liệu chống thấm ra đời, đơn vị thầu, thi công chống thấm cũng vậy, nhưng cái đáng quan tâm là liệu bạn chọn vật liệu nào là tốt để đáp ứng được nhu cầu của bạn.
Mình xin chia sẻ chút kinh nghiệm sau gần 05 năm hoạt động trong lĩnh vực này:
1. Vật liệu bạn chọn phải cùng gốc với bê tông?
==> Tại sao phải cùng gốc với bê tông? Vì chúng ta cũng biết, mỗi vật liệu khác nhau đều có sự co giãn khác nhau. Thép có sự giãn nở trong phạm vi của thép, bê tông cũng vậy. Nếu bạn chọn sản phẩm không cùng gốc với bê tông, dưới sự khắc nghiệt của thời tiết, sự co ngót của bê tông, tách lớp là điều không thể tránh khỏi. Khi đó, bê tông bạn không còn được chống thấm nữa.
2. Chống thấm không phải là chặn nước?
==> Điều này sẽ khiến nhiều bạn sẽ cảm thấy ngạc nhiên? Tại sao mình lại nói đến điều này?
Mình xin lấy 01 ví dụ cho các bạn dễ hiểu. Trước đây mình có khảo sát sàn mái một công trình ở khu công nghiệp. Mặc dù đã được thi công 01 lớp màng phủ rất dày trên bề mặt bê tông nhưng mặt dưới bê tông vẫn thấm loang lỗ rất nhiều, thậm chí có vị trí còn nhỏ giọt. Sau khi kiểm tra trên bề mặt, lớp màn phủ vẫn còn rất tốt, chưa bị bong tróc. Trên bề mặt cũng không có nước đọng, vậy nước ở đâu ra?
Mình lấy dao nhỏ cắt và bóc lên 01 lớp màng phủ, thì mặt dưới màng phủ có rất nhiều giọt nước đọng. Điều này đồng nghĩa với việc, mặc dù nước không qua lớp màng phủ nhưng hơi ẩm vẫn tồn tại bên dưới lớp màng phủ đó.
Khi trời mưa, nước rút vào vữa tường và chui vào vị trí tiếp giáp giữa sàn bê tông và màn phủ. Khi trời nắng, nước bốc hơi nhưng không thể thoát ra khỏi lớp màn phủ mà lại đọng bên dưới màn phủ. Sau 01 thời gian, bê tông co ngót, nứt sóc nhiệt xảy ra, sẽ kéo theo hiện tượng thấm.
Do vậy, theo mình, chống thấm là phải bảo vệ bê tông không bị thấm dù có hiện tượng nứt co ngót xảy ra; đồng thời phải cho phép bê tông thở để đảm bảo lâu dài tuổi thọ bê tông; và phải bảo vệ thép trong bê tông để đảm bảo kết cấu công trình.
Cũng hết thời gian rồi, lần sau mình sẽ post tiếp nhé
(cont..)

Đánh giá

Rất hữu ích! Thanks!: 2.5 Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 2.5
Chia sẻ hay! Thanks bạn nhé!: 1.0
Chia sẻ hay! Thanks bạn nhé!: 1
  Đăng lúc 21/10/2014 09:55
Rất hữu ích! Thanks!: 0 Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 0
  Đăng lúc 11/5/2013 09:27
Rất hữu ích! Thanks!: 5 Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 5
  Đăng lúc 10/5/2013 08:30
bài viết rất hữu ích đặc biệt là câu "chống thấm không phải là chặn nước".thanks  Đăng lúc 9/5/2013 16:45

Số người tham gia 2Uy Tín: +4 Thưởng +4 Thanked +2 Thu lại Lý do
0904119 + 3 + 3 + 1 Bài hay quá. Cảm ơn!
chuyangsing + 1 + 1 + 1 Đồng tình. Cảm ơn!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

7#
tngage Đăng lúc 9/5/2013 23:50 | Chỉ xem của tác giả
Cái vụ dùng nhựa đường nấu chảy. Mình xin nói rõ thêm là dùng nhựa đường dẻo. Loại này hoàn toàn không nứt. Nó lấp đầy ngay cả khe nứt nếu có.

- Việc dùng lớp màng thì cũng đã sử dụng qua rồi...tuy nhiên, dưới sự giãn nở, co ngót do nhiệt thì lớp này vẫn bị bong khi nhiệt độ trong ngày thay đổi trong biên độ lớn (Sika loại hơn 800k/bao...tên gì đó quên roài)

- Tường ngoài chịu nắng mưa mà không quét hồ dầu nhiều lần để chống thấm thì dĩ nhiên sẽ dẫn nước xuống sàn bêtông rồi! Đây là lỗi của bên thi công + giám sát (hoặc chủ nhà) thiếu kinh nghiệm....hoặc bên thi công muốn kiếm thêm chút chút....

- Việc chống thấm là việc gian nan, cần người có khả năng phân tích nguyên nhân, để từ đó đưa ra biện pháp chống thấm hợp lý.

- Nếu có khả năng thì nên dùng phụ gia chống thấm hoặc tính toán cấp phối hợp lý để giảm tối đa lượng khe hở giữa các hạt cốt liệu thì mới giảm được hiện tượng thấm bê tông. Nếu không thì cứ sử dụng các loại màng đắt tiền để chống thấm...èo èo...

Số người tham gia 1Thưởng +1 Thanked +1 Thu lại Lý do
ngocson.pi + 1 + 1 Rất kinh nghiệm. Cảm ơn!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

8#
ngocson.pi Đăng lúc 10/5/2013 08:19 | Chỉ xem của tác giả
tngage gửi lúc 9/5/2013 23:50
Cái vụ dùng nhựa đường nấu chảy. Mình xin nói rõ thêm là dùng nhựa đường dẻo. Lo ...

Mình đồng ý với bạn việc nhựa đường dẻo (rồng đen) có thể lấp đầy khe nứt (nhưng là đối với các khe nứt đã hiện hữu trước khi bạn thi công khò nhựa đường); Còn với các khe nứt phát sinh sau khi công trình đã sử dụng 01 thời gian, khi ấy nhựa đường đã khô thì liệu chống thấm ấy có còn tác dụng. Bạn xem phần 02 mình phân tích tiếp nhé ...






ngocson.pi trong 10/5/2013 10:29 đã trả lời thêm:

(Cont 2..)
Hôm nay, mình sẽ đi trực tiếp vào đúng tiêu đề "chống thấm nhà vệ sinh".
Thực tế, trên các công trình cao ốc, chung cư, nhà dân dụng, việc xử lý thấm khu vệ sinh là vấn đề được rất nhiều bạn đọc quan tâm. Mình xin phân tích 01 vài ý kiến như sau:
1.        Chống thấm sàn bê tông khu vệ sinh.
2.        Chống thấm ống xuyên sàn (nguyên nhân chủ yếu gây thấm) **
3.        Thấm chân tường gạch .
Mình xin phân tích từng ý kiến theo kinh nghiệm của mình:
1.        Chống thấm sàn bê tông khu vệ sinh.
Trả lời: Trên thị trường hiện nay, vật liệu thi công chống thấm cho sàn bê tông rất nhiều. Trong nước có, nhập ngoại cũng có, do đó sẽ khiến bạn cảm thấy phân vân khi lựa chọn vật liệu phù hợp.
Mình xin phân tích 01 vài vật liệu để nhận xét ưu và khuyết điểm:
   + Màng phủ: Chúng ta không thể phủ nhận công nghệ chống thấm bằng màng phủ đã tồn tại ở Việt Nam 01 thời gian rất lâu. Ưu điểm của màng phủ: Làm hết thấm trong thời gian rất ngắn. Nhưng bù lại nhược điểm của màng phủ rất nhiều: Thi công cần đòi hỏi công phu hơn, không an toàn, gây ô nhiễm môi trường (khò nóng); Điểm đáng lưu tâm là màng phủ không cho phép bê tông thở, điều này rất nguy hiểm (nhất là với khí hậu nóng ẩm tại Việt Nam); dễ hư hại và sẽ bị bong rộp bởi thời gian ==> màng phủ đang dần được thay thế bằng các vật liệu hữu hiệu hơn.
   + Dạng keo bơm: Cách này hiện nay được dùng để sửa chữa chống thấm rất nhiều. Với ưu điểm: ngăn nước ngay lập tức rất hiệu quả, xử lý trực tiếp ngay khu vực gây thấm. Nhưng nhược điểm của dạng này là không thể ngăn chặn nước khi keo đã khô. Mình lấy ví dụ như mình có 01 đường nứt rộng 0.3mm và dài 0.5m trên sàn bê tông. Nếu xử lý keo bơm dọc theo đường nứt thì sẽ không thấy thấm cho dù sàn đầy nước. Nhưng sau thời gian hoạt động, do co ngót nhiệt, hay do các tác động của môi trường xung quanh, đường nứt mở rộng ra, thì lúc đó giữa lớp keo bơm đã khô và đường nứt lại xuất hiện 01 khe hở và vết thấm lại xuất hiện. Ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt của gia đình.
   + Mạng tinh thể: Đây được xem là công nghệ mới cho lĩnh vực chống thấm. Ưu điểm của vật liệu dạng này là cơ chế tự rút hết vào bê tông; lấp đi những bọng rỗng li ti của bê tông, gia cường bê tông. Điểm đáng lưu ý ở đây là cơ chế lấy xi măng và nước trong bê tông kết hợp với các hoạt chất trong vật liệu để tạo nên các mạng tinh thể sâu bên trong bê tông, hàn gắn các vết nứt có thể phát sinh sau này. Cơ chế này có thể giúp bê tông đặc chắc hơn, bảo vệ được bê tông cốt thép. Tuy nhiên, vật liệu này vẫn có nhược điểm của nó, vật liệu này không thể chịu được sự co ngót nhiệt. Tức là không chịu được nắng mưa liên tục, do đó không thể hàn gắn được các vết nứt do sóc nhiệt gây ra.
   + Dạng gel: Đây cũng là 01 dạng thẩm thấu nhưng với ưu điểm là khắc phục được tình trạng nứt sóc nhiệt hoặc các hiện tượng khác do thời tiết nắng mưa của Việt Nam gây ra. Vật liệu này rút vào bê tông, tạo cơ chế lớp gel bên dưới bề mặt bê tông. Khi gặp thời tiết khô, nắng nóng, các hoạt chất của vật liệu này nằm yên trong bê tông. Khi trời mưa, các hoạt chất bắt đầu hoạt hoá với xi măng và nước tạo lớp del bảo vệ bên dưới bề mặt bê tông. Cơ chế này hoạt động liên tục trong khoảng 01 thời gian rất dài, có thể lên đến 25 năm. Hiện nay, hệ thống cầu ở Việt Nam phần lớn được sử dụng sản phẩm chống thấm dạng này vì nó có thể hàn gắn được các vết nứt do co ngót bê tông hoặc do độ nhún khi các xe lưu lượng  qua cầu. Nhược điểm dạng này là giá thành khá cao.
2. Chống thấm ống xuyên bê tông > **
Thông thường, các khu vệ sinh thường chủ yếu bị thấm ở khu vực này. Để khắc phục tình trạng này, trước thi thi công đặt ống xuyên ta nên xử lý vật liệu co giãn gốc cao su hoặc gốc Bentonite để quấn quanh ống. Khi có nước xâm thực, các vật liệu này sẽ tự giãn nở để lấp kín khu vực bị nước thấm, không cho nước thoát qua. Vật liệu này có 02 dạng: trương nở không định hình và trương nở có định hình.
3. Thấm chân tường gạch?
Có nhiều đơn vị khi thi công nhà tắm hay khu vệ sinh thường bỏ qua chi tiết này. Họ nghĩ khi cán vữa ốp gạch thì nước không thể đọng lại khu vực này nên không thấy thấm. Đa phần, các khu vực này thường gây ẩm mốc sau khoảng 3-5 năm sử dụng cho tích tụ nhiều hơi ẩm. Thậm chí còn bong rộp lớp sơn ở mặt tường bên kia. Để xử lý cho khu vực này, bạn cắt nhẹ góc chân tường tiếp giáp với sàn, nhét 01 ít vật liệu trương nở để xử lý giống xử lý ống xuyên sàn dọc theo chiều dài chân tường bao, sau đó dung vật liệu tạo mạng tinh thể trám lại (nhớ căn chuẩn theo cốt hoàn thiện sàn). Sau đó trám hồ và ốp gạch lại như bình thường. Việc thi công như thế này sẽ ngăn được nước rút lên từ chân tường, và phòng ngừa ẩm mốc.

Đây là ý kiến của mình, các bạn có ý kiến gì khác thì góp ý thêm cho mọi người có kinh nghiệm nhé
:loveliness:

Đánh giá

Rất hữu ích! Thanks!: 2.5 Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 1.7
Rất hữu ích! Thanks!: 0 Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 0
  Đăng lúc 11/5/2013 14:32
Rất hữu ích! Thanks!: 0 Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 0
  Đăng lúc 11/5/2013 09:31
Rất hữu ích! Thanks!: 5
  Đăng lúc 10/5/2013 09:10
Rất hữu ích! Thanks!: 5 Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 5
  Đăng lúc 10/5/2013 08:30

Số người tham gia 3Uy Tín: +5 Thưởng +3 Thanked +4 Thu lại Lý do
dinhvanviet + 2 Thực tiễn. Cám ơn!
4kvtic + 2 + 1 + 1 Bài hay quá. Cảm ơn!
giavinh + 3 + 2 + 1 Bài hay quá. Cảm ơn!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

9#
tngage Đăng lúc 10/5/2013 23:39 | Chỉ xem của tác giả
ngocson.pi gửi lúc 10/5/2013 08:19
Mình đồng ý với bạn việc nhựa đường dẻo (rồng đen) có thể lấp đầy khe nứt (như ...

nhựa đường dẻo khác với rồng đen bạn à
Nhựa đường dẻo ở nhiệt độ bình thường vẫn ở trạng thái dẻo. Khi nấu lên, nó chảy lỏng ra...Khi nguội, nó lại dẻo như ban đầu. Nhà mình đúc giả sàn sân thượng. Sàn bị nứt do co ngót, dùng Sika, Flinkote chẳng ăn thua. Sau đó phải dùng nhựa đường dẻo mới đảm bảo chống thấm ngay vị trí nứt (Tự mình làm thôi, chẳng nhờ ông nào cả!) Sau hơn 6 tháng, vệt trám nhựa đường dẻo vẫn mềm và hoàn toàn không xuất hiện vết nứt mới. Độ dính vẫn đảm bảo. Không bong tróc do nắng đĩnh nó chảy ra, bám sâu hơn vào BT...
Còn Rồng Đen là 1 dạng nhựa đường pha nhựa gốc nước. Nó khô cứng sau khi thi công khoảng vài ngày gì đó, tùy vào điều kiện nhiệt độ. Lớp thi công mỏng...mình từng chống thấm sênô ban công cho nhà ông anh bạn (bạn của anh mình và mình) nhưng kết quả vẫn còn thấm chút chút. Nguyên nhân nứt do sênô chịu tải bồn nước 400l nhưng lại thiếu sắt. Mà đập ra thì không được do bọn thi công nó đặt dây điện mất dạy (không có ruột gà hay ống bảo vệ) và đã đưa vào sử dụng. Chủ nhà không chịu đập... Chỉ mỗi tội bây giờ tìm không thấy vết nứt do quá nhỏ. Dưới tác động co giãn do nhiệt thay đổi, vẫn có vết nứt...èo..èo....

Đánh giá

Rất hữu ích! Thanks!: 0.0 Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 0.0
cho em hỏi mình có thể mua nhựa đường dẻo đó ở đâu anh.nhà a em đang gặp vấn đề đó nứt seno. do chấn động dưới chân tương là giêng nước co máy bơm  Đăng lúc 11/5/2013 14:30
Rất hữu ích! Thanks!: 0 Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 0
  Đăng lúc 11/5/2013 14:26

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

10#
ngocson.pi Đăng lúc 11/5/2013 13:36 | Chỉ xem của tác giả
tngage gửi lúc 10/5/2013 23:39
nhựa đường dẻo khác với rồng đen bạn à
Nhựa đường dẻo ở nhiệt độ bình thường ...

Với trường hợp bê tông nứt không cố định như trên, dưới sự co giãn nhiệt hay chịu tải nặng, mình nghĩ nên sử dụng vật liệu chống thấm dạng gel mà mình đã có nói ở trên. Vật liệu dạng này có thể hàn gắn vết nứt liên tục trong 25 năm, chấp nhận các vết nứt không cố định. Nhưng định mức và phương án xử lý thì tuỳ theo thực tế hiện trạng mới được bạn ah. Mình đề cử Radcon Formula #7, sp chuyên dụng cho cầu đường bạn nhé.
Thân.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

11#
tngage Đăng lúc 12/5/2013 07:18 | Chỉ xem của tác giả
nhựa đường dẻo nếu ở HCM thì ra Cầu Camette ở quận 1 hoặc chợ vật liệu xây dựng sau Bưu Điện Chợ Lớn hỏi...giá rẻ thôi!

Radcon Formula #7 gia cường khả năng chịu kéo bao nhiêu nếu thi công đúng theo hướng dẫn? Tài liệu của cemtech không có nói đến...



tngage trong 14/5/2013 06:50 đã trả lời thêm:
Nếu là hàn gắn tức là seal. Vậy vết seal không có khả năng gia cường ngay tại vết nứt do co nhiệt. Nếu có thì cũng sẽ gây nứt tại các vị trí lân cận

Đánh giá

Với lại khả năng hàn gắn đó có thể lên đến 25 năm anh ah  Đăng lúc 13/5/2013 14:01
Em chưa hiểu ý anh về khả năng chịu kéo . A nói rõ hơn đi, em biết Radcon hàn gắn vết nứt liên tục có độ hở 0.2-0.3mm. Lớn hơn phải bổ sung Canxi anh ah  Đăng lúc 13/5/2013 13:55

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Phiên bản Mobile|Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng  

Phần mềm dự toán xây dựng excel | Hướng dẫn lập dự toán xây dựng | Phần mềm tư vấn giám sát | Phần mềm quản lý chất lượng xây dựng |

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Kiến Trúc sư

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Đấu thầu

GMT+7, 4/5/2024 04:48 , Processed in 0.123713 second(s), 23 queries .

Powered by Discuz! X3.2

© 2001-2013 Kiso Comsenz Inc.