Mình xin nhiều chuyện chứ thói quen của mình là..."xếp dép ngồi nghe"...
- Dầm L=6m, H dầm= 450 thì hơi nhỏ, có thể qui cho B dầm lớn hơn (nếu kích thước kiến trúc đã "bó" hết kích thước kết cấu của bạn...tuy nhiên có thể làm nếu người thiết kế có phương án riêng (đôi khi chúng ta sáng tạo chứ không nhất thiết phải cứ như ở trường dạy, ví dụ là nhà chung cư thì sao? Đâu có làm dầm to được...). Vậy câu này các mem ta cùng bàn luận tiếp mới phát sinh nhiều điều hay.
- Khi bạn chọn phương án chỉ có tầng 1 là cấu tạo khung beton chịu lực, sau đó các tầng trên là tường chịu lực...Như vậy, riêng về cột tầng trệt thì vẫn chịu tải trọng của tất cả tải trọng bên trên (không khác gì nhà cấu tạo hoàn toàn khung beton chịu lực), nhưng đừng quên là các dầm của tầng 1 nhận tất cả tải trọng của tường, rồi phân đều ra tùy theo khu vực-mật độ-chiều dày tường, và sau đó mới truyền xuống cột. Vậy bạn nên xem lại toàn bộ dầm.
- Về cấu tạo (đánh giá theo tình hình phổ biến vật liệu và su hướng kiến trúc hiện nay), tường chịu lực không giảm chi phí so với khung beton chịu lực, ngược lại hao tốn diện tích-không gian sử dụng,...Vậy bạn nên xét lại phương án.
- Khi làm nhà nhiều tầng, tại sao bạn không áp dụng khung beton chịu lực? Có nhiều vấn đề buộc bạn phải nghĩ tới: hoạt tải của gió (tải trọng động, lực xoắn,...). Đó là chưa nói đến sự cố làm nhà dân mà tất cả (100%) người thiết kế phải tính đến: biến đổi tình hình địa chất cục bộ (do khoan giếng ngầm, đào hầm nước thải tự rút, nhà kế bên làm sau có móng sâu hơn,...)
- Vì mình "lỡ" lí luận như trên nên không thể bàn tiếp việc phải bố trí thép dầm như thế nào...Lo mỗi 1 cái dầm thì quá dễ, nhưng đặt nó vào tổng thể khung nhà có ổn không mới là vấn đề...
Nói có bậy, mong các mem chém nhẹ tay...!
   
|