1.Theo mình hiện tại chủ yếu là máy cơ và robo ép cọc:
- Máy cơ: chủ yếu là dùng trong trường hợp địa hình chật hẹp, những nơi robo không thể tiếp cận được.
- Robo : ép đại trà nhanh gọn, không gây tiêng động lớn như đóng cọc, dùng chủ yếu trong những địa hình rộng rãi có thể bò tới được (robo có kích thước 8x16m).
2. Cọc tròn hay vuông thì máy nào cũng ép được, dàn cơ thì dễ rồi còn robo thì chỉ cần thay má kẹp phù hợp với loại cọc ép.
3. Để ép được thì phải có Pep>= K.Pc
Ví dụ này mình coppy trên google cho bạn dễ hiểu
Ví dụ như: Cọc 300 x 300mm
• Cọc có tiết diện 300×300, chiều dài đoạn cọc C1=7m; đoạn C2 và C3 = 8m
• Sức chịu tải của cọc là: Pcoc = PCPT = 79,215T
• Để đảm bảo được cho cọc có thể ép đến độ sâu thiết kế, thì lực ép của máy phải thỏa mãn điều kiện dưới đây:
Pep min ≥ 1,5Pcoc = 1,5 x 79,215 = 108,8T
• Vì chỉ nên dùng 0,8 – 0,9 khả năng làm việc tối đa của máy ép cọc, cho nên ta phải chọn máy ép cọc bê tông thủy lực có lực nén lớn nhất là 120T
• Vậy thì trọng lượng đối trọng mỗi bên là: P ≥ Pep/2 = 120/2 =60T, sử dụng mỗi bên 12 đối trọng bê tông cốt thép, trọng lượng mỗi khối nặng 5T có kích thước 1x1x2m
4. Những chú ý khi ép cọc của mình là :
- Phải có hướng di chuyển phù hợp với loại đất và địa hình.
- Phải lường trước được sẽ ép ở đâu tiếp theo dể dọn mặt bằng trước.
- Chỉ nên rải tim để xác định sơ bộ vị trí chứ không nên rải tim để ép luôn.
- Robo có một tốc độ ép thôi nên nhiều khi cũng đừng bắt bẻ hành trình này phải tốc độ này, hành trình sau phải tốc độ khác để phù hợp theo tiêu chuẩn.
- Team ép cọc quan trọng nhất là lái máy, lái máy giỏi thì mọi việc rất dễ dàng.
- Không kéo lê cọc dễ gây nứt cọc ( lái cẩu hay chơi trò này để kéo cọc đi theo robo)
- Chỉ chỉnh độ thẳng của cọc trong 1-2 hành trình đầu, còn lại không chỉnh nữa vì dễ gây bẻ cọc.
|