Hãy đăng nhập để có nhiều chức năng hữu dụng hơn và xem ảnh rõ hơn!
Bạn phải đăng nhập để xem được nội dung, nếu bạn chưa có tài khoản? hãy Đăng ký mới
x
Trước tiên, em xin lỗi diễn đàn nếu không đăng bài viết đúng chủ đề, và mong admin chuyển giúp em sang chuyên mục phù hợp nếu đăng sai chuyên đề ạ.
Thời đại công nghệ, các hãng phần mềm luôn tìm cách để xây dựng phần mềm của mình đạt tới một chuẩn nào đó để các phần mềm khác có thể chỉ bằng vài thao tác đơn giản là có thể giao tiếp và sử dụng dữ liệu của nhau. Nói về AutoCAD và MS Office thì đây là hai phần mềm vô địch trong ngành xây dựng nói riêng; Nếu tìm trên Google thì không dưới 10 phần mềm, ứng dụng có khả năng chuyển đổi dữ liệu qua lại giữa AutoCAD và Excel.
Trong khuôn khổ bài viết này, mình xin giới thiệu cách đơn giản, không dùng phần mềm đó là "Lisp CAD", đây là một ngôn ngữ lập trình rất mạnh được ứng dụng trong AutoCAD, đến nỗi trên diễn đàn chuyên về AutoCAD Việt Nam, có người đã phải thốt lên rằng "Cảm ơn CAD đã ban cho ta Lisp" giống như "Cảm ơn Chúa đã ban cho con Thức ăn" và Excel cũng không ngoại lệ "Cảm ơn Excel đã cho ta dùng VBA".
Mình xin chia sẻ cách thức lấy số liệu từ AutoCAD sang Excel để phục vụ làm khối lượng hồ sơ hoàn công thanh quyết toán.
Thực tế mình cũng đã gặp nhiều trường hợp anh em phải ngồi dở từng mặt cắt ra rồi nhập số liệu bằng tay vào file Excel để tính toán, việc này không chỉ anh em mới vào nghề mà ngay cả anh em đã biết căn bản về hồ sơ rồi cũng chưa tìm ra cách. Việc nhập thủ công rất mất nhiều thời gian, nhàm chán và thường sai sót nhiều. Để thực hiện được, đơn giản các bạn chỉ cần Lisp CAD (tải đính kèm bên dưới có dạng *.VLX đây là đuôi đóng gói của Lisp CAD), chi tiết dùng như sau:
1. Việc đầu tiên là bạn phải có các mặt cắt ngang/dọc muốn lấy dữ liệu. (như hình, ở đây mình tạm lấy 4 mặt cắt)
3. Vẽ một đường line phía trên các mặt cắt, sau đó di chuyển "move" nhóm nội dung cần lấy dữ liệu sao cho chúng nằm trên đường line này.
Mục đích của việc này để đưa dữ liệu ban đầu về dữ liệu có cùng một toạ độ OX trong AutoCAD để khi xuất sang Excel chúng sẽ nằm trong cùng một hàng (như hình)
4. Sau khi đã di chuyển xong, tiến hành tạo 2 layer cho nội dung cần lấy số liệu: Một layer có tên "NỘI DUNG" và một layer có tên "KHỐI LƯỢNG" được đánh 2 màu khác nhau cho đỡ lẫn. Sau đó dung lệnh "LAYISO" để chỉ hiện hai layer vừa tạo này. Bước cuối cùng là dùng lệnh "C2E" của Lisp đính kèm bên dưới bài viết này để đưa dữ liệu sang Excel (xem file đính kèm) New folder.rar(1.61 MB, Lượt tải về: 2876)
22/8/2016 12:58 Tải lên
Click to download
5. Việc tính toán các bước tiếp theo được thực hiện thủ công hay automatic là do các bạn. Cách này chỉ lâu ở mục triển khai bản vẽ sang dạng ngang, nhưng sẽ nhanh hơn rất nhiều lần so với cách mổ cò dữ liệu bằng tay vào excel.
Trên đây mình đã hướng dẫn cách chuyển dữ liệu từ CAD sang Excel bằng Lisp. Hiện cũng có rất nhiều phần mềm trên mạng, anh chị em tự tìm hiểu và chia sẻ thêm để thực hiện sao cho công việc được nhanh nhất và nhớ chia sẻ cho anh chị em đi sau nhé !
Thanks !
Cho mình hỏi thêm chút. Trên ví dụ của bạn, các thông số trên trắc ngang đều có 6 thông số => xuất ra Excel chúng sẽ nằm trên cùng 1 hàng.
Nhưng đối với các cọc trắc ngang có các thông số không đều nhau thì làm thế nào hả bạn. Ví dụ: Cọc A có 4 thông số, cọc B có 6 thông số, cọc C có 5 thông số ....
Chia sẻ thêm về cách tính cao độ và khoảng cách lẻ trong phân lớp đắp:
1. Với các mặt cắt ngang/dọc mà bạn biết được nó dùng từ phần mềm nào xuất ra file thiết kế thì bạn dùng nguyên phần mềm đó để làm là nhanh nhất. Hoặc có thể tham khảo trên các diễn đàn cái được gọi là "Lisp san nền" rất hay.
2. Nếu không biết, đa phần là không biết hoặc không quan tâm vì thường là dân edit bản vẽ (gọi là editer), không phải dân thiết kế (gọi là designer) nên không có nhiều thủ thuật, nên sử dụng Lisp là lựa chọn hàng đầu. Ở đây mình giới thiệu 02 lisp rất hay, được mình làm, tuy thủ công nhưng làm đến đâu chắc đến đấy:
2.1. Lisp tính cao độ và khoảng cách tới tim (xem file đính kèm) cách sử dụng như sau:
Tác dụng: như đã nói;
- Load lisp bằng lệnh AP;
- Lệnh KCT;
- Làm theo hướng dẫn của Lisp;
- Lưu ý: tỷ lệ mặc định là 1:1, muốn biết chính xác hay không cứ làm thử một mặt cắt và tính toán theo cách thông thường, sau đó so sánh với lisp này.
2.2. Lisp Offset liên tục một đường Pline.
- Tác dụng: Tạo các bản sao giống với đường Pline ban đầu;
- Mục đích: Tạo ra các đường phân lớp đắp từ đường thiết kế ban đầu;
- Cách dùng: Load lệnh OL và làm theo hướng dẫn của lisp;
- Lưu ý: Đường cần offset phải là đường Pline. Khi phân lớp đắp nên phân từ trên xuống dưới, còn lại dồn hết cho lớp cuối cùng, lớp cuối cùng có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn chiều dầy đắp tiêu chuẩn.
Lisp CAD.rar(1.83 KB, Lượt tải về: 2394)
Chắc lẫn lộn dấu chấm với phẩy đấy ah, dùng replace trong excel đổi hết là được, có file excel vba chuyển mình dùng thấy cũng hay lắm, gửi link dùng thử nhé. http://www.giaiphapexcel.com/die ... -excel.12056/page-2
lấy cái file Lay Text tu Autocad.xlsm đấy.