|
Sau khi xem qua bản vẽ mình thấy anh em mỗi người một ý, nhưng chỉ có thể này thôi:
- Khái niệm dầm chính dầm phụ là tương đối, nếu hiểu theo nghĩa chịu lực thì dầm chính chịu nhiều lực hơn dầm phụ nhiều vì dầm chính là dầm gánh đỡ dầm phụ, có thể cái nay lại là chính của cái kia, nhưng lại là phụ của cái khác. Cách hiểu chuẩn nhất để chia dầm chính dầm phụ là tải trọng mà dầm phải chịu.
- bản chất của việc phân chia dầm chính dâm phụ là để tính toán chịu lực, để gán lực từ dầm phụ sang dầm chính, mặt khác còn để chọn tiết diện cho dầm sao cho dầm chính có độ cứng lớn hơn nhiều so với dàm phụ, chỉ có 2 vấn đề này thôi
- Trở về bản vẽ của bạn, tất cả các dầm đều gác lên cột, trừ dầm ban công, dầm d3, dầm phụ cầu thang, nên sẽ không chia ra dầm chính dầm phụ dựa trên hình học mà sẽ dựa trên chịu lực của mỗi dầm qua việc phân tải. dầm nào chịu nhiều tải thì tiết diện sẽ lớn và ngược lại. Chọn tiết diện thế nào là do mỗi người, chọn tiết diện to quá thì thép ít, mất kiến trúc, ít thép quá cũng nguy. chọn tiết diện nhỏ quá thì thép nhiều, lãng phí, mà nhiều thép quá hay ít thép quá đều chết cả, phá hoại giòn.
- ở đây mình thấy chỉ có dầm d1 xứng đáng được tính là dàm chính, có nghĩa là chọn tiết diện theo công thức của dầm chính h=1/8 đến 1/12nhip, còn đâu là dầm phụ hết, h=1/12 đến 1/18 nhịp
- Tuy nhiên ở đây đã có tiết diện các dầm rồi, thì chẳng cần quan tâm chính phụ làm gì nữa, nếu chạy sap không gian thì nó tự tính ra, còn nếu bạn dồn tải bằng tay thì mới cần biết cái nào đè lên cái nào.
|
|