XD360 KÍNH CHÚC CHO MỌI NHÀ VẠN SỰ AN LÀNH!

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

 Quên mật khẩu
 Đăng ký mới
Anh Trần HòeBùi Quốc Hưng
Xem: 4605|Trả lời: 8
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[Share] Định mức chuẩn khi thẩm định, thẩm tra dự toán?

[Lấy địa chỉ]
1#
fubi Đăng lúc 24/4/2017 14:49 | Xem tất
Chia sẻ cùng với bạn hiểu biết của mình về bản chất:

1. Kinh tế nhà nước ta là kinh tế thị trường (dù có sự quản lý của nhà nước). Nên cơ bản trong quản lý chi phí xây dựng, ở ngoài tư nhân quản lý sao thì nhà nước cơ bản vẫn vậy mà thôi. Tất cả phải do thị trường quyết định.

2. Dự toán của CĐT đối với công trình xây dựng là gì?
Chẳng qua là DỰ ĐOÁN GIÁ BÁN SẢN PHẨM (công trình) hợp lý nhất trên thị trường bằng công nghệ, năng lực sản xuất (thi công) trung bình - bình quân chủ nghĩa.

Thực tế nhiều người hiểu sai dự toán của CĐT là chuẩn mực quyết định giá mua là sai nhầm hoàn toàn.

3. Giá bán sản phẩm (công trình) của Nhà sản xuất (nhà thầu) cho CĐT tại thời điểm mua (ký hợp đồng) mới là giá quyết định cuối cùng. Còn các giá trước đó đều là dự đoán mà thôi.
Vì vậy giá bán của NSX (Nhà thầu) chính là dựa trên năng lực sản xuất (thi công) cụ thể của họ, chứ không phải bình quân chung chung dự đoán như cái dự toán của CĐT nữa. Nó chính là giá thị trường xác thực nhất trên cơ sở "Thuận mua, vừa bán".
Thực tế, rất nhiều Nhà thầu cũng hiểu sai giá bán của mình trên phương diện nguyên lý này.

4. Từ các nguyên lý cơ bản thị trường nêu trên, sẽ nhận thấy dễ dàng:
- Định mức dự toán của CĐT thế nào là chuẩn?
* Trước hết cần hiểu định mức đó là cấu thành hao phí tạo nên giá bán sản phẩm của Nhà thầu. Chứ không phải của ông CĐT tự quyết ra. Khi dự toán, chẳng qua ông CĐT đóng vai trò như 1 Nhà thầu để định lượng hao phí và cách sản xuất (thi công). Nhưng mỗi Nhà thầu khác nhau lại khác nhau về trình độ, năng lực sản xuất nên việc định mức dự tính của CĐT là chỉ dựa trên ở mức trình độ trung bình để tạo ra công việc, cấu kiện XD.

Từ đó, định mức nào là chuẩn nhất?

Câu trả lời chuẩn xác là:
- Dựa trên định mức thực tế sản xuất (thi công) của nhiều nhà thầu khác nhau đối với công việc/ cấu kiện cụ thể là chuẩn nhất. Vì nó phù hợp với thị trường thực tế nhất. Tuy nhiên, điều này là khó với CĐt và cơ quan quản lý Nhà nước đối với vốn Nhà nước quản lý.
Bởi vậy, BỘ Xây dựng mới ban hành các định mức trong xây dựng để CĐT vốn nhà nước áp dụng. Tuy nhiên định mức này cũng không phải là chuẩn mực đúng đắn hoàn toàn, thực tế thời gian qua đã có nhiều sửa đổi bổ sung. Có những công việc định mức công bố của BXD nó quá cao so với thực tế, có những công việc lại quá thấp. Bởi vậy, BXD chỉ CÔNG BỐ mà không bắt buộc. CĐT phải tự chịu trách nhiệm đúng sai khi áp dụng.
Đúng sai, phù hợp hay chưa phù hợp là so với thực tế sản xuất trên thị trường.
Với vốn NN quản lý, vì năng lực yếu kém, vì sợ trách nhiệm, nên các bác nhà mình cứ lấy y nguyên định mức của BXD hiện hành mà xét đúng sai. Còn định mức của BXD có phù hợp hay chưa phù hợp thực tế thì các bác ấy lơ đẹp không cần quan tâm.
Còn việc, một số nơi lấy định mức thấp nhất trong các định mức đã ban hành sửa đổi mà không lấy cái hiện hành là tư duy cùn mòn, cổ lỗ sỹ, thể hiện năng lực vô trách nhiệm, tư duy duy ý chí núp bóng dưới cái gọi là "tiết kiệm". Tiết kiệm khi có nghĩa là cần 1 thì làm 1, đừng làm 10, cái gì cần thiết thực làm mới làm, cái gì chưa thiết thực thì chưa làm, phát huy sáng kiến cải tiến phương pháp để giảm chi phí... thì mới gọi là tiết kiệm.

* Đó là với những công việc có định mức công bố, còn các công việc không có thì sao?
- Thì tự xây dựng định mức theo hướng dẫn của Thông tư về lập dự toán Hoặc lấy báo giá của các nhà sản xuất trên thị trường (ít nhất 3 báo giá) để biết mặt bằng giá chung.
Nếu thị trường đã có báo giá bán thì cũng chẳng cần định mức nữa. Bởi bản chất định mức là để tính ra giá thành mà thôi.
Bởi vậy những công việc tạm tính thì hãy lấy báo giá thị trường trên cơ sở các báo giá nhà thầu là chuẩn nhất. Còn không có báo giá thì hãy tự xây dựng định mức 1 cách khoa học theo các phương pháp mà Thông tư lập dự toán đã hướng dẫn. Nhiều nơi, dùng định mức tương tự của BXD để sửa lại dùng thì cũng cần hiểu bản chất đó là xây dựng định mức mới, chứ không phải là "áp dụng" định mức ban hành của BXD.

Tóm lại:
- Định mức dự toán của CĐT bản chất là để tính ra được mức giá bán gần đúng nhất trên thị trường với công nghệ, năng lực sản xuất (thi công) trung bình.
Vậy nên, định mức chuẩn nhất là định mức gần sát nhất so với thị trường thực tế mà nhà thầu cụ thể ở bậc trung bình hao phí, và định mức ấy tính ra được giá công việc/cấu kiện gần sát với giá mặt bằng chung trên thị trường.

Số người tham gia 2Thanked +4 Thu lại Lý do
DUCKAWA + 2 Rất chuyên nghiệp! Thanks!
trung49cd + 2 Thích bài này! Thanks!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Phiên bản Mobile|Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng  

Phần mềm dự toán xây dựng excel | Hướng dẫn lập dự toán xây dựng | Phần mềm tư vấn giám sát | Phần mềm quản lý chất lượng xây dựng |

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Kiến Trúc sư

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Đấu thầu

GMT+7, 7/5/2024 14:00 , Processed in 0.122012 second(s), 25 queries .

Powered by Discuz! X3.2

© 2001-2013 Kiso Comsenz Inc.