XD360 KÍNH CHÚC CHO MỌI NHÀ VẠN SỰ AN LÀNH!

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

 Quên mật khẩu
 Đăng ký mới
Anh Trần HòeBùi Quốc Hưng
Xem: 21587|Trả lời: 25
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

Hiểu rõ quy định pháp lý của chữ ký và con dấu trong hồ sơ xây dựng

  [Lấy địa chỉ]
Nhảy đến trang chỉ định
1#

Hãy đăng nhập để có nhiều chức năng hữu dụng hơn và xem ảnh rõ hơn!

Bạn phải đăng nhập để xem được nội dung, nếu bạn chưa có tài khoản? hãy Đăng ký mới

x
Không chỉ các ngành mà trong xây dựng chúng ta sẽ va chạm rất nhiều đến chữ ký và con dấu liên quan đến pháp nhân trong: hồ sơ thiết kế, trong hợp đồng, trong dự thầu...
* Sẽ có các câu hỏi:

1. Chỉ có chữ ký tươi của Giám đốc (k có dấu đỏ) thì có pháp lý không?
2. Chỉ có chữ ký photo của giám đốc + có dấu đỏ thì có pháp lý không?
3. Chỉ có chữ ký khắc dấu (chữ ký của giám đốc được đi khắc) màu xanh (nhìn rất giống chữ ký tươi) + có dấu đỏ thì có pháp lý không?
..
Rồi nào:
- Hồ sơ thiết kế chỉ có chữ ký phô tô (hoặc chữ ký ịn từ con dấu khắc chữ ký) có đóng dấu công ty, rồi nộp cho CĐT. CĐT yêu cầu đưa bản gốc (có chữ ký tươi) để đối chiếu thì k có, vậy thì có hợp pháp k?
- Tương tự: hợp đồng chỉ có chữ ký photo + đóng dấu thì có đủ pháp lý k?...
- Bảo lãnh dự thầu của Ngân hàng chỉ có chữ ký của Phó Giám đốc (không thấy ủy quyền) thì có hợp lệ k?
...
Tức là:
Văn bản, hợp đồng, hồ sơ.. khi nào được xem là hợp lệ có giá trị pháp lý (về chữ ký và con dấu)?


Các bạn hãy giải đáp sẽ thấy "loạn cào cào, châu chấu" thậm chí sẽ phát hiện lâu nay rất nhiều hồ sơ, văn bản nếu đem ra tòa án kiện tụng thì nó chỉ là đống giấy lộn mà thôi, bởi nó không có giá trị pháp lý.
Là Người chuyên nghiệp, các bạn không thể nói không biết.
Nào chúng ta cùng chia sẻ nhé! Thân ái!


Đánh giá

Rất hữu ích! Thanks!: 4.0 Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 3.3
Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 0
  Đăng lúc 18/11/2013 14:04
Rất hữu ích! Thanks!: 1
  Đăng lúc 6/11/2013 10:23
Rất hữu ích! Thanks!: 5 Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 5
  Đăng lúc 30/10/2013 20:21
Mong thày Fubi và mọi người giúp em làm sáng tỏ vấn đề.  Đăng lúc 30/10/2013 18:35
Rất hữu ích! Thanks!: 5 Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 5
Em đọc Luật kế toán quy định về chữ ký tươi nhưng vẫn còn lơ mơ lắm  Đăng lúc 30/10/2013 18:34

Số người tham gia 15Uy Tín: +36 Thưởng +32 Thanked +13 Thu lại Lý do
virutbeon + 3 + 3 + 1 Rất kinh nghiệm. Cảm ơn!
hoanghaso + 1 Đồng tình. Cảm ơn!
caoquyeny + 3 Rất thực tiễn. Cám ơn!
flashx + 3 + 3 + 1
angelofmine + 1 Mong chờ bài tiếp theo. Thanks!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Từ 26#
 Tác giả| fubi Đăng lúc 21/2/2014 16:09 | Chỉ xem của tác giả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

2#
TINHHT88 Đăng lúc 30/10/2013 17:03 | Chỉ xem của tác giả
Theo mình biết thì Theo Điểm 2.2 Khoản 2, Mục III của Thông tư số 07/2002/TT-LT ngày 06 tháng 5 năm 2002 giữa Bộ Công an và Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ hướng dẫn thực hiện một số quy định tại Nghị định số 58/2001/NNĐ-CP ngày 24/8/2001 của Chính phủ về quản lý và sử dụng con dấu và Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 về công tác văn thư “con dấu chỉ được đóng lên các văn bản, giấy tờ sau khi các văn bản, giấy tờ đó đã có chữ ký của cấp có thẩm quyền” và “không được đóng dấu khống chỉ”.  

Có thể hiểu rằng, bản thân con dấu chưa phản ánh được giá trị pháp lý của văn bản, mà phải “được đóng lên các văn bản, giấy tờ sau khi các văn bản, giấy tờ đó đã có chữ ký của cấp có thẩm quyền” thì con dấu sử dụng mới hợp lệ. Nếu một văn bản được đóng dấu khi không có chữ ký của người có thẩm quyền sẽ là một văn bản “sai luật” - văn bản được đóng dấu khống chỉ, không có giá trị pháp lý. Do vậy, văn bản giao dịch chính thức của một pháp nhân chỉ có giá trị pháp lý khi đảm bảo đầy đủ các yếu tố thể thức theo quy định, được người có thẩm quyền ký chính thức, cán bộ văn thư đóng dấu, đăng ký, làm thủ tục phát hành và gửi tới các cơ quan có liên quan theo quy định tại Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004.

Như vậy một văn bản, hợp đồng, hồ sơ...được xem là hợp lệ khi có chữ ký tươi của người có thẩm quyền và có đóng dấu của cơ quan tổ chức đó.
- Hồ sơ thiết kế chỉ có chữ ký phô tô (hoặc chữ ký ịn từ con dấu khắc chữ ký) có đóng dấu công ty, rồi nộp cho CĐT. CĐT yêu cầu đưa bản gốc (có chữ ký tươi) để đối chiếu thì k có, thì không có giá trị pháp lý.
- hợp đồng chỉ có chữ ký photo + đóng dấu có đủ pháp lý nếu như chữ kí của cả 2 bên đều là photo.
- bảo lãnh dự thầu của ngân hàng nếu chỉ có chữ kí của p.giám đốc thì phải có giấy ủy quyền mới hợp lệ.
* Mình chỉ hiểu vậy mong mọi người chia sẻ với mình thêm. chào mọi người!

Đánh giá

Rất hữu ích! Thanks!: 5.0 Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 5.0
Rất hữu ích! Thanks!: 5
  Đăng lúc 3/11/2013 16:17
Rất hữu ích! Thanks!: 5 Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 5
  Đăng lúc 31/10/2013 08:46

Số người tham gia 6Uy Tín: +11 Thưởng +11 Thanked +6 Thu lại Lý do
flashx + 2 + 2 + 1
thaicuong1807 + 3 + 3 + 1 Mong chờ bài tiếp theo. Thanks!
lenguyenhai + 1 Đồng tình. Cảm ơn!
Estimator + 3 + 3 + 1 Rất kinh nghiệm. Cảm ơn!
emc2 + 1 Đồng tình. Cảm ơn!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

3#
nadal Đăng lúc 30/10/2013 18:36 | Chỉ xem của tác giả
TINHHT88 gửi lúc 30/10/2013 17:03
Theo mình biết thì Theo Điểm 2.2 Khoản 2, Mục III của Thông tư số 07/2002/TT-LT ngày 06  ...
Hồ sơ thiết kế chỉ có chữ ký phô tô (hoặc chữ ký ịn từ con dấu khắc chữ ký) có đóng dấu công ty, rồi nộp cho CĐT. CĐT yêu cầu đưa bản gốc (có chữ ký tươi) để đối chiếu thì k có, thì không có giá trị pháp lý.
- hợp đồng chỉ có chữ ký photo + đóng dấu có đủ pháp lý nếu như chữ kí của cả 2 bên đều là photo.

Hai phần này của anh có vẻ như không thống nhất về mặt suy luận lắm.

Em xin hỏi: Hiện tại, đã có văn bản quy phạm pháp luật nào ta cho phép sử dụng chữ ký khắc sẵn không ah?

Đánh giá

Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 5.0 Rất hữu ích! Thanks!: 5.0
Rất hữu ích! Thanks!: 5
  Đăng lúc 31/10/2013 08:46
Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 5
Theo em biết, hiện tại không có quy định nào cho phép sử dụng chữ ký bằng khắc dấu  Đăng lúc 31/10/2013 07:34

Số người tham gia 1Thanked +1 Thu lại Lý do
phuongnt + 1 Mong chờ bài tiếp theo. Thanks!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

4#
phuongnt Đăng lúc 30/10/2013 20:40 | Chỉ xem của tác giả
Theo em thì

1) Con dấu chữ ký là KHÔNG CÓ GIÁ TRỊ PHÁP LÝ"
Bởi lẽ, con dấu này không hề được pháp luật công nhận và về nguyên tắc, mọi chữ ký đều phải là chữ ký tươi - chữ ký trực tiếp của chính người ghi tên bên dưới chữ ký.

Còn con dấu chữ ký chỉ là sự mô phỏng chữ ký thật và không được đăng ký hay công nhận ở bất cứ một cơ quan có thẩm quyền nào.

Trên thực tế: 1 văn bản có đóng dấu Công ty, hoặc chữ ký giả, chữ ký con dấu... đều được mặc nhiên coi là Có Giá Trị Pháp Lý - nếu Không Có Căn cứ Chứng minh Chữ ký trên là Giả.

2) Trường hợp chứng minh được Chữ ký là giả: Thì Văn Bản sẽ không có hiệu lực pháp lý nữa, Giám đốc công ty - người đại diện theo pháp luật vẫn hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thiếu trách nhiệm trong việc quản lý và sử dụng con dấu, mọi hậu quả phát sinh trước hết sẽ do Người đại diện theo pháp luật gánh chịu.
----------

Giả sử Bên A nhận được và chấp thuận văn bản giao dịch do Bên B gửi là Bản chính (chữ ký phô tô + đóng dấu đỏ), thực chất là do bộ phận văn thư của bên B hay ai đó tự phô tô chữ ký của Giám đốc và đóng dấu đỏ lên chẳng hạn, nếu sau đó Giám đốc Bên B chứng minh được không phải ông ấy ký thì văn bản đó có bị tuyên bố vô hiệu không?

Em được biết theo quy định về sao y từ bản gốc (kết quả là được Bản chính?) thì khi nhận được bản chính đó có đầy đủ thể thức văn bản quy định của pháp luật thì Bên nhận văn bản không được phép đòi bản gốc thì làm sao mà biết được nó là giả ah?
Tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 về cấp bản sao từ số gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký: Cơ quan, tổ chức tiếp nhận bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính không được yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu. Trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ bản sao là giả mạo thì có quyền xác minh.

Có lẽ bản thân em nhìn nhận vấn đề này chưa đúng về bản chất, hiểu chưa hoàn toàn đúng. Rất mong các anh/chị chỉ bảo giúp em.

(BẢN VẼ là một dạng văn bản đặc biệt nhưng quy trình lưu trữ không giống các văn bản khác --> như vậy việc yêu cầu Bên tư vấn xuất trình BẢN GỐC để đối chiếu là có cơ sở không?)

Đánh giá

Rất hữu ích! Thanks!: 5.0
Rất hữu ích! Thanks!: 5
  Đăng lúc 31/10/2013 08:45

Số người tham gia 1Uy Tín: +3 Thưởng +3 Thanked +1 Thu lại Lý do
quy.xd + 3 + 3 + 1 Bài hay quá. Cảm ơn!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

5#
vanphamcong Đăng lúc 30/10/2013 21:16 | Chỉ xem của tác giả
Mình đồng ý với quan điểm của bạn phuongnt
1. Mọi chữ ký của các cấp có thẩm quyền khi phát hành đều phải có chữ ký tươi và đóng dấu đỏ của cơ quan đó thì mới được chấp nhận và có cơ sở pháp lý.Lâu nay, trường hợp mà chữ ký khắc và đóng dấu của các cơ quan, đơn vị là rất nhiều nhưng có lẽ thứ nhất họ chưa hiểu được cái nào thì có giá trị pháp lý, cái nào không.Hoặc là văn bản đó phát ra có giá trị không cao ( tờ trình, thư mời....) Giả sử nếu là hợp đồng thì đã bao giờ các bạn thấy chữ ký phô tô hay khắc  chữ ký chưa? Tóm lại, chỉ có chữ ký tươi và dấu của cơ quan, đơn vị đó thì mới có hiệu lực pháp lý.
2. Bản vẽ thường rất nhiều chữ ký của đại diện người đứng đầu hoặc các Phó ( phải có giấy ủy quyền mới được ký vào bản vẽ) nên thường thì người ta ký một bản gốc sau đó phô tô và vẫn trình CĐT bình thường, nếu trường hợp CĐT yêu cầu bản gốc để kiểm tra thì buộc các đơn vị sẽ phải trình bản gốc để đối chiếu

Đánh giá

Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 5.0 Rất hữu ích! Thanks!: 5.0
Mong bạn quan tâm, tiếp tục giúp em hiểu về vấn đề này.  Đăng lúc 31/10/2013 15:08
Rất hữu ích! Thanks!: 5
  Đăng lúc 31/10/2013 08:45
Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 5
  Đăng lúc 31/10/2013 07:34

Số người tham gia 2Thanked +2 Thu lại Lý do
emc2 + 1 Đồng tình. Cảm ơn!
phuongnt + 1 Cảm ơn sự quan tâm của bạn nhiều!.

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

6#
phuongnt Đăng lúc 31/10/2013 07:42 | Chỉ xem của tác giả
2. Chỉ có chữ ký photo của giám đốc + có dấu đỏ thì có pháp lý không?

Em thấy cách làm hiện nay tại các cơ quan là: BẢN GỐC (Giám đốc ký trực tiếp bằng mực) trong hồ sơ lưu văn bản đi thường không đóng dấu. Khi nào muốn sản xuất thêm người ta sẽ phô tô bản ký gốc này ra, kết quả là tạo ra Bản phô tô của bản gốc (chữ ký phô tô) sau đó đóng dấu đỏ vào thì coi là BẢN CHÍNH.
---
Như vậy, công thức được đa phần mọi người thừa nhận

BẢN CHÍNH = PHO TÔ BẢN GỐC (chữ ký phô tô) + ĐÓNG DẤU ĐỎ

theo cảm nhận của em thì về mặt thể thức văn bản (công thức trên) có thể không sai nhưng khi quy trình thực hiện, cũng như việc xác minh (kiểm soát)...có gì đó không ổn, vì nhiều trường hợp làm ra những văn bản MA từ cách này.

Đánh giá

Rất hữu ích! Thanks!: 5.0
Rất hữu ích! Thanks!: 5
  Đăng lúc 31/10/2013 08:45

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

7#
PTQĐ Đăng lúc 31/10/2013 07:55 | Chỉ xem của tác giả
phuongnt gửi lúc 31/10/2013 07:42
Em thấy cách làm hiện nay tại các cơ quan là: BẢN GỐC (Giám đốc ký trực tiếp bằng ...

Thường là như vậy. Bản chính thường là văn thư lưu. Hiện nay các bản có bản gốc văn thư lưu (ở mình thì bản này vẫn đóng dấu) và các bản photo từ bản này ra đóng dấu đều mặc nhiên được coi là bản chính và đều có giá trị pháp lý như nhau. Quy định của việc đóng dấu là: chỉ người lưu giữ con dấu mới có dấu để đóng, và chỉ khi có bản ký tươi của văn bản nào đó, văn thư sẽ đối chiếu rồi mới đóng dấu vào các bản đã photo. Các bản photo sẽ được phát hành, còn bản ký tươi (có đóng dấu) văn thư sẽ lưu trữ

Đánh giá

Rất hữu ích! Thanks!: 5.0
Rất hữu ích! Thanks!: 5
  Đăng lúc 31/10/2013 08:46

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

8#
phuongnt Đăng lúc 31/10/2013 09:20 | Chỉ xem của tác giả
1. Chỉ có chữ ký tươi của Giám đốc (k có dấu đỏ) thì có pháp lý không?

Cái này thì không có hiệu lực, bởi theo quy định của Pháp luật văn bản chỉ có hiệu lực khi có đủ 2 thành phần trên (con dấu và chữ ký). Cụ thể:

        Thứ nhất, việc không đóng dấu lên chữ ký gốc sẽ dẫn đến tình trạng là một loạt văn bản đi của cơ quan, tổ chức bị thiếu dấu (thiếu tính pháp lý, hiệu lực thi hành của văn bản) khi được giao nộp vào lưu trữ hiện hành. Sẽ là nguy hiểm hơn, nếu con dấu của cơ quan, tổ chức bị thu hồi trong trường hợp có quyết định chia tách, sát nhập, hợp nhất, giải thể, kết thúc nhiệm vụ, chuyển đổi hình thức sở hữu thì cơ quan, tổ chức phải giao nộp lại con dấu cho cơ quan công an có thẩm quyền (theo quy định tại Khoản 3, Điều 1, Nghị định số 31/2009/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 58/2001/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ về quản lý và sử dụng con dấu) lúc đó, cơ quan, tổ chức sẽ không có dấu để đóng vào những bản gốc chưa kịp đóng dấu. Ngoài ra việc phát hành văn bản sau đó sẽ không đúng theo nơi nhận là sai về nghiệp vụ văn thư.
         
         Thứ 2, về giá trị pháp lý của bản gốc không được đóng dấu Khoản 8, Điều 1, Nghị định số 09/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số Điều của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư quy định bản gốc lưu tại văn thư cơ quan, tổ chức phải được đóng dấu và sắp xếp theo thứ tự đăng ký. Như vậy, theo quy định tại văn bản này thì các bản gốc không được đóng dấu sẽ không có giá trị pháp lý và hiệu lực thi hành.
          Có thể nói, chức vụ, chữ ký của người có thẩm quyền và việc đóng dấu của cơ quan, tổ chức có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu chức vụ, chữ ký của người lãnh đạo theo đúng thẩm quyền thì đóng dấu của cơ quan, tổ chức mới có tính hợp pháp, đảm bảo hiệu lực pháp lý của văn bản./.

Số người tham gia 1Uy Tín: +3 Thưởng +3 Thanked +1 Thu lại Lý do
nadal + 3 + 3 + 1 Đồng tình. Cảm ơn!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

9#
nadal Đăng lúc 31/10/2013 12:10 | Chỉ xem của tác giả
Tương tự: hợp đồng chỉ có chữ ký photo + đóng dấu thì có đủ pháp lý k?...

Em đang rất cần tư vấn trường hợp này, các bác giúp em nhé.
Trở lại với tình huống anh Fubi trả lời ở bài http://xaydung360.vn/diendan/for ... 511&page=1#pid37735
Chữ chữ ký photo, đóng ịn lên bản vẽ chỉ áp dụng với bản photo. Không có giá trị pháp lý. Pháp lý phải xuất phát từ bản gốc.

Như Nghi định của Nhà nước quy định thì chữ ký phô tô được đóng dấu của Công ty được coi là Bản chính và có giá trị pháp lý như bản gốc đấy chứ anh.



www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

10#
vietducnbt Đăng lúc 31/10/2013 14:13 | Chỉ xem của tác giả
Đọc xong chủ đề này em "thấu" thêm được một chút. Mong các Anh chị tiếp tục bàn luận và chia sẻ.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

11#
phuongnt Đăng lúc 31/10/2013 15:14 | Chỉ xem của tác giả
* Như vậy, đến đây thì các trường hợp

- Chữ ký tươi nhưng không đóng dấu --> không có giá trị pháp lý
- Chữ ký khắc sẵn cũng không có giá trị pháp lý

thì đã rõ ràng rồi.

* Vấn đề nóng nhất của em đang quan tâm là Bản vẽ có đóng dấu đỏ nhưng đóng vào chữ ký phô tô mà phần lớn mọi người đều ngầm hiểu là BẢN CHÍNH thì có hợp lệ không? Theo quy định hiện hành, nhà thầu có cần nộp BẢN GỐC cho Chủ đầu tư không?
Theo quy định tại khoản 8 Điều 1 Nghị định 09/2010/NĐ-CP ngày 8/2/2010: Văn bản đi phải lưu hai bản: “bản gốc lưu tại Văn thư cơ quan, tổ chức, bản chính lưu trong hồ sơ”
--> Như vậy là bản gốc do Nhà thầu thiết kế lưu chứ ah?

Kính mong anh Fuibi và mọi người giúp em hiểu rõ cơ sở lý luận của vấn đề này.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

12#
luxabu2510 Đăng lúc 31/10/2013 15:43 | Chỉ xem của tác giả

Đánh giá

theo link này thì chưa trả lời 1 cách thuyết phục theo luật mà chỉ toàn nhận định cảm tính quan điểm cá nhân.  Đăng lúc 31/10/2013 15:51

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

13#
 Tác giả| fubi Đăng lúc 31/10/2013 15:48 | Chỉ xem của tác giả
phuongnt gửi lúc 31/10/2013 15:14
* Như vậy, đến đây thì các trường hợp


Nếu chỉ đơn giản là bản vẽ thì có thể trả lời ngay rằng bằng 1 trả lời công dân của Bộ Xây dựng:
Chữ ký hợp lệ trong bản vẽ thiết kế
Vấn đề bạn hỏi, Vụ Quản lý Hoạt động Xây dựng có ý kiến như sau:
Yêu cầu về quy cách hồ sơ thiết kế xây dựng công trình quy định tại Điều 15 Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2008 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng, trong đó quy định: "Trong khung tên từng bản vẽ phải có tên, chữ ký của người trực tiếp thiết kế, chủ trì thiết kế, chủ nhiệm thiết kế, người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thiết kế và dấu của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình". Như vậy nếu trong khung tên của từng bản vẽ chỉ có chữ ký in cùng bản vẽ, không phải chữ ký trực tiếp của các thành viên và gửi kèm một tờ văn bản phát hành hồ sơ do Giám đốc dự án của Liên danh nhà thầu thiết kế ký là chưa phù hợp với quy định.

p/s:
- NĐ 209 đã bỏ, nen cần cập nhật lại quy định nói trên theo NĐ 15/2013 mới: Thông tư Số: 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013:
Điều 14. Yêu cầu về việc tự kiểm soát chất lượng thiết kế và quy cách hồ sơ thiết kế xây dựng công trình
1. Nhà thầu thiết kế có trách nhiệm thực hiện chế độ kiểm tra nội bộ đối với hồ sơ thiết kế xây dựng công trình trong quá trình thiết kế và trước khi giao hồ sơ thiết kế cho chủ đầu tư hoặc tổng thầu xây dựng. Nhà thầu thiết kế chỉ định cá nhân, bộ phận trực thuộc tổ chức của mình hoặc thuê tổ chức, cá nhân khác thực hiện công việc kiểm tra chất lượng thiết kế. Người kiểm tra thiết kế phải ký tên, xác nhận trên bản vẽ thiết kế.
2. Hồ sơ thiết kế được lập cho từng công trình bao gồm thuyết minh thiết kế, bản tính, các bản vẽ thiết kế, các tài liệu khảo sát xây dựng liên quan, dự toán xây dựng công trình và quy trình bảo trì công trình (nếu có).
3. Bản vẽ thiết kế phải có kích cỡ, tỷ lệ, khung tên được thể hiện theo các tiêu chuẩn áp dụng trong hoạt động xây dựng. Trong khung tên từng bản vẽ phải có tên, chữ ký của người trực tiếp thiết kế, người kiểm tra thiết kế, chủ trì thiết kế, chủ nhiệm thiết kế, người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thiết kế và dấu của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình, trừ trường hợp nhà thầu thiết kế là cá nhân hành nghề độc lập.

- Còn bài mình phân tích và dẫn chứng pháp luật về nội dung vấn đề nêu ra của topic thì sẽ chia sẻ sau vì khá dài.

Tóm lại:
Khẳng định ngay: những hồ sơ thiết kế nào k phải là chữ ký tươi đều không hợp lệ.
Lỗi này trên thực tế thường hay gặp phải nhất.

Đánh giá

Rất hữu ích! Thanks!: 5.0
Rất hữu ích! Thanks!: 5
  Đăng lúc 3/11/2013 16:34
Rất hữu ích! Thanks!: 5
  Đăng lúc 31/10/2013 15:54

Số người tham gia 1Uy Tín: +3 Thưởng +3 Thanked +1 Thu lại Lý do
phuongnt + 3 + 3 + 1 Đồng tình. Cảm ơn!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

14#
phuongnt Đăng lúc 31/10/2013 16:01 | Chỉ xem của tác giả
fubi gửi lúc 31/10/2013 15:48
Nếu chỉ đơn giản là bản vẽ thì có thể trả lời ngay rằng bằng 1 trả lời công dân ...
Quy định tại Thông tư 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 về quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình: Bản vẽ thiết kế phải có kích cỡ, tỷ lệ, khung tên được thể hiện theo các tiêu chuẩn áp dụng trong hoạt động xây dựng. Trong khung tên từng bản vẽ phải có tên, chữ ký của người trực tiếp thiết kế, người kiểm tra thiết kế, chủ trì thiết kế, chủ nhiệm thiết kế, người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thiết kế và dấu của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình, trừ trường hợp nhà thầu thiết kế là cá nhân hành nghề độc lập.

Nhà thầu họ lý luận chữ ký trên là chữ ký trực tiếp của người thiết kế, chứ không phải họ dán phô tô (ký trực tiếp vào bản gốc họ lưu ở Công ty), khi nộp hồ sơ cho Chủ đầu tư họ phô tô ra từ bản gốc đóng dấu Công ty vào.

---
Họ bảo: Nhà thầu hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật khi xuất trình BẢN GỐC, theo quy định pháp luật hiện hành BẢN CHÍNH có giá trị pháp lý như bản gốc, Chủ đầu tư KHÔNG ĐƯỢC QUYỀN ĐÒI BẢN GỐC (Nhà thầu viện dẫn khoản 1 Điều 6 Nghị định 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007).



phuongnt trong 31/10/2013 16:09 đã trả lời thêm:
Rất mong anh Fubi quan tâm, đăng bài phân tích về nội dung này.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

15#
cubi120206 Đăng lúc 31/10/2013 22:06 | Chỉ xem của tác giả
phuongnt gửi lúc 31/10/2013 16:01
Nhà thầu họ lý luận chữ ký trên là chữ ký trực tiếp của người thiết kế, chứ kh ...

Nhà thầu thiết kế mà viện dẫn theo điều bạn phuongpt là không hợp lý đâu, lý do chứng thực là bản của cơ quan nn như phường , quận đóng dấu chứng thực; nó hoàn toàn khác hẳn bản photo + đóng dấu treo lên; do đó họ nói là không chấp nhận được, hay nói cách khác là lý luận cùn đó.
Thân!

Đánh giá

Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 5.0
Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 5
Vấn đề em cần là căn cứ pháp lý để họ khỏi cãi nữa (hai bên đang tranh cãi theo tự suy diễn).  Đăng lúc 1/11/2013 07:43

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

16#
longtape07 Đăng lúc 1/11/2013 08:47 | Chỉ xem của tác giả
fubi gửi lúc 31/10/2013 15:48
Nếu chỉ đơn giản là bản vẽ thì có thể trả lời ngay rằng bằng 1 trả lời công dân ...

Hồ sơ TKBVTC gặp trường hợp rất nhiều bản vẽ, có tới hàng mấy trăm bản. In 5 bộ nữa chẳng hạn, vậy thì chẳng lẽ ngồi đó mà ký hết. Luật nên sửa lại những khâu không cần thiết thì nên bỏ bớt đi. Tập trung vào chuyện khác.

Đánh giá

Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 5.0
Suy luận của bạn theo nghĩa tự suy diễn cá nhân, không có cơ sở pháp lý.  Đăng lúc 1/11/2013 09:03
Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 5
Lý luận của bạn k chặt chẽ và k pháp luật nào chấp nhận được. Thanks!  Đăng lúc 1/11/2013 08:51
Vậy khi lập thừa kế với danh mục tài sản có tới cả ngàn trang thì theo tư duy của bạn: ký nhiều quá nên cho photo và chấp nhận là pháp lý sao?  Đăng lúc 1/11/2013 08:51
theo bạn vấn đề k cần thiết ở đây là gì? Chẳng lẽ là do hồ sơ nhiều quá nên chấp nhận photo cho nhanh mà k cần ký gốc ư?  Đăng lúc 1/11/2013 08:50

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

17#
nadal Đăng lúc 1/11/2013 08:58 | Chỉ xem của tác giả
fubi gửi lúc 31/10/2013 15:48
Nếu chỉ đơn giản là bản vẽ thì có thể trả lời ngay rằng bằng 1 trả lời công dân ...

Trong khung tên từng bản vẽ phải có tên, chữ ký của người trực tiếp thiết kế, người kiểm tra thiết kế, chủ trì thiết kế, chủ nhiệm thiết kế, người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thiết kế và dấu của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình



Về bản chất em nhất trí với ý kiến của anh Fubi, tuy nhiên nếu tranh cãi vấn đề, ý nghĩa câu từ thì chữ ký của người trực tiếp thiết kế hoàn toàn khác với người thiết kế phải ký trực tiếp trên bản vẽ.

---
+ người thiết kế phải ký trực tiếp trên bản vẽ nghĩa là anh phải ký trực tiếp bằng mực tươi trên từng bộ bản vẽ.
+ chữ ký của người trực tiếp thiết kế nghĩa là có bộ gốc lưu thôi, các bộ khác có thể phô tô từ bộ gốc (các bộ khác có thể chữ ký phô tô).

Số người tham gia 1Thanked +1 Thu lại Lý do
phuongnt + 1 Mong chờ bài tiếp theo của bạn

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

18#
longtape07 Đăng lúc 1/11/2013 09:10 | Chỉ xem của tác giả
longtape07 gửi lúc 1/11/2013 08:47
Hồ sơ TKBVTC gặp trường hợp rất nhiều bản vẽ, có tới hàng mấy trăm bản. In 5 bộ n ...

Cũng từ con người mà ra luật chứ đâu. Hiện tại thì chưa nghĩ ra, nhưng những việc gì bất cập sau này sẽ thay đổi để thuận lợi hơn. Đúng hông...hè hè.

Đánh giá

Vậy quy định của ban có đúng hông.. hè hè.  Đăng lúc 1/11/2013 09:27
Vậy theo lý luận của bạn: chữ ký photo cũng được cho là pháp lý. Vậy thì ra tòa cô A sẽ thắng kiện rồi đấy.  Đăng lúc 1/11/2013 09:26
Ví dụ bạn là giám đốc: cô A nhân viên văn thư viết 1 tờ giấy giám đốc công ty nợ tiền của cô A 2 tỷ, rồi phô tô chữ ký và lấy dấu công ty đóng vào.  Đăng lúc 1/11/2013 09:25
đồng ý:Luật phải tạo sự thuận lợi. Nhưng không có nghĩa là tùy tiện mà phải chặt chẽ tránh "chối tội", cái cắm or rũ bỏ tráchnhiệm mà luật k làm gì đươc   Đăng lúc 1/11/2013 09:24

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

19#
phuongnt Đăng lúc 1/11/2013 10:46 | Chỉ xem của tác giả
Bạn em làm ở phòng Công thương là cán bộ chuyên quản về XDCB, hôm qua em hỏi về thực tế quản lý hồ sơ các công trình của họ thì: Gần 90% công trình trong đó tất cả các bộ bản vẽ giao Chủ đầu tư đều chữ ký phô tô, đóng dấu đỏ, Chủ đầu tư không yêu cầu bản gốc; chỉ 10% số công trình là tư vấn ký tươi (mà lại rơi vào toàn công trình nhỏ so với các công trình còn lại kia chứ).

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

20#
quyuct Đăng lúc 1/11/2013 11:10 | Chỉ xem của tác giả
vấn đề này thường xuyên gặp trong công tác xây dựng chúng ta, mong kết luận để có một cái nhìn theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành

Đánh giá

Rất hữu ích! Thanks!: 1.0
Rất hữu ích! Thanks!: 1
  Đăng lúc 6/11/2013 10:24

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

21#
 Tác giả| fubi Đăng lúc 1/11/2013 15:07 | Chỉ xem của tác giả
quyuct gửi lúc 1/11/2013 11:10
vấn đề này thường xuyên gặp trong công tác xây dựng chúng ta, mong kết luận để có  ...

Đúng vậy!
Cái chúng ta đang cần làm rõ ở đây chính là: Quy định của Pháp luật về chữ ký và con dấu. Chứ không phải là suy nghĩ chủ quan của mỗi cá nhân. Nếu luật pháp chưa rõ thì có quyền suy luận cá nhân nhưng phải mang tính logic chặt chẽ, chứ không phải nghĩ gì nói nấy được.

Ví dụ cụ thể:
- Có bạn cho rằng hợp đồng chỉ cần "chữ ký photo của Giám đốc + con dấu đỏ của các bên" là mang tính pháp lý rồi. Trường hợp này cho chặt chẽ hơn thì giả thiết rằng là được photo từ 1 bản gốc (chữ ký tươi) mà ra. Bản gốc này do bên A giữ.

Vậy bản hợp đồng có "chữ ký photo Giám đốc + đóng dấu đỏ của các bên" do bên B giữ có giá trị pháp lý không?

Câu trả lời (nếu không viện dẫn luật) nếu là:
Hoàn toàn hợp lệ. Bởi có dấu đỏ rồi, chữ ký lại được photo từ bản gốc chữ ký tươi mà ra. Tức người ký đã đọc, đã xác lập trách nhiệm của mình trực tiếp.
Nghe hợp lý. Nhưng đó chỉ là suy nghĩ thuận chiều. Luật pháp và thực tế k bao giờ suy nghĩ 1 chiều vậy được mà phải lường phòng ngừa trước những tình huống tranh chấp xấu nhất xảy ra, để ra trước tòa k thể "nói xuôi cũng được, nói ngược cũng xong".

Cụ thể phản biện:
- Nếu tranh chấp hợp đồng xảy ra bất lợi cho bên A, vậy là bên A thủ tiêu luôn hợp đồng có chữ ký tươi. Hủy tất cả những gì liên quan đến hợp đồng.
- Bên B lấy hợp đồng mà mình giữ đem kiện ra tòa.
Tòa xử: Giám đốc bên A nói rằng: "Hợp đồng đó tôi không ký. Người ta đem photo chữ ký của tôi, rồi thông đồng với văn thư bên tôi đóng dấu vào. Tôi không ký tức đó là chữ ký giả mạo. Chữ ký của tôi phải là chữ ký tươi do chính tôi ký mới có giá trị xác lập trách nhiệm. Đàng này người ta photo chữ tôi ký nên hợp đồng đó vô hiệu.
+ Nếu tòa bác bỏ lập luận này của bên A, chấp nhận hợp đồng do bên B đưa ra (chữ ký photo) là hợp pháp thì giám đốc bên A mới trình ra 1 giấy nợ nội dung cơ bản là: Bên B nợ bên A 10 tỷ đồng. Mà giấy nợ này, bên A có được do mua chuộc cô văn thư bên B bằng cách photo chữ ký Giám đốc B rồi đóng dấu đỏ bên B vào giấy nợ.
Chẳng lẽ lúc này tòa phán quyết: "Giấy nợ" đó hoàn toàn hợp lệ? Nếu bác bỏ, chỉ có 1 lý do bác bỏ đó là: chữ ký photo k có giá trị pháp lý mà thôi.

Mong các bạn tiếp tục. Thanks!

Đánh giá

Rất hữu ích! Thanks!: 5.0 Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 5.0
Rất hữu ích! Thanks!: 5 Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 5
  Đăng lúc 4/11/2013 10:58
Rất hữu ích! Thanks!: 5 Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 5
  Đăng lúc 1/11/2013 15:12

Số người tham gia 4Uy Tín: +11 Thưởng +9 Thanked +3 Thu lại Lý do
caoquyeny + 2 Ý kiến sau. Thanks!
sangpro07xn + 3 + 3 + 1
youme_215 + 3 + 3 + 1 Rất kinh nghiệm. Cảm ơn!
phuongnt + 3 + 3 + 1 Em rất mong chờ bài viết tiếp của .

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

22#
nadal Đăng lúc 3/11/2013 11:43 | Chỉ xem của tác giả
fubi gửi lúc 1/11/2013 15:07
Đúng vậy!
Cái chúng ta đang cần làm rõ ở đây chính là: Quy định của Pháp luật v ...

Bài viết của anh rất hay, em luôn mong muốn nếu có thời gian anh Fubi có bài viết sâu hơn nữa về vấn đề này. Bởi chỉ có anh mới có thể làm sáng kết luận, sáng tỏ vấn đề này giúp cho anh em có cái nhìn đúng nhất về những cái mà họ mắc phải nhưng lại lúng túng không biết xử lý ra sao.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

23#
quy.xd Đăng lúc 3/11/2013 16:42 | Chỉ xem của tác giả
Hay quá ạ! Cảm ơn các anh về một vấn đề rất hay

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

24#
caoquyeny Đăng lúc 12/11/2013 10:09 | Chỉ xem của tác giả
Giải đáp về việc sử dụng chữ ký khắc sẵn
(Chinhphu.vn) - Ông Lê Hiếu Trung (TP. Cần Thơ) muốn được biết các nhà thầu xây dựng có được phép sử dụng chữ ký khắc sẵn trong thiết kế bản vẽ thi công, bản vẽ hoàn công không và chữ ký khắc sẵn có tính pháp lý không?

Ông Trung đang làm công tác quyết toán vốn cho dự án đã hoàn thành. Trong hồ sơ, ông Trung thấy chữ ký của người đại diện pháp luật đơn vị tư vấn thiết kế, chủ nhiệm thiết kế trên bản vẽ thi công; chữ ký của người đại diện pháp luật nhà thầu thi công trong bản vẽ hoàn công đều là chữ ký khắc sẵn sau đó đóng mộc dấu đỏ.
Ông Trung muốn được biết các nhà thầu có được phép sử dụng chữ ký khắc sẵn trong thiết kế bản vẽ thi công, bản vẽ hoàn công không? Chữ ký khắc sẵn có tính pháp lý không?
Vấn đề ông Trung hỏi, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng - Bộ Xây dựng trả lời như sau:
Theo khoản 7 Điều 4 Luật Kế toán năm 2003, chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán.
Chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải được ký bằng bút mực. Không được ký chứng từ kế toán bằng mực đỏ hoặc đóng dấu chữ ký khắc sẵn. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất.
(khoản 1 Điều 20 Luật Kế toán)
Trong trường hợp ông Trung phản ánh, các hồ sơ bản vẽ thiết kế thi công và bản vẽ hoàn công đều là những hồ sơ dùng làm căn cứ để lập sổ kế toán, do vậy phải tuân theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Kế toán.
Cụ thể, bản vẽ gốc thiết kế xây dựng công trình phải có đầy đủ họ tên, chữ ký của các thành phần theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng.
Bản vẽ hoàn công gốc phải có đầy đủ họ tên, chữ ký theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 Nghị định 209/2004/NĐ-CP.
Các bản vẽ chính thiết kế xây dựng công trình hoặc bản vẽ hoàn công chính là những bản vẽ được sao chụp từ bản vẽ gốc và được đóng dấu của nhà thiết kế xây dựng công trình hoặc nhà thầu thi công xây dựng.
Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng cảm ơn Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng - Bộ Xây dựng đã có văn bản trả lời công dân qua Cổng TTĐT Chính phủ.
=> Được phép dùng bản vẽ được sao chụp từ bản vẽ gốc và đóng dấu của nhà thầu. và dựa trên chứng từ là bản vẽ gốc có đầy đủ chữ ký tươi, họ tên theo quy định. Như vậy còn nhiều bất cập? Văn bản trên bây giờ đã cũ nhưng cũng góp phần giải đáp thắc mắc. Mong mọi người lý giải thêm.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

25#
phuongnt Đăng lúc 12/11/2013 11:10 | Chỉ xem của tác giả
caoquyeny gửi lúc 12/11/2013 10:09
Giải đáp về việc sử dụng chữ ký khắc sẵn(Chinhphu.vn) - Ông Lê Hiếu Trung (TP. Cần Th ...

Thường thì các dự án của các  anh/chị đã từng làm thì Bản gốc hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công sẽ do Nhà thầu thiết kế lưu (hay là Chủ đầu tư lưu)?

Đánh giá

- Thường thì nhà thầu lưu lại bản gốc để sau này dễ dàng ''lôi ra'' khi cơ quan chức năng cần giải trình. Và CĐT cũng có thể có nếu CĐT yêu cầu...  Đăng lúc 13/11/2013 08:48

Số người tham gia 1Thanked +1 Thu lại Lý do
caoquyeny + 1 Cảm ơn sự quan tâm của bạn nhiều!.

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Phiên bản Mobile|Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng  

Phần mềm dự toán xây dựng excel | Hướng dẫn lập dự toán xây dựng | Phần mềm tư vấn giám sát | Phần mềm quản lý chất lượng xây dựng |

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Kiến Trúc sư

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Đấu thầu

GMT+7, 17/5/2024 04:24 , Processed in 0.227212 second(s), 25 queries .

Powered by Discuz! X3.2

© 2001-2013 Kiso Comsenz Inc.