XD360 KÍNH CHÚC CHO MỌI NHÀ VẠN SỰ AN LÀNH!

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

 Quên mật khẩu
 Đăng ký mới
Anh Trần HòeBùi Quốc Hưng
Xem: 12958|Trả lời: 6
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

KIỂM TRA QUÁ TRÌNH ĐÓNG CỌC XIÊN

[Lấy địa chỉ]

Hãy đăng nhập để có nhiều chức năng hữu dụng hơn và xem ảnh rõ hơn!

Bạn phải đăng nhập để xem được nội dung, nếu bạn chưa có tài khoản? hãy Đăng ký mới

x
Chào các bạn!

Cho mình hỏi khi đóng cọc xiên làm sao mình kiểm tra độ xiên của nó đảm bảo đúng thiết kế trong suốt quá trình thi công?
VD: Cọc có độ xiên 6:1, thì mình kiểm tra như thế nào cho chính xác ?
các bạn có thể cho mình xin biên bản nghiệm thu đóng cọc hoàn chỉnh nhất, và cách tính độ chói của cọc?
Khi đóng cọc thử thì khoản bao lâu mình sẽ kiểm tra lại độ chói?

Cám ơn các bạn

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

2#
hsxrd Đăng lúc 6/6/2014 21:39 | Chỉ xem của tác giả
Kiểm tra độ xiên của cọc thì đơn giản, bạn kiếm 1 đoạn thép D8 uốn hoặc hàn thành 1 tam giác vuông có cạnh góc vuông 10cm, 60cm còn lại là cạnh huyền, khi cọc đóng được khoảng 1-2m bạn đưa cạnh huyền của hình tam giác áp sát thân cọc, nếu cạnh góc vuông phía dưới song song với mặt đất là được và cho đóng tiếp, tiếp tục kiểm tra khi cọc đóng xong.
Chưa thi công cọc đóng bao giờ nên không rõ cách tính độ chối và khoảng thời gian phải kiểm tra độ chối. Theo tôi hiểu nếu theo đúng quy trình thì bạn phải theo dõi độ chối của cọc liên tục đến khi nào đạt độ chối thiết kế thì dừng lại xem xét đã đủ chiều sâu hay chưa. Trên thân cọc người ta kẻ sơn những vạch chia độ dài của cọc, những đốt đầu thì chia thưa 1m một, những đốt sau chia dày hơn để tiện quan sát bằng máy kinh vĩ. Không biết quy trình thực tế có đúng không nhỉ?

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

3#
 Tác giả| nhogapnganlanho Đăng lúc 8/6/2014 18:46 | Chỉ xem của tác giả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

4#
fubi Đăng lúc 8/6/2014 19:23 | Chỉ xem của tác giả
1. Đo độ nghiêng của cọc:
- Thủ công: dùng dây rọi thép fi 1-2mm + quả rọi thật nặng. Một đầu dây dùng tay gắn vào thân cọc. Để dây thăng bằng. Đo khoảng hở vuông góc của dây so với cọc. Từ hình tam giác vuông này ta sẽ tính được góc nghiêng.
- Máy: dùng  Livô thuỷ kỹ Thuật Số áp sát thân cọc. Máy tự cho con số độ nghiêng của cọc. Thời nay nên dùng cách này.

Tất nhiên chu kỳ đo phải được tiến hành sau khi dừng đóng cọc sau bao nhiêu nhát búa là tùy tình hình thực tế.
* Trong quá trình đóng cọc phải dùng 2 máy kinh vĩ đặt vuông góc  theo hai trục ngang và dọc của hàng cọc để theo dõi và kịp thời điều  chỉnh khi cọc bị nghiên, lệch khỏi vị trí thiết kế.
2. Độ chối:
độ chối là chiều dài đoạn đi xuống của đầu cọc trong khi đóng cọc trung bình tính cho 10 nhát búa liên tiếp.

==> Người ta dùng máy kinh vĩ điện tử hoặc máy thủy bình để đo chiều dài đoạn cọc đi xuống bằng cách khắc vạch sơn đỏ lên cọc và đo vạch đỏ đi xuống bao nhiêu.

Ngoài ra người ta còn ghi biểu đồ đọ chối đóng cọc bằng cách buộc tờ giấy biểu đồ vào thân cọc bằng sợi dây su bao quanh thân cọc. Khi đóng búa, người đo dùng 1 tay cầm đầu bút chì áp sát (chỉ vừa đủ tiếp giáp) vào tờ giấy để khi sau mỗi nhát búa, cọc bị giật đi xuống 1 đoạn và bật nẩy lên 1 chút ==> ngọn bút chì sẽ vách lên giấy biểu đồ đường nét đi của cọc. Người cầm bút chì phải  có kinh nghiệm và chút khéo léo.
Đây là kết quả trăm nghe k bằng 1 thấy:
Biểu ghi độ chối đóng cọc
LÇn ®o:

Ng­êi ®o:
Kü thuËt Nhµ thÇu:
T­ vÊn gi¸m s¸t:
Ví dụ: Biểu ghi độ chối cọc đóng tại Nhà máy xi măng Nghi Sơn

                               
Đăng nhập/Đăng ký mở rộng
Trong cái đồ thị  giấy kẻ đó vạch theo mm để biết độ lún đàn hồi của cọc và nền (rebound) cho một búa, và 1.3 là độ chối (set) cho 10 búa kể từ vị trí có số 1 trong vòng tròn (ghi số 1) (3 búa đầu tiên có thể không ổn định ở chiều cao rời búa nên bỏ qua không tính). Vậy khi tính sức chịu tải cho cọc thì nó sẽ có 2 giá trị.

1. Rebound: 1.2 (đơn vị xem giấy kẻ ô theo đơn vị gì thì dùng đơn vị đó)
2. Set: 1.3/10~0.13 (đơn vị xem giấy kẻ ô theo đơn vị gì thì dùng đơn vị đó)               

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

5#
 Tác giả| nhogapnganlanho Đăng lúc 9/6/2014 21:35 | Chỉ xem của tác giả
Cám ơn anh FUBI nhé. Anh giải thích dễ hiểu lắm.

Anh FUBI có thể giúp em tí xíu nữa ko? Khi kiểm tra chất lượng BENTONITE cọc khoan nhồi , mình kiểm tra như thế nào? Anh cho em ví dụ điển hình thực tế 1 cọc khoan nhồi từ đầu tới cuối dc ko?




nhogapnganlanho trong 9/6/2014 21:36 đã trả lời thêm:
Cám ơn anh FUBI nhé. Anh giải thích dễ hiểu lắm.

Anh FUBI có thể giúp em tí xíu nữa ko? Khi kiểm tra chất lượng BENTONITE cọc khoan nhồi , mình kiểm tra như thế nào? Anh cho em ví dụ điển hình thực tế 1 cọc khoan nhồi từ đầu tới cuối dc ko?

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

6#
hoangtungnd226 Đăng lúc 28/7/2014 15:44 | Chỉ xem của tác giả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

7#
cuong2d Đăng lúc 28/7/2014 20:50 | Chỉ xem của tác giả
nhogapnganlanho gửi lúc 9/6/2014 21:35
Cám ơn anh FUBI nhé. Anh giải thích dễ hiểu lắm.

Anh FUBI có thể giúp em tí xíu nữa k ...

Về cọc khoan nhồi thì bạn tham khảo qui trình TCVN 9395 - 2012 nhé. Trong đó có nói đầy đủ thí nghiệm về Ben đó. Trước khi cho Ben vào hố phải kiểm tra đầu vào. Sau khi hạ lồng thép, tiến hành thổi rửa thì kiểm tra Ben trong hố đạt yêu cầu mới cho đổ bê tông. Các quá trình kiểm tra đều phải do thí nghiệm viên chuyên nghiệp làm nhé bạn.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Phiên bản Mobile|Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng  

Phần mềm dự toán xây dựng excel | Hướng dẫn lập dự toán xây dựng | Phần mềm tư vấn giám sát | Phần mềm quản lý chất lượng xây dựng |

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Kiến Trúc sư

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Đấu thầu

GMT+7, 16/7/2025 17:09 , Processed in 0.151821 second(s), 22 queries .

Powered by Discuz! X3.2

© 2001-2013 Kiso Comsenz Inc.