XD360 KÍNH CHÚC CHO MỌI NHÀ VẠN SỰ AN LÀNH!

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

 Quên mật khẩu
 Đăng ký mới
Anh Trần HòeBùi Quốc Hưng
Xem: 43529|Trả lời: 30
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

Tính Chi phí lãi vay vào Dòng tiền ròng dự án, Đúng hay Sai?

  [Lấy địa chỉ]
Nhảy đến trang chỉ định
1#

Hãy đăng nhập để có nhiều chức năng hữu dụng hơn và xem ảnh rõ hơn!

Bạn phải đăng nhập để xem được nội dung, nếu bạn chưa có tài khoản? hãy Đăng ký mới

x
Thực tế: Khi phân tích hiệu quả tài dự án đầu tư, anh em thường tính "Chi phí Lãi vay" là dòng chi (Dòng tiền ròng).

Đặt vấn đề: Việc tính chi phí Lãi vay vào dòng tiền ròng của 01 dự án là Đúng hay sai?

Gợi ý:
- Chi phí lãi vay có được xếp vào chi phí hoạt động của dự án?
- Chi phí này có ảnh hưởng đến quyết định tài trợ dự án hay không?
- Có mối liên hệ nào với WACC?

Anh em cho ý kiến phân tích. Thanks All.





Đánh giá

Hữu ích lắm! Thanks!: 5.0
Văn Thắm cứ đặt vấn đề trực tiếp. Anh em cùng thảo luận & làm rõ. Hiii...  Đăng lúc 27/6/2012 15:25
cấu thành giá thành, vậy có đúng không. Em vẫn chưa rỏ cơ cấu định giá này....  Đăng lúc 27/6/2012 15:21
Hiện nay một số nhà Quản trị xác định lãi vay vào gia thành sản phẩm, nhưng giả định cứ tăng cơ cầu vay lên đến 80% thì cũng xác định nó yếu tố....  Đăng lúc 27/6/2012 15:20
Chi phí lãi vay có được xếp vào chi phí hoạt động của dự án?  Đăng lúc 27/6/2012 15:18
Hữu ích lắm! Thanks!: 5
  Đăng lúc 27/6/2012 10:01

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Theo mình thì cần làm rõ cụ thể việc xem xét chi phí lãi vay đứng trên quan điểm nào?
1. Nếu đứng trên quan điểm chủ đầu tư(EPV):
Vay đương nhiên mất chi phí lãi vay nên chi phí này sẽ được tính vào dòng chi của dự án để tiết kiệm thuế.
2. Nếu đứng trên quan điểm tổng đầu tư(TIP):
rõ ràng ở đây đơn vị tài trợ là bên cho vay, chi phí lãi vay không xem là chi phí mà là một khoản thu vào.
Trường hợp 1: Nếu lập báo cáo ngân lưu theo phương pháp trực tiếp thì không tính chi phí lãi vay vào ở cả dòng thu hay dòng chi.
Trường hợp 2: nếu lập báo cáo ngân lưu theo phương pháp gián tiếp thì cộng chi phí lãi vay vào dòng tiền ròng:
Dòng tiền ròng = LNST + Khấu Hao + Lãi vay.
3. Mối quan hệ với WACC:
WACC = E.re/(D+E) + D.rd.(1-T)/(D+E)
re - Chi phí vốn chủ sở hữu
rd - Chi phí vốn nợ
Như trên: rd(1-T) = rd - rd.T, phần rd.T chính là chi phí tiết kiệm thuế nhờ lãi vay.
Các bạn trao đổi thêm!

Đánh giá

Tuyệt vời! Cảm ơn!: 1.0 Hữu ích lắm! Thanks!: 1.0
Tuyệt vời! Cảm ơn!: 1 Hữu ích lắm! Thanks!: 1
  Đăng lúc 27/6/2012 09:57

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

2#
lienhoa Đăng lúc 27/6/2012 09:39 | Chỉ xem của tác giả
Cả nhà tham khảo thông tin này xem

- Quan điểm cũ và ở VN vẫn cho chi phí đó vào.

- Quan điểm của các giáo trình nước ngoài (ACCA, CFA) thì bỏ chi phí đó ra. Vì mình đã sử dụng hệ số chiết khấu dòng tiền để chiết khấu dòng tiền ròng về giá trị hiện tại.
Mà hệ số chiết khấu dòng tiền là bình quân gia quyền của chi phí vốn CSH và chi phí sử dụng vốn vay(lãi suất cho vay). Sau khi chiết khấu về giá trị hiện tại mà NPV >0, nhiều khả năng dự án khả thi và nguồn thu từ dự án bù đắp được chi phí lãi vay và chi phí vốn sở hữu.
Nếu cho chi phí lãi vay vào dòng tiền dự án, vô hình chung đã double chi phí đó.

- Quan điểm thứ 3 lại lưỡng tính cho chi phí lãi vay cho những năm đầu đang xây dựng đưa vào tổng chi phí đầu tư ban đầu, chi phí lãi vay những năm sau dự án đang hoạt động, có doanh thu lại không đưa vào.


* Về việc có tính lãi vay vào dòng tiền                                                                                                                                                              Có 3 quan điểm như sau:

1. Quan điểm toàn bộ vốn chủ sở hữu: AEPV

Quan điểm này đánh giá xem số vốn đầu tư vào dự án trong trường hợp không có tài trợ có hiệu quả hay không để từ đó đưa ra quyết định đầu tư phù hợp.
--> ko tính lãi vay vào dòng tiền nhưng sử dụng suất chiết khấu có lá chắn thuế.
EBIT
- T
EBIT sau thuế ...và khi chiết khấu sử dụng suất chiết khấu là chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu (ví dụ như chi phí cơ hội...).

2. Quan điểm tổng đầu tư: TIP

Quan điểm này đánh giá hiệu quả tổng hợp của dự án căn cứ vào giá trị ngân lưu ròng do dự án tạo ra trong trường hợp có tài trợ.
--> Có tính lãi vay vào dòng tiền và sử dụng suất chiết khấu không có lá chắn thuế.
EBIT
- R
EBT
-T
EAT
và suất chiết khấu là WACC = Wd.Rd(1-t)+ We.Re (gồm chi phí sử dụng nợ và chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu).

3. Quan điểm chủ đầu tư: EPV

Có đề cập thêm ngân lưu tài trợ của dự án, ngân lưu vào thêm khoản vốn vay, ngân lưu ra thêm khoản trả nợ.

Nên
có tính lãi vay vào dòng tiền hay không thì phụ thuộc vào quan điểm và phương pháp tính. Tùy loại dự án mà áp dụng cho linh hoạt.

(sưu tầm)



Đánh giá

Tuyệt vời! Cảm ơn!: 4.0 Hữu ích lắm! Thanks!: 3.0
Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5
Hay lắm Lienhoa! Rất cảm ơn!  Đăng lúc 28/12/2012 14:05
Phân tích rất rõ. Thanks!  Đăng lúc 27/6/2012 10:10
Tuyệt vời! Cảm ơn!: 3 Hữu ích lắm! Thanks!: 3
Thanks!  Đăng lúc 27/6/2012 09:56

Số người tham gia 4Uy Tín: +9 Thưởng +9 Thanked +4 Thu lại Lý do
PINPO + 3 + 3 + 1 Bài hay quá. Thanks!
dinhgiaa + 3 + 3 + 1 Bài hay quá. Thanks!
theanhctp + 2 + 2 + 1
thanh.bm + 1 + 1 + 1 Đồng tình. Thanks!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

4#
fubi Đăng lúc 27/6/2012 10:17 | Chỉ xem của tác giả

Mình không rành lắm về khoản đánh giá đầu tư, chỉ học lóm thôi. Nhưng câu hỏi rất hay nên cũng thử "học lóm" và thấy rằng đáp án như sau mới logic hợp lý:

Hỏi:
Tại sao việc tính chi phí lãi vay vào dòngtiền ròng của một dự án thường được coi là không đúng?
Trảlời:
Việctính chi phí lãi vay vào dòng tiền ròng của một dự án thường được coi là khôngđúng bởi vì:
-         Việc đưa ra quyết định mộtdoanh nghiệp nên được tài trợ như thế nào nên được thực hiện độc lập với quyếtđịnh chấp nhận hay từ chối một hay nhiều dự án – nguyên ly phân cách. Chi phítrả lãi vay không phải là chi phí hoạt động. Quyếtđịnh tài trợ là một sự đánh đổi giữa chi phí sử dụng vốn và rủi ro tài chính.
-         Khi một hệ thống chiết khấu được dùng đểthẩm định dự án, lãi suất chiết khấu hay chi phí sử dụng vốn đã bao gồm chi phícủa các nguồn tiền được dùng tài trợ cho dự án. Như vậy, việc đưa các chi phílãi vào tính toán dòng tiền sẽ là tính các chi phí đến hai lần. Có thể thấyđược điều này trong công thức dưới đây:
WACC= wDr*D + wtrt
r*D= rD(1-T)
Tathấy lãi vay đã được tính trong rD . Lãi vay cao hay thấp sẽ tácđộng đến rD, rD sẽ tác động đến WACC, WACC sẽ làm thayđổi NPV.
file:///C:%5CDOCUME%7E1%5Cuser%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtmlclip1%5C01%5Cclip_image002.gif

Đánh giá

Tuyệt vời! Cảm ơn!: 1.0 Hữu ích lắm! Thanks!: 1.0
Tuyệt vời! Cảm ơn!: 1 Hữu ích lắm! Thanks!: 1
Đồng ý quan điểm.  Đăng lúc 27/6/2012 13:55

Số người tham gia 1Thưởng +3 Thanked +1 Thu lại Lý do
Trần Hiền + 3 + 1 Mong chờ bài tiếp theo. Thanks!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

5#
cubi120206 Đăng lúc 27/6/2012 10:30 | Chỉ xem của tác giả
Việc tính chi phí Lãi vay vào dòng tiền ròng của 01 dự án là Đúng hay sai?

Trước tiên mình xin trả lời cầu hỏi này như sau: việc khẳng định đúng hoặc sai hoàn toàn ko quan trọng, điều quan trọng là các bạn biết bản chất của nó, lúc nào dùng ko lúc nào ko dùng, nghĩa là lúc nào thì đưa vào dòng chi của dự án, vì bản thân của Lãi vây là 1 khoản CHI, NÓ SẼ LÀM GIẢM NCF( NET CASH PLOW:NGÂN LƯU RÒNG),
Điều này đồng nghĩa với Lãi vay là có được xếp vào chi phí hoạt động của dự án(nếu dự án có đi vay). Tuy nhiên đi vây ko có nghĩa là khi thẩm định dự án, hay khi phân tích tài chính dự án là đưa vào, vậy thì khi nào thì đưa vào, khi nào ko đưa vào?

Để biết câu trả lời thì chúng ta chỉ cần hiểu 1 điều rất đơn giản thế này, mục đích của 2 ông: chủ sở hữu dự án & nhà cho vây, nếu họ thực hiện dự án này là gì?
+Đ/v ông CSH dự án: ông này quan tâm đến dòng ngân lưu ròng còn lại sau khi thực hiện nghĩa vụ trả nợ gốc+ lãi(nằm ở dòng Ngân lưu ra).
Nghĩa là khi phân tích chắc chắn phải đưa chi phí lãi vây vào để mà xem xét tính toán rồi quyết định...
Còn ngược lại thì sao nhỉ?

+ Đ/v Nhà cho vây: ông này đúng thật là khi để đưa ra quyết định cho vay ko hề đơn giản, ngoài xem xét yếu tốn rủi ro, tài sản thế chấp, tính khả thi, quan hệ,....những điều này mình tạm thời gác qua, riêng ông này thì được ưu tiên nhận trước dòng thu từ dự án mà không có nghĩa vụ chia sẻ vởi CSH, do đó ông này chỉ quan tâm đến dòng tiền dự án mang về chỉ cần vừa bằng số tiền cần trả(nợ gốc+ lãi), lúc này nhà cho vay đã nhận đủ phần của mình, dồn hết mọi rủi ro(risk) cho bên vay.

Do đó chỉ cần xét đến Ngân lưu thứ 1(Ngân lưu toàn dự án_thứ 1; Ngân lưu vây + trả nợ _ thứ 2; Ngân lưu CSH_ thứ 3); vậy về hình thức thì Ngân lưu sẽ không có dòng thu đi vay và dòng chi trả nợ vay.

- Chi phí này có ảnh hưởng đến quyết định tài trợ dự án hay không?

* Đã nói là tài trợ có nghĩa là đang nói đến người có tiền, có tài sản, nhà cho vây, tuy nhiên các bạn đừng vội vàng nói ko xét đến chi phí vay trong ngân lưu thì ko ảnh hưởng đến quyết định tài trợ, bởi lẽ ngoài việc xem xét các chỉ tiêu tài chính trên thì nhà cho vây xét đến nhiều yếu tố khác trước khi quyết định cho vay trong số đó có Nhu cầu vốn và khả năng trả nợ, vậy ko lẽ nào Nhà cho vay ko quan tâm, mà thực ra quan tâm rất lớn trước khi ra quyết định nên hay ko nên tài trợ cho dự án.
- Có mối liên hệ nào với WACC?

* Để biết có liên hệ ko ta nhận xét như sau: WACC LÀ GÌ?
Trả lời: WACC (chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền)=Tỷ lệ % vốn CSH x Suất sinh lời vốn CSH + Tỷ lệ % vốn vay x Lãi suất vốn vay.
Qua công thức này khẳng định là nếu có vay nợ thì có mối liên hệ với WACC, và muốn biết liên hệ nhiều hay ít thì phải biết được Tỷ lệ % vốn vay là bao nhiêu so với  Tổng vốn CSH & vốn vay, ngược lại dĩ nhiên là ko rồi.
Các bạn góp ý thêm./. Thân.




Đánh giá

Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5.0 Hữu ích lắm! Thanks!: 5.0
Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5 Hữu ích lắm! Thanks!: 5
Rất hay. Đồng ý quan điểm. Tuy nhiên Xem xét Lãi vay là 1 khoản chi phí hoạt động thì không đúng theo nguyê   Đăng lúc 27/6/2012 13:49

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

6#
vantham Đăng lúc 27/6/2012 10:41 | Chỉ xem của tác giả
lienhoa gửi lúc 27/6/2012 09:39
Cả nhà tham khảo thông tin này xem

- Quan điểm cũ và ở VN vẫn cho chi phí đó vào.

Hình như bạn tham khảo bên Saga thì phải, đa số các dự án trước đây, từ 2008 trở về trước thì TIP có đưa lãi vay vào dòng tiền. Nhưng hiện nay thì không.
Mình đưa ra dẫn chứng (Câu văn mình không được tốt cho lắm, nên có copy "Trích dẫn của một thành viên khác", nhưng ý mình cũng như vậy.
1.TIPV: là quan điểm thẩm định hiệu quả dự án đứng trên góc độ tổng thể của dự án, không xem xét hiệu quả dự án được tài trợ từ các nguồn vốn riêng lẻ hay không phân biệt tài sản của dự án được tài trợ từ vốn vay hay vốn tự có, nghĩa là không thẩm định hiệu quả dự án một cách phiến diện, một chiều (đây là quan điểm của một nhóm Giáo sư Trường đại học Harvard – Hoa kỳ và được nhiều người thừa nhận). Theo đó, TIPV xem xét hiệu quả dự án một cách tổng thể, trên quan điểm tổng vốn đầu tư vào dự án mà không phân biệt nó được đầu tư bằng vốn vay hay vốn tự có. Do vậy, TIPV xem dự án như một tổng thể, trong đó nó được tài trợ từ nhiều chủ thể khác nhau (các nhà cho vay, các chủ đầu tư, bên cho thuê, nhà cung cấp, nhà bao tiêu, ...). Các chủ thể tham gia vào dự án bằng nhiều hình thức, có thể là góp vốn, có thể là cho vay vốn, cho thuê vốn, hỗ trợ về công nghệ, hỗ trợ về đầu vào, bảo đảm về đầu ra cho dự án, ... Qua đó, mỗi chủ thể cũng nhận về phần mình một phần lợi ích từ dự án tương ứng với mức độ tham gia vào dự án. Hay nói cách khác, các chủ thể này đều tham gia vào dự án, cùng tài trợ cho dự án, cùng gắn trách nhiệm vào dự án và cùng hưởng lợi ích từ dự án nên có thể nói các chủ thể này cùng nằm trong dự án. Vì TIPV xem dự án là một tổng thể được tài trợ từ nhiều chủ thể mà các chủ thể này lại cùng nằm trong dự án nên khi Chủ đầu tư trả lãi vay cho các Nhà cho vay thì lãi vay chỉ chuyển từ túi của chủ thể này sang túi của chủ thể khác chứ không chạy ra khỏi dự án. Do vậy, sự chuyển giao lãi vay từ chủ thể này sang chủ thể khác chỉ là sự phân chia (phân phối) lợi ích của dự án giữa các chủ thể tham gia vào dự án mà thôi, chứ lãi vay không chạy ra khỏi dự án (tất nhiên là theo quan điểm TIPV).
2.EPV: là quan điểm nhà đâu tư, thì thực tế thôi. Nhà đầu tư xem khaorn tài trợ vay (vay ngân hang) là khoản thu, và chi của họ gồm (lãi vay và vốn gôc). nên dòng tiền lúc này sẽ đưa chi bao gồm cả laic vay và vốn gốc và xem nguồn vay là khoản thu. Suất chiết khấu tính ở đây chính là kỳ vọng mong đợi của họ, không tính dựa trên cơ cấu nguồn vốn.


Cái này mình cũng được thình giảng nhiều bởi hai chuyên gia trong ngành: Thầy Đặng Văn Thanh và Thầy Nguyễn Tấn Bình. Giảng viên chương trình  Fulbright và nhũng người bạn làm thẩm định bên ngân hàng cũng thẩm định như vậy.
Mong anh em trao đổi tiếp.

Đánh giá

Hữu ích lắm! Thanks!: 5.0
Hữu ích lắm! Thanks!: 5
Thanks!  Đăng lúc 27/6/2012 14:10
M chỉ dọc trong sách vở và tham khảo thấy khoa học hợp lý thôi.  Đăng lúc 27/6/2012 13:55

Số người tham gia 1Thanked +2 Thu lại Lý do
duongcoc + 2 Đồng tình. Cảm ơn!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

7#
tranhungdao12a3 Đăng lúc 27/6/2012 10:49 | Chỉ xem của tác giả
fubi gửi lúc 27/6/2012 10:17
Mình không rành lắm về khoản đánh giá đầu tư, chỉ học lóm thôi. Nhưng câu hỏi r ...

Đồng tình với a Fubi là chi phí lãi vay đã được thể hiện qua rd trong WACC. Ta xem xét về bản chất của chi phí lãi vay hoặc các dòng tài trợ khác:

Như đã biết thì việc xem xét thẩm định dự án dựa vào xem xét dòng ngân lưu tăng thêm đối với dự án(Tức là so sánh giữa việc cho phép đầu tư dự án với không đầu tư thì thay đổi được dòng tiền tăng thêm những gì).
Chúng ta cần phải phân biệt rõ ràng giữa quyết định đầu tư khác với quyết định tài trợ. Ở đây các khoản chi trả tiền lãi vaycác dòng tiền tài trợ khác nó xuất phát từ việc cần huy động vốn để tài trợ cho dự án nên nó không được coi là dòng ngân lưu tăng thêm.

Ví dụ : Nếu ta chấp thuận đầu tư dự án đồng nghĩa với việc ta phải huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu chẳng hạn thì rõ ràng khoản lãi suất phải trả cho nguồn huy động này rõ ràng là không phải là dòng tiền ra liên quan đến dự án(Chi phí vốn chủ Re huy động bằng phát hành cổ phiếu, trái phiếu, lợi nhuận giữ lại).
Khi chúng ta xem xét để chiết khấu dòng tiền tăng thêm của dự án về ban đầu để tính hiệu quả thì đã ngầm định tính hết các khoản chi phí vốn huy động vào trong lãi suất chiết khấu này rồi.

Ở bài trên chúng ta bàn về chi phí lãi vay được đưa vào dòng chi của quan điểm Chủ đầu tư bởi vì quan điểm này lấy re làm lãi suất chiết khấu không có chi phí vốn vay ở đây, mặt khác lãi vay là một lá chắn thuế đối với quan điểm này cho nên nó được đưa vào dòng chi của dự án để xem xét tiết kiệm thuế chứ nó không được đưa vào dòng tiền ròng sau cùng.
Còn đối với quan điểm Tổng đầu tư(TIP) thì không đưa chi phí lãi vay vào cả dòng thu lẫn dòng chi(Do đã tính qua WACC rồi) theo phương pháp trực tiếp, còn đối với phương pháp gián tiếp do tính chuyển qua báo cáo kết quả kinh doanh chứ không tính qua lưu chuyển tiền tệ như phương pháp trực tiếp nên theo phương pháp gián tiếp thì lãi vay được cộng lại vào dòng tiền ròng để người đầu tư nhìn rõ lãi lỗ như thế nào thôi!

Kết Luận: Bản chất vấn đề mới quan trọng, chứ cách thể hiện bề ngoài chỉ phục vụ từng mục tiêu riêng lẻ thôi!

Đánh giá

Hữu ích lắm! Thanks!: 5.0
Anh là rõ thêm nữa: "Quyết định đầu tư" và "Quyết định tài trợ". Xác định như thế nào về Chi phí lãi vay theo 2 quan điểm này. Thanks!  Đăng lúc 27/6/2012 14:52
Hữu ích lắm! Thanks!: 5
Rất rõ. Đồng ý cần phải phân biệt rõ giữa "Quyết định đầu tư" và "Quyết định tài trợ"  Đăng lúc 27/6/2012 14:09

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

8#
cubi120206 Đăng lúc 27/6/2012 15:59 | Chỉ xem của tác giả
cubi120206 gửi lúc 27/6/2012 10:30
Trước tiên mình xin trả lời cầu hỏi này như sau: việc khẳng định đúng hoặc sai ho ...

ok bạn, m có sự nhầm lẫn, chi phí vay thuộc Ngân luu vay, còn chi phí hoạt động ở đây có thể là: chi phí bán hàng, chi phí quản lý, tiền thuê văn phòng, bảo hiểm, tiền lương, R&D,...

Đánh giá

Hữu ích lắm! Thanks!: 1.0
Hôm nay có ông bạn qua chơi, nhậu vừa xong nên chưa Post bài trả lời anh em. Hẹn anh em khi khác nhé.  Đăng lúc 27/6/2012 22:50
Hữu ích lắm! Thanks!: 1
Thanks. Đồng ý quan điểm.  Đăng lúc 27/6/2012 16:15

Số người tham gia 1Thanked +1 Thu lại Lý do
fubi + 1 Đồng tình. Thanks!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

9#
fubi Đăng lúc 29/6/2012 11:59 | Chỉ xem của tác giả
tranhungdao12a3 gửi lúc 27/6/2012 10:49
Đồng tình với a Fubi là chi phí lãi vay đã được thể hiện qua rd trong WACC. Ta xem x ...

Các bạn ngẫm điều này xem:

Tách biệt quyết định đầu tư và quyết định tài trợ

Dự án có thể được thực hiện một phần từ vốn vay, một phần từ vốn cổ đông. Tuy nhiên để ra quyết
định đầu tư, ta chỉ nên xem xét dự án trong trường hợp giả định được đầu tư hoàn toàn bằng vốn chủ
sở hữu. Vì vậy ta sẽ không đưa khoản vay hay trả nợ gốc và lãi vào ngân lưu dự án. Có như vậy ta
mới tách biệt được quyết định đầu tư với quyết định tài trợ vốn.

Đánh giá

Tuyệt vời! Cảm ơn!: 1.0 Hữu ích lắm! Thanks!: 3.0
Hữu ích lắm! Thanks!: 5
  Đăng lúc 29/6/2012 14:10
Tuyệt vời! Cảm ơn!: 1 Hữu ích lắm! Thanks!: 1
Đó là quan điểm Chủ đầu tư. Em đang trả lời vấn đề này, khoảng 15 phút nữa là xong. Anh em chờ nhé.   Đăng lúc 29/6/2012 13:44

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

10#
 Tác giả| thanh.bm Đăng lúc 29/6/2012 15:24 | Chỉ xem của tác giả
Vấn đề về chi phí lãi vay gặp thường xuyêntrong Phân tích Hiệu quả Dự án. Tuy nhiên, hầu hết anh em hiểu mộtcách rất mơ hồ, nhưng thấy thầy cô nói thì cứ tính, thấy file mẫutính thì mình cứ tính mà chưa hiểu được bản chất vấn đề, mình sẽcùng làm rõ như sau:
Vấn đề 01: Chi phí lãi vay có được xem là 1 chi phí hợp lệ của dự án?

Thứnhất: Khẳng định Chi phí lãi vay là một khoản chi phí hợplệ & phải đưa vào trong Phân tích Dự án Đầu tư.

Cụ thểnhư sau:         

- Theo nguyên tắc kế toán: xem chi tiếttrong File, mục 7 – Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất(Theo quy tắc kế toàn mà BTC đã ban hành). => Như vậy, Chi phí lãivay là một khoản chi phí hợp lệ, được xem xét là thành phần cấuthành nên giá trị lợi nhuận tính thuế. Xem fiel: 01.BCTC_CtyHuuToan2010(2)00006.pdf (457.52 KB, Lượt tải về: 5060)

KeHoachTraNoVay.xls

162 KB, Lượt tải về: 4121

Đánh giá

Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5.0 Hữu ích lắm! Thanks!: 0.0
Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5 Hữu ích lắm! Thanks!: 0
  Đăng lúc 29/6/2012 15:44

Số người tham gia 5Uy Tín: +7 Thưởng +7 Thanked +5 Thu lại Lý do
bqhung2006 + 1 + 1 + 1 Bài hay quá. Thanks!
hoangtuech + 1 Viết rất hay. Thanks!
ekinleon + 1 Bài hay quá. Thanks!
theanhctp + 1 + 1 + 1
fubi + 5 Rất chuyên nghiệp. Cảm ơn!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

11#
tranhungdao12a3 Đăng lúc 29/6/2012 21:45 | Chỉ xem của tác giả
fubi gửi lúc 29/6/2012 11:59
Các bạn ngẫm điều này xem:

Tách biệt quyết định đầu tư và quyết định tài trợ  ...

Hix! ý câu của em là "Phân biệt quyết định đầu tư và quyết định tài trợ". "Phân biệt" chứ không phải là tách biệt. Bởi vì hai quyết định này nó phải gắn liền với nhau mà!
Quyết định đầu tư là những quyết định liên quan đến Tài sản của doanh nghiệp, bao gồm: Quyết định đầu tư tài sản ngắn hạn và quyết định đầu tư tài sản dài hạn(Nhà xưởng, máy móc thiết bị).
Còn quyết định tài trợ thì ngược lại nó liên quan đến phần nguồn vốn của doanh nghiệp, nghĩa là chính sách tài trợ cho các quyết định đầu tư trên bằng những nguồn vốn nào: Sử dụng vốn chủ sở hữu hay là vốn vay, tài trợ bằng vốn ngắn hạn hay vốn dài hạn.
Trong bài trên chúng ta nói chi phí lãi vay được tính qua WACC tức là chúng ta nói đến phần chi phí vốn(tính bằng %) chứ không phải giá trị lãi vay(tính bằng đơn vị tiền tệ). Giá trị lãi vay này phải được tính vào bảng kết quả kinh doanh để khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp. Chi phí lãi vay nó thuộc chi phí tài chính.

Đánh giá

Hữu ích lắm! Thanks!: 5.0
Anh không ghi rõ thế này thì em cũng chỉ hiểu: Quyết định đầu tư (CĐT xem xét dự án & đưa ra Quyết định có nên đầu tư hay không)  Đăng lúc 29/6/2012 22:24
Hữu ích lắm! Thanks!: 5
  Đăng lúc 29/6/2012 22:08

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

12#
tranhungdao12a3 Đăng lúc 29/6/2012 22:55 | Chỉ xem của tác giả
taynguyen2010 gửi lúc 29/6/2012 15:24
Vấn đề về chi phí lãi vay gặp thường xuyêntrong Phân tích Hiệu quả Dự án. Tuy nhiên ...

Mình nghĩ câu khẳng định vấn đề 01 của Taynguyen: "Chi phí lãi vay là một khoản chi phí hợp lệ& phải đưa vào trong phân tích dự án đầu tư". Khẳng định này chỉ đúng với quan điểm Chủ đầu tư(EPV) thôi.
Còn đối với quan điểm Tổng đầu tư(TIP) thì không đúng. Chi phí lãi vay với quan điểm của chủ đầu tư(người đi vay thì đó là dòng chi ra nên được tính vào dòng tiền).
Cụ thể:
Theo quan điểm TIP: Dòng tiền ròng = Dòng tiền vào - Dòng tiền ra
Dòng tiền vào = Doanh thu + Hoàn thuế + Thay đổi trong khoản phải thu + Thanh lý tài sản + Trợ cấp của nhà nước(nếu có)
Dòng tiền ra = Chi đầu tư + chi phí sản xuất + thay đổi trong khoản phải trả + Nộp thuế + Chi phí khác.
Chi phí lãi vay không được tính vào theo quan điểm TIP này.
2. Về vấn đề 2: Đồng tình về việc không phải lập lại 2 lần chi phí mà phần chi phí tính trong WACC là chi phí vốn(theo %) còn chi phí lãi vay tính trong dòng tiền là giá trị( tính theo đơn vị tiền tệ).
Kết luận: Chi phí lãi vay chỉ được tính vào dòng tiền theo quan điểm Chủ sở hữu(EPV) thôi!
3. Về ví dụ dự án đầu tư văn phòng:
a. Kế hoạch trả nợ: Hiện tại các ngân hàng cho vay có hai hình thức cơ bản là trả gốc đều và trả niên kim(gốc và lãi bằng nhau qua các kỳ), ở đây bạn lấy trả theo niên kim--->Oke.
b. Tính dòng tiền:
b.1. Quan điểm tổng đầu tư:
- Bạn tính WACC theo quan điểm tổng đầu tư = 7.2% là chưa đúng. Quan điểm này không phân biệt nguồn vốn nên phải tính chi phí vốn bình quân gia quyền và WACC = 53%*18%*(1-25%) + 47%*20%=17%
b.2. Quan điểm chủ sở hữu:
- Bạn tính Ngân lưu của chủ sở hữu = Tổng ngân lưu + Vay&trả nợ là không đúng.
Mình sửa lại là: Ngân lưu chủ sở hữu = Tổng ngân lưu + tiền vay - vay&trả nợ
Kết luận: Lãi vay chỉ được tính vào dòng chi theo quan điểm chủ sở hữu thôi. Còn quan điểm TIP là không được tính.

Đánh giá

Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5.0 Hữu ích lắm! Thanks!: 5.0
Nếu quan điểm TIP không chi chi phí lãi vay vào thì nó có phản ảnh đúng bản chất của Thuế? (hay lá chắn thuế)?  Đăng lúc 29/6/2012 23:45
Mai làm tiếp nhé! Giờ phải đi ngủ thôi!  Đăng lúc 29/6/2012 23:13
Một dự án mới đầu tư hoàn toàn thì "Khoản phải thu" Có hay không?  Đăng lúc 29/6/2012 23:08
Anh làm rõ giúp về khoản "Hoàn thuế" để anh em rõ hơn?  Đăng lúc 29/6/2012 23:08
Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5 Hữu ích lắm! Thanks!: 5
  Đăng lúc 29/6/2012 23:07

Số người tham gia 3Uy Tín: +9 Thưởng +9 Thanked +3 Thu lại Lý do
Trần Hiền + 3 + 3 + 1 Thật thú vị! Thanks!
fubi + 5 + 5 + 1 Bài hay quá. Thanks!
vantham + 1 + 1 + 1 Viết rất hay. Thanks!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

13#
tranhungdao12a3 Đăng lúc 30/6/2012 23:03 | Chỉ xem của tác giả
tranhungdao12a3 gửi lúc 29/6/2012 22:55
Mình nghĩ câu khẳng định vấn đề 01 của Taynguyen: "Chi phí lãi vay là một khoản chi ...

Khoản hoàn thuế này cũng không có gì đặc biệt đâu.
Do khi phân tích dự án ta thường tách thuế gián thu ra thôi. Thông thường khi tính hiệu quả:
- Nói đến doanh thu tức là không có VAT, TTĐB ra
- Nói đến chi phí tức là không có VAT, TTĐB vào
Tuy nhiên thực tế khoản thuế gián thu này là thu hộ nộp hộ nhà nước.
Khoản thuế phải nộp = Thuế đầu ra - Thuế đầu vào.
Khi thuế đầu vào > Thuế đầu ra thì được hoàn thuế phần dư thôi. Tuy nhiên cơ cấu hoàn thuế cụ thể thì phải xem xét theo từng luật thuế có quy định chi tiết riêng!

Đánh giá

ĐÚng, thực sự doanh nghiệp bị mất tiền (Chi phí cơ hội của vốn) do phải bỏ tiền ra trước. Sau đó mới quyết toán thuế.  Đăng lúc 30/6/2012 23:19
Hii! Thế tính bỏ ra mà không thu về sao! Không phải lúc nào bỏ ra 10 cũng thu về được cả 10 đâu, theo luật thuế quy định cụ thể.Mất cả chi phí cơ hội vốn!   Đăng lúc 30/6/2012 23:17
bản chất VAT tự triệt tiệu, chẳng qua là Doanh nghiệp bỏ tiền trước, sau đó thu lại thôi.  Đăng lúc 30/6/2012 23:08
Chưa đúng. Nếu vào > ra thì được hoàn thuế. Nhưng thực sự thì doanh nghiệp bỏ tiền ra chứ đâu có được ăn không.  Đăng lúc 30/6/2012 23:08

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

14#
 Tác giả| thanh.bm Đăng lúc 30/6/2012 23:15 | Chỉ xem của tác giả
tranhungdao12a3 gửi lúc 30/6/2012 23:03
Khoản hoàn thuế này cũng không có gì đặc biệt đâu.
Do khi phân tích dự án ta thư ...

Hoàn thuế, Đúng là liên quan đến VAT. Bản chất của VAT là tự triệt tiêu. Chẳng qua hôm này anh bỏ 10 triệu tiền VAT, trong khi đó anh chỉ bản được 7 triệu. Nhà nước trả lại anh 3 triệu. Như vậy Doanh nghiệp không được  thêm gì, chẳng qua là nhận trước hoặc sau thôi.
Mà bản chất là: Trong thời gian xây dựng, Doanh nghiệp được hoàn thuế.
VD: Cty A xây dựng Nhà máy sản xuất, thời gian 3 năm. Đầu tư xong mới đi vào hoạt động.
Diễn giải: Trong thời gian đâu tư xây dựng thì Cty A bỏ tiền xây dựng, Cty Nhận thầu xuất hóa đơn (Đầu vào). Lúc này Nhà máy Cty A chưa hoạt động, chưa có doanh thu => Chưa có sản phẩm hàng hóa => Chưa có VAT ra. Và kế toán Cty này hàng quý làm Công tác Hoàn thuế. Lúc này Cơ quan thuế tính toán và trả Cty A 1 khoản thuế VAT = Khoản VAT vào.
Khi nào Nhà máy hoạt động, có doanh thu thì lúc đó Cty A phải nộp thuế VAT.

Còn việc được hoàn lại khoản chênh lệch là không đúng bản chất. Chẳng qua anh bỏ tiền ra trước, sau đó anh nhận lại sau do anh mua nhiều hơn bán.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

15#
tranhungdao12a3 Đăng lúc 30/6/2012 23:24 | Chỉ xem của tác giả
taynguyen2010 gửi lúc 30/6/2012 23:15
Hoàn thuế, Đúng là liên quan đến VAT. Bản chất của VAT là tự triệt tiêu. Chẳng qua  ...

Hii! Nộp trước và nộp sau nó khác nhau hoàn toàn mà! Khi tính dòng tiền thì phải chính xác thời điểm phát sinh doanh thu và chi phí. Thời điểm phát sinh liên quan đến giá trị thời gian của tiền mà!
Nhà nước họ khôn lắm! đâu có ngu đâu, họ lúc nào chả nắm đằng chuôi! Chỉ doanh nghiệp thiệt thôi!

Đánh giá

Hiii... nghiệp vụ kế toán. Anh em mình chỉ làm chuyên môn thôi, chuyên môn kia để kế toán lo. Hii  Đăng lúc 30/6/2012 23:38
Hiii! Phải làm thế nào để Khoản VAT vào phải nhiều hơn mà thực chất doanh nghiệp không phải bỏ chứ!  Đăng lúc 30/6/2012 23:30
Thủ thuật trong khoảng thời gian này chủ yếu liên quan đến việc tối đa hóa lợi nhuận để tiết kiệm thuế TNDN mới là vấn đề chính!  Đăng lúc 30/6/2012 23:28
Bỏ ra 30 tỷ thì nhận về được 3 tỷ rồi. Có còn hơn không có.  Đăng lúc 30/6/2012 23:26
Bên em làm cái này khá nhiều. Cứ hàng quý làm thủ tục hoàn thuế trong thời gian xây dựng  Đăng lúc 30/6/2012 23:25

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

16#
vantham Đăng lúc 2/7/2012 09:02 | Chỉ xem của tác giả
Cũng liên quan đến lãi vay,
Cho em hỏi 1 câu: Lãi vay ảnh hưởng như thế nào đến giá thành sản phẩm ? Ở mỗi cơ cấu vay khác nhau, thì giá thành khác nhau hay không ( xét lãi vay cố định). Vậy thì cơ cấu vay vốn, ảnh hưởng thế nào đến hoạt động kinh doanh ?
(Câu hỏi có vẻ ngớ ngẩng, nhưng mới vào nghề chưa nắm rỏ lắm về định giá trên lãi vay nên mới hỏi vậy, mong các anh chỉ giáo)


vantham trong 2/7/2012 09:43 đã trả lời thêm:
Okie anh

Đánh giá

Hữu ích lắm! Thanks!: 5.0
Hữu ích lắm! Thanks!: 5
Anh sẽ trả lời sau nhé.  Đăng lúc 2/7/2012 09:36
Rất thực tế. Không phải ngớ ngần đâu. Lúc này phải có nghiệp vụ Kế toán mới có thể giải thích cặn kẽ.  Đăng lúc 2/7/2012 09:32

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

17#
 Tác giả| thanh.bm Đăng lúc 3/7/2012 23:24 | Chỉ xem của tác giả
vantham gửi lúc 2/7/2012 09:02
Cũng liên quan đến lãi vay,
Cho em hỏi 1 câu: Lãi vay ảnh hưởng như thế nào đến giá ...


Cũng liên quan đến lãi vay,
Cho em hỏi 1 câu: Lãi vay ảnh hưởng như thế nào đến giá thành sản phẩm ? Ở mỗi cơ cấu vay khác nhau, thì giá thành khác nhau hay không ( xét lãi vay cố định). Vậy thì cơ cấu vay vốn, ảnh hưởng thế nào đến hoạt động kinh doanh ?
(Câu hỏi có vẻ ngớ ngẩng, nhưng mới vào nghề chưa nắm rỏ lắm về định giá trên lãi vay nên mới hỏi vậy, mong các anh chỉ giáo)


Để giải quyết một cách triệt để thì phải hiểu về nghiệp vụ kế toán. Tính toán giá thành sản phẩm. Ở đây mình bị hạn chế  bởi nghiệp vụ kế toán nên chỉ có thể giải thích với văn thắm như sau (Xét chi phí vốn vay là cố định):
1. Đầu tiên ta sẽ đi vào Chi phí cấu thành nên Giá thành:
Bao gồm:
+ Chi phí Nguyên vật liệu;
+ CHi phí Nhân công;
+ Chi phí khấu hao;
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: Điện nước....
+ chi phí khác bằng tiền (Chi phí chung, chi phí hoạt động doanh nghiệp...): Là toàn bộ chi phí khác dùng cho hoạt động xuất. Ngoài bốn yếu tố trên. (Trong đó có lãi vay trong kỳ).
Như vậy: Khẳng định là lãi vay có ảnh hưởng đến Tổng chi phí cầu thành giá sản phẩm.

2. Làm rõ việc ảnh hưởng như thế nào?
Theo chuẩn mực kế toán:
+Tại mục 6: C
hi phí đi vay phải ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ khi phát sinh, trừ khi được vốn hoá theo quy định tại đoạn 07.
+Tại mục 7: Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dangđược tính vào giá trị của tài sản đó (được vốn hoá) khi có đủ các điều kiện quy định trong chuẩn mực này.

Vốn hóa:Có nghĩa là ghi nhận vào nguyên giá Tài sản. Chi phí đi vay chỉ vốn hoá  khi nó phát sinh trong giai đoạn đầu tư.

+ Tại mục 08. Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang được tính vào giá trị của tài sản đó. Các chi phí đi vay được vốn hoá khi doanh nghiệp chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó và chi phí đi vay có thể xác định được một cách đáng tin cậy.
Cụ thể như sau:
- Chi phí đi vay phát sinh trong đầu tư TSCĐ:
+ Thời gian đầu tư xây dựng từ 1/1/2009 đến 31/12/2011 thì đưa vào Sử dụng
+ Thời gian vay từ 1/5/2009 đến 31/12/2011 thì chi phí lãi vay từ 1/5/2009 đến 31/12/2011 ghi nhận vào nguyên giá tài sản (Là 1 phần chi phí trong cấu thành Tổng chi phí sản phẩm). Phần còn (lãi vay từ 01/01/12 đến 31/12/2012  lại hạch toán vào chi phí kinh doanh theo đúng thời kỳ của nó (Chi phí hoạt động kinh doanh).


Kết luận: Lãi vay là 1 phần chi phí cấu thành  & không thể tách rời giá bán & Giá thành lại phụ thuộc vào số lượng sản phẩm (Hiệu quả sản xuất). Lưu ý: Cầu thành lên giá bán còn nhiều yếu tố khác chưa kể tới: Chi phí Mar, ....

Ở trên đã nhận thấy Chi phí lãi vay là 1 phần của Chi phí sản phẩm. Việc giải thích các vấn đề còn lại cũng đơn giản.

3. /"Ở mỗi cơ cấu vay khác nhau, thì giá thành khác nhau hay không?" : Cơ cấu vốn khác nhau thì liên quan đến Chi trả lãi vay. Lãi vay được tính là 1 khoản chi phí. Khi chi phí càng cao thì ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành sản phẩm. Nếu vay mà đẩy nhanh tiến độ, năng suất cao thì đó được xem xét Hiệu quả vốn vay. Mình so sánh là so sánh mức bình quân của năng suất, tiến độ. => KL: Ảnh hưởng lớn đến Giá thành sản phẩm.

4. "Vậy thì cơ cấu vay vốn, ảnh hưởng thế nào đến hoạt động kinh doanh ?" Cơ cấu vốn khác nhau thì liên quan đến chi trả lãi vay.

- Chi trả lãi vay, tức là chia sẻ lợi nhuận. Chia sẻ càng nhiều thì giảm lợi nhuận xuống (Xem chi tiết trong bảng Cân đối kế toán, Kết quả kinh doanh). Tuy nhiên, ở một mức nào đó thì đem lại lợi nhuận rất lớn của việc xem xét đến "Hiệu quả của vốn" VD: Đầu tư máy, nâng cao năng xuất, giảm giá thành (Chi phí phụ) => Tiết kiệm nhân công, tiết kiệm chi phí NVL, khác...=> Giảm chi phí => Tăng lợi nhuận (Mức giảm chi phí > Mức trả lãi vay). . Hầu hết việc đi vay đều với mục đích: Đầu tư mua sắm tài sản, hàng hóa, mở rộng quy mô hoặc đảm bảo tính thanh khoản khi thị trưởng ảm đạm.

- Nhìn diễn giải trên thì có vẻ Chi phí lãi càng cao (Cơ cấu lãi vay càng cao) thì mức chia sẻ lợi nhuận càng giảm. NHưng xét trong khi thị trường ổn định(Tức là đầu ra của sản phẩm tốt, bán hết hàng), xét về mặt lý thuyết kế toán  thì cơ cấu này không ảnh hưởng nhiều (Xem xét vay để sản xuất sản phẩm, xét trong 1 dự án).

Diễn giải:

- Chi phí lãi được phân bổ 1 sản phẩm là a => Giá bán 1 SP = Nguyên giá sản xuất + Chi phí chung + Định mức lợi nhuận + Chi phí Lãi vay (a).

- Sản xuất được & Bán 1000 sản phẩm => Doanh thu = 1000* Giá bán  = b + 1000a (Tạm gọi b là các khoản chi phí còn lại trên); CHi phí lãi vay trong kỳ = 1000*a

Trong kết quả kinh doanh:

+ Doanh thu: b+1000a

+ Chi phí tài chính: Trong đó chi trả lãi trong kỳ: 1000a.

=> Doanh thu (sau lãi) = b+1000a - 1000a =b.

Như vậy: Dù tăng lãi (Tăng cơ cấu vay) thì cũng không ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Tuy nhiên nó tác động rất lớn đến giá thành (Đầu ra của Sản phẩm) => Ảnh hưởng đầu ra, giá mà cao quá bán không được, ôm một đống thì ăn đủ (nên ta chỉ xét khi sản phẩm - đầu ra là ổn định, tốt). Thị trường ảm đạm thì tèo, hoặc giá bán không hợp lý, người mua không chấp nhận thì cũng tèo.

KL: Cơ cấu vốn không ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Mục đích của cơ cầu vốn là "Đòn bẩy tài chính doanh nghiệp". Mục đích của vay nhằm tăng quy mô, năng suất của hoạt động kinh doanh,.............

Anh em nào có ý kiến thì cứ bổ sung nhé. Thanks All.

Đánh giá

Vì nó là 1 khoản chi phí mà. Lưu ý: Có 2 khoản Lãi vay:Lãi tính vào giá thành (Sản phẩm, Tồn kho) Lãi tính vào Kết quả kinh doanh  Đăng lúc 4/7/2012 09:56
Trên đây là nguyên tắc tính toán giá thành. Còn việc liên quan đến kết quản kinh doanh trong kỳ thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng.  Đăng lúc 4/7/2012 09:55
ROE thể hiện Lợi nhuận/ Vốn. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn. Cũng liên quan đến Doanh thu. Chính vì vậy cần có Cơ cấu tối ưu.  Đăng lúc 4/7/2012 09:15
Cơ cấu vốn ảnh hưởng đến ROE- Một chỉ tiêu tài chính quan trọng của doanh nghiệp!  Đăng lúc 4/7/2012 09:01

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

18#
vantham Đăng lúc 4/7/2012 00:15 | Chỉ xem của tác giả
Cảm ơn về thông tin bổ ich của anh Taynguyen2010,
Cũng mới về nghề nên chưa nắm rỏ lắm. mà vướng phải bài toán, không dùng cân đối vối và doanh thu hàng năm để vay, cứ cơ cấu 30%-70% mà đưa vào thì khỏi nói, giá thành quá cao.



vantham trong 4/7/2012 08:47 đã trả lời thêm:

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

19#
tranhungdao12a3 Đăng lúc 4/7/2012 11:21 | Chỉ xem của tác giả
taynguyen2010 gửi lúc 3/7/2012 23:24
Để giải quyết một cách triệt để thì phải hiểu về nghiệp vụ kế toán. Tính toán  ...

Chưa có thời gian nghiên cứu kỹ bài này của Taynguyen. Tuy nhiên xem phần kết luận:
"Cơ cấu vốn không ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh" mình thấy chưa ổn lắm!
Thực chất cơ cấu vốn là xem xét tỷ trọng giữa nợ và vốn chủ sở hữu.
Khi bạn điều chỉnh cơ cấu vốn bằng cách tăng nợ ---->lãi vay tăng---> chi phí tài chính tăng-----> chi phí tăng----> đồng nghĩa với lợi nhuận giảm----> ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.

Đánh giá

Tóm lại: Liên quan đến toàn bộ các chỉ tiêu tài chính doanh nghiệp.  Đăng lúc 4/7/2012 11:26
Vấn đề như anh nói là hoàn toàn đúng, nó không chỉ liên quan đến kết quả mà còn liên quan rất lớn đến các chỉ tiêu khác:  Đăng lúc 4/7/2012 11:25
Ảnh hưởng đó là ảnh hưởng của kỳ xem xét. Mình đang xem xét liên quan đến Giá thành sản phẩm thôi (Doanh thu).  Đăng lúc 4/7/2012 11:24

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

20#
Trần Hiền Đăng lúc 25/8/2012 20:50 | Chỉ xem của tác giả
fubi gửi lúc 27/6/2012 10:17
Mình không rành lắm về khoản đánh giá đầu tư, chỉ học lóm thôi. Nhưng câu hỏi r ...

Trong công thức xác định NPV ý , thì I là gì đấy ạ ?..Có phải là vốn đầu tư bỏ ra ban đầu không ạ ??.
Đối với chủ đầu tư  , dự án chỉ được chấp nhận khi NPV >= 0.
+NPV > 0 , chứng tỏ dự án có lãi  :
+,Trường hợp 1: Dự án đầu tư thuộc loại độc lập , thì hầu hết tất cả các dự án đầu tư đều có thể chấp nhận đầu tư.
+,Trường hợp 2 ự án đầu tư  thuộc loại xung khắc thì dự án đầu tư nào có NPV lớn nhất thì sẽ là dự án đầu tư tối ưu và được lựa chọn..
**Vậy e muốn hỏi như thế nào gọi là dự án thuộc loại độc lập và dự án thuộc loại xung khắc ????

+NPV mang giá trị dương thì dự án không những bù đắp đủ vốn đầu tư bỏ ra mà còn tạo ra lợi nhuận..Ngược lại , NPV âm thì dự án không đủ để bù đắp vốn đầu tư , đem lại thua lỗ cho chủ đầu tư..Vậy hướng giải quyết sẽ ra sao khi NPV âm ạ ???

p/s từ BQT:

em đọc bài này nhé: (copy và dán vào link trình duyệt)
http://xaydung360.vn/diendan/forum.php?mod=redirect&goto=findpost&ptid=2587&pid=10620




kitty_bht_18191 trong 25/8/2012 21:02 đã trả lời thêm:
Vâng ạ..Cám ơn a.

Đánh giá

em đọc bài này nhé: (copy và dán vào link trình duyệt) http://xaydung360.vn/diendan/forum.php?mod=redirect&goto=findpost&ptid=2587&pid=10620  Đăng lúc 25/8/2012 20:53

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

21#
tranhungdao12a3 Đăng lúc 26/8/2012 22:21 | Chỉ xem của tác giả
kitty_bht_18191 gửi lúc 25/8/2012 20:50
Trong công thức xác định NPV ý , thì I là gì đấy ạ ?..Có phải là vốn đầu tư bỏ  ...

Trả lời em đoạn " thế nào là dự án độc lập và dự án xung khắc
- Em chỉ cần hiểu đơn giản: Dự án độc lập, tức là cho đầu tư dự án này thì không ảnh hưởng tới dự án kia khi đó nếu chọn tiêu chí NPV thì NPV>= 0 là chọn.
- Dự án thuộc loại xung khắc tức là nếu đầu tư dự án này thì thôi đầu tư dự án kia.
Hiểu đơn giản như đan rổ thế thôi!
Thể loại dự án khó nhất nhưng thường hay gặp đó là các dự án bị giới hạn nguồn vốn. Ví dụ tôi chỉ có 10 tỷ nhưng tôi muốn đầu tư cả ba dự án A,B,C mà tổng vốn của 3 dự án nó lớn hơn 10 tỷ cơ.
Thể loại dự án nữa là việc lựa chọn các dự án khác nhau về vòng đời. Ví dụ em xây một con đường chỉ rải cấp phối đơn giản, vòng đời của nó chỉ 10 năm chẳng hạn, vốn đầu tư thấp và một dự án đường bê tông chẳng hạn, vòng đời nó tận 30 năm , nhưng vốn đầu tư cao hơn.
Việc lựa chọn sẽ khó khăn hơn nhiều so với các dự án độc lập.

Đánh giá

Hữu ích lắm! Thanks!: 5.0 Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5.0
Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5
  Đăng lúc 27/8/2012 07:34
Hữu ích lắm! Thanks!: 5
  Đăng lúc 26/8/2012 22:55

Số người tham gia 2Uy Tín: +6 Thưởng +6 Thanked +2 Thu lại Lý do
Trần Hiền + 3 + 3 + 1 Rất hữu ích. Thanks!
thanh.bm + 3 + 3 + 1 Đồng tình. Thanks!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

22#
huyen_hvnh Đăng lúc 28/9/2012 21:01 | Chỉ xem của tác giả
EM MỚI THAM GIA, EM VỪA ĐỌC QUA MỌI NGƯỜI BÀN THẤY HAY QUÁ, EM CŨNG ĐANG CÓ MỘT THẮC MẮC  LÀ TRONG THỰC TẾ, ĐỐI VỚI DỰ ÁN CỦA 1 DN LẦN ĐÂU TIÊN TRIỂN KHAI VÀ 1 DN ĐÃ CÓ CÓ NHIỀU NĂM KINH NGHIỆM THÌ CĂN CỨ XÁC ĐỊNH SUẤT CHIẾT KHẤU CỦA HỌ NHƯ THẾ NÀO??? DỰA VÀO ĐÂU CHO TỪNG ĐỐI TƯỢNG TRÊN/ VÀ THỰC TẾ THÌ DN VN THỰC HIỆN NÓ THẾ NÀO

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

23#
tranhungdao12a3 Đăng lúc 28/9/2012 22:21 | Chỉ xem của tác giả
huyen_hvnh gửi lúc 28/9/2012 21:01
EM MỚI THAM GIA, EM VỪA ĐỌC QUA MỌI NGƯỜI BÀN THẤY HAY QUÁ, EM CŨNG ĐANG CÓ MỘT THẮC  ...

Thay mặt chủ thớt anh trao đổi với em về vấn đề này:
- Vấn đề xác định lãi suất chiết khấu đối với doanh nghiệp lần đầu triển khai dự án với doanh nghiệp có kinh nghiệm lâu năm. Doanh nghiệp có kinh nghiệm thì rõ ràng khả năng quản lý của họ tốt hơn đồng nghĩa với việc họ quản lý rủi ro tốt hơn, dẫn đến rủi ro sẽ thấp hơn.
- Ta sẽ xem xét cho trường hợp cơ bản nhất là cấu trúc vốn của dự án sẽ gồm Nợ vay và vốn chủ sở hữu.
Lãi suất chiết khấu sẽ là chi phí bình quân gia quyền các nguồn vốn:
     WACC = Ke.E/(D+E) + Kd(1-T).D/(D+E)
Phần Kd-Chi phí nợ vay hoàn toàn minh bạch nên ta sẽ không xem xét thêm nữa.
Bây giờ ta xem xét Ke - Chi phí vốn chủ sở hữu mà em đang quan tâm nhé:
I. 2 phương pháp xác định Ke theo lý thuyết:
PP1: Mô hình tăng trưởng cổ tức:
Ke = D1/P +g  Cái này em học tài chính chắc đã rõ rồi.
PP2: Mô hình định giá tài sản đầu tư CAPM:
Ke = Krf + Beta(Km-Krf)
Krf- Lãi suất phi rủi ro được tính bằng bình quân gia quyền lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn dài khoảng 25-30 năm.
Beta- Hệ số beta của công ty(đo lường rủi ro, mức độ biến động) cái này em học trong quản trị tài chính có nói rõ đó, tiền đề quan trọng nhất trong tài chính là "Đổi rủi ro lấy thu nhập".
Cuối cùng (Km-Krf) - Phần bù rủi ro thị trường được tính bằng trung bình chênh lệch giữa lợi nhuận của vốn chủ sở hữu và trái phiếu chính phủ dài hạn tại thời điểm xác định.
Phân tích 2 mô hình này ứng với 2 doanh nghiệp mà em nói nhé:
Mô hình theo phương pháp 1 chỉ áp dụng với doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng ổn định - Thích hợp với DN có kinh nghiệm.
Mô hình 2 khó xác định beta do thị trường tài chính và thị trường vốn của chúng ta không hiệu quả. Bởi một thị trường hiệu quả thì giá của tài sản tại bất kỳ thời điểm nào cũng phải phản ánh chính xác và đầy đủ các thông tin.
II. Trên thực tế các doanh nghiệp đo lường chi phí vốn chủ sở hữu thế nào:
- Cách 1: Các doanh nghiệp sẽ lấy trung bình của chi phí vay vốn dài hạn làm chi phí vốn chủ sở hữu
- Cách 2: Các doanh nghiệp sẽ tính bình quân lợi nhuận của các dự án đã triển khai (cùng lĩnh vực với dự án chuẩn bị triển khai) để làm chi phí vốn chủ sở hữu - Cái này chỉ phù hợp với doanh nghiệp có kinh nghiệm và đã triển khai nhiều dự án..
III. Trường hợp cơ bản nhất:
Các doanh nghiệp chả tính toán đo lường gì cả mà sẽ lấy Ke = Chi phí lãi vay----> Bởi một điều đơn giản nếu lấy Ke>Kd thì chi phí vốn WACC sẽ lớn dẫn đến chỉ tiêu đánh giá hiệu quả dự án không tốt---> Ngân hàng sẽ không cho vay vốn.
Một vài điều trao đổi với em!

Đánh giá

Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5.0 Hữu ích lắm! Thanks!: 5.0
Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5 Hữu ích lắm! Thanks!: 5
Thanks. Tuyệt vờii  Đăng lúc 1/10/2012 07:54

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

24#
Trần Hiền Đăng lúc 11/11/2012 11:32 | Chỉ xem của tác giả
thanh.bm gửi lúc 3/7/2012 23:24
Để giải quyết một cách triệt để thì phải hiểu về nghiệp vụ kế toán. Tính toán  ...

Cho e hỏi 1 chút ạ ( có vẻ câu hỏi hơi ngớ ngẩn , nhưng tại vì e đang thắc mắc ạ ).

+) Trong Chí phí dịch vụ mua ngoài bao gồm : Chi phí điện nước , chi phí sửa chữa bảo dưỡng , chi phí khấu hao tài sản cố định ,  Chi phí quản lý khác .Vậy có bao gồm Chi phí tiền thuê đất nữa không ạ??

+)Trong Chi phí khấu hao tài sản cố định :E đang phân bổ trượt giá rồi thì không cần dự phòng phí  , nhưng không biết có Lãi vay không ?.

+) ROE thể hiện Lợi nhuận/ Vốn. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn. Vậy " Vốn " đó mình sẽ lấy giá trị trước thuế hay sau thuế ạ?

+) Khi xác định Doanh thu và Mức hoạt động hoà vốn , thì sẽ kết luận được Dự án có mức hoạt động hoà vốn lớn nhất ở năm nào và nhỏ nhất ở 1 năm nào đó ? Và mức hoạt động trung bình là bao nhiêu (%) .  Nhưng cái e thắc mắc là lấy giá trị nào làm căn cứ để so sánh xem : " Dự án có độ an toàn cao , thấp hay trung bình ?"

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

25#
 Tác giả| thanh.bm Đăng lúc 11/11/2012 20:49 | Chỉ xem của tác giả
kitty_bht_18191 gửi lúc 11/11/2012 11:32
Cho e hỏi 1 chút ạ ( có vẻ câu hỏi hơi ngớ ngẩn , nhưng tại vì e đang thắc mắc ạ  ...

1. Vậy có bao gồm Chi phí tiền thuê đất nữa không ạ??: Chi phí này năm trong mục Chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư và chi phí thuê đất trong thời gian xây dựng, sử dụng.

2. Khấu hao TSCD: Không cần dự phòng phí, không có phân bổ trượt giá. Bởi số tiền bỏ ra 1 lần tại thời điểm đầu tư. Sau này mới tính khấu hao. Nên không có khoản dự phòng phí, trượt giá.

3. ROE: Tính hiệu quả dự án phải loại VAT ra. Nên tất cả con số so sánh là giá trị trước thuế. Riêng có tính toán VAT là mục đích xem xét mức đóng thuế cho nhà nước đánh trên sản phẩm hàng hóa.

4.  Nhưng cái e thắc mắc là lấy giá trị nào làm căn cứ để so sánh xem : " Dự án có độ an toàn cao , thấp hay trung bình ?": Con số này do cụ thống kế thông kê và đưa ra mức trung bình, cao thấp trong từng ngành.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

26#
Trần Hiền Đăng lúc 11/11/2012 21:16 | Chỉ xem của tác giả
thanh.bm gửi lúc 11/11/2012 20:49
1. Vậy có bao gồm Chi phí tiền thuê đất nữa không ạ??: Chi phí này năm trong mục Ch ...

1) E cứ nghĩ :
Tính hiệu quả dự án là : Tỷ suất lợi nhuận so với vốn đầu tư  (mức doanh lợi 1 đồng vốn đầu tư) = Lợi nhuận ròng bình quân năm / Vốn đầu tư.        .
Vậy vốn đầu tư thì phải sau thuế chứ , nó giống như Tổng mức đầu tư .
2) E không hiểu Giữa chi phí thuê đất trong thời gian xây dựng và Chi phí thuê đất trong thời gian vận hành lắm???..
Ví dụ : Chi phí thuê đất trong thời gian xây dựng là 2 năm thôi , nhưng trong thời gian vận hành là 15 năm ..
Số năm không phải trả tiền thuê đất = Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng / Số tiền thuê đất trong 1 năm .
Vậy ý e muốn hỏi là : Muốn tính số năm không phải trả tiền thuê đất  đó thì sẽ dựa vào Chi phí thuê đất trong thời gian xây dựng hay Chi phí thuê đất trong thời gian vận hành ?..Vì 2 giá trị này khác hẳn nhau mà.
                                       

Đánh giá

Hai khoản này khác nhau hoàn toàn. 1 cái là chi phí tính trong TMDT còn cái kia để tính toán lợi nhuận hàng năm (Khoan chi cố định)  Đăng lúc 11/11/2012 21:44
Cp trong thời gian đầu tư là căn cứ để tính tổng mức đầu tư. Còn thuê trong thời gian vận hành là 1 khoản chi cố định.  Đăng lúc 11/11/2012 21:44

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

27#
 Tác giả| thanh.bm Đăng lúc 12/11/2012 08:43 | Chỉ xem của tác giả
Bài được thanh.bm sửa lúc  12/11/2012 08:46
kitty_bht_18191 gửi lúc 11/11/2012 21:16
1) E cứ nghĩ :
Tính hiệu quả dự án là : Tỷ suất lợi nhuận so với vốn đầu tư  (mứ ...

1. ROE: tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư? => Chính xác là Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (hay vốn tự của CĐT tự bỏ ra đầu tư; hay vốn tự có).
- Trong tính toán hiệu quả đầu tư thì TMĐT: Là tổng số tiền mà CĐT cần phải bỏ ra để thực hiện dự án. Cho nên có tính cả VAT.
- Tuy nhiên khi tính toán dòng tiền thì VAT không được đưa vào. Bởi Doanh nghiệp xem như đơn vị trung gian thu hộ nhà nước thuế đánh trên hàng hóa, sản phẩm => Được gọi là thuế VAT.
VAT phải nộp cho nhà nước = Thuế VAT đầu ra - Thuế VAT đầu vào  > 0 thì nôp cho nhà nước, còn nếu < 0 thì nhà nước hoàn thuế. Bản chất VAT đầu vào sẽ được nhà nước trả. => Chính vì vậy khi tính toán các chỉ số chỉ tính giá trị trước thuế VAT.
- Tuy nhiên khi tính dòng tiền lợi nhuận thì phải xem xét mức Thuế VAT chênh lệch, đây là khoản doanh nghiệp phải đóng.

2. Chi phí vào đất;

- Thuê đất trong thời gian xây dựng: Mục đích tính toán Tổng mức đầu tư của dự án (Có thể sau khi đầu tư sẽ bán dự án hoặc tiếp tục kinh doanh). Thường thì khoản chi phí này được ưu đãi miễn, nhưng cũng phụ thuộc vào chính sách nhà nước cho từng khu vực.
=> công thức tính = Diện tích đất dự án * Đơn giá thuê (Xem trong hợp đồng thuê đất với Nhà nước sẽ rõ) * Số năm xây dựng. - Số tiền không phải trả thuê đất.
* Số tiền không phải trả thuê đất = Xem trong hợp đồng thuê sẽ rõ, thường thì khoản này bằng Chi phí giải phóng mặt bằng, bồi thường GPMB...
- Thuê trong những năm vận hành: Đây là 1 khoản chi phí cố định phải bỏ hàng năm để thuê đất. Là 1 khoản chi phí trong dòng tiền khi tính toán hiệu quả:
=> công thức tính = Diện tích đất thuê (Dự án) * Đơn giá thuê * Số năm vận hành


Đánh giá

Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5.0
@ktty: chi phí điện nước, Sửa chữa bảo dưỡng, đất... được tính VAT.  Đăng lúc 12/11/2012 20:52
Như e tìm hiểu thì có Chi phí điện nước , chi phí sửa chữa bảo dưỡng , chi phí thuê đất ..  Đăng lúc 12/11/2012 17:34
E vẫn còn 1 vấn đề thăc mắc nữa ak?..Đó là : Trong Thuế VAT nộp ngân sách :Thuế VAT đầu vào có bao gồm Chi phí quản lý khác không ạ?  Đăng lúc 12/11/2012 17:31
Tuyệt vời! Cảm ơn!: 5
E cũng suy nghĩ giống bài viết như a , nhưng vì chưa dám khẳng định chắc chắn lắm.Thanks a nhiều nhé..  Đăng lúc 12/11/2012 17:03

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

28#
tt45gaplai Đăng lúc 25/12/2012 01:23 | Chỉ xem của tác giả
Nhờ giúp đỡ .
Đề bài như sau :
Tổng số cổ phiếu đang lưu hành là 500.000 cổ phiếu
Cổ tức chia cho cổ đông là 2.350
chính sách chia cổ tức tăng trưởng đều là 5%.
Giá trị của công ty cuối năm là 62.000. Trong đó TS ngắn hạn chiếm 38%, TS DH chiếm 62%.
Cơ cấu tài chính tối ưu như sau :
+ 5% vay ngắn hạn, lãi suất bình quân 10%/năm.
+ 35% vay dài hạn, LS bình quân 14%/năm.
+ 60% Vốn Chử sở hữu.
Tính WACC của công ty ?

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

29#
nthanh2410 Đăng lúc 2/5/2013 15:08 | Chỉ xem của tác giả
lienhoa gửi lúc 27/6/2012 09:39
Cả nhà tham khảo thông tin này xem

- Quan điểm cũ và ở VN vẫn cho chi phí đó vào.

Đồng ý vs ý kiến của bạn,tùy việc bạn đứng trên quan điểm của ai mà phân tích

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

30#
habui1992 Đăng lúc 15/6/2017 01:02 | Chỉ xem của tác giả
anh chị ơi cho e hỏi với.  tại sao không xem xét lãi vay khi xác định các dòng tiền của dự án để áp dụng 5 phương pháp( tỷ suất lợi nhuận bình quân, PI, NPV, IRR,PP) khi đánh giá dự án đầu tư ạ. thnaks all@@

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

31#
habui1992 Đăng lúc 15/6/2017 01:41 | Chỉ xem của tác giả
habui1992 gửi lúc 15/6/2017 01:02
anh chị ơi cho e hỏi với.  tại sao không xem xét lãi vay khi xác định các dòng tiền c ...

cho e hỏi thêm 1 vấn đề nữa là tác động của việc thay đổi phương pháp khấu hao đến dòng tiền của dự án đầu tư, cho ví dụ minh họa. thanks a c^^

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Phiên bản Mobile|Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng  

Phần mềm dự toán xây dựng excel | Hướng dẫn lập dự toán xây dựng | Phần mềm tư vấn giám sát | Phần mềm quản lý chất lượng xây dựng |

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Kiến Trúc sư

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Đấu thầu

GMT+7, 8/5/2024 06:33 , Processed in 0.221583 second(s), 27 queries .

Powered by Discuz! X3.2

© 2001-2013 Kiso Comsenz Inc.