XD360 KÍNH CHÚC CHO MỌI NHÀ VẠN SỰ AN LÀNH!

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

 Quên mật khẩu
 Đăng ký mới
Anh Trần HòeBùi Quốc Hưng
Xem: 12578|Trả lời: 1
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

Biện pháp và kinh nghiệm thi công dầm nổi

[Lấy địa chỉ]
Nhảy đến trang chỉ định
1#

Hãy đăng nhập để có nhiều chức năng hữu dụng hơn và xem ảnh rõ hơn!

Bạn phải đăng nhập để xem được nội dung, nếu bạn chưa có tài khoản? hãy Đăng ký mới

x
  Chào các Bác! Em muốn tham khảo các Bác đã từng tham gia thi công có thiết kế dầm nổi. Hiện tại thì em thấy có 02 biện pháp chủ yếu:
1) Chia làm 02 đợt đổ:
  - Đợt 1: Đổ bê tông đến cos mặt sàn;
  - Đợt 2: Đổ bê tông hết đến cos của dầm nổi.
Chỗ tiếp giáp được xử lý nhám, tưới hồ dầu khi đổ đợt 02.
2) Đổ bê tông 01 đợt. Sử dụng ti thép để làm chân coppha treo.
   Cá nhân em thấy thi công theo cách 01 đảm bảo hơn vì thi công theo phướng án thứ 2 việc cố định ván khuôn, đầm dùi chỗ tiếp giáp giữa sàn và dầm nổi của sàn sẽ không đảm bảo. Quá trình đổ theo cách 2 liệu khi đầm thì càng đầm bê tông có càng chảy ra không. Vì bình thường ván khuôn kín khít, cố định chắc chắn thế mà đầm vẫn bị bung.
   Cách một thì kéo dài quá trình thi công. Liên quan đến xử lý mạch ngừng nữa.
Tìm hiểu trên các diễn đàn nhưng em chưa tìm thấy được giải đáp thỏa mãn. Vậy Bác nào đã trực tiếp thi công dạng này rồi có cao kiến, lưu ý hay kinh nghiệm để nào không để  thi công đảm bảo chất lượng?
Vừa mới ra thi công được thời gian nên còn non. Mong các Bác nhiệt tình góp ý.
                                                                                                               Em xin chân thành cảm ơn!

Đánh giá

không thi cứ đổ hết nếu dầm nhỏ.  Đăng lúc 9/11/2012 20:44
thường thì ng ta đổ tới mặt sàn, khi chờ bê tông sàn bắt đầu đóng rắn thì đổ nốt cái dầm treo đó  Đăng lúc 9/11/2012 20:44
tùy theo chiều cao dầm thì mới đổ theo cách 1  Đăng lúc 9/11/2012 20:43

Số người tham gia 2Uy Tín: +4 Thưởng +4 Thanked +2 Thu lại Lý do
hoangptsc + 1 + 1 + 1
tieuvutru + 3 + 3 + 1 Đồng quan điểm với soixich_hp4

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

2#
sm4uvn Đăng lúc 10/11/2012 11:06 | Chỉ xem của tác giả
TH1 : đổ 1 lần
ưu điểm : tiến độ nhanh hơn, kết cấu chịu lực đảm bảo hơn.
nhược điểm : biện pháp thi công chống, ti... khó khăn hơn, chỗ tiếp giáp giữa sàn và thành dầm để tránh BT tràn ra bình thường người ta sẽ gẵn tấm lưới chạy dọc thành .nếu không dùng lưới thì phải luân chuyển đổ dầm liên tục chờ BT tiếp giáp giữa sàn và dầm hơi se thì quay lại đổ tiếp.
TH2 : đổ 2 lần
ưu điểm : biện pháp thi công đơn giản hơn, thành dầm có thể đứng lên sàn BT, chỉ việc bắt ti và một vài cái nêm chống nữa là ổn.
nhược điểm :  phải vệ sinh ranh giới 2 lần đổ BT. để đảm bảo người ta phải cho vào đó loại Sikadur 732 vào(có thể quét hoặc tưới...) cái này mà gặp giám sát kỹ thì rất khó khăn : VD gặp cái dầm bẹt thì thép đai dầm là một loạt C khi đó chưa kể phải vệ sinh thép nữa. còn việc tưới Sika hầu như là rất khó khăn(bởi vì nó không phải dạng nước và dạng keo).
theo mình thì nên đổ một lần.Đây là phương pháp hay dùng nhất.

Đánh giá

Hữu ích lắm! Thanks!: 0.0
Hữu ích lắm! Thanks!: 0
Hữu ích lắm! Thanks!  Đăng lúc 12/11/2012 08:37
Đồng ý với cách đổ bê tông 1 lần. Đảm bảo tiến độ và chất lượng hơn  Đăng lúc 11/11/2012 13:59
sàn xong rùi tới đầm hay là dầm rồi tới sàn  Đăng lúc 10/11/2012 17:30
đầm nỗi là sao,phải sàn nằm dưới dâm ko ???  Đăng lúc 10/11/2012 17:29

Số người tham gia 2Uy Tín: +1 Thưởng +1 Thanked +2 Thu lại Lý do
maulanh82 + 1 + 1 + 1 Đồng tình. Thanks!
diemhang + 1 Viết rất hay. Thanks!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Phiên bản Mobile|Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng  

Phần mềm dự toán xây dựng excel | Hướng dẫn lập dự toán xây dựng | Phần mềm tư vấn giám sát | Phần mềm quản lý chất lượng xây dựng |

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Kiến Trúc sư

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Đấu thầu

GMT+7, 30/4/2025 13:07 , Processed in 0.110547 second(s), 27 queries .

Powered by Discuz! X3.2

© 2001-2013 Kiso Comsenz Inc.