XD360 KÍNH CHÚC CHO MỌI NHÀ VẠN SỰ AN LÀNH!

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

 Quên mật khẩu
 Đăng ký mới
Anh Trần HòeBùi Quốc Hưng
Xem: 2896|Trả lời: 7
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

thỏa thuận liên danh có phù hợp không?

[Lấy địa chỉ]
Nhảy đến trang chỉ định
1#

Hãy đăng nhập để có nhiều chức năng hữu dụng hơn và xem ảnh rõ hơn!

Bạn phải đăng nhập để xem được nội dung, nếu bạn chưa có tài khoản? hãy Đăng ký mới

x
Trong thỏa thuận liên danh giữa công ty A và B có điều khoản sau:
- Các bên nhất trí ủy quyền cho công ty A làm thành viên đứng đầu liên danh, chịu trách nhiệm chính.
- Các bên nhất trí ủy quyền cho công ty B đại diện cho liên danh làm các việc sau:
+ Ký đơn dự thầu;
+ Ký các văn bản, tài liệu dể giao dịch với bên mời chào giá trong quá trình tham gia đấu thầu, kể cả văn bản đề nghị làm rõ HS mời chào giá và văn bản giải trình, làm rõ HSCG;
+ Tham gia quá trình thương thảo, hoàn thiện hợp đồng;
+ Ký hồ sơ thanh toán khối lượng và quyết toán công trình, Giá trị thanh quyết toán được chuyển vào tài khoản của công ty B.
- Các thành viên trong liên danh thống nhất phân chia khối lượng công việc cho mỗi bên, cụ thể như sau:
Công ty A thi công đoạn kênh X, trị giá 600.000.000, chiếm 60% giá trị gói thầu.
Công ty B thi công đoạn kênh Y, trị giá 400.000.000, chiếm 40% giá trị gói thầu.
Khối lượng thi công đã thể hiện rõ trong bảng tính giá trị gói thầu.

Vậy cho mình hỏi: Khi thanh toán chuyển vào tài khoản công ty B (không phải thành viên đứng đầu liên danh) có phù hợp hay không?? Thỏa thuận như thế đã hợp lý chưa??
Xin chân thành cảm ơn.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

2#
fubi Đăng lúc 3/4/2013 10:32 | Chỉ xem của tác giả
Có mấy câu hỏi đối với Tổ chuyên gia chấm thầu:

1. Hiểu câu "Trách nhiệm chính" tức là trách nhiệm gì trong thỏa thuận liên danh? cách hiểu đó liệu có phù hợp với cái gọi là "liên danh" theo quy định luật không?

2. Thanh toán được chuyển khoản cho 1 công ty B có đúng luật không? Và tại sao nhà thầu làm vậy? (trả lời câu hỏi này mới lộ ra rất nhiều điều hay)


3. Việc phân chia Kl công việc trong thỏa thuận liên danh mà chỉ đơn giản tính theo % giá trị hợp đồng, không quy định cụ thể KL và danh mục công việc thực hiện của từng thành viên tương ứng với giá trị đó thì liệu có đúng là liên danh k?
Nếu chấp nhận thỏa thuận phân chia chung chung như vậy thì việc chấm thầu đánh giá năng lực của từng nhà thầu có thỏa mãn đảm bảo để thực hiện đối với mảng công việc + Kl mình đảm trách thì đánh giá kiểu gì đây?
Mong cả nhà cùng đàm luận. Thân ái!

Đánh giá

Chứ ko phải liên danh A và B để cùng cộng số lượng 2 ông yếu vào thì thành 1 ông AB khỏe hơn!  Đăng lúc 3/4/2013 18:04
Trong gói thầu có cả rãnh và cống nên A và B phải liên danh để cùng làm.  Đăng lúc 3/4/2013 18:03
Theo em hiểu, liên danh: A+B là: ông A có kinh nghiệm làm rãnh, ông B có kinh nghiệm làm cống  Đăng lúc 3/4/2013 18:03
Việc phân chia công việc như trên thì chưa hiểu rõ thế nào là liên danh.  Đăng lúc 3/4/2013 18:02

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

3#
fubi Đăng lúc 3/4/2013 10:40 | Chỉ xem của tác giả

Để trả lời được 3 câu hỏi trên, mình chia sẻ thêm nội dung tổng hợp về liên danh như sau

Khi dự thầu, nhà thầu phải đảm bảo tư cách hợp lệ theo Điều 7 (nếu nhà thầu là 1 tổ chức) theo điều 8 (nếu nhà thầu là cá nhân) của Luật đấu thầu. Nhà thầu có tư cách hợp lệ được quyền tham gia đấu thầu với tư cách là nhà thầu độc lập hoặc nhà thầu liên danh (điều 64 Luật Đấu thầu).

Nhà thầu được coi là nhà thầu chính (Điều 4, khoản 12 Luật Đấu thầu), nếu được trúng thầu thì nhà thầu phải ký hợp đồng với chủ đầu tư. Còn nhà thầu phụ không ký hợp đồng với Chủ đầu tư mà chỉ ký thỏa thuận hoặc Hợp đồng với nhà thầu chính.

Đối với 1 nhà thầu liên danh A+B (không gọi là liên danh nhà thầu vì ý nghĩa khác đi) thì A cũng là nhà thầu chính và B cũng là nhà thầu chính. Điều này thể hiện thông qua quy định ở Điều 15 và Điều 23 NĐ 85/CP khi đề cập tới các yêu cầu quan trọng (điều kiện tiên quyết) trong HSMT. Cũng vì vậy trong Luật Đấu thầu quy định khi ký hợp đồng với Chủ đầu tư (nếu trúng thầu) phải có đầy đủ chữ ký của các thành viên trong liên danh (Điều 46 Luật Đấu thầu).

Do nhà thầu liên danh (A+B) chỉ là một nhà thầu (tương tự như với một nhà thầu độc lập) nên khi dự thầu, nhà thầu này được yêu cầu phải có thỏa thuận liên danh theo Mẫu quy định trogn Mẫu HSMT (Mấu số 3) và quy định rõ trách nhiệm chung (vì là 1 nhà thầu) và trách nhiệm riêng (vì gồm 2 thành viên).

Tại mục 2 trong mẫu HSMT MSHH (TT05/BKH, ngày 10/2/2010 của Bộ Kế hoạch & Đầu tư) và trong mẫu HSMT XL (TT01/BKH, ngày 06/1/2010 của Bộ KH&ĐT) có quy định trong thời gian thỏa thuận liên danh (mẫu số 3) phải quy định rõ thành viên đứng đầu liên danh, trách nhiệm chung và trách nhiệm riêng của từng thành viện đối với công việc thuộc gói thầu. Theo đó tại Mẫu số 3 (mẫu thỏa thuận liên danh), ở Điều 1 khoản 2 đã quy định trách nhiệm chung, cụ thể:
-          Trường hợp trúng thầu, không thành viên nào có quyền từ chối thực hiện các trách nhiệm và nghĩa vụ đã quy định trong Hợp đồng…
-          Trường hợp thành viên của liên danh từ chối hoàn thành trách nhiệm riêng của mình như đã thỏa thuận thì thành viên đó phải bồi thường thiệt hại và xử lý.
Hai nội dung tên chính là gắn nhà thầu thành viên với trách nhiệm chung đối với một nhà thầu liên danh

Ngoài ra trong mẫu HSMT tại nội dung về bảo đảm dự thầu có quy định: “Trường hợp một thành viên trong liên danh vi phạm dẫn đến nhà thầu không được nhận lại bảo đảm dự thầu thì tất cả thành viên trong liên danh đều bị tịch thu bảo đảm dự thầu”.

Quy định này cũng bổ sung cho trách nhiệm chung đối với nhà thầu liên danh. Đáng ra về đảm bảo thực hiện hợp đồng trong mẫu HSMT cũng nên quy định tương tự, nhưng tiếc rằng nội dung này còn chưa được đề cập trong phần Điều kiện cụ thể của hợp đồng.

Như vậy, trong quy định về đấu thầu có quy định về trách nhiệm chung đối với các thành viên trong liên danh song được thể hiện tản mát và không ghi rõ là “Trách nhiệm chung” và vì thế chúng ta đành tự mình suy luận, tập hợp vậy.
Bắc Việt.

Đánh giá

Rất hữu ích! Thanks!: 5.0
Rất hữu ích! Thanks!: 5
  Đăng lúc 3/4/2013 13:32

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

4#
 Tác giả| Bắc Đăng lúc 3/4/2013 11:08 | Chỉ xem của tác giả
Cái này em cũng hơi mông lung...nhất là khoản thanh toán..em làm bên thẩm định kết quả đấu thầu..nhờ anh tư vấn trường hợp này vs

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

5#
sirlinh Đăng lúc 3/4/2013 11:16 | Chỉ xem của tác giả
Mình xin góp ý trong phần thanh toán với thỏa thuận trong liên danh là tiền sẽ được thanh toán gửi về Cty B. Theo mình Điều này dựa theo thỏa thuận của 2 cty thì là phù hợp và ko sai, chỉ có 1 vấn đề phát sinh khi mà có tranh chấp giữa 2 cty, có thể là nếu Cty B đang nợ ngân hàng và tiền về 1 cái ngân hàng trừ ngay phần nợ của Cty B đi và Cty A sẽ ko nhận đc phần khối lượng của mình. Đó là thực tế nếu tình hình của 2 cty có biến đổi và về gói thầu có nhiều bất ổn. Còn lại nếu ko có vấn đề gì  thì việc tiền thanh toán chuyển cho Cty B theo thỏa thuận của liên danh là hợp lý. Mọi người cho thêm ý kiến nhé.


sirlinh trong 3/4/2013 11:18 đã trả lời thêm:
Về vấn đề 3 : Với việc liên danh thì 2 nhà thầu phải phân định rõ khối lượng công việc thực hiện của mỗi bên, ko thể chỉ là % công việc theo trong HSDT.
Bởi vì có trường hợp Cty này chẳng có 1 chút kinh nghiệm hay năng lực nào trong 1 phần của gói thầu đó thì phải liên danh với Cty có kn và năng lực.
Vậy nên phải phân định rõ từng công việc thực hiện thì bên chấm thầu mới có cơ sở để đánh giá HSDT liên danh này.


sirlinh trong 3/4/2013 11:21 đã trả lời thêm:
Như vừa rồi bên mình có chấm thầu 1 gói liên danh như vậy, mình ko tham gia chấm nhưng giai đoạn chấm thì mới chỉ là % công việc còn ko phân định rõ cviec gì, nhưng do các nhà thầu kia ko đủ năng lực nên nhà thầu này về đánh giá sơ bộ là đạt và đã phân định rõ từng phần khối lượng công việc trong giai đoạn  thương thảo HĐ? Theo mình như thế là chưa hợp lý đúng ko nhỉ

Đánh giá

Rất hữu ích! Thanks!: 5.0 Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 5.0
Rất hữu ích! Thanks!: 5 Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 5
  Đăng lúc 4/4/2013 12:40

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

6#
nvquang118 Đăng lúc 4/4/2013 11:16 | Chỉ xem của tác giả
Theo quan điểm mình trao đổi như này:
        Xét về vai trò là người chấm thầu: Bạn cứ đánh giá theo các tiêu chí của Hồ sơ mời thầu đã được Chủ đầu tư phê duyệt và theo quy định trong NĐ 85. Chiểu đúng các tiêu chí: Đạt hay không đạt, các tài liệu chứng minh theo yêu cầu của HSMT. Đúng trách nhiệm và quyền hạn, không quan tâm rằng sự thỏa thuận về quyền lợi, trách nhiệm của các thành viên liên danh, ai thiệt ai lợi. vì đó là do nội bộ các bên liên danh tự nguyện xem xét thống nhất, cứ có THỏa thuận liên danh và các bên ký vào đó là đc.
        Xét về vai trò người thẩm định kết quả chấm thầu: Theo quy định, công tác thẩm định không phải là đánh giá lại HSMT, chỉ xem xét, thẩm định các nội dung:
- Căn cứ pháp lý của việc đánh giá đã đủ theo quy định hay chưa.
- Công tác Tổ chức đấu thầu, chấm thầu có đúng quy định hay chưa. Cụ thể
   + Công tác tổ chức đấu thầu có tuân thủ quy định về thời gian trong đấu thầu chưa.
   + Việc đăng tải thông tin đại chúng về tổ chức đấu thầu có tuân thủ không.
   + Nội dung đánh giá HSDT có tuân thủ các yêu cầu, các tiêu chuẩn đánh giá trong HSMT được duyệt và phù hợp quy định hiện hành của Pháp luật không.
   + Đánh giá của tổ chuyên gia chấm thầu có công bằng giữa các nhà thầu ko?
Vậy là không liên quan đến nội dung thỏa thuận liên danh của Nhà thầu như thế nào.
      Còn về vai trò của các thành viên liên danh thì:
Với ông A thì trách nhiệm đủ đường, mà quyền lợi lại bị động đủ thứ.
Ông B thì sướng ơi là sướng, thíc làm như nào thì làm đã có ông A chịu trách nhiệm.
Giai đoạn đấu thầu thì không vấn đề gì lắm, vì Hồ sơ ông B chuẩn bị toàn bộ đến khi có kết quả đấu thầu. ĐÚng, sai, thừa, thiếu... thì đã có bên mời thầu chịu trách nhiệm xem xét, thẩm định, Chủ đầu tư phê duyệt rồi. Vấn đề phát sinh từ thời điểm thông báo kết quả đấu thầu, thương thảo ký hợp đồng khi đã trúng thầu.
Sau khi ký HĐ thì pháp luật chỉ xét đến các quy định cụ thể trong HĐ mà truy trách nhiệm.
Nên quan trọng nhất là khi thương thảo ký hợp đồng. Nhà thầu và chủ đầu tư bắt đầu xét đến quyền lợi, trách nhiệm của các bên ký hợp đồng. Lúc này ông B lại dồn tất các bất lợi nếu có cho ông A chịu tất thì sao.
Đến khi thực hiện HĐ thì ông cứ chiểu theo các điều khoản HĐ bắt ông A phải thực hiện hết.
Thi công như nào thì thi công, đến lúc nghiệm thu thanh toán, tiền thì về ông B hết. Ông A muốn lấy thì vác đề nghị sang ông B lấy. Có thì trả ko có thì a muốn làm gì tôi thì làm, thế thì ông A ật ngửa hết ra :))
Nếu mình là ông A thì chả bao giờ mình ký cái thỏa thuận kia nếu không sửa đổi, bổ sung 1 số điều khoản cụ thể trong đó. Ai lại phó mặc cho ông B thíc làm gì thì làm thế kia bao giờ.

Đánh giá

Rất hữu ích! Thanks!: 5.0 Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 5.0
Rất hữu ích! Thanks!: 5 Mong bạn tiếp tục chia sẻ. Thanks!: 5
  Đăng lúc 4/4/2013 12:39

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

7#
 Tác giả| Bắc Đăng lúc 4/4/2013 15:19 | Chỉ xem của tác giả
nvquang118 gửi lúc 4/4/2013 11:16
Theo quan điểm mình trao đổi như này:
        Xét về vai trò là người chấm thầu: Bạn ...

Bạn nói là: Thẩm định KQĐT k phải đánh giá lại HSDT, mà là xem xét,
Đánh giá của tổ chuyên gia chấm thầu có công bằng giữa các nhà thầu ko?
..Vậy cho hỏi...bạn không xem xét lại, ko đánh giá lại thì làm sao biết chấm thầu có công bằng không?

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

8#
nvquang118 Đăng lúc 5/4/2013 11:40 | Chỉ xem của tác giả
Bắc gửi lúc 4/4/2013 15:19
Bạn nói là: Thẩm định KQĐT k phải đánh giá lại HSDT, mà là xem xét, ..Vậy cho hỏi ...

"Về việc xem xét đánh giá của tổ chuyên gia chấm thầu có công bằng giữa các nhà thầu hay không":
Đây không phải là việc chấm lại HSDT mà là việc xem xét Báo cáo đánh giá của tổ chuyên gia chấm thầu.
Trong báo cáo đánh giá của tổ tư vấn chấm thầu sẽ có phần đánh giá chấm điểm và viện chứng các tài liệu chứng minh của HSDT của các nhà thầu tham gia.
Nếu trong cùng 1 tiêu chí đánh giá có sự đánh giá không phù hợp, không công bằng giữa 2 nhà thầu, (có thể là: Bằng các tài liệu viện dẫn kèm theo báo cáo, 2 nhà thầu có lỗi bị trừ như nhau, mức độ đạt của các nhà thầu là như nhau nhưng kết quả đánh giá lại có sự chênh lệch...) tổ thẩm định có thể yêu cầu tổ chuyên gia, bên mời thầu giải trình bằng văn bản. tránh trường hợp tổ chấm thầu có sự thiên vị đối với nhà thầu nào đó. Việc giải trình này sẽ được lưu làm căn cứ cho Chủ đầu tư xem xét phê duyệt kết quả.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Phiên bản Mobile|Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng  

Phần mềm dự toán xây dựng excel | Hướng dẫn lập dự toán xây dựng | Phần mềm tư vấn giám sát | Phần mềm quản lý chất lượng xây dựng |

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Kiến Trúc sư

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Đấu thầu

GMT+7, 16/5/2025 13:22 , Processed in 0.165295 second(s), 29 queries .

Powered by Discuz! X3.2

© 2001-2013 Kiso Comsenz Inc.