Hãy đăng nhập để có nhiều chức năng hữu dụng hơn và xem ảnh rõ hơn!
Bạn phải đăng nhập để xem được nội dung, nếu bạn chưa có tài khoản? hãy Đăng ký mới
x
Đây là câu hỏi và câu trả lời tôi sưu tầm đươch , gửi các bạn tham khảo :
Hỏi : Tại sao lại phải bọc cáp DUL kéo trước , cách tính chiều dài bọc như thế nào ?
[size=13.3333px]
1.Việc đặt các ống nhựa để cho cốt thép căng trước không dính bám một số tao ở đoạn gần gối là để giảm ứng suất kéo thớ trên dầm các MC gần gối do lực nén trước gây ra. Do momen dương do tải bản thân dầm đoạn gần gối nhỏ -> giảm khả năng nứt thớ trên mặt cắt gần gối giai đoạn chế tạo dầm.
2. Việc xác định điểm bắt đầu cắt, ố lượng tao/bó không dính bám có thể tham khảo kinh nghiệm sau. Tất nhiên sau đó phải kiểm toán lại và điều chỉnh.
+ Tổng số tao không cho dính bám từ 20%-30% tổng số tao.
+ Điểm bắt đầu mặt căt đầu tiên cho ko dính bám: 0.4L
+ Số điểm cắt không cho dính bám từ 2-3 điểm, bắt đầu từ 0.4L vào đến gối.
+ Mỗi điểm không cho dính bám khoảng 1/n số tao. N là số điểm không cho dính bám.
3. Tìm đọc một bản vẽ thiết kế dầm SuperT, Dầm bản rổng căng trước đã thi công để học hỏi cách cấu tạo.
4. Càn kiểm toán các mặt cắt đặc trưng của dầm và các điểm có thay đổi mật độ thép dính bám (các điểm cắt).
*Thực chất cơ bản vấn đề tạo mặt cắt ko dình bám giống như việc cắt thép đối với bê tông cốt thép thường, đó là dựa vào biểu đồ bao vật liệu mà ta quyết định bọc ống nhựa hay ko!.. nghĩ đơn giản thì vậy, nhưng đối với bê tông DUL tao mc ko dinh bám ko phải là tiết kiệm thép như betong cốt thép thường. mục đích mà ta tạo mc ko dính bám trong dầm superT DULlà hạn chế ứng suất gây nứt ở vùng gần đầu dầm(vì vậy mc ko dính bám thường giả thiết gần đầu dầm) !..việc xác định chính xác vị trí mặt cắt rất phức tạp và do đặc trưng của việc tính toán cầu là bài toán ngược nên thường thì ta giả thiết mc ko dính bám trước rối kiểm tra các TTGH,nếu đạt hết thì OK, còn ko thì ta thay đổi số cáp ko dính bám để thỏa các dk TTGH...
* Hỏi :Trình tự căng cáp sao lại căng từ trái sang và dưới lên,căn cứ để thực hiên quá trình căng cáp .
* Để tránh hiện tượng dầm bị xoắn ngang, cáp CĐC thường được bố trí đối xứng trong dầm, về mặt lý thuyết lý tưởng thì ứng suất sẽ cân bằng nhau, tuy nhiên thực tế trong quá trình thì công, việc căng cáp không thực hiện đồng thời nên sẽ xuất hiện ứng xuất gây xoắn, hoặc cũng do hiện tượng đứt cáp như bác Lamcauham nêu trên. Bạn có thể lấy đó làm trường hợp bất lợi để kiểm toán. Mình nhớ không lầm thì trong quyển ví dụ tính toán dầm Super-T của thầy Nguyễn Viết Trung có phần kiểm toán chống xoắn đầu dầm, bạn tìm đọc thử nhé.
*Vấn đề thứ tự căng cáp lâu nay các đơn vị thi công và TVGS hay nhầm lẫn, nguyên nhân là đơn vị thiết kế thường nói sơ sài về vấn đề này. Thứ tự căng cáp sao cho tăng dần độ lệch tâm, ở đây là độ lệch tâm tại vị trí mặt cắt giữa dầm chứ không phải tại mặt cắt đầu dầm. mà mọi người hay nhầm lẫn. Cáp từ giữa dầm được kéo lên đầu dầm theo thứ tự bó nào trên thì kéo lên trên trước, như vậy để tăng dần độ lệch tâm ta phải tiến hành theo thứ tự từ trên xuống chứ không phải là từ giữa.
Việc tính độ giãn dài của cáp để khi thi công ta có thể kiểm tra lực căng của đồng hồ và độ giãn dài có khớp với nhau không, đề phòng kim đồng hồ lực nhảy không đúng. Độ giãn dài phụ thuộc vào từng loại cáp có E khác nhau nên thiết kế không thể tính được, khi nhà thầu chọn cáp có thông số đạt yêu cầu thì mới biết được E và khi đó nhà thầu mới tính độ giãn dài của cáp, tiến hành thí nghiệm để kiểm tra được TVGS chấp thuận mới ra thi công được