XD360 KÍNH CHÚC CHO MỌI NHÀ VẠN SỰ AN LÀNH!

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

 Quên mật khẩu
 Đăng ký mới
Anh Trần HòeBùi Quốc Hưng
Xem: 37082|Trả lời: 33
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

Thành phần ký vào biên bản nghiệm thu

  [Lấy địa chỉ]
Nhảy đến trang chỉ định
1#

Hãy đăng nhập để có nhiều chức năng hữu dụng hơn và xem ảnh rõ hơn!

Bạn phải đăng nhập để xem được nội dung, nếu bạn chưa có tài khoản? hãy Đăng ký mới

x
Mình xin hỏi mấy việc như sau:
- Khi công trình nhà thầu có nhiều kỹ thuật thi công thì người phụ trách phần công việc xây dựng nào thì ký công việc đó có phải không?
-Người giám sát thi công xây dựng của Chủ đầu tư: Người này có phải làTư vấn giám sát viên không?
- Ban QLDA (Đại diện cho CĐT là UBND huyện) đã thuê đơn vị TVGS độc lập.Trong ban vẫn có đội ngũ  kỹ thuật của ban, Cho hỏi trong trường hợp này biên bản nghiệm thu công việc xây dựng gồm những thành phần nào ký? Tôi làm biên bản chỉ có thành phần gồm Tư vấn giám sát và Nhà thầu thi công nhưng BanQLDA yêu cầu phải có thêm thành phần là cán bộ kỹ thuật của Ban QLDA như vậy có đúng không?



mydien2708 trong 27/8/2012 16:56 đã trả lời thêm:
Theo trả lời của anh Fubi thì khi xảy ra sai phạm, kỹ thuật ban không chịu trách nhiệm gì sao?

Đánh giá

Tuyệt vời! Cảm ơn!: 1.0 Hữu ích lắm! Thanks!: 1.0
Câu hỏi rất hay! Cám ơn  Đăng lúc 27/9/2012 13:47
Tuyệt vời! Cảm ơn!: 1 Hữu ích lắm! Thanks!: 1
  Đăng lúc 3/9/2012 09:33
Kỹ thuật ban k chịu trách nhiệm trước pháp luật khi Ban đã thuê tư vấn độc lập giám sát công trình.  Đăng lúc 27/8/2012 21:51
chuyện này xảy ra bình thường ở các bql quận huyện mà. Chỗ mình làm trước cũng vậy  Đăng lúc 27/8/2012 19:35
Luật không cấm điều đó. Nhưng về mặt pháp luật: thành phần của BQLDA tham gia ký nghiệm thu khi đã thuê tư vấn độc lập thì chữ ký đó vô hiệu.  Đăng lúc 27/8/2012 15:12

Số người tham gia 2Thanked +2 Thu lại Lý do
yendaika + 1 Cho e hỏi chút ah, ở bb nghiệm thu h.
daohong_007 + 1 Đồng tình. Cảm ơn!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

2#
soixich_hp4 Đăng lúc 27/8/2012 19:41 | Chỉ xem của tác giả
Trong nghị định về QLCL công trình xây dựng thì thành phần kí nghiệm thu chỉ là nhà thầu và TVGS. nhưng nhiều đơn vị họ vẫn cho cán bộ kt của mình vào ký mục đích để kiểm soát khối lượng, chất lượng (vì nhiều khi nhà thầu và tư vấn GS kia ăn thông đồng với nhau mà) nếu giám sát A mà không có quyền lực j trong biên bản đó thì nhà thầu ko sợ dù có lập biên bản. Do vậy chủ đầu tư đưa giám sát của mình vào kí là ko sai luật nhưng cũng chẳng bị thanh tra, kiểm toán nào nói về việc này. Còn sai phạm xảy ra thì phải căn cứ vào nhiều thứ để xử lý mà.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

3#
huuthua3 Đăng lúc 27/8/2012 22:57 | Chỉ xem của tác giả
Theo mình có một số ý kiến như thế này:
Việc CĐT yêu cầu có kỹ thuật A ký vào biên bản nghiệm thu công việc xây dựng cũng không có vấn đề gì và người ký thì phải chịu trách nhiệm về chữ ký của mình (Theo nội bộ hoặc theo pháp luật)
- Theo điều 21, 23 nghị định 209 thì chủ đầu tư phải tổ chức và tham gia nghiệm thu khi có yêu cầu đối với công việc cụ thể hay hạng mục công việc.
- Việc CĐT ký vào biên bản nghiệm thu có thể là quy trình kiểm soát ISO và kiểm soát nội bộ của BQL mặc dù có đơn độc lập là TVGS của CĐT.
- Về ĐVTC thì biên bản nghiệm thu công việc đối với công việc cụ thể thì có thể cán bộ kỹ thuật thi công ký và chụi trách nhiệm về chữ ký của mình. Đối với nghiệm thu hạng mục thì từ cấp trưởng phòng trở lên. Đối với nghiệm thu hoàn thành bàn giao thì người chủ đơn vị thi công (có dấu pháp nhân) ký chịu trách nhiệm về chất lượng và khối lượng sản phầm mình làm ra.
- Về TVGS của CĐT. Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng đối với công việc nhỏ thì TVGS viên ký với điều kiện TVGS viên này đã có chứng chỉ hành nghề và chịu trách nhiệm về chữ ký của mình. Đối với biên bản nghiệm thu hạng mục công việc, hoàn thành giai đoạn thi công thì một bên là TVGS viên kiểm tra và một bên là trưởng TVGS. Đối với hoàn thành hạng mục, bàn giao thì người đại diện cho pháp luật có dấu pháp nhân ký để đảm bảo và chịu trách nhiệm trước pháp luật về sản phẩm mình giám sát.
Các bạn góp ý thêm để hoàn thiện.
Thân!

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

4#
ndunghuong Đăng lúc 27/8/2012 23:18 | Chỉ xem của tác giả
Về câu hỏi của bạn:
1. Thông thường( và thuận tiện cho cả nhà thầu ) thì là vậy bạn à. Tuy nhiên không có quy định nào bắt buộc việc đó, miễn là đủ thủ tục : nghiệm thu nội bộ -> yêu cầu nghiệm thu-> nghiệm thu công việc bắt buộc người cán bộ kỹ thuật ký tên biên bản phải có mặt cùng TVGS để nghiệm thu công việc
2. Câu hỏi của bạn khá mâu thuẫn. Theo luật xây dựng, nếu chủ đầu tư đủ năng lực thì có thể tự giám sát, và thậm chí tự quản lý dự án( tùy tổng mức đầu tư mà lập ban QLDA hay không). Nếu không đủ năng lực thì phải đi thuê TVGS. bạn tham khảo thêm luật XD nhé
3. Theo mục 4.2 TCXD 371-2006 Tiêu chuẩn nghiệm thu chất lượng thi công công trình xây dựng: Thành phần tham gia nghiệm thu công việc gồm kỹ thuật B + TVGS. Trường hợp BQL dự án muốn tham gia thì thật khó từ chối. Theo quy định Ban QLDA chỉ được thực hiện theo hợp đồng( hoặc quyết định giao việc), còn những điều không ghi trong Hợp đồng(hoặc quyết định giao việc) thì phải được sự chấp nhận của chủ đầu tư bằng văn bản cụ thể. Nhưng thực tế thì nhà thầu "cửa dưới" nên thường khó mà yêu cầu ban 'xuất trình' rõ ràng cái này. Nên cố gắng' mềm mỏng' được thì tốt

Đánh giá

Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5.0 Hữu ích lắm! Thanks!: 5.0
Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5 Hữu ích lắm! Thanks!: 5
  Đăng lúc 3/9/2012 09:06
đồng ý  Đăng lúc 30/8/2012 22:52
Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5
Thực tế là vậy, CĐT đã thuê TVGS nhưng yêu cầu phải có thành phần trong biên bản nghiệm thu. Mình đang muốn chứng minh với CĐT mình làm   Đăng lúc 28/8/2012 15:05

Số người tham gia 3Uy Tín: +11 Thưởng +11 Thanked +3 Thu lại Lý do
viptraica + 3 + 3 + 1
thanh.bm + 3 + 3 + 1 Viết rất hay. Thanks!
fubi + 5 + 5 + 1 Đồng tình. Thanks!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

5#
bthiensu Đăng lúc 30/8/2012 20:54 | Chỉ xem của tác giả

Mình làm đã làm bên thi công và hiện giờ đang làm bên tư vấn giám sát, vấn đề bạn hỏi mình xin trả lời như sau:
1. Khi công trình có nhiều kỹ thuật thi công thì thông thường, để dễ quản lý Nhà thầu thi công sẽ phân công một người hoặc một nhóm người để phụ trách một hạng mục hay một bộ phận công việc nào đó. Những kỹ thuật thi công này sẽ có tên trong sổ Nhật kí thi công để tiện sắp xếp công việc và làm việc với tư vấn giám sát hiện trường. Người phụ trách công việc tại hiện trường không nhất thiết phải ký vào hồ sơ nghiệm thu nếu đơn vị có bộ phận chuyên trách lập hồ sơ nghiệm thu (thường thì các công ty lớn đều có bộ phận này để đẩy nhanh công tác nghiệm thu).
2. Người tư vấn giám sát của Chủ đầu tư có thể là Tư vấn giám sát do Chủ đầu tư thuê hoặc do cán bộ giám sát của Chủ đầu tư nếu Chủ đầu tư có đủ điều kiện và năng lực theo qui định.
3. Theo qui định trong NĐ209 thì đối với mẫu Biên bản nghiệm thu công việc chỉ có kỹ thuật nhà thầu thi công và kỹ sư tư vấn giám sát kí. Các mẫu này thường được Chủ đầu tư hoặc Tư vấn giám sát lập và được Chủ đầu tư phê duyệt trước khi thi công. Nếu trong biểu mẫu này có thành phần giám sát của Chủ đầu tư thì thêm vào, không thì thôi. Tốt nhất là không đưa vào vì thông thường giám sát Chủ đầu tư lâu lâu mới ghé qua một lần để kiểm tra xem anh em làm ăn thế nào là chính mà, thêm thành phần là Nhà thầu mệt gấp đôi đấy!

Số người tham gia 1Thưởng +1 Thanked +1 Thu lại Lý do
huutuyenz + 1 + 1

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

6#
quyuct Đăng lúc 13/9/2012 14:50 | Chỉ xem của tác giả
Cho em hỏi một chút: Trong Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng, thành phần tham gia ký theo quy định của nghị định 209 là cán bộ kỹ thuật trực tiếp. Nếu chỉ huy trưởng ký có được không?

Đánh giá

Hi,,,chỉ huy trưởng thì càng tốt  Đăng lúc 27/9/2012 13:48

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

7#
soixich_hp4 Đăng lúc 13/9/2012 15:00 | Chỉ xem của tác giả
quyuct gửi lúc 13/9/2012 14:50
Cho em hỏi một chút: Trong Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng, thành phần tham gia k ...

Bạn tham khảo nội dung sau:
Qua hòm thư điện tử của Trung tâm Tin học, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng đã nhận được câu hỏi của Trung tâm kiểm định AG, địa chỉ Email kdxdag076@yahoo.com.vn hỏi:
“1. Trong công tác nghiệm thu công việc, thành phần trực tiếp ký nghiệm thu của nhà thầu thi công là người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp, người đó có phải là chỉ huy trưởng công trình tham gia và bắt buộc phải ký tên trong các biên bản nghiệm thu công việc xây dựng hay không? Nếu không thì không cần thiết phải có chức danh chỉ huy trưởng công trường?
2. Trường hợp Chỉ huy trưởng công trường ủy quyền cho người không đủ điều kiện năng lực làm chỉ huy trưởng công trường không có bằng cấp chuyên môn ký toàn bộ biên bản nghiệm thu và chịu trách nghiệm trước mình, công ty, pháp luật về chất lượng, tiến độ, an toàn lao động là đúng hay sai?
3. Việc nghiệm thu vật liệu xây dựng trước khi đưa vào sử dụng trong công trình ở TCXDVN 371-2006 và Nghị định 209 có quy định khác nhau, việc này thực hiện như thế nào?”. Sau khi nghiên cứu, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng có ý kiến như sau:
1. Trong công tác nghiệm thu, Nghị định 209/2004/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định 3 bước nghiệm thu là:
- Nghiệm thu công việc xây dựng;
- Nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng gọi tắt là nghiệm thu Bộ phận - giai đoạn;
- Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng đưa vào sử dụng gọi tắt là nghiệm thu Hạng mục - công trình hoàn thành.
Đối với bước nghiệm thu công việc xây dựng, người ký biên bản nghiệm thu công việc về phía nhà thầu là cán bộ kỹ thuật thi công trực tiếp công việc được nghiệm thu.
Đối với bước nghiệm thu Bộ phận - giai đoạn, theo Nghị định 209/2004/NĐ-CP của Chính phủ thì người ký biên bản nghiệm thu này về phía nhà thầu là người phụ trách thi công trực tiếp của nhà thầu có thể là Tổ trưởng tổ quản lý chất lượng, Trưởng phòng kỹ thuật của nhà thầu hoặc Chỉ huy trưởng công trường nếu được phân công phụ trách kỹ thuật.
Đối với bước nghiệm thu Hạng mục - công trình hoàn thành, theo Nghị định 209/2004/NĐ-CP của Chính phủ thì người ký biên bản nghiệm thu này về phía nhà thầu là người đại diện theo pháp luật của nhà thầu và người phụ trách thi công trực tiếp của nhà thầu. Người phụ trách thi công trực tiếp ký ở bước nghiệm thu này là người chịu trách nhiệm theo dõi, chỉ đạo việc thi công tại hiện trường toàn bộ hạng mục hoặc công trình được nghiệm thu chỉ huy trưởng công trường.
Theo điều 64 của Nghị định 16/2005/NĐ-CP thì chức danh Chỉ huy trưởng công trường là một trong những điều kiện bắt buộc phải có để xác định điều kiện năng lực của nhà thầu, để lựa chọn nhà thầu có năng lực phù hợp với phạm vi công việc.



soixich_hp4 trong 13/9/2012 15:02 đã trả lời thêm:
Kết luận: Nếu đã quản lý chất lượng theo NĐ 209/2004 thì người ký biên bản nghiệm thu công việc là cán bộ kỹ thuật thi công trực tiếp.

Đánh giá

Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5.0 Hữu ích lắm! Thanks!: 5.0
Chia sẻ hay! Thanks bạn nhé!: 5.0
Chia sẻ hay! Thanks bạn nhé!: 5
  Đăng lúc 16/4/2015 09:33
Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5 Hữu ích lắm! Thanks!: 5
  Đăng lúc 22/11/2012 22:09
Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5
  Đăng lúc 13/9/2012 21:43

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

8#
voxa Đăng lúc 27/9/2012 11:41 | Chỉ xem của tác giả
Đây là câu trả lời của Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng:

Thành phần nghiệm thu bộ phận công trình, giai đoạn xây dựng
Câu hỏi : Tại Điều 24 Nghị định của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 quy định "nguời phụ trách thi công trực tiếp của nhà thầu thi công"nằm trong thành phần trực tiếp nghiệm thu bộ phận, giai đoạn xây dựng nhưng ở phụ lục số 5A lại ghi người ký biên bản nghiệm thu bộ phận, giai đoạn xây dựng công trình là " kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu".
Như vậy, người phụ trách thi công trực tiếp có phải là nguời phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu hay không?Chứac danh nguời phụ trách thi công trực tiếp có thể hiểu là tổ trưởng tổ công nhân trực tiếp thi công, đội trưởng thi công, nguời phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp hay là chỉ huy trưởng công trường?


Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng có ý kiến như sau:

1. Các thành phần tham gia nghiệm thu bộ phận xây dựng không phân biệt nguồn vốn được quy định tại khoản 3 Điều 25 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP cụ thể như sau:

1.1. Khi không thực hiện tổng thầu:

a) Phía chủ đầu tư: Người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư. Người này được hiểu như sau:

- Là Trưởng phòng giám sát thi công xây dựng hoặc Trưởng phòng quản lý chất lượng của Ban quản lý dự án khi Ban có đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng theo quy định tại Điều 62 của Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/ 2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

- Là Trưởng đoàn tư vấn giám sát hoặc Đội trưởng đội giám sát của nhà thầu giám sát thi công xây dựng ( người được Nhà thầu giám sát thi công xây dựng ủy quyền quản lý toàn bộ nhân lực giám sát tại hiện trường) được Ban quản lý dự án thuê khi Ban không có đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng theo quy định tại Điều 62 của Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005.

b) Phía nhà thầu thi công xây dựng: Người phụ trách thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình

Đây là Chỉ huy trưởng công trường hoặc Đội trưởng (trong trường hợp không có chỉ huy trưởng công trường) trực tiếp quản lý người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp.

Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình là kỹ sư hướng dẫn công nhân thi công, trực tiếp kiểm tra và tự nghiệm thu ội bộ theo quy định tại Điều 13 Thông tư số 27/2009/TT-BXD

c) Phía nhà thầu thiết kế : Đối với các công việc xây dựng khó khắc phục khiếm khuyết khi triển khai các công việc tiếp theo như công tác thi công phần ngầm, phần khuất các hạng mục công trình chịu lực quan trọng thì chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu thiết kế cùng tham gia nghiệm thu.

1.2. Khi thực hiện tổng thầu:

a) Phía tổng thầu: Người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của tổng thầu. Người này được hiểu như sau:

- Là Trưởng phòng giám sát thi công xây dựng hoặc Trưởng phòng quản lý chất lượng của Nhà thầu tổng thầu khi Nhà thầu tổng thầu có đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng theo quy định tại Điều 62 của Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/ 2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng

- Là Trưởng đoàn tư vấn giám sát hoặc Đội trưởng đội giám sát của nhà thầu giám sát thi công xây dựng ( người được Nhà thầu giám sát thi công xây dựng ủy quyền quản lý toàn bộ nhân lực giám sát tại hiện trường) được Nhà thầu tổng thầu thuê khi Nhà thầu tổng thầu không có đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng theo quy định tại Điều 62 của Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005.

b) Phía nhà thầu thi công xây dựng: Người phụ trách thi công trực tiếp của nhà thầu phụ thi công xây dựng công trình

c) Người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư (đã giải thích ở điểm a khoản 1.1 văn bản này) tham dự để kiểm tra công tác nghiệm thu công việc của tổng thầu đối với nhà thầu phụ và ghi ý kiến nhận xét của mình vào biên bản nghiệm thu về công tác nghiệm thu bộ phận công trình, giai đoạn xây dựng của tổng thầu đối với nhà thầu phụ.

d) Phía nhà thầu thiết kế của tổng thầu (nếu tổng thầu yêu cầu)

2. Khi thực hiện hợp đồng tổng thầu hoặc liên danh (tổ hợp) các nhà thầu thì nhà thầu phụ hoặc nhà thầu thành viên của liên danh thực hiện nghiệm thu nội bộ, không có sự tham gia của tổng thầu thông qua Ban điều hành tổng thầu hoặc của Đại diện liên danh.

3. Khi lập biên bản nghiệm thu bộ phận công trình, giai đoạn xây dựng, các thành phần trực tiếp nghiệm thu nêu tại mục 1 văn bản này được thể hiện như sau:

3.1. Khi không thực hiện tổng thầu:

a) Người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của Chủ đầu tư:

+ Ông Trần Văn G. – Trưởng phòng giám sát thi công xây dựng của Ban quản lý dự án Nhà máy nhiệt điện Sơn Lâm hoặc Trưởng đoàn tư vấn giám sát tại hiện trường của Công ty tư vấn nhiệt điện miền Đông (khi Ban quản lý dự án thuê);

b) Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của Nhà thầu thi công xây dựng công trình:

+ Ông Hoàng Văn Q.- Kỹ sư Công ty xây dựng số 1- Tổng Công ty xây dựng miền Bắc- Chỉ huy trưởng công trường Nhà máy nhiệt điện Sơn Lâm.

c) Người chủ trì thiết kế bộ phận công trình, giai đoạn xây dựng (nếu chủ đầu tư yêu cầu)

3.2. Khi thực hiện tổng thầu:

a) Người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của tổng thầu:

+ Ông Lê Quang M.- Kỹ sư, Trưởng phòng giám sát thi công xây dựng của Tổng Công ty lắp máy miền Bắc hoặc Trưởng đoàn tư vấn giám sát của Công ty tư vấn kiểm định xây dựng Hồ Tây (khi tổng thầu thuê).

b) Người phụ trách thi công trực tiếp của nhà thầu phụ thi công xây dựng công trình:

+ Ông Phạm Hoàng V.- Kỹ sư, chỉ huy trưởng công trường hoặc Đội trưởng của Công ty xây dựng số 2- Tổng Công ty xây dựng miền Bắc.

c) Người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư:
+ Trần Hoàng K.- Kỹ sư, Trưởng Phòng quản lý chất lượng của Ban quản lý dự án Nhà máy nhiệt điện Sơn Lâm.
  Nguồn: Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng



voxa trong 27/9/2012 11:43 đã trả lời thêm:
hướng dẫn về thành phần trực tiếp nghiệm thu bộ phận công trình, giai đoạn xây dựng
Ngày 31/8/2007 Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng đã có công văn số 641/GĐ-GĐ1 trả lời Giám đốc Sở Xây dựng Bình Thuận về việc hướng dẫn về thành phần trực tiếp nghiệm thu bộ phận công trình, giai đoạn xây dựng như sau:

1. Phụ lục 5A (mẫu Biên bản Nghiệm thu hoàn thành bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng) của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ quy định "Người phụ trách thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình" nằm trong thành phần trực tiếp nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng. Tuy nhiên, do sơ xuất trong quá trình chế bản, in ấn nên trong phần ký tên phía bên dưới tại mẫu Biên bản Nghiệm thu hoàn thành bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng của Phụ lục này đã bị in nhầm thành "kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu".

Như vậy, Người ký Biên bản Nghiệm thu hoàn thành bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng tại Phụ lục 5 chính xác phải là "Người phụ trách thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình" chứ không phải là "kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu" như đã in.

2. "Người phụ trách thi công trực tiếp" của nhà thầu thi công xây dựng công trình có thể là Chỉ huy trưởng công trường hoặc Đội trưởng thi công (trong trường hợp không có chỉ huy trưởng công trường) chứ không phải là người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp và cũng không phải là tổ trưởng tổ công nhân.

Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng




voxa trong 27/9/2012 11:45 đã trả lời thêm:
Thành phần tham gia nghiệm thu công trình hoàn thành để đưa vào sử dụng
Qua hòm thư điện tử của Trung tâm tin học, Cục Giám định Nhà nước về Chất lượng Công trình xây dựng đã nhận được câu hỏi của Ông Lê Tuấn Kiệt, địa chỉ Email ([email]kietqtmt@yahoo.com[/email]) hỏi: về việc thành phần tham gia nghiệm thu công trình hoàn thành để đưa vào sử dụng.



Về vấn đề này, sau khi nghiên cứu Cục Giám định Nhà nước về Chất lượng Công trình xây dựng có ý kiến như sau:

1. Để tăng cường trách nhiệm của Chủ đầu tư về quản lý chất lượng công trình xây dựng, các quy định của Luật Xây dựng, Nghị định 209/2004/NĐ-CP không quy định Chủ đầu tư thành lập Hội đồng nghiệm thu cấp Tỉnh, cấp Huyện, cấp Xã, cấp Bộ, cấp Tổng công ty, cấp Tập đoàn hay cấp Công ty mà Chủ đầu tư phải trực tiếp nghiệm thu khi hoàn thành hạng mục công trình hay hoàn thành công trình. Các thành phần tham gia nghiệm thu hoàn thành công trình để đưa vào sử dụng không phân biệt nguồn vốn được quy định tại khoản 3 Điều 26 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP quy định thực hiện nghiệm thu mà không thành lập Hội đồng nghiệm thu công trình.

Ngoài các thành phần trực tiếp nghiệm thu này, Chủ đầu tư có thể mời thêm các thành phần khác chứng kiến việc nghiệm thu nhưng không ký vào Biên bản nghiệm thu.

2. Các thành phần tham gia nghiệm thu hoàn thành công trình để đưa vào sử dụng không phân biệt nguồn vốn nêu trên được quy định cụ thể như sau:

2.1. Phía chủ đầu tư: (ghi tên tổ chức, cá nhân). Thí dụ: Công cổ phần thủy điện Phong Điền.

a) Người đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư: (ghi rõ họ và tên, chức vụ). Thí dụ: Ông Nguyễn Văn A- Giám đốc Công ty cổ phần thủy điện Phong Điền.

b) Người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư: (ghi rõ họ và tên, chức vụ). Thí dụ: Ông Lê Văn B.- Giám đốc Ban quản lý dự án thủy điện Phong Điền hoặc Giám đốc tư vấn quản lý dự án thủy điện Phong Điền (nếu chủ đầu tư thuê)

c) Người đại diện theo pháp luật của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình: (ghi rõ họ và tên, chức vụ ). Thí dụ: Ông Bùi C.- Giám đốc Công ty cổ phần tư vấn thiết kế xây dựng thủy điện.

d) Người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình: (ghi rõ họ và tên, chức vụ). Thí dụ: Ông Phạm D.- Trưởng đoàn tư vấn giám sát tại công trình-KS của Công ty cổ phần tư vấn thiết kế xây dựng thủy điện.

2.2. Phía nhà thầu thi công xây dựng công trình: (ghi tên tổ chức, cá nhân). Thí dụ: Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 1- Tổng công ty ABC.

- Người đại diện theo pháp luật: (ghi rõ họ và tên, chức vụ). Thí dụ: Ông Võ Văn T.- Giám đốc.

- Người phụ trách thi công trực tiếp: (ghi rõ họ và tên, chức vụ). Thí dụ: Ông Trần văn H.- Chỉ huy trưởng công trường.

2.3. Phía nhà thầu thiết kế xây dựng công trình tham gia nghiệm thu theo yêu cầu của chủ đầu tư xây dựng công trình: (ghi tên tổ chức, cá nhân). Thí dụ: Công ty cổ phần thiết kế công trình thủy điện.

- Người đại diện theo pháp luật: (ghi rõ họ và tên, chức vụ ). Thí dụ: Ông Hoàng Văn M.- Giám đốc.

- Chủ nhiệm thiết kế: (ghi rõ họ và tên, chức vụ). Thí dụ: Ông Lê Văn N.- KTS.

2.4. Phía chủ quản lý sử dụng hoặc chủ sở hữu công trình tham dự nghiệm thu (ghi tên tổ chức, cá nhân). Thí dụ: Nhà máy thủy điện Phong Điền.

- Người đại diện theo pháp luật: (ghi rõ họ và tên, chức vụ). Thí dụ: Ông Lê Văn T.- Giám đốc.

2.5. Các khách mời chứng kiến việc nghiệm thu (ghi rõ họ và tên, chức vụ ) nhưng không ký vào Biên bản nghiệm thu.

3. Một số quy định về người ký kết Hợp đồng xây dựng và Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình để đưa vào sử dụng.

3.1. Người ký kết là người đại diện theo pháp luật. Người này là người đứng đầu pháp nhân theo quy định của điều lệ pháp nhân hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Điều 141 của Bộ Luật Dân sự). Cá nhân, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể uỷ quyền cho người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo uỷ quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện (Điều 143 của Bộ Luật Dân sự).
Đại diện theo uỷ quyền là đại diện được xác lập theo sự uỷ quyền giữa người đại diện và người được đại diện. Người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Phạm vi đại diện theo uỷ quyền được xác lập theo sự uỷ quyền.

Người đại diện chỉ được thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện.

Người đại diện phải thông báo cho người thứ ba trong giao dịch dân sự biết về phạm vi đại diện của mình.

Người đại diện không được xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự với chính mình hoặc với người thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

3.2. Giấy ủy quyền: Hình thức uỷ quyền do các bên thoả thuận, trừ trường hợp pháp luật quy định việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản ( giấy ủy quyền) phải ghi rõ số l¬ưu, thời gian viết ủy quyền, chức vụ người ký giấy ủy quyền, đồng thời phải ghi rõ họ tên; chức vụ số Chứng minh nhân dân (CMND) của người được ủy quyền, nội dung phạm vi công việc ủy quyền và thời hạn ủy quyền.

4. Điều 17 Thông tư 27/2009/TT-BXD ngày 31/12/2009 của Bộ Xây dựng quy định " Nghiệm thu, bàn giao hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng đưa vào sử dụng theo quy định giữa chủ đầu tư và chủ quản lý, chủ sử dụng công trình

      1. Trường hợp chủ đầu tư không phải là chủ quản lý, chủ sử dụng công trình thì khi nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng để đưa vào sử dụng chủ đầu tư có thể mời chủ quản lý, chủ sử dụng công trình chứng kiến nghiệm thu nếu có yêu cầu.

       2. Chủ đầu tư có trách nhiệm bàn giao công trình cho chủ quản lý, chủ sử dụng công trình sau khi đã tổ chức nghiệm thu hoàn thành công trình. Kết quả bàn giao công trình phải được lập thành biên bản.

        Khi tiến hành bàn giao, chủ đầu tư phải giao cho chủ quản lý, chủ sử dụng công trình các tài liệu sau:

       a) Hồ sơ thiết kế, bản vẽ hoàn công, các tài liệu có liên quan tới việc vận hành, bảo hành, bảo trì và các tài liệu khác trong hồ sơ hoàn thành công trình theo yêu cầu của chủ quản lý, chủ sử dụng công trình;

      b) Danh mục các thiết bị phụ tùng, vật tư dự trữ chưa lắp đặt hoặc sử dụng.

      3. Trường hợp bàn giao công trình áp dụng hợp đồng Xây dựng-Kinh doanh-Chuyển giao (BOT), Hợp đồng Xây dựng-Chuyển giao-Kinh doanh (BTO), Hợp đồng Xây dựng-Chuyển giao (BT) thì Cơ quan nhà nước có thẩm quyền và Nhà đầu tư phải xem xét việc đáp ứng các điều kiện chuyển giao quy định tại Hợp đồng Dự án và Điều 32 Nghị định 78/2007/NĐ-CP.

5. CẦN LƯU Ý; CÁC THÀNH PHẦN THAM GIA NGHIÊM THU PHẢI NÊU NGAY TRONG HỌP ĐỒNG XÂY DỰNG THEƯ QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 13 NGHỊ ĐỊNH 48/2010/NĐ-CP NGÀY 07/5/2010 CỤ THỂ NHƯ SAU:

Điều 13. Yêu cầu về chất lượng sản phẩm và nghiệm thu, bàn giao sản phẩm hợp đồng xây dựng
1. Yêu cầu về chất lượng sản phẩm của hợp đồng xây dựng:
a) Chất lượng sản phẩm của hợp đồng xây dựng phải tuân thủ và đáp ứng các yêu cầu về chất lượng theo quy định của pháp luật. Quy chuẩn, tiêu chuẩn (Quốc tế, Việt Nam, Ngành), tiêu chuẩn dự án áp dụng cho sản phẩm các công việc phải được các bên thỏa thuận trong hợp đồng;
b) Đối với thiết bị, hàng hóa nhập khẩu ngoài quy định tại điểm a khoản này còn phải quy định về nguồn gốc, xuất xứ.
2. Nghiệm thu, bàn giao sản phẩm các công việc hoàn thành:
a) Các thỏa thuận về quy trình nghiệm thu, bàn giao của các bên tham gia hợp đồng phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
b) Các công việc cần nghiệm thu, bàn giao; căn cứ nghiệm thu, bàn giao; quy trình, thời điểm nghiệm thu, bàn giao sản phẩm các công việc hoàn thành; thành phần nhân sự tham gia nghiệm thu, bàn giao; biểu mẫu nghiệm thu, bàn giao; các quy định về người ký, các biên bản, tài liệu nghiệm thu, bàn giao phải được các bên thỏa thuận trong hợp đồng;
c) Các bên chỉ được nghiệm thu, bàn giao các sản phẩm đáp ứng yêu cầu về chất lượng theo quy định tại khoản 1 Điều này;
d) Đối với những công việc theo yêu cầu phải được nghiệm thu trước khi chuyển qua các công việc khác, bên nhận thầu phải thông báo trước cho bên giao thầu để nghiệm thu;
đ) Đối với các sản phẩm sai sót (chưa bảo đảm yêu cầu của hợp đồng) thì phải được sửa chữa, trường hợp không sửa chữa được thì phải loại bỏ. Bên nào gây ra sai sót thì bên đó phải chịu toàn bộ chi phí liên quan đến sửa chữa, kiểm định lại và các chi phí liên quan đến việc khắc phục sai sót, cũng như tiến độ thực hiện hợp đồng.

Cục Giám định Nhà nước về Chất lượng Công trình xây dựng

Đánh giá

Chia sẻ hay! Thanks bạn nhé!: 5.0
Chia sẻ hay! Thanks bạn nhé!: 5
Nội dung này được trích lục từ nguồn nào nhỉ? Nếu có Links thì hay biết mấy...  Đăng lúc 14/4/2015 10:00
Rất hay! Cám ơn  Đăng lúc 27/9/2012 13:55

Số người tham gia 1Uy Tín: +3 Thưởng +3 Thanked +1 Thu lại Lý do
mydien2708 + 3 + 3 + 1

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

9#
binhvui69 Đăng lúc 15/1/2013 17:22 | Chỉ xem của tác giả
theo nghị định 209 BQLDA không ký vào biên bản nghiệm thu , nhưng theo TCXDVN 371 thì biên bản nghiệm thu sẽ do CĐT quyết định

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

10#
phanhanhdai Đăng lúc 6/4/2013 15:03 | Chỉ xem của tác giả
Cho em hỏi khi nghiệm thu chuyển giai đoạn, theo quy định của Luật, Nghị định thì thẩm quyền ký bên đơn vị thi công phải là Chỉ huy trưởng công trường (tất nhiên là có đủ năng lực chuyên môn theo quy định), tuy nhiên trong thực tế biên bản này chỉ có duy nhất Giám đốc đơn vị thi công (chỉ quản lý, không có chuyển môn) ký tên, đóng dấu Công ty vào thì có được không?

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

11#
thangkt87 Đăng lúc 25/6/2013 08:55 | Chỉ xem của tác giả
Các bác cho em hỏi " Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành" - thì thành phần ký là ai? có quy định nào về biểu mẫu biên bản này hay không ?

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

12#
 Tác giả| mydien2708 Đăng lúc 25/6/2013 09:15 | Chỉ xem của tác giả
thangkt87 gửi lúc 25/6/2013 08:55
Các bác cho em hỏi " Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành" - thì thành phần ký l ...

Mình vẫn làm biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành như sau:
- Biên bản nghiệm thu giai đoạn số ... (có bảng kê khối lượng kèm theo). Thành phần ký gồm các sếp: CĐT, TVGS và ĐVTC
- Bảng khối lượng hoàn thành giai đoạn (kèm theo biên bản nghiệm thu giai đoạn số ...). Thành phần ký gồm: Cán bộ ban, TVGS trưởng, CHT công trình.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

13#
thangkt87 Đăng lúc 25/6/2013 22:14 | Chỉ xem của tác giả
mydien2708 gửi lúc 25/6/2013 09:15
Mình vẫn làm biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành như sau:
- Biên bản nghiệm t ...

Cám ơn bác đã phản hồi giúp em, nhưng em muốn hỏi kỹ hơn 1 chút là mẫu biên bản này được quy định ở đâu vì nói có sách, mách phải có chứng mà :))

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

14#
donquichotte Đăng lúc 2/7/2018 17:54 | Chỉ xem của tác giả
Chào các bác,
Cũng liên quan tới thành phần ký biên bản nghiệm thu, mình có thắc mắc mong được sự giải đáp của mọi người:

1. Biên bản nghiệm thu khối lượng:
Với biên bản này, có quy định nào nói rõ ai là người ký bên phía Tổng thầu/Nhà thầu không, nếu cũng là "Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp" thì có bắt buộc là Chỉ huy trưởng hay Đội trưởng không hay cán bộ kỹ thuật ký cũng được?
2. Theo Điều 8, Thông tư 26/2016/TT-BXD:
"3. Thành phần ký biên bản nghiệm thu trong trường hợp áp dụng hợp đồng EPC:
a) Người giám sát thi công xây dựng của tổng thầu EPC hoặc người giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư đối với phần việc do mình giám sát theo quy định của hợp đồng;
b) Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của tổng thầu EPC.
Trường hợp tổng thầu EPC thuê nhà thầu phụ thì người phụ trách kỹ thuật thi công của tổng thầu EPC và người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu phụ ký biên bản nghiệm thu;
c) Đại diện chủ đầu tư theo thỏa thuận với tổng thầu (nếu có)."
Điều 6 cùng Thông tư này đã quy định:

"2. Trường hợp chủ đầu tư, tổng thầu EPC tự thựchiện đồng thời việc giám sát và thi công xây dựng công trình thì chủ đầu tư,tổng thầu EPC phải thành lập bộ phận giám sát thi công xây dựng độc lập với bộphận trực tiếp thi công xây dựng công trình."

- Như vậy, người giám sát thi công xây dựng, người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của Tổng thầu EPC trong trường hợp tự thực hiện nếu đủ năng lực (không thuê tư vấn giám sát Tổng thầu, không thuê thầu phụ) được hiểu cụ thể lần lượt là ai?
- Nội dung giám sát thi công xây dựng được thể hiện ở Điều 7 cùng Thông tư này, gồm giám sát chất lượng/tiến độ/khối lượng/ATLĐ-BVMT. Tuy nhiên nội dung/mô tả công việc của kỹ thuật thi công trực tiếp thì không thấy được đề cập trong bất cứ văn bản nào, dẫn đến việc lập sơ đồ tổ chức thi công/ký biên bản nghiệm thu bị vướng mắc.


Cám ơn các bác nhiều!

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Phiên bản Mobile|Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng  

Phần mềm dự toán xây dựng excel | Hướng dẫn lập dự toán xây dựng | Phần mềm tư vấn giám sát | Phần mềm quản lý chất lượng xây dựng |

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Kiến Trúc sư

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Đấu thầu

GMT+7, 29/4/2024 19:16 , Processed in 0.136470 second(s), 22 queries .

Powered by Discuz! X3.2

© 2001-2013 Kiso Comsenz Inc.