Hãy đăng nhập để có nhiều chức năng hữu dụng hơn và xem ảnh rõ hơn!
Bạn phải đăng nhập để xem được nội dung, nếu bạn chưa có tài khoản? hãy Đăng ký mới
x
Tôi có nội dung thắc mắc muốn hỏi ACE diễn đàn về trường hợp quyết toán các gói thầu tư vấn đã hoàn thành của 1 công trình.
Trước đây, theo nội dung Thông tư 19/2011/TT-BTC ngày 14/02/2011 quy định về quyết toán dự án hoàn thành có cho phép thẩm tra quyết toán một số gói thầu đã hoàn thành (khi dự án vẫn còn đang thực hiện dở dang). Nay Thông tư 09/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 đã thay thế Thông tư 19/2011/TT-BTC ngày 14/02/2011 nhưng trong nội dung TT 09/2016 không nói đến thẩm tra quyết toán gói thầu hoàn thành.
Vậy hiện tại, khi dự án tôi đang triển khai thực hiện có 1 số gói thầu tư vấn từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đã hoàn thành xong (thanh toán đến 80% giá trị). Nếu chờ dự án hoàn thành toàn bộ mới tổng hợp trình quyết toán các gói thầu đồng thời với quyết toán dự án thì không biết đến bao giờ. Tôi tổng hợp nộp hồ sơ trình thẩm tra quyết toán các gói thầu hoàn thành nhưng cơ quan thẩm tra từ chối tiếp nhận hồ sơ như vậy có đúng không?
Rất mong nhận được ý kiến tham gia của các ACE diễn đàn!
Bạn đang bị nhầm lẫn giữa 2 khái niệm: 1. Quyết toán hợp đồng xây dựng 2. Quyết toán dự án xây dựng hoàn thành
---------------------------------------------------------------
1. Đối với hợp đồng xây dựng (tương ứng với từng gói thầu, đặc biệt là các gói thầu tư vấn trong giai đoạn đầu) bạn cần thực hiện công tác thanh toán, quyết toán hợp đồng theo đúng hình thức hợp đồng, loại hợp đồng và các điều khoản cụ thể ghi trong hợp đồng. Cứ căn cứ vào đó (trên cơ sở các hồ sơ nghiệm thu hợp lệ) mà thực hiện thanh, quyết toán bình thường. Không phải thẩm tra gì cả.
2. Khi dự án hoàn thành xong (có biên bản nghiệm thu hoàn thành, đưa vào sử dụng). Bạn tập hợp tất cả hồ sơ các gói thầu: Gói nào đã quyết toán rồi thì thôi, gói thầu nào chưa đủ hồ sơ quyết toán mà đủ điều kiện quyết toán thì đôn đốc, thúc giục các bên quyết toán hết hợp đồng. Sau đó, bạn lập Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành (Theo TT 09/2016/TT-BTC) kèm tờ trình gửi tới Cơ quan phê duyệt quyết toán, rồi Cơ quan phê duyệt quyết toán chỉ đạo Đơn vị thẩm tra quyết toán thực hiện thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành. Lúc đó, Đơn vị thẩm tra quyết toán mới có nghĩa vụ, thẩm quyền thực hiện thẩm tra của họ.3. Ngày trước, tại Thông tư số 19/2011/TT-BTC, cụ thể tại Điều 5: "Đối với các dự án có nhiều hạng mục công trình,tùy theo quy mô, tính chất và thời hạn xây dựng công trình, chủ đầu tư có thểthực hiện quyết toán, thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư xây dựng chotừng hạng mục công trình hoặc từng gói thầu độc lập ngay sau khi hạng mục côngtrình, gói thầu độc lập hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng theo yêu cầu củangười quyết định đầu tư. Giá trị đề nghị quyết toán của hạng mục công trình baogồm: chi phí xây dựng, chi phí mua sắm và lắp đặt thiết bị, các khoản chi phíkhác có liên quan trực tiếp đến hạng mục đó. Sau khi toàn bộ dự án hoàn thành,chủ đầu tư tổng quyết toán toàn bộ dự án và xác định mức phân bổ chi phí chungcủa dự án cho từng hạng mục công trình thuộc dự án trình người có thẩm quyềnphê duyệt; không thẩm tra lại đối với các hạng mục công trình, gói thầu độc lậpđã được thẩm tra và phê duyệt theo quy định."
==> Khái niệm gói thầu độc lập tại Thông tư số 19/2011/TT-BTC chưa cắt rõ nghĩa, đại thể hàm ý tại Thông tư 19/2011 thì "gói thầu độc lập" được hiểu là gói thầu thi công một hạng mục, công trình cụ thể, độc lập, nó hiểu ngang hàng với hạng mục công trình. Do đó, khi hoàn thành nếu có nhu cần, cần thiết Người quyết định đầu tư chỉ đạo thì đơn vị thẩm tra thực hiện thẩm tra quyết toán cho "gói thầu độc lập" này. Tuy nhiên, vì không cắt rõ nghĩa nên việc hiểu gói thầu thành gói thầu tư vấn khảo sát, thiết kế, thẩm tra...cũng không gọi là sai. Nhưng nó đang đi theo hướng chưa đúng với bản chất của Điều 5 - Thông tư 19/2011/TT-BTC.
==> Rút kinh nghiệm, tại Thông tư 09/2016/TT-BTC mới ra đã khắc phục điểm này. Cụ thể tại Khoản 2 - Điều 4 - Thông tư 09/2016/TT-BTC nêu rõ: "2. Đối với công trình, hạng mục côngtrình độc lập hoàn thành đưa vào sử dụng, trường hợp cần thiết phải quyết toánngay thì chủ đầu tư căn cứ quy mô, tính chất và thời hạn xây dựng công trình,báo cáo người quyết định đầu tư xem xét, quyết định. Giá trị quyết toán của hạngmục công trình bao gồm: chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, các khoản chi phítư vấn và chi khác có liên quan trực tiếp đến hạng mục đó. Sau khi toàn bộ dựán hoàn thành, chủ đầu tư tổng hợp giá trị quyết toán của công trình, hạng mụccông trình vào báo cáo quyết toán toàn bộ dự án và xác định mức phân bổ chi phí chung cho từnghạng mục công trình thuộc dự án, trình người có thẩm quyền phê duyệt." Tức là, cắt bỏ hoàn toàn cụm từ "Gói thầu độc lập" nhằm tránh hiểu nhầm sang gói thầu tư vấn....mà không phải là gói thầu trong đó có nội dung thi công một công trình, tiểu công trình, hạng mục độc lập.
==> Cho phép hiểu theo TT 19/2011/TT-BTC đối với các gói thầu gửi hồ sơ thẩm tra trước ngày Thông tư 09/2016 đi vào hiệu lực, tức ngày 05/3/2016. Sau đó, y án TT 09/2016 mà làm.
(*) Thắc mắc nhỏ: Chủ top nói "Nếu chờ dự án hoàn thành toàn bộ mới tổng hợp trình quyết toán các gói thầu đồng thời với quyết toán dự án thì không biết đến bao giờ" ===> Quay trở lại khái niệm quyết toán hợp đồng nhé! Bạn khỏi phải chờ ai, đợi ai vẫn quyết toán hợp đồng như thường nếu đủ điều kiện. Còn nếu như ý bạn muốn thật sự là quyết toán mấy gói thầu tư vấn luôn thì không biết mục đích để làm gì? Quyết toán gói thầu đó nhanh để làm gì? ---------------------------------------------------
Bên thẩm tra họ trả hồ sơ của bạn, từ chối thẩm tra quyết toán hợp đồng là đúng quy định.
Thân ái!
Chia sẻ hay! Thanks bạn nhé!: 0 CĐT thực hiện Qtoán theo giá trị được thẩm tra phê duyệt sẽ yên tâm hơn, tránh sau này bị cắt giảm, xuất toán gói thầu. Xong x
Đăng lúc 21/10/2016 09:55
1. Để mà nói yên tâm, thì chủ top cứ thực hiện thanh, quyết toán theo đúng nội dung hợp đồng và các quy định có liên quan thì sẽ yên tâm.
2. Để mà nói có thẩm tra, được phê duyệt quyết toán gói thầu đó rồi mà A-B yên tâm trong khi giá trị quyết toán chưa đúng (đúng là đúng theo các quy định trong hợp đồng, các quy định của PL liên quan tới dạng, loại, hình thức hợp đồng) thì cũng vô nghĩa nếu có Thanh tra, Kiểm tra!
Ví dụ cụ thể: Gói thầu tư vấn lập thiết kế, dự toán công trình!
1. Nếu hình thức trọn gói: Thiết kế, dự toán hoàn thành đúng yêu cầu, được nghiệm thu ==> Cứ giá trị hợp đồng mà tính tiền, quyết toán. Giá trị quyết toán chưa đúng đi chăng nữa thì B vẫn yên tâm nếu có Thanh tra, còn A ngồi khắc khoải buồn thiu.
2. Nếu hình thức tỷ lệ %. Tính khống khối lượng, tính sai khối lượng, tính trùng khối lượng dự toán. Thanh tra vào triển chiêu, cắt giảm như thường, kể cả giá trị đó đã được đích thân người quyết định đầu tư bút phê, kí nháy: Tôi hoàn toàn ủng hộ A, B thì Thanh tra họ vẫn giảm trừ được quyết toán gói đó hết. Còn có lấy lại được tiền từ Nhà thầu, bên B hay không còn tùy xem bên B đã giải tán chưa, chưa giải tán thì phải trả lại tiền. A, B ôm nhau buồn thiu.
Chốt: An tâm, yên tâm, không bận tâm chỉ khi A-B thực hiện thanh toán, quyết toán theo đúng nội dung, tính chất hợp đồng và các quy định pháp luật có liên quan. Còn qua một khâu thẩm tra để mà nói yên tâm hơn thì chưa chắc, nhưng thêm môt đồng minh cùng nhau chia sẻ nếu có sai phạm là chắc chắn.
Bởi vậy mà chả dại gì mà Đơn vị thẩm tra họ cứ thẩm tra quyết toán tùm lum trong khi không, chưa đến trách nhiệm của họ!
Tình trạng từ trước đến nay các dự án thực hiện kéo dài, các nhà thầu trây ỳ việc lập hồ sơ quyết toán do giá trị còn lại không đáng. đến khi dự án hoàn thành thì đôn đốc, thúc giục rất khó khăn.
Trường hợp thanh toán 100% giá trị hoàn thành theo hợp đồng đã ký, nếu kết quả quyết toán hoàn thành dự án có cắt giảm giá quyết toán các gói thầu đã thanh toán hoàn thành trước đây thì việc yêu cầu xuất toán lại là vấn đề khó khăn nữa.
Tôi thấy quy định theo Thông tư 19 cũ, nếu thẩm tra quyết toán trước một số gói thầu tư vấn đã hoàn thành trước có thể dứt điểm tình trạng kéo dài hồ sơ và quản lý chi phí các gói tư vấn được chặt chẽ. sau này quyết toán hoàn thành dự án chỉ tổng hợp lại là ok. Ngược lại, sẽ giống tình trạng thực tế nêu trên
Mình cũng có một vài thắc mắc về vấn đề gói thầu tư vấn xin được ké topic này. Hiện nay bên mình là chủ đầu tư và đang chờ quyết định chủ trương đầu tư của UBND tỉnh sau khi đã trình nộp hồ sơ đề xuất CTĐT theo luật ĐT công(dự án cấp III, thuộc diện lập BCKTKT và không đấu thầu tư vấn). Vậy sau khi có QĐ trên của UBND tỉnh thì mình vẫn chưa biết được cụ thể thủ tục tiếp theo phải làm những gì để yêu cầu bên đơn vị tư vấn thiết kế triển khai (mình là thành viên trong tổ qlda của cơ quan). Có nghiên cứu tham khảo các nơi thì nghe bảo phải làm theo NĐ32. Sau khi nghiên cứu NĐ32 và các văn bản liên quan thì mình có vài điều thắc mắc sau mong được tư vấn giúp.
- Khoản 1- điều 26 NĐ32 : “Trước khi tổ chức lựa chọn nhà thầu thực hiện công việc tư vấn đầu tư xây dựng chủ đầu tư phải tổ chức xác định dự toán gói thầu tư vấn đầu tư xây dựng theo quy định Điều 15 Nghị định này làm cơ sở để lựa chọn nhà thầu” , Điều 15 thì quy định các chi phí trong gói thầu tư vấn và việc này đúng là CĐT làm nhưng bên mình sẽ nhờ đơn vị tư vấn tính giùm nên không lo. Cái mình chưa rõ là nội dung màu đỏ ở trên bao gồm các văn bản pháp lý nào theo đúng trình tự ? Thật sự mình đang rất bối rối về vấn đề này vì trước giờ toàn làm theo kiểu cũ thuê 1 đơn vị tư vấn lập BCKTKT đem đi thẩm định là xong.
- Khoản 3-điều 26 NĐ32 : “Trường hợp chủ đầu tư có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện một số công việc tư vấn đầu tư xây dựng thì được bổ sung chi phí thực hiện các công việc tư vấn vào chi phí quản lý dự án” . Như vậy ở đây bên mình tự lập Báo cáo đề xuất CTĐT thì chi phí này (= 30% chi phí lập BCKTKT) có được bổ sung vào chi phí qlda hay không?
Mong được hồi âm. Xin cảm ơn!