1. Kế hoạch đấu thầu là gì? Do ai lập? Ai phê duyệt? Lập khi nào? Đối với các gói thầu khi chưa có quyết định đầu tư thì có phải lập kế hoạch đấu thầu hay không và do ai phê duyệt?
Hiện nay không còn dùng là Kế hoạch đấu thầu nữa mà gọi là Kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Về định nghĩa thì không có nhưng hiểu nôm na là kế hoạch để tìm ra (lựa chọn) nhà thầu thực hiện được yêu cầu đề ra để đạt được mục đích mong muốn (mua được hàng hóa, hoàn thành dự án). Về nội dung của KHLCNT theo điều 35 – Luật đấu thầu.
Do ai lập? Ai phê duyệt? Đối với các gói thầu khi chưa có quyết định đầu tư thì có phải lập kế hoạch đấu thầu hay không và do ai phê duyệt? = Điều 36 – Luật đấu thầu
Lập khi nào? = khi có đủ điều kiện theo quy định tại điều 34 – Luật đấu thầu
2. Đấu thầu là gì? Chỉ định thầu có phải là đấu thầu không?
Đấu thầu là gì? Theo điểm 12, Điều 4, Luật ĐT, Đấu thầu: là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
Chỉ định thầu có phải là đấu thầu không? Phải trả lời câu 3 mới rõ.
3. Phương thức đấu thầu là gì? Hình thức đấu thầu là gì?
Giải thích cho rõ thì hơi khó vì liên quan tới khái niệm của triết học: Hình thức là phạm trù chỉ phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của sự vật đó. Phương thức là cách thức và phương pháp tiến hành.
Luật không nêu rõ khái niệm Hình thức lựa chọn nhà thầu mà chỉ liệt kê các hình thức lựa chọn nhà thầu bao gồm: Đấu thầu rộng rãi, Đấu thầu hạn chế, Chỉ định thầu, Chào hàng cạnh tranh, Mua sắm trực tiếp, tự thực hiện, lựa chọn trong trường hợp đặc biệt và tham gia thực hiện cộng đồng (từ điều 20 đến 27 Luật Đấu thầu).
Phương thức đấu thầu thì có 4 phương thức: Một giai đoạn một túi hồ sơ, Một giai đoạn hai túi hồ sơ, Hai giai đoạn một túi hồ sơ, hai giai đoạn hai túi hồ sơ (từ điều 28 đến 31 Luật Đấu thầu).
Vậy chỉ định thầu không phải là đấu thầu mà chỉ là một hình thức lựa chọn nhà thầu.
4. Bảo đảm dự thầu là gì? Mục đích của nó? Có các dạng bảo đảm nào? Loại nào thường dùng nhất và tại sao?
Theo điểm 1, Điều 4, Luật ĐT, Đấu thầu: Bảo đảm dự thầu là việc nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam để bảo đảm trách nhiệm dự thầu của nhà thầu, nhà đầu tư trong thời gian xác định theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
Trả lời các câu hỏi sau: đọc điều 11 Luật Đấu thầu.
5. Điều kiện để tổ chức đấu thầu? Chưa rõ câu hỏi lắm....
7. Quy trình đấu thầu rộng rãi quy mô nhỏ? Quy trình đấu thầu rộng rãi quy mô lớn?
Quy trình đấu thầu rộng rãi quy mô lớn? Quy trình chung: Khoản 1 Điều 38 Luật đấu thầu. Và Tùy theo phương thức lựa chọn nhà thầu quy định trong nghị định: Mục 1 và Mục 2 – Chương II; Mục 1 và 2 - Chương IV Nghị định 63
Quy trình đấu thầu rộng rãi quy mô nhỏ? Điều 64 Nghị định 63.
8. Giá gói thầu là gì? Giá dự thầu là gì? Giá đánh giá là gì? Hiệu chỉnh sai lệch gồm những gì?
Giá gói thầu là gì? Giá gói thầu là giá trị của gói thầu được phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu. (Theo điểm 16, Điều 4, Luật ĐT)
Giá dự thầu là gì? Giá dự thầu là giá do nhà thầu ghi trong đơn dự thầu, báo giá, bao gồm toàn bộ các chi phí để thực hiện gói thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. (Theo điểm 17, Điều 4, Luật ĐT)
Giá đánh giá là giá dự thầu sau khi đã được sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có), cộng với các yếu tố để quy đổi trên cùng một mặt bằng cho cả vòng đời sử dụng của hàng hóa, công trình. Giá đánh giá dùng để xếp hạng hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp và gói thầu hỗn hợp áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế. (Theo điểm 18, Điều 4, Luật ĐT).
Hiệu chỉnh sai lệch: đọc khoản 2 điều 17, nghị định 63.
12. Tổ chuyên gia với Bên mời thầu là 2 hay là 1? Tổ chuyên gia do ai thành lập? Tổ chuyên gia có được quyền hỏi làm rõ Hồ sơ dự thầu với nhà thầu hay không?
Đọc điều 75: Trách nhiệm bên mời thầu; Điều 76: trách nhiệm Tổ chuyên gia Luật đấu thầu sẽ rõ. Còn định nghĩa xem khoản 3 điều 4 và khoản 43, điều 4 Luật đấu thầu.
|