XD360 KÍNH CHÚC CHO MỌI NHÀ VẠN SỰ AN LÀNH!

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

 Quên mật khẩu
 Đăng ký mới
Anh Trần HòeBùi Quốc Hưng
Xem: 18663|Trả lời: 42
In Chủ đề trước Tiếp theo
Thu gọn cột thông tin

[Sơ đồ - Quy trình] Tìm hiểu về các hình thức PPP – Quan hệ đối tác công tư

  [Lấy địa chỉ]

Hãy đăng nhập để có nhiều chức năng hữu dụng hơn và xem ảnh rõ hơn!

Bạn phải đăng nhập để xem được nội dung, nếu bạn chưa có tài khoản? hãy Đăng ký mới

x

Tìm hiểu về các hình thức đầu tư PPP – Quan hệ đối tác công tư



PPP là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Public-Private Partnership – tạm hiểu là Quan hệ đối tác công tư. Đây là các mối quan hệ  giữa các tổ chức nhà nước và tổ chức tư nhân liên quan đến lĩnh vực cơ sở hạ tầng và các lĩnh vực dịch vụ khác.



Đối tác nhà nước trong quan hệ đối tác nhà nước - tư nhân là các tổ chức chính phủ, bao gồm các bộ ngành, các chính quyền địa phương hoặc các doanh nghiệp nhà nước. Đối tác tư nhân có thể là đối tác trong nước hoặc đối tác nước ngoài, và có thể là các doanh nghiệp hoặc các nhà đầu tư có chuyên môn về tài chính hoặc kỹ thuật liên quan đến dự án.


Các mô hình của PPP.

Dựa trên các loại hợp đồng và chuyển giao thì có nhiều mô hình PPP Các thuật ngữ sau đây thường được sử dụng để mô tả các thỏa thuận quan hệ đối tác tiêu biểu (ở Việt Nam chúng ta thì thường chủ yếu dùng vài mô hình trong PPP mà thôi)


Buy-Build-Operate(BBO): Mua-Xây dựng-Kinh doanh

Build-Own-Operate(BOO): Xâydựng-sở hữu-Kinh doanh

Build-Own-Operate-Transfer(BOOT):Xây dựng-Sở hữu-Kinh doanh-Chuyển giao.

Build-Operate-Transfer(BOT): Xây dựng-Kinh doanh-Chuyển giao

Build-Lease-Operate-Transfer(BLOT): Xâydựng-cho thuê- Kinh doanh -Chuyển giao.

Design-Build-Finance-Operate(DBFO):Thiết kế-Xây dựng-Tài chính-Kinh doanh.

FinanceOnly: Tài chính đơn thuần

Operation&Maintenance Contract (O & M): Hợp đồng kinh doanh và bảo dưỡng

Design-Build(DB):Thiết kế-Xây dựng

OperationLicense:Giấy phép hoạt động

Số người tham gia 6Uy Tín: +11 Thưởng +8 Thanked +6 Thu lại Lý do
namit06 + 2 Đồng tình. Cảm ơn!
thuongdeco + 3 + 3 + 1
nvduct + 3 + 3 + 1
quangcuong1403 + 3 Viết rất hay. Thanks!
minhco08 + 1

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

2#
 Tác giả| giakhanh206 Đăng lúc 7/6/2010 16:19 | Chỉ xem của tác giả
Có rất nhiều hình thức PPP như liệt kê ở trên. Tuy nhiên tổng quát lại thì có 06 dạng hợp đồng mang tính chất mối quan hệ đối tác nhà nước - tư nhân đang sử dụng phổ biến trên thế giới như sau:

• Các hợp đồng dịch vụ;
• Các hợp đồng quản lý;
• Các hợp đồng cho thuê hoặc hợp đồng giao thầu;
• Các thoả thuận xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) hoặc các thoả thuận tương tự;
• Nhượng quyền;
• Liên doanh.

Hợp đồng dịch vụ

       Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuê một công ty tư nhân tiến hành một hoặc nhiều công việc hoặc dịch vụ cụ thể trong một khoảng thời gian, thường là từ 1 đến 3 năm. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền vẫn là người cung cấp chính dịch vụ cơ sở hạ tầng. Đối tác tư nhân phải thực hiện dịch vụ với một mức chi phí được thoả thuận và thường phải đáp ứng những tiêu chuẩn hoạt động do cơ quan nhà nước đặt ra.
        Trong một hợp đồng dịch vụ, chính phủ trả đối tác tư nhân một khoản phí định trước cho dịch vụ, trên cơ sở chi phí đơn vị dịch vụ. Hợp đồng dịch vụ thông thường thích hợp nhất khi dịch vụ có thể được xác định rõ ràng trong hợp đồng, mức độ nhu cầu tương đối chắc chắn và việc thực hiện có thể theo dõi một cách dễ dàng. Các hợp đồng dịch vụ là một lựa chọn có độ rủi ro tương đối thấp trong việc mở rộng vai trò của khu vực tư nhân.Các hợp đồng dịch vụ thường có thời gian ngắn.

Hợp đồng quản lý

Số người tham gia 2Uy Tín: +4 Thưởng +4 Thanked +2 Thu lại Lý do
thuongdeco + 3 + 3 + 1
xaydung + 1 + 1 + 1

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

3#
 Tác giả| giakhanh206 Đăng lúc 7/6/2010 16:33 | Chỉ xem của tác giả
Nhượng quyền

Số người tham gia 2Uy Tín: +4 Thưởng +4 Thanked +2 Thu lại Lý do
thuongdeco + 3 + 3 + 1
xaydung + 1 + 1 + 1

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

4#
 Tác giả| giakhanh206 Đăng lúc 8/6/2010 08:42 | Chỉ xem của tác giả
Tại sao hình thức PPP lại phổ biến trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng và dịch vụ công?

      Bởi vì PPP như là 1 công cụ quan trọng để đáp ứng nhu cầu ngày càng quá tải của cơ sở hạ tầng. Nước ta trong gia đoạn chuyển tiếp lên nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa, do đó tốc độ phát triển kinh tế ngày càng cao, người dân phải đối mặt với một "cơ sở hạ tầng thiếu, được minh chứng bằng những con đường tắc nghẽn,  bệnh viện, nước và các hệ thống xử lý nước, và  cơ sở hạ tầng khác ngày càng xuống cấp hoặc quá tải. Những vấn đề này lần lượt áp đặt các chi phí rất lớn về xã hội, từ năng suất giảm đi và khả năng cạnh tranh giảm, đến một số tai nạn tăng lên, vấn đề sức khỏe và tuổi thọ thấp hơn. Trong khi đó vốn ngân sách không thể tài trợ cho nhu cầu rất lớn cho cơ sở hạ tầng. Ví dụ như hệ thống đường cao tốc Bắc Nam tổng số vốn đầu tư cho tuyến đường này là trên 50tỷ USD, mà vốn ngân sách thì không đủ đáp ứng.
      Về mặt xã hội thì PPP sẽ cung cấp giá trị cho người dân thông qua một hoặc nhiều điều sau đây:
      Chi phí thấp;
      Chất lượng dịch vụ cao hơn; và
      Giảm rủi ro

Số người tham gia 3Uy Tín: +7 Thưởng +4 Thanked +2 Thu lại Lý do
dangocbich + 3 Bài hay quá. Cảm ơn!
thuongdeco + 3 + 3 + 1 Bài hay quá. Cảm ơn!
goat17hga + 1 + 1 + 1

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

5#
 Tác giả| giakhanh206 Đăng lúc 8/6/2010 12:03 | Chỉ xem của tác giả
Sơ đồ minmap thể hiện lợi ích của các bên trong PPP

Số người tham gia 2Uy Tín: +4 Thưởng +4 Thanked +2 Thu lại Lý do
thuongdeco + 3 + 3 + 1 Rất kinh nghiệm. Cảm ơn!
xaydung + 1 + 1 + 1 tuyệt!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

6#
 Tác giả| giakhanh206 Đăng lúc 8/6/2010 14:17 | Chỉ xem của tác giả
Và đây là sơ đồ thể hiện các đặc điểm chính của 5 dạng cơ bản của PPP

Số người tham gia 2Uy Tín: +4 Thưởng +4 Thanked +2 Thu lại Lý do
thuongdeco + 3 + 3 + 1 Rất kinh nghiệm. Cảm ơn!
xaydung + 1 + 1 + 1 quá chuyên nghiệp!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

7#
 Tác giả| giakhanh206 Đăng lúc 8/6/2010 18:26 | Chỉ xem của tác giả
Sau đây là minmap chuỗi quy trình dự án PPP trên thế giới do QBT xaydung360.vn biên tập

Số người tham gia 3Uy Tín: +7 Thưởng +7 Thanked +3 Thu lại Lý do
thuongdeco + 3 + 3 + 1
nvduct + 3 + 3 + 1
fubi + 1 + 1 + 1

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

8#
 Tác giả| giakhanh206 Đăng lúc 11/6/2010 08:59 | Chỉ xem của tác giả
Và đây là sơ đồ về mức độ tham gia của đối tác công tư.

Số người tham gia 4Uy Tín: +8 Thưởng +5 Thanked +3 Thu lại Lý do
dangocbich + 3 Bài hay quá. Cảm ơn!
thuongdeco + 3 + 3 + 1
xuanquy + 1 + 1 + 1
fubi + 1 + 1 + 1 tuyệt!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

9#
 Tác giả| giakhanh206 Đăng lúc 2/7/2010 07:37 | Chỉ xem của tác giả
Qua những điều trên ta thấy hình thức đầu tư BOT chi là 1 trong những hinh thức của PPP không phải là 2 loại hình riêng biêt như ý của  1 số báo đã viết. Hình thức BOT bắt đầu triển khai từ những năm 90 tại VN và giờ đây đang ngày càng phát triển do đo chỉ có VBPL về BOT là không đủ nhu cầu ngày càng phát triển của đất nước. Do đó chính phủ sẽ ban hành Nghị định về PPP nhăm đáp ứng yêu câu thưc tế phát triển của đất nước.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

10#
 Tác giả| giakhanh206 Đăng lúc 3/7/2010 00:16 | Chỉ xem của tác giả
Sẽ có câu hỏi đặt ra sao đã có nghị định quy định về BOT rồi sao giờ lai ban hành thêm nghị định về PPP nữa. Ta thấy rằng nghị định 108 chỉ áp dụng cho hạ tầng kỹ thuật mà trong đó hạ tầng giao thông thường áp dụng nghị định naỳ. Do đó các lĩnh vực hạ tâng kỹ thuât khác và dich vụ công cũng phải có 1 VBPL Nào đó quy định cho nó. Do đó 1 nghị định quy định cho nó là cần thiết cho sự phát triển nhanh chóng của Hạ tầng kỹ thuật và cải thiện các dịch vụ công ngày càng tốt hơn. 1 vài suy nghĩ của mình

Đánh giá

hay quá! Phải công nhận đây là chuyên gia về PPP rồi.  Đăng lúc 31/3/2011 10:08

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

11#
 Tác giả| giakhanh206 Đăng lúc 9/7/2010 08:10 | Chỉ xem của tác giả
Bài học kinh nghiệm về PPP trong lĩnh vực cấp nước tại VN

XÃ HỘI HÓA DỊCH VỤ CUNG CẤP NƯỚC SẠCH ĐỐI VỚI

HOẠT ĐỘNG CỦA TỔNG CÔNG TY CẤP NƯỚC SÀI GÒN:

MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ KIẾN NGHỊ

1. Thành phố Hồ Chí Minh là mộttrung tâm kinh tế, văn hóa, du lịch lớn của cả

nước, một đầu tàu phát triển toàndiện của phía Nam,là đầu mối giao lưu và cửa ngõ

hướng ra thế giới. Hơn hai mươi nămqua, vận hành trong chính sách đổi mới, thành phố

đã có những bước phát triển nhanhchóng. Do đó, việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng,

trong đó có hệ thống cấp nước là mộtnhu cầu quan trọng và bức bách.

Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn đangquản lý một hệ thống cấp nước lớn nhất và

lâu đời nhất của cả nước, với côngsuất cấp nước hiện nay là 1.350.000m3/ngày,mạng

lưới đường ống cấp nước từ Ø100mm đến2.400mm có chiều dài khoảng 3.800km (chưa

kể khoảng 3.800km ống nhánh vớikhoảng 760.000 đấu nối khách hàng). Dự kiến đến

năm 2025, theo định hướng phát triểncấp nước bền vững, đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng

nước sạch, cấp nước ổn định, bảo đảmchất lượng và dịch vụ tốt, với công suất cấp nước

sẽ đạt 3,2 triệu m3/ngày, pháttriển thêm 2.775km mạng lưới đường ống, cải tạo, thay thế

993km, phấn đấu giảm tỉ lệ thấtthoát – thất thu còn 25%, đòi hỏi một số vốn đầu tư lên

đến gần 4 tỷ USD. Vì vậy, việc tìmkiếm và huy động mọi nguồn lực xã hội, trong và

ngoài nước để phát triển hệ thốngcấp nước là một yêu cầu mang tính khách quan và là

một trong những giải pháp lớn củaTổng Công Ty Cấp Nước Sài gòn (TCTCNSG) sẽ

thực hiện trong 15 năm tới.

1.1. Đối với nhu cầu đầu tư xây dựngcác nhà máy nước mới, các nhà đầu tư trong

nước và nước ngoài hết sức quan tâm.Với chính sách mở cửa, dự án Nhà máy nước Bình

An công suất 100.000m3/ngày, nhàmáy nước đầu tiên trong cả nước thực hiện theo hình

thức BOT do nhà đầu tư Malaysia thực hiệnđược cấp giấy phép đầu tư tháng 3/1995,

khởi công xây dựng năm 1996 và đivào hoạt động tháng 8/1999; cho đến nay nhà máy

nước này vẫn hoạt động tốt và cóhiệu quả cho cả nhà đầu tư và TCTCNSG. Nhà máy

nước BOO Thủ Đức công suất300.000m3/ngày do Côngty Cổ Phần BOO Nước Thủ

Đức đầu tư và bán sỉ toàn bộ sản lượngcho TCTCNSG và Nhà máy nước Kênh Đông do

Công ty Cổ Phần Cấp nước Kênh Đôngđầu tư công suất 200.000m3/ngày,bán sỉ cho

TCTCNSG 150.000m3/ngày đangtriển khai thực hiện theo hướng xã hội hóa cấp nước.

Hiện có rất nhiều nhà đầu tư trongvà ngoài nước tiếp xúc với TCTCNSG để tìm hiểu và

mong muốn có cơ hội đầu tư các Nhàmáy nước mới trong tương lai. Cho đến nay, trong

cơ cấu nguồn nước sản xuất và cungcấp cho thành phố, ngoài TCTCNSG, các đơn vị

thuộc thành phần kinh tế khác chiếmtỉ lệ khoảng 21% và dự kiến đến đầu năm 2011 sẽ

tăng lên khoảng 37% (bao gồm Côngty Cấp nước BOT Bình An, Công ty Cổ phần BOO

Nước Thủ Đức, Công ty Cổ phần Cấpnước Kênh Đông và một số doanh nghiệp khác).

Với khả năng giải quyết được về mặtkỹ thuật công nghệ cấp nước và năng lực thi công,

việc đầu tư phát triển các nhà máynước mới hiện nay dễ dàng huy động nguồn vốn trong

nước để thực hiện. Vấn đề đặt rasau một thời gian triển khai thực hiện xã hội hóa trong

đầu tư cho ngành nước sẽ được trìnhbày ở phần sau.

1.2. Đối với nhu cầu đầu tư pháttriển mạng lưới đường ống cấp nước, đặc biệt là

các tuyến ống truyền dẫn và cấp 1,do tính chất đặc thù, cần đầu tư một lần để vận hành

khai thác lâu dài đáp ứng nhu cầutiêu thụ nước tăng lên theo từng giai đoạn phát triển

sau này, không thể đầu tư chỉ chonhu cầu trước mắt rồi sau này đầu tư tiếp vì không có

quỹ đất và vấn đề kỹ thuật cũng sẽcó khó khăn. Vốn đầu tư cho mạng truyền dẫn, cấp 1

là rất lớn, thời gian thu hồi vốnkéo dài do giá nước sạch còn phụ thuộc vào chính sách

giá, yếu tố an sinh xã hội, khunggiá nước sạch nhà nước quy định, có quan tâm đến mặt

bằng thu nhập của nhiều ngườitrong xã hội. Trong khi đó, mục tiêu của nhà đầu tư là lợi

nhuận, khai thác thu hồi vốn nhanhnên cho đến nay chưa có nhà đầu tư thực sự quan

tâm. Đầu tư mạng cấp 2 cũng mang tínhchất tương tự mặc dù mức độ có nhẹ hơn.

Tình hình đó đặt ra các hướng giảiquyết cho các đơn vị cấp nước là bên cạnh việc

đầu tư phát triển mạng lưới đường ốngcấp 3 bằng nguồn vốn của doanh nghiệp hoặc vay

tín dụng dài hạn, mạng lưới đường ốngtruyền dẫn, cấp 1 và cấp 2 cần phải được đầu tư

bằng các nguồn vốn ngân sách cấpphát, ngân sách cho mượn không lãi suất, tín dụng ưu

đãi của Nhà nước hoặc nguồn vốnODA dài hạn hoặc phối hợp các nguồn vốn nói trên

mới có thể thực hiện được một cáchcó hiệu quả.

1.3. Đối với đầu tư giảm nước thấtthoát – thất thu, một trong những quan tâm

hàng đầu của hoạt động sản xuất vàcung cấp nước của TCTCNSG, mặc dù đã được tập

trung nhiều thời gian, công sức vàvốn liếng để giải quyết, nhưng với hệ thống cấp nước

có quy mô lớn, hình thành và pháttriển qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau, hạ tầng kỹ

thuật và trang thiết bị phục vụ côngtác quản lý, kiểm soát mạng lưới cấp nước còn thiếu

thốn, chưa đồng bộ, tình hình nướcthất thoát – thất thu vẫn còn cao, hiện chỉ đạt yêu cầu

kìm hãm đà gia tăng, kết quả chưacó tính bền vững.

Với việc thực hiện giảm nước thấtthoát – thất thu theo cách truyền thống qua việc

tổ chức cho các đơn vị tư vấn nghiêncứu khả thi, thiết kế, giám sát, huấn luyện đào tạo;

các đơn vị nhà thầu hợp đồng cungcấp vật tư, thi công, thiết lập phân vùng tách mạng,

thay thế tuyến ống cũ; đơn vị cấpnước quản lý mạng lưới, dò tìm, sửa bể… đã không

mang lại hiệu quả mong muốn hoặchiệu quả thấp, không bền vững.

Việc giảm nước thất thoát – thấtthu tuy là công việc thường xuyên nhưng ở đây

cần tính chất chuyên nghiệp, lâu dàivà phải được giải quyết thông qua con đường đầu tư

để bảo đảm kiểm soát thực hiện cácgiải pháp giảm và duy trì được tỉ lệ giảm nước thất

thoát – thất thu và điều này phụthuộc vào các yếu tố vốn đầu tư, con người và cơ chế

thực hiện vốn có nhiều khó khăn, hạnchế và bất cập đối với đơn vị cấp nước.

Tương tự như đầu tư xây dựng mộtnhà máy nước để tăng thêm sản lượng sản

xuất nước sạch, việc giảm nước thấtthoát – thất thu cũng phải được đầu tư để thu hồi lại

nước rõ rĩ, tăng lượng nước cung cấpmà không phải xây dựng thêm nhà máy nước mới.

Việc đầu tư này được thực hiệntheo một dự án đã có kế hoạch trước nhằm khai thác và

phát huy các ưu thế về tính chuyênnghiệp, kinh nghiệm, kỹ thuật chuyên môn; về nguồn

tài chính bảo đảm những nguồn lựccần thiết cho đầu tư, vận hành, bão dưỡng đúng mức,

quyết định và hành động nhanh chóng,quản lý một cách xuyên suốt, thực hiện nhiệm vụ

với mục tiêu đã xác định gắn liềnvới lợi ích kinh tế thu được trực tiếp từ hiệu quả giảm

nước rò rỉ. Tuy nhiên, kết quả thựchiện dự án không chỉ là thành công mà có khi thất bại,

nghĩa là có yếu tố rủi ro.

Kêu gọi đầu tư – nhất là đầu tư nướcngoài trong lĩnh vực giảm nước thất thoát

thất thu được đặt ra để một mặt giảiquyết vấn đề nguồn lực, kinh nghiệm, khả năng

chuyên môn, đồng thời trên cơ sở đóchia sẻ lợi ích từ hiệu quả cũng như chia sẻ rủi ro từ

kết quả thực hiện thu hồi nước ròrỉ. Việc chia sẻ lợi ích từ hiệu quả thu hồi nước rò rỉ

vừa là phương tiện vừa là động lựccho cả nhà đầu tư và đơn vị cấp nước trong việc thực

hiện các dự án thu hồi nước rò rỉ.

Hiện tại, hợp đồng quản lý và giảmrò rỉ dựa trên hiệu quả thực hiện theo hình

thức đối tác công - tư (PPP) đang đượcáp dụng cho Dự án Giảm thất thoát nước thành

phố Hồ Chí Minh bằng nguồn vốn vaycủa Ngân hàng Thế giới (WB) với nội dung phân

chia mạng lưới phân phối nước củathành phố thành 6 vùng, thực hiện giảm nước rò rỉ

trong 2 vùng (vùng 1 và vùng 2)trong đó thực hiện hợp đồng PPP tại vùng 1 với một nhà

thầu chuyên nghiệp. Mặc dù kết quảthực hiện còn đang ở phía trước, song việc nghiên

cứu áp dụng cũng cần được tiếp tụcvà có sự hỗ trợ về hành lang pháp lý để làm căn cứ

cho việc tăng cường mối quan hệ giữakhu vực công và khu vực tư ở nước ta hiện nay nói

chung.

Thời gian gần đây, qua thông tin củaDự án Giảm thất thoát nước Ngân hàng Thế

giới và các thông tin khác của cácđịnh chế tài chính quốc tế, một số nhà đầu tư nước

ngoài trong lĩnh vực này cũng bắt đầuquan tâm đặt vấn đề hợp tác đầu tư với TCTCNSG

để cùng chia sẻ lợi ích cũng như rủiro trong công tác giảm thất thoát nước.

2.Với các hình thức xã hội hoá dịchvụ cấp nước nêu trên tại thành phố trong thời

gian qua cho phép rút ra những kếtquả và bài học kinh nghiệm là:

- Đối với Nhà máy nước BOT BìnhAn, do một nhà đầu tư chuyên ngành cấp

nước thực hiện nên hoạt động thuậnlợi, ổn định, chất lượng nước sạch được bảo đảm, giá

mua bán sỉ nước sạch không biến độnggóp phần vào việc tăng cường bổ sung nguồn

nước sạch cho thành phố.

- Đối với các dự án nhà máy nước đangthực hiện, do các nhà đầu tư không phải

trong ngành nước thực hiện nên ngoàiviệc giảm bớt các thủ tục trong việc thực hiện do

không sử dụng nguồn vốn Nhà nước,các vấn đề khác khi gặp trở ngại việc xử lý tình

huống có khó khăn, hạn chế, khôngchuyên nghiệp, giải quyết chậm, gây bức xúc trong

dư luận.

Vấn đề được đặt ra là cần có một cơchế linh hoạt cho phép hợp tác đầu tư giữa

đơn vị cấp nước trong địa bàn đượcgiao quản lý với nhà đầu tư có năng lực về vốn đầu

tư để dự án được thực hiện một cáchnhanh chóng, hạn chế rủi ro, xử lý chuyên nghiệp và

phối hợp tốt trong quá trình vận hànhsau khi dự án được đưa vào hoạt động để dự án

được thuận lợi và hiệu quả hơn.

- Việc xã hội hóa trong đầu tư pháttriển mạng lưới cấp nước, giảm nước thất

thoát – thất thu chưa được chú ý đầyđủ do chưa có những cơ chế khuyến khích phù hợp

nên chưa thu hút sự quan tâm của cácnhà đầu tư. Giá nước chưa tính đủ, chưa thể gánh

nổi gánh nặng chi phí đầu tư lớnhiện tại cho lợi ích trong tương lai. Chính sách tín dụng

đối với việc vay vốn đầu tư pháttriển mạng lưới cấp nước còn quá khó khăn, không

khuyến khích nhà đầu tư. Các Sở ngànhliên quan chưa chia sẻ khái niệm đầu tư giảm

thất thoát nước như là đầu tư pháttriển nguồn nước mà không có Nhà máy nước. Chưa

có cơ chế thưởng phù hợp cho việcgiảm thất thoát nước để động viên lực lượng thực

hiện công tác đầy khó khăn phức tạpvà nhiều rủi ro này.

Hoạt động giảm nước thất thoát thấtthu đang trở thành chủ trương lớn của Nhà

nước, kiến nghị xem xét có cơ chếthưởng giảm nước thất thoát thất thu cho đơn vị cấp

nước căn cứ lợi ích thiết thực việcthu hồi lượng nước rò rỉ đã mất đi thay vì đầu tư nhà

máy nước mới để tăng sản lượngthay thế cho việc tính toán thưởng theo hình thức

thưởng tiết kiệm.

Việc thực hiện chủ trương xã hội hóacung ứng các dịch vụ công cộng, trong

đó có hoạt động cấp nước nhằm thuhút sự tham gia của khu vực ngoài nhà nước, giải

quyết vấn đề nguồn lực, kinh nghiệmchuyên môn trong việc cung cấp, phân phối, sử

dụng một cách có hiệu quả tài sảndịch vụ của khu vực công mà thông thường do khu

vực công đảm trách; Nhà nước cầntiếp tục bổ sung hoàn thiện khung pháp lý (Nghị

định số 108/2009/NĐ-CP ngày27/11/2009 về hợp đồng BOT, BTO, BT, chưa có

khung pháp lý cho các dạng khác) cầncó cơ chế khuyến khích theo các loại hình phù

hợp để khu vực ngoài nhà nước thamgia rộng rãi hơn__

Số người tham gia 1Uy Tín: +1 Thưởng +1 Thanked +1 Thu lại Lý do
tungshin + 1 + 1 + 1

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

12#
 Tác giả| giakhanh206 Đăng lúc 10/7/2010 14:58 | Chỉ xem của tác giả
Minmap các giai đoạn của PPP.

      

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

13#
 Tác giả| giakhanh206 Đăng lúc 12/7/2010 12:04 | Chỉ xem của tác giả
Minmap vị trí một số nước trong 3 giai đoạn phát triển PPP

      Vị trí đi từ mức thấp tới cao. Tham khảo từ Deloitte and Touche USA LLP.

      

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

14#
tungshin Đăng lúc 25/3/2011 15:50 | Chỉ xem của tác giả
A ơi cho e hỏi tại sao VN nên phát triển theo mô hình PPP này ạ
e mới đang nghiên cứu nhiều BOT trên lớp có giao về tìm hiểu cái này
A có số liệu 1 ố dự án về mô hình này ở VN và 1 số nước ngư TQ, TL có đánh giá về mô hình này ko cho e xin link với e cám ơn

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

15#
 Tác giả| giakhanh206 Đăng lúc 25/3/2011 17:37 | Chỉ xem của tác giả
    Ở bài đầu mình đã nói sơ qua, bạn tham khảo. Mình nói thêm qua. Vốn NSNN hằng năm thì không đủ để đáp ứng các dự án đầu tư. Vay hay phát hành trái phiếu thì dẫn tới nợ công. Nước mình hiện giờ thì nợ công là gần 60% GDP, nước Nhật là 200%GDP, mình không nhớ rõ số cụ thể. Do đó kêu gọi vốn bên ngoài là điều tất yếu.
   Ở Việt Nam thì thật ra PPP đã có từ lâu đó là các dự án BOT, BT, BOO. Quy chế PPP thì mới được chính phủ ban hành cuối năm 2010.
   Các File chung chung thì hiện nay BQT đang tập hợp để đưa lên thư viện diễn đàn, 1 thư viện không lồ các file và tiện dụng trong đó có các file PPP dự định vào đầu tháng 4 sẽ ra mắt.
   Các FIle về PPP thì hầu như là tiêng anh. Hoặc bạn có thể sử dụng số liệu từ DA BOT,BT cũng được


xaydung360.vn mainila water concession.rar

5.52 MB, Lượt tải về: 7459

xaydung360.vn uc.rar

7.85 MB, Lượt tải về: 16047

Số người tham gia 1Uy Tín: +3 Thu lại Lý do
dangocbich + 3 Bài hay quá. Cảm ơn!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

16#
tungshin Đăng lúc 25/3/2011 18:14 | Chỉ xem của tác giả
e muốn hỏi PPP ở VN hiện nay đang có những ấn đề đáng quan tâm nào e muốn nâng nó lên thành cái tiểu luận cho hic e đang định tính là hành lang pháp lý nhưng bây jo a nói e mới biết là có rồi a gợi ý cho e một chút được ko
hic chắc e ko đủ đô la ko download được
a có thể check lại mấy cái file ảnh trang 1 được ko
cắc e còn hỏi a nhiều cho đến lúc hoàn thành đề tài này e cám ơn lần nữa

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

17#
 Tác giả| giakhanh206 Đăng lúc 25/3/2011 18:32 | Chỉ xem của tác giả
   Chính phủ ban hành quyết định  71/2010/QĐ-TTg ngày 09/11/2010 quy chế thí điểm PPP. Mỗi File down về thì -1USD thôi. Mỗi bài viết thì được 2USD lận.
    Các file ngoài đầu trang do trước đây nâng cấp diễn đàn nên bị lỗi không down được. Mình chỉ lục lại trong máy còn có 1 hình minmap về lợi ích các bên PPP thôi à. Lúc khác mình vẽ lại sau.
Bạn có gì thắc mắc thì cứ hỏi tự nhiên.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

18#
fubi Đăng lúc 25/3/2011 20:08 | Chỉ xem của tác giả

Quốc tế đánh giá hình thức đầu tư PPP tại Việt Nam

tungshin gửi lúc 25/3/2011 15:50
A ơi cho e hỏi tại sao VN nên phát triển theo mô hình PPP này ạ
e mới đang nghiên cứu  ...

Quốc tế đánh giá hình thức đầu tư PPP tại Việt Nam
Sau khi Chính phủ Việt Nam ban hành Quy chế thí điểm dầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP) nhiều chuyên gia quốc tế nhận xét rằng) các quy định về PPP của Việt Nam đang mở ra sự linh hoạt tối đa cho việc hình thành các dự án thí điểm đầu tư theo nhiều phương thức khác nhau, có tính đến các bài học kinh nghiệm thực tế từ các dự án thí điểm theo mô hình này.
Trong thời gian gần đây nhiều tờ báo lớn tại nhiều nước trên thế giới đã liên tục có bài viết nhận định rằng, mô hình  đầu tư PPP tại Việt Nam sẽ phát triển nhanh chóng và sớm trở thành một chương trình thí điểm rộng khắp nước với những bài học kinh nghiệm quý báu. Nhận thức được tính chất quan trọng của một xu hướng phát triển mà nhiều nước đã áp dụng khá thành công, Việt Nam đã và đang tích cực hợp tác với nhiều nước khác trong việc triển khai mô hình này. Mới đây, đoàn cán bộ, chuyên gia từ các Bộ, ngành của Việt Nam đã có cuộc tập huấn dài ngày tại Singapore nhằm chia sẻ vai trò và tìm hiểu kinh nghiệm áp dụng mô hình đầu tư PPP trong quá trình phát triển cơ sở hạ tầng. Vấn đề đặt ra là nguồn vốn trung và dài hạn bền vững cho phát triển cơ sở hạ tầng đang rất thiếu và thiếu cơ chế chính sách cũng như nguồn tài chính thực cho cách tiếp cận các nguồn vốn từ tư nhân.
Các ngân hàng thương mại tại nhiều nền kinh tế mới nổi do huy động vốn đầu vào ngắn hạn nên sản phẩm đầu ra cũng có giới hạn của nó. Ngoài ra, ở các nền kinh tế mới nổi, ngoài những công cụ tài chính truyền thống như phát hành trái phiếu chính phủ hay chính quyền địa phương, giờ đây các doanh nghiệp cần năng động hơn    như phát hành trái phiếu doanh nghiệp, cổ phiếu, sử dụng vốn đòn bẩy tài chính tích cực hơn nữa để bảo đảm nguồn vốn trung và dài hạn phục vụ cho các công trình kết cấu hạ tầng vốn có bản chất dài hạn về thời gian thu hồi vốn khi vốn đầu tư lại lớn. Quan trọng hơn, theo nhìn nhận của các chuyên gia Singapore. Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức PPP của Việt Nam là tiền để để thu hút đầu tư tư nhân trong và ngoài nước. Các chuyên gia Singapore cũng . đánh giá cao nỗ lực của Việt  Nam và mong chờ cơ hội để đầu tư cho sự phát triển vào lĩnh vực cần nhiều vốn đầu tư nhất này tại Việt Nam.
Theo Bộ trưởng Tài chính  Singapore, ông Tharman Shanmugaratnam, do hiện tượng đô thị hóa và trào lưu di cư ra khu vực thành thị của dân số trong độ tuổi lao động, mà việc đầu tư vào kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị là hết sức cần thiết và cấp bách đối với nhiều nền kinh tế mới nổi. Điều này thể hiện sự cần thiết phải bảo đảm  Cả số lượng và chất lượng các công trình hạ tầng trước nhu cầu sử dụng không ngừng gia tăng. Chính vì vậy, các nền kinh tế mới nổi như Việt Nam phải bảo đảm môi trường pháp lý và thể chế lành mạnh, cũng như kiến tạo các thị trường tài chính vững chắc để bảo đảm nguồn cung vốn trung và dài hạn đáp ứng nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng, mà sự tham gia mạnh mẽ của khu vực tư nhân không thể không xem xét.

(Nguồn Báo Đấu thầu số 29, ngày 10/02/2011)

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

19#
fubi Đăng lúc 25/3/2011 20:10 | Chỉ xem của tác giả

QUY CHẾ THÍ ĐIỂM PPP: BƯỚC TIẾN CƠ BẢN

Trả lời fubi Bài mới

QUY CHẾ THÍ ĐIỂM PPP: BƯỚC TIẾN CƠ BẢN (25/02/2011)
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công - tư. KINH DOANH đã có cuộc trao đổi với bà Samantha Campbell, luật sư Công ty Luật Gide Loyrette Nouel về một số vấn đề liên quan đến loại hình đầu tư này tại Việt Nam.

                               
Đăng nhập/Đăng ký mở rộng
Xin bà cho biết một vài nhận xét của mình về Quyết định 71/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP) tại Việt Nam?Nhu cầu hoàn thiện thể chế chính sách liên quan đến mô hình PPP của Việt Nam đã được nghiên cứu và thảo luận trong nhiều năm gần đây, và đặc biệt là trong năm 2010. Theo tôi, những chính sách này vẫn còn thiếu trong điều kiện của Việt Nam, nhưng hy vọng chúng sẽ là một liều thuốc hữu hiệu cho những nhu cầu tài chính để phát triển hạ tầng tại Việt Nam.

Theo như nhận định ban đầu, lý thuyết PPP có thể được hiểu rất rộng, bao trùm lên bất cứ hình thức hợp tác nào, giữa khu vực tư nhân và nhà nước, để phát triển hạ tầng và các dịch vụ công. Điều đó đã được thể hiện rõ trong định nghĩa "hình thức đầu tư PPP" ở ngay trong Quyết định này, trong đó cũng chỉ ra rằng sự hợp tác cần phải được dựa trên các hợp đồng.
Dựa vào định nghĩa này thì thật ra hình thức PPP không phải là mới ở Việt Nam. Một số dự án hạ tầng đã và đang được thực hiện dựa trên khung pháp lý của Nghị định 108, quy định về các hình thức Xây dựng - Vận hành - Chuyển giao (BOT), Xây dựng - Chuyển giao - Vận hành (BTO) và Xây dựng - Chuyển giao (BT).
Những hình thức đầu tư này đều là những hình thức của PPP. Tuy nhiên, trong lịch sử, những mô hình này không phải lúc nào cũng đem lại hiệu quả tối đa, nhất là đối với việc điều phối nguồn lực của Nhà nước và sử dụng cán cân thanh toán quốc gia. Do đó, yếu tố chính trong chính sách liên quan đến PPP chính là phải mở rộng thêm những khả năng khác để xây dựng các dự án hạ tầng trong hoàn cảnh hiện nay, khi Việt Nam đang cần phải huy động hàng chục, nếu không nói đến hàng trăm, hàng ngàn tỷ USD cho các dịch vụ công và hạ tầng trong những năm tới đây, trong lúc nguồn lực của Chính phủ Việt Nam và hỗ trợ phát triển là có hạn. Tôi cho rằng Quyết định này là bước tiến cơ bản đầu tư trong hướng này.Nếu xét từ khía cạnh của cộng đồng doanh nghiệp quốc tế, thì trên thực tế hiện vẫn còn một số quan ngại trong việc thiếu khuôn khổ luật pháp cho phép các hình thức đầu tư khác của khu vực tư nhân vào cơ sở hạ tầng. Như trong lĩnh vực quản lý dài hạn hoặc nâng cấp cơ sở hạ tầng, mặc dù có rất ít, hoặc gần như không có yếu tố "xây dựng" trong những dự án này nhưng chi phí thực hiện có thể là rất lớn. Tôi lấy ví dụ trong các dự án nạo vét sông hồ hoặc dịch vụ nước thải và vệ sinh môi trường và sự không rõ ràng về luật pháp xung quanh khung pháp lý để thực hiện các dự án cho loại này thực sự là đã ngăn cản một số vốn đầu tư vào Việt Nam. Và trong trường hợp này thì Quy định mới đã được chào đón dù vẫn còn rất sơ lược về nội dung.
Bà có nhận xét gì về các lĩnh vực được cho phép thí điểm trong Quy chế này?Vâng, có một loạt các lĩnh vực đã được cho phép trong Quy chế như giao thông, nước sạch, điện, y tế, môi trường... đã phản ánh nhu cầu mà Chính phủ Việt Nam muốn kêu gọi sự tham gia của khu vực tư nhân nhất. Điều này cho thấy nhu cầu của Việt Nam phát triển hạ tầng và dịch vụ công là rất lớn. Những lĩnh vực này nói chung là vẫn giống với các lĩnh vực đã quy định trong Nghị định 108 đối với mục đích đầu tư BOT, BTO và BT, nhưng có sự khác biệt đáng chú ý vì đã có thêm giao thông đô thị và y tế.
Ở các nước khác, đây là những lĩnh vực mà khu vực tư nhân làm tốt, có nhiều bí quyết, cũng như họ chính là chất xúc tác cho việc gọi vốn cho các dự án PPP. Tuy nhiên, sự tham gia vào các hình thức BOT, BTO hay BT có thể sẽ không nhận được sự đồng thuận cao nhất của khu vực này, đặc biệt khi cung cấp dịch vụ (ví dụ như điều hành và quản lý giao thông công cộng đô thị hay các dịch vụ nâng cấp và quản lý bệnh viện) cần được tính đến.
Chúng tôi mong muốn nhìn thấy một hình thức PPP khác được thực hiện sẽ phát triển kinh nghiệm thực tế như thế nào trong tất cả các lĩnh vực, dựa vào Quy chế thí điểm này.
Vậy Chính phủ Việt Nam nên làm gì để làm cho các dự án PPP trở nên hấp dẫn hơn đối với khu vực tư nhân?
Sự thiếu hoàn thiện thể chế lập pháp cũng chưa phải là nguyên nhân chính ngăn cản sự tham gia của thành phần kinh tế tư nhân vào các dự án PPP. Theo tôi, vấn đề quan trọng nhất chính là tính khả thi và khả năng phát triển của chính dự án đó đối với nhà đầu tư tư nhân.
Sự tính toán lợi nhuận ròng là vấn đề cốt lõi, cho dù có hay không có cơ chế vốn được thu xếp, những cuộc tranh luận dài giữa các cơ quan nhà nước và nhà đầu tư về mức độ rủi ro của dự án, hay những cam kết trợ giúp của Nhà nước thông qua các hình thức cung cấp (ví dụ như nguyên liệu thô) và đầu ra của sản phẩm sẽ tiếp tục làm nản lòng các nhà đầu tư.
Ngoài ra, bất cứ xem xét nào của Chính phủ về việc đảm nhận các rủi ro về việc hoán đổi nội tệ sẽ được nhà đầu tư hoan nghênh.
Cả Nghị định 108 và Quy chế thí điểm đều cho thấy rằng sự chuẩn bị đấu thầu cạnh tranh cần phải được chú trọng. Đây chính là một quá trình thực hành có hiệu quả nhất cho các bên. Nhà đầu tư cần phải biết họ đang đấu thầu loại dự án nào để có thể tham gia thầu hiệu quả nhất, và ngược lại, cũng phải biết tận dụng các ưu đãi của Nhà nước cho các mục tiêu cạnh tranh của mình.
Các yêu cầu về kỹ thuật, các cam kết của Chính phủ và bất cứ sự sắp xếp nguồn vốn nào cũng cần phải được thể hiện rõ bởi các báo cáo và các nghiên cứu đạt tiêu chuẩn quốc tế. Tài liệu đạt tiêu chuẩn cũng là một yếu tố hấp dẫn đối với khu vực tư nhân, để làm rõ những vấn đề còn băn khoăn và giảm thời gian thương thuyết.
-- Hoàng Hoa --

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

20#
fubi Đăng lúc 25/3/2011 20:11 | Chỉ xem của tác giả

Đầu tư theo hình thức PPP : Phát huy tính ưu việt để phát triển hạ tầng

Trả lời fubi Bài mới


                               
Đăng nhập/Đăng ký mở rộng
Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công – tư (Tiếng Anh viết tắt là PPP) bắt đầu có hiệu lực. Đây sẽ là “cú huých” hết sức quan trọng đối với sự nghiệp phát triển cơ sở hạ tầng ở nước ta.

Quy chế PPP ban hành theo Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg ngày 9-11-2010 của Thủ tướng Chính phủ, quy định điều kiện, thủ tục và nguyên tắc áp dụng thí điểm đối với một số dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công theo hình thức PPP.

Hình thức đầu tư công – tư (PPP) tuy mới mẻ đối với Việt Nam nhưng đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng từ hơn 50 năm nay. Kinh nghiệm thế giới cho thấy, nhờ áp dụng hình thức PPP mà nhiều vấn đề bức xúc của nhiều đô thị lớn đã được giải quyết như tình trạng ùn tắc giao thông, cung cấp nước, tạo việc làm cho người lao động...

Mô hình hay hình thức PPP kết hợp được nhiệm vụ của dịch vụ công với hiệu quả của một hay nhiều doanh nghiệp tư nhân cho phép các chính quyền địa phương nhanh chóng đạt được những tiêu chuẩn quốc tế tốt nhất trong các dịch vụ công, tạo thuận lợi cho chuyển giao công nghệ tiên tiến, hiện đại.

Dự án cấp nước sạch ở TP. Thượng Hải (Trung Quốc) là một hình mẫu mà Việt Nam có thể tham khảo. Năm 2002 chính quyền Thượng Hải đã ký kết với Tập đoàn VE của Pháp hợp đồng quản lý dịch vụ cấp nước sạch trong thời hạn 50 năm. Từ đó hình thành một doanh nghiệp liên doanh Pháp – Trung Quốc với tỷ lệ vốn góp 50/50. Theo đó, VE cung cấp toàn bộ dịch vụ sản xuất, phân phối nước sạch, quản lý và chăm sóc khách hàng, thiết kế và đầu tư...

Cũng theo hình thức PPP, Thủ đô Seoul (Hàn Quốc) đã xây dựng tuyến xe điện ngầm số 9. Hiện nay, mỗi ngày phục vụ 256.000 lượt khách, dự báo đến năm 2013 sẽ thu hút 760.000 lượt khách/ngày. Gần 1.000 người Hàn Quốc đã được đào tạo để vận hành, khai thác và làm dịch vụ chăm sóc khách hàng.

Nước Anh đã áp dụng hình thức PPP trên 50 năm nay và thu được thành công lớn. Tư duy của người Anh là những gì mà tư nhân không làm được, hoặc không thể tham gia thì Nhà nước mới làm, mới quản lý. Cụ thể, như chức năng quản lý hành chính được coi là một chức năng không thể sẻ chia cho tư nhân. Vì vậy ở Anh, Nhà nước khuyến khích tư nhân tham gia đầu tư vào hầu hết các lĩnh vực và khoán gọn cho họ đầu tư toàn bộ cơ sở vật chất, sau đó Nhà nước thuê lại công trình đó. Nhà nước chỉ thuê sử dụng còn quản lý cơ sở vật chất vẫn là tư nhân.

Chẳng hạn, xây dựng một nhà tù, toàn bộ việc thiết kế, xây dựng... do tư nhân làm. Nhà nước chỉ đảm bảo việc di chuyển tù nhân và quản lý cảnh sát... Tương tự, xây dựng trường học và bệnh viện cũng vậy. Nhà nước chỉ quản lý hiệu trưởng, đội ngũ giáo viên, giám đốc bệnh viện và y, bác sĩ... Còn lại những “phần cứng” (cơ sở vật chất) đều do tư nhân quản lý theo hợp đồng.

Phó giám đốc Sở KH và ĐT Hà Nội, ông Nguyễn Văn Tứ, khi bàn về hình thức PPP đã diễn giải: “Cú huých để phát triển thương mại thế giới trong những năm qua là cơ chế trả góp. Cơ chế đầu tư PPP trong đầu tư phát triển hạ tầng cũng vậy, tư nhân là người bỏ tiền đầu tư và Nhà nước như một người trả góp”.

Được biết, gần đây, ngày 29-9-2010, Singapore đã khởi công xây dựng Trung tâm thể thao Singapore theo mô hình PPP. Công trình này sẽ hoàn thành vào năm 2014 có tổng vốn đầu tư gần 1 tỷ USD. Nhà thầu trúng thầu dự án là Tập đoàn Singapore Sports Hub (SSHC), trong đó đứng đầu là Công ty Draggeages Singapore. Đây được đánh giá là dự án PPP lớn nhất thế giới, tính đến thời điểm này.

Với những tính ưu việt của mô hình PPP, nhiều chuyên gia Việt Nam và quốc tế, trong những cuộc hội thảo gần đây còn cho rằng, PPP sẽ kích thích cả kinh tế nông thôn Việt Nam một cách hữu hiệu, một khi đưa hình thức đầu tư này vào các vùng nông thôn Việt Nam. Ông Bàn Ngọc Sương, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cho biết: “Trong năm 2011, tỉnh sẽ phối hợp với nhiều địa phương xây dựng chiến lược kêu gọi các nhà đầu tư tư nhân trong và ngoài nước đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp để nâng công suất xay xát và lau bóng gạo xuất khẩu, khuyến khích và ưu tiên đầu tư thiết bị, công nghệ nâng cao tỷ lệ thu hồi gạo; hình thành các trung tâm chế biến lớn...”.

Tuy nhiên, áp dụng cơ chế PPP trong thời gian tới không thể tránh khỏi nhiều khó khăn, vướng mắc; điều này cũng giống như việc khi gia nhập WTO, nước ta phải sửa, bổ sung luật pháp cho phù hợp với hệ thống quốc tế.

Chấp nhận mô hình đầu tư công – tư (PPP) là một bước quan trọng trong quản lý kinh tế.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

21#
fubi Đăng lúc 25/3/2011 20:13 | Chỉ xem của tác giả

Chờ danh mục dự án theo hình thức PPP

Trả lời fubi Bài mới


                               
Đăng nhập/Đăng ký mở rộng
Một trong những nền tảng cần thiết để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài nhằm phát triển hạ tầng là Quyết định 71/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế Thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP).

Phóng viênđã trao đổi với bà Đỗ Thị Thu Hà - Phó tổng giám đốc phụ trách lĩnh vực phát triển hạ tầng (Công ty KPMG Việt Nam) về vấn đề này.

Quyết định 71/2010/QĐ-TTg có hiệu lực từ tháng 1/2011 sẽ góp phần hỗ trợ phát triển hạ tầng tại Việt Nam như thế nào, thưa bà?


Quyết định này đưa ra các nguyên tắc cơ bản để bảo đảm tính minh bạch của các dự án phát triển hạ tầng quan trọng nhằm giúp Chính phủ Việt Nam đạt được hiệu quả đầu tư cao hơn. Ngoài ra, Quyết định cũng đưa ra những quy định rõ ràng và cụ thể hơn về một loạt vấn đề.

Trước hết, theo Quyết định 71/2010/QĐ-TTg, Nhà nước sẽ góp không quá 30% tổng vốn đầu tư của dự án, do đó tính khả thi của dự án sẽ dễ dàng được xác định thông qua báo cáo về tính khả thi xét từ góc độ thương mại.

Các dự án đầu tư theo hình thức PPP sẽ được hưởng ưu đãi thuế theo các quy định về thuế của Việt Nam.

Theo Quyết định, phải có nghiên cứu khả thi tổng thể chi tiết trước khi đưa dự án ra thị trường mời gọi đầu tư.

Để tạo dựng lòng tin đối với các bên cho vay trong trường hợp dự án tiến triển không như mong đợi, Quyết định 71/2010/QĐ-TTg quy định: bên cho vay có quyền tiếp nhận một phần hoặc toàn bộ các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp dự án trong trường hợp doanh nghiệp dự án hoặc nhà đầu tư không thực hiện được các nghĩa vụ theo hợp đồng dự án hoặc hợp đồng vay vốn.

Điều gì cản trở việc các ngân hàng quốc tế chấp thuận cho các dự án phát triển hạ tầng của Việt Nam vay vốn?


Trước hết là rủi ro tiền tệ. Trong bối cảnh không có các công cụ phòng ngừa rủi ro hối đoái dài hạn trên thị trường, các ngân hàng mong đợi Chính phủ và các cơ quan chức năng chia sẻ rủi ro này. Tuy nhiên, Quyết định 71/2010/QĐ-TTg chưa quy định rõ vấn đề đó.

Tiếp theo là rủi ro xây dựng. Nhìn chung, các ngân hàng muốn làm việc với các tập đoàn xây dựng quốc tế danh tiếng và giàu kinh nghiệm, đồng thời những tập đoàn quốc tế này cũng mong muốn được hợp tác với các doanh nghiệp xây dựng có uy tín trong nước.

Rủi ro về tài chính và luật pháp cũng là vấn đề được các ngân hàng quốc tế quan tâm, bởi Việt Nam chưa có hướng dẫn hoàn chỉnh, rõ ràng và minh bạch về hoạt động đầu tư theo hình thức PPP thông qua các thông tư.

Vậy các bước cần thiết tiếp theo là gì, thưa bà?

Các nhà đầu tư và tổ chức cho vay đang chờ đợi việc ban hành các thông tư hướng dẫn thực hiện Quyết định 71/2010/QĐ-TTg. Việc ban hành những quy định cụ thể hơn cho các nguyên tắc cơ bản được nêu trong Quyết định này sẽ củng cố niềm tin để đưa các dự án đầu tư theo hình thức PPP tại Việt Nam vào thực tế.

Một vấn đề quan trọng nữa là nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ trong các cơ quan thực hiện dự án.

Các công ty tư nhân trong nước cũng cần phải xây dựng đội ngũ có năng lực để hợp tác với các tập đoàn nước ngoài, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh trong nước.

Cuối cùng, một dự án thí điểm đầu tư theo hình thức PPP được thực hiện thành công cùng với một danh sách các dự án khả thi tiếp theo sẽ góp phần đưa Việt Nam trở thành một điểm đến hàng đầu đối với các nhà đầu tư tư nhân nước ngoài trong lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng.

Số người tham gia 1Uy Tín: +1 Thưởng +1 Thanked +1 Thu lại Lý do
khongtinhdaisu + 1 + 1 + 1

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

22#
tungshin Đăng lúc 28/3/2011 18:00 | Chỉ xem của tác giả
e muốn hỏi  Đầu tư theo mô hình PPP có theo Quy trình nào ko ạ

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

23#
 Tác giả| giakhanh206 Đăng lúc 28/3/2011 18:38 | Chỉ xem của tác giả
   Ở Việt nam hiện nay thì mới chỉ có Quyết định 71/2010/QĐ-TTg. Trong Quyết định này thì có nói các bước thực hiện tuy nhiên theo mình thì chưa cụ thể, quy định chung chung. Bạn có thể tải quyết định trên về nghiên cứu xem.
    Mai mình sẽ up lại sơ đồ quy trình thực hiện PPP chung chung của các nước.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

24#
 Tác giả| giakhanh206 Đăng lúc 28/3/2011 18:49 | Chỉ xem của tác giả
Quyết định 71/QĐ-TTG ngày 9/11/2010 về ban hành quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức PPP
http://www.xaydung360.vn/diendan ... -580-fromuid-8.html

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

25#
 Tác giả| giakhanh206 Đăng lúc 29/3/2011 18:06 | Chỉ xem của tác giả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

26#
 Tác giả| giakhanh206 Đăng lúc 31/3/2011 10:59 | Chỉ xem của tác giả
Một số đặc điểm cơ bản của hình thức BOT và các biến thể của BOT

Đánh giá

goooooooooood!!  Đăng lúc 31/3/2011 11:00

Số người tham gia 1Uy Tín: +1 Thưởng +1 Thanked +1 Thu lại Lý do
tungshin + 1 + 1 + 1 ihihih

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

27#
kiemtra Đăng lúc 1/4/2011 17:18 | Chỉ xem của tác giả
Trả lời giakhanh206 Bài mới

kinhnghiemQuanheDoiTacCongTuJohnsoV.pdf (694.61 KB, Lượt tải về: 4825)

Số người tham gia 2Uy Tín: +4 Thưởng +4 Thanked +2 Thu lại Lý do
nvduct + 3 + 3 + 1
tungshin + 1 + 1 + 1 mình cám ơn

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

28#
tungshin Đăng lúc 2/4/2011 10:57 | Chỉ xem của tác giả
em cám ơn vuwaf hoàn thanh xong đề cương chi tiết về nó đang chờ giáo viên nhận xét

Đánh giá

Chúc bạn hoàn thành tốt nhé! Và thành công!  Đăng lúc 2/4/2011 16:24

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

29#
minhsd5 Đăng lúc 4/5/2011 14:28 | Chỉ xem của tác giả
Một trang về PPP rất bổ ích, đọc cũng hiểu cơ bản về PPP:)

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

30#
tungshin Đăng lúc 4/5/2011 16:14 | Chỉ xem của tác giả
giáo viên của e yêu cầu thêm phần đánh giá quy chế PPP thí điểm của nước ta, mọi người có thể gợi ý cho e đánh giá vào những điểm nào được không ạ

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

31#
kythuat Đăng lúc 4/5/2011 16:19 | Chỉ xem của tác giả

Đọc lại sẽ có thông tin từ bài tưởng đã cũ

tungshin gửi lúc 4/5/2011 16:14
giáo viên của e yêu cầu thêm phần đánh giá quy chế PPP thí điểm của nước ta, mọi n ...

Đánh giá bao gồm 2 mặt:
- Điểm được.
- Điểm chưa được.
Được hay chưa được là so với thực tế khách quan dưới con mắt chủ quan của cá nhân bạn.
Mà chủ quan cá nhân thì mỗi người nhìn nhận khác nhau.
Tuy nhiên bác có thể đọc lại bài này xem:
http://www.xaydung360.vn/diendan/forum-redirect-goto-findpost-ptid-94-pid-1371-fromuid-127.html

Chúc bác thành công hoàn thành xuất sắc luận văn.!

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

32#
 Tác giả| giakhanh206 Đăng lúc 4/5/2011 22:23 | Chỉ xem của tác giả
tungshin gửi lúc 4/5/2011 16:14
giáo viên của e yêu cầu thêm phần đánh giá quy chế PPP thí điểm của nước ta, mọi n ...

Quy chế PPP theo quyết định 71 mới chỉ ban hành gần đây cho nên các dự án áp dụng mô hình này ở nước ta hiện tại vẫn chưa áp dụng (theo mình biết) do đó chưa thể đánh giá PPP trong các dự án triển khai tại VN. Bạn có thể đánh giá sự cần thiết của PPP ứng dụng trong các dự án sẽ triển khai sắp tới tại VN, ưu nhược điểm của nó. Về điều này thì trên các báo điện tử nói nhiều bạn có thể tham khảo

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

33#
 Tác giả| giakhanh206 Đăng lúc 7/5/2011 11:11 | Chỉ xem của tác giả
Siết đầu tư công: San cơ hội cho tư nhân
Tác giả: Lê Khắc
Bài đã được xuất bản.: 15/03/2011 06:00 GMT+7

(VEF.VN) - Chính phủ quyết định siết chặt đầu tư công. Tuy nhiên, tháo gỡ nút thắt đầu tư cho hạ tầng thì không thể chậm trễ. Lúc thường, vốn nhà nước đã không đủ cho nhu cầu này nên Chính phủ đã tìm cách kêu gọi tư nhân tham gia. Nay ngân sách "co" lại chính là lúc cần đẩy mạnh kêu gọi nguồn vốn tư nhân.

Gánh nặng quá sức Chính phủ

Trong một báo cáo gần đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tổng chi ngân sách cho đầu tư phát triển chung trong giai đoạn 2001-2010 khoảng 60 tỷ USD, chiếm khoảng 8,4% so với GDP.

Giai đoạn 10 năm tới, nhu cầu này tiếp tục tăng lên. Theo tính toán của Chính phủ, từ nay đến năm 2020, nhu cầu vốn cho cơ sở hạ tầng của Việt Nam chiếm 10-11% GDP. Cụ thể hơn, trong vòng 5 năm tới, nước ta sẽ cần khoảng 70-80 tỷ USD để đầu tư cho lĩnh vực này.

So với GDP và ngân sách của Việt Nam thì đây là một sự quá sức. Lãnh đạo Bộ Tài chính, trong các diễn đàn đầu tư, cũng đã nhiều lần thừa nhân, với với điều kiện tài chính hiện tại thì nguồn vốn của Chính phủ khó có thể đáp ứng hết được nhu cầu cho đầu tư cơ sở hạ tầng. Và rõ ràng, không thể chỉ trông chờ vào nguồn vốn của Chính phủ để phát triển cơ sở hạ tầng như mong muốn, mà cần có sự tham gia mạnh mẽ hơn của khu vực tư nhân.

Trong những năm qua, đầu tư cho hạ tầng đã được Chính phủ rất chú trọng, hay đúng hơn, Chính phủ đầu tư với gánh nặng đang vượt quá sức mình. Hàng năm, ngoài nguồn từ ngân sách xuất ra, phần thiếu còn lại trông chờ nhiều vào hai nguồn đi vay. Vay trong nước bằng trái phiếu và vay nước ngoài thông qua vốn ODA và vay trái phiếu quốc tế. Điều này khiến cho số nợ quốc gia của Việt Nam dù vẫn ở trong ngưỡng an toàn nhưng đã xấp xỉ ngưỡng cảnh báo an toàn.

Dù đã xoay đủ mọi cách, nhưng một thực tế đau đầu là chúng ta liên tục thiếu vốn cho các công trình hạ tầng quan trọng. Một trong những ví dụ điển hình là việc thiếu vốn cho nhiều công trình nguồn điện của đất nước. Hàng chục dự án điện bị chậm với một nguyên nhân liên tục được nêu lên là thiếu vốn. Bên cạnh đó, một vẫn nạn lớn của các dự án giao thông là bị chậm tiến độ cũng được đổ cho thiếu vốn.
Ảnh minh họa: Báo Hà Nội Mới.
Thậm chí, hiện nay, Việt Nam đang rất thiếu các cảng lớn để thức đẩy lưu thông hàng hóa. Chúng ta đã tính đến những phương án lớn như: cảng Lạch Huyện ở Hải Phòng; Vân Phong ở Khánh Hòa... Song, việc triển khai đến nay vẫn rất khó khăn mà nguyên nhân chính bắt đầu từ câu chuyện vốn.

Bên cạnh đó, một nỗi khổ lớn của DN chính là của DN chính là hệ thống đường bộ xuyên quốc gia đã quá tải và xuống cấp so với nhu cầu ngày càng phát triển, nhưng việc đầu tư mở rộng và nâng cấp sẽ gặp khó khăn vì thiếu vốn.

Trong khi đó, nguồn vốn vay cả trong và ngoài nước ngày càng khó khăn. Huy động trái phiếu chính phủ trong nước đang gặp khó khăn khi hai năm gần đây khi lượng huy động vốn tăng lên nhưng không phải lúc nào cũng có được số lượng như mong muốn. Không những thế, việc nhà nước huy động vốn thông qua trái phiếu đã ảnh hưởng đến nguồn vốn chung của xã hội, khiến cho một số kênh huy động khác bị ảnh hưởng như đã từng xảy ra trong 2010.

Còn đối với ODA không chỉ Việt Nam đang tiến tới ngưỡng an toàn cho phép mà nguồn vay ưu đãi này đang ngày càng co hẹp lại khi Việt Nam được công nhận là một nước co thu nhập trung bình. Chúng ta buộc phải đi vay thương mại với chi phí cao hơn và điều kiện khắt khe hơn.

Tuy nhiên, dù vay bằng nguồn nào và theo cơ chế nào thì tất cả đều là món nợ quốc gia mà ngân sách buộc phải trả trong tương lai. Đó là gánh nặng cho ngân sách quốc gia vốn đã eo hẹp lại đang bị chia sẻ bởi nhiều nhu cầu như hiện nay.

Thúc đẩy tư nhân: hãy mạnh dạn hơn

Nhiều năm gần đây, Việt Nam đã mở dần lĩnh vực đầu tư hạ tầng cho tư nhân trong và ngoài nước tham gia thông qua các hình thức đầu tư như BOT, BT và BOO, và mới đây nhất là mô hình hợp tác nhà nước và tư nhân PPP cũng đã được chính thức hóa. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, lộ trình này hiện vẫn rất chậm và hiệu quả chưa được như mong muốn.

Những năm trước, khi việc kêu gọi đầu tư hạ tầng của tư nhân việc kêu gọi đầu tư theo các hình thức BOT, BT... đã được khuấy lên. Chính phủ sau một thời gian dài thử nghiệm đã ban hành các quy định cụ thể về vấn đề này vào năm 2009 - ngay lập tức tạo ra một làn sóng nhiều nhà đầu tư tư nhân bỏ vốn làm hạ tầng.

Có thể kể đến những dự án đã được đề xuất thực hiện như: đường ôtô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, cầu Rạch Miễu, cầu Cỏ May (trên QL51), đoạn An Sương - An Lạc thuộc QL1A trên địa bàn TP.HCM, cầu Đồng Nai, cầu Bình Triệu (khu vực TP.HCM), QL2 đoạn Nội Bài - Vĩnh Yên và rất nhiều tuyến tránh trên QL 1A... Đối với hình thức BT cũng có rất nhiều dự án giao thông lớn như: đường trục phát triển kinh tế Bắc - Nam, đường trục phía Bắc Hà Đông, đường trục phía Nam Hà Tây (cũ)...

Dù hình thức nào, cách hoàn vốn bằng thu phí trực tiếp hay đổi đất lấy hạ tầng đầu cho thấy một điều tư nhân rất mong muốn tham gia vào hạ tầng và đó hoàn toàn là một lĩnh vực có đủ hấp dẫn để khơi nguồn vốn tư nhân.

Mới đây, từ cuối năm ngoái, các quy định thí điểm về đầu tư PP cũng đã được ban hành. Rất nhiều nhà đầu tư quan tâm ngay, trong đó có cả những nhà đầu tư đến từ nước ngoài. Thậm chí, ngay từ khi cơ chế thí điểm chưa được ban hành thì Bitexco đã rất sốt sắng trong việc đề xuất triển khai đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết.

Hơn thế, hiện Việt Nam đang chuẩn bị một danh sách ngắn gọn để giới thiệu với các nhà đầu tư tham gia.

Rõ ràng, chúng ta có hy vọng về việc tìm kiếm đủ nguồn vốn cho các dự án hạ tầng vốn đang rất khó về vốn hiện nay thông qua các cơ chế đầu tư như trên. Đây là những hình thức đã được nhiều nước áp dụng thành công và đang được các nhà tham vấn hối thúc Việt Nam sớm mở rộng và các chủ đầu tư cũng mong muốn một hàng lang pháp lý rõ ràng để dễ dàng hiện thực hóa điều này.

Tuy nhiên, trên thực tế, chúng ta vẫn chưa có thành quá nào về PPP, dù các nhà đầu tư như Bitexco và có cả sự hậu thuẫn của ngân hàng thế giới nhưng đến nơi dự án đề xuất mới chỉ khởi động và các thủ tục để cụ thế hóa cho nhà đầu tư thực hiện vẫn chưa rõ ràng. Vì thế, ngoài một đề xuất cụ thể từ Bitexco các nhà đầu tư khác vẫn chỉ mới bày tỏ quan tâm và chưa có một đề xuất cụ thể nào tiếp theo.

Thực tế, mô hình PPP đã được đề xuất từ rất lâu nhưng việc triển khai nghiên cứu để ra được một quy chế quá kéo dài. Đến tận cuối 2010, quy chế này dưới dạng thí điểm mới ra đời. Song, để thực thi nó vẫn còn vướng khi những quy định hỗ trợ tiếp theo. Đặc biệt, một danh sách các dự án cụ thể để thí điểm đến nay vẫn chưa có. Nhà đầu tư luôn cần những địa chỉ cụ thể và cơ chế cụ thể nhưng điều đó vẫn chưa hiện thực.

Trong khi đó, hiện các quy định đầu tư sau BOT, BT cũng bộc lộ nhiều bất cập và việc xây dựng, cơ chế vẫn còn thiếu nhất quán...

Chính vì thế, ngoài một số dự án đổi đất lấy hạ tầng được chú ý nhiều, còn các dự án khác với hình thức thu hồi vốn  triển khai khá chậm - đây là yêu cầu rất cấp thiết trong thời gian tới - mà nguyên nhân chính là cơ chế để vận hành các dự án theo phương thức này chưa thật sự đồng bộ và còn nhiều điểm bất hợp lý.

Trao đổi gần đây về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đã nhấn mạnh, đầu tư công cắt giảm, chính là một cơ hội để xem xét lại hiệu quả các dự án. Những dự án nào nhà nước làm không hiệu quả hay nhà nước không cần làm thì không nên ôm đồm mà cần mạnh dạn chuyển cho tư nhân. Ngay lúc này, khi có chủ trương siết chặt đầu tư công thì nên mạnh dạn chọn một số dự án chuyển cho tư nhân thực thi.

Đề xuất này đã nhận được sự đồng tình của nhiều chuyên gia và DN. Vậy chăng, khi khảo sát việc cắt giảm các dự án đầu tư công nên đưa thêm tiêu chí những dự án có thể chuyển qua cho tư nhân làm. Đó là cách đẩy mạnh đầu tư tư nhân vào hạ tầng rất thiết thực.

Tuy nhiên, đi cùng với đó, ngoài việc chấn chỉnh đầu tư công thì cũng cần hoàn thiện hành lang pháp lý để tư nhân tham gia dễ dàng hơn. Việc chậm chạp và vướng mắc trong các cơ chế như thời gian qua hẳn là một sự lãng phí.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

34#
 Tác giả| giakhanh206 Đăng lúc 7/5/2011 11:13 | Chỉ xem của tác giả
Thu hút vốn xây dựng hạ tầng giao thông: Còn nhiều rào cản
Cập nhật: Thứ ba, 3/5/2011 | 8:45:17 Sáng

Việc thu hút các nguồn vốn xã hội đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông hiện còn gặp nhiều rào cản. Ảnh minh họa.
Theo Bộ GTVT, trong giai đoạn 2011-2015, nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển hạ tầng giao thông vận tải khoảng 559 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, Vụ Kế hoạch - Đầu tư (Bộ GTVT) khẳng định, nguồn vốn ngân sách sẽ không thể đáp ứng đủ nhu cầu trên. Dự kiến, ngân sách chỉ bố trí đáp ứng khoảng 260 nghìn tỷ đồng (45%).

Cần nguồn vốn lớn

Trong bối cảnh cả nước đang cắt giảm đầu tư công để kiềm chế lạm phát, ổn định an sinh xã hội, bài toán về vốn càng trở nên khó khăn. Việc thu hút các nguồn vốn xã hội đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông càng trở nên cấp thiết. Theo Vụ Kế hoạch - Đầu tư, huy động nguồn vốn ngoài ngân sách thông qua các hình thức BOT (xây dựng, kinh doanh, chuyển giao), BTO (xây dựng - chuyển giao- kinh doanh), BT (xây dựng, chuyển giao), PPP (hợp tác công - tư… để triển khai các dự án quan trọng là đặc biệt cần thiết. Vụ này chỉ rõ, theo kinh nghiệm của các nước, nếu chỉ trông chờ nguồn vốn ngân sách thì hầu như không quốc gia nào có thể đáp ứng đủ nhu cầu phát triển giao thông.

Thực tế thời gian qua, cả nước đã thực hiện nhiều dự án sử dụng vốn xã hội hóa thông qua hai hình thức phổ biến là BOT và BT. Với các địa phương, do có quỹ đất để thu hút vốn theo dạng đổi đất lấy hạ tầng, hình thức BT được thực hiện khá phổ biến và có nhiều thuận lợi. Về phía mình, Bộ GTVT đã và đang triển khai 29 dự án theo phương thức BOT với tổng mức đầu tư khoảng 138.809 tỷ đồng. Bộ là cơ quan nhà nước có thẩm quyền trực tiếp quản lý 7 dự án, chủ yếu là dự án lớn với tổng mức đầu tư 94.660 tỷ đồng, trong đó 1 dự án với mức đầu tư 397 tỷ đồng đã hoàn thành. Tổng cục Đường bộ Việt Nam là cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý 22 dự án với tổng mức đầu tư 44.149 tỷ đồng, trong đó 6 dự án đã hoàn thành, 10 dự án đang thi công và 6 dự án đang chuẩn bị đầu tư. Vụ Kế hoạch- Đầu tư cho biết thêm, ngoài ra, còn 5 dự án trên các tuyến quốc lộ do địa phương là cơ quan nhà nước quản lý có thẩm quyền có tổng số vốn khoảng 6.215 tỷ đồng, đầu tư theo hình thức BT.

Hút vốn bằng cách nào?

Theo Bộ trưởng Bộ GTVT Hồ Nghĩa Dũng, thời gian qua, các dự án BOT chiếm khoảng 25% tổng mức giải ngân của toàn ngành, nhưng số dự án phải nhận sự hỗ trợ từ ngân sách còn cao, thậm chí có dự án BOT có nguồn gốc từ ngân sách. Nhìn chung, các dự án BOT của ngành đều là những dự án nhỏ và dự án nhỏ mới thành công. Điểm hạn chế thu hút vốn cho các dự án BOT giao thông là mức thu phí ở nước ta thấp hơn so với mặt bằng của khu vực và thế giới, trong khi giá thành xây dựng tương đương. Việc tăng mức thu phí không hề đơn giản bởi thu nhập bình quân đầu người còn thấp và nếu tăng sẽ tăng chi phí lưu thông. Bên cạnh đó, lượng ô tô tính trên đầu người ở nước ta cũng thấp nên doanh thu không cao. Những khó khăn nói trên khiến doanh thu thu phí không thể bù chi phí, đặc biệt là những công trình có tổng mức đầu tư lớn, nếu chỉ dựa vào khai thác công trình để thu phí hoàn vốn là không thể. Thứ trưởng Bộ GTVT Trương Tấn Viên cho biết, với hình thức BTO, các dự án lớn nhóm A triển khai rất khó khăn và kém hiệu quả do khó huy động vốn, thời gian hoàn vốn dài, kéo theo nhiều rủi ro, công tác GPMB kéo dài cũng tăng chi phí… nên không hấp dẫn các tổ chức tài chính đầu tư cho công trình giao thông.

Theo Vụ Kế hoạch - Đầu tư, các dự án BT hoàn vốn bằng quỹ đất được triển khai thuận lợi và khá thành công ở các đô thị lớn nhờ thị trường bất động sản phát triển tốt và hầu hết do địa phương là cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Các dự án BOT, như đã phân tích, không có sức hấp dẫn bằng các dự án BT và gặp nhiều khó khăn, trong đó đáng kể là thủ tục pháp lý. Một số nội dung ban hành tại Nghị định 108/2009/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức BOT, BTO, BT chưa phù hợp với thực tế, chưa rõ và chưa hợp lý. Thông tư hướng dẫn đấu thầu ban hành chậm, nên các dự án đều chỉ định thầu; nhiều quy định quá trình vận hành khai thác không rõ hoặc chưa có quy định… Ngay cả việc thay đổi, chuyển tiếp từ Nghị định 78/2007/ NĐ-CP sang Nghị định 108/2009/NĐ-CP với cùng nội dung cũng gây ra vướng mắc cho các dự án…

Trước thực tế khó khăn hiện nay, Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành liên quan sớm có hệ thống cơ chế, chính sách đồng bộ, thuận lợi, hấp dẫn nhà đầu tư tham gia đầu tư phát triển hạ tầng giao thông. Bộ Kế hoạch - Đầu tư sớm ban hành thông tư hướng dẫn lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức BOT, BT, BTO. Bộ Tài chính sớm ban hành thông tư hướng dẫn chỉ tiêu tài chính với các dự án BOT, BTO và BT; đồng thời điều chỉnh Thông tư 90/2004/TT-BTC, đưa ra mức phí mới phù hợp với biến động giá trong thời điểm hiện tại...

(Theo HNM)

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

35#
 Tác giả| giakhanh206 Đăng lúc 7/5/2011 11:19 | Chỉ xem của tác giả
Theo đánh giá của  Chủ tịch ADB Kuroda thì VN cần  300 tỷ USD vốn đầu tư cơ sở hạ tầng trong 5 năm tới 2011-2015

Thủ tướng: 'Việt Nam vẫn là nước nghèo'
Việt Nam đã bước vào ngưỡng thu nhập trung bình, nhưng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng đất nước còn nghèo và tiếp tục cần hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, trong đó có ADB và các nước thành viên.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại phiên khai mạc Hội nghị thường niên ADB ngày 5/5. Ảnh: PV
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại phiên khai mạc Hội nghị thường niên ADB ngày 5/5. Ảnh: PV

Phát biểu tại phiên khai mạc Hội nghị Thường niên ADB lần thứ 44 trưa nay tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết Việt Nam đang tập trung ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế... thông qua việc thực hiện Chiến lược Phát triển Kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020. Riêng 5 năm tới sẽ là giai đoạn kinh tế Việt Nam tiếp tục phục hồi, với mục tiêu tăng trưởng bình quân 7% một năm và tỷ lệ hộ nghèo giảm 2% qua các năm. Việt Nam cũng đặt mục tiêu thu nhập khu vực nông thôn 5 năm tới sẽ tăng gấp đôi 2010.

10 năm qua, kinh tế Việt Nam tăng trưởng bình quân 7,26% mỗi năm, tỷ lệ đói nghèo giảm từ 58% năm 1993 xuống dưới 10% năm 2010.

"Tuy đạt được nhiều thành tựu, Việt Nam vẫn là một nước nghèo, chặng đường phát triển phía trước còn rất nhiều khó khăn. Việt Nam sẽ huy động và sử dụng tốt nhất nội lực của mình, đồng thời mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ có hiệu quả hơn nữa của cộng đồng quốc tế, của các nhà tài trợ, trong đó có ADB và các nước thành viên", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói.

Tính đến tháng 3 năm nay, ADB đã cam kết cung cấp cho Việt Nam gần 10 tỷ USD cho Việt Nam, với hơn 100 chương trình và dự án, tập trung vào các lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng, nông nghiệp, nông thôn, năng lượng và giáo dục.

"Chúng tôi cam kết sẽ tiếp tục sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả cao nhất nguồn vốn quý báu này. Việt Nam tin tưởng vững chắc vào con đường hướng tới mục tiêu giảm nghèo và phát triển bền vững, và rất vui mừng vì luôn có một người bạn đồng hành thực sự là ADB", Thủ tướng nhấn mạnh.
Chủ tịch ADB Kuroda. Ảnh: TTXVN
Chủ tịch ADB Kuroda. Ảnh: TTXVN

Chúc mừng Việt Nam đã bước vào ngưỡng quốc gia có thu nhập trung bình, Chủ tịch ADB Haruhiko Kuroda cho biết Việt Nam cũng như nhiều nước khác trong khu vực còn đối mặt với nhiều thách thức, cho dù châu Á đang gia tăng vị thế của mình trong nền kinh tế toàn cầu.

Theo ông Kuroda, trước mắt, các nước châu Á sẽ chịu ảnh hưởng ngắn hạn của thảm họa sóng thần tại Nhật Bản. Sau khi tăng trưởng bình quân 9% trong năm ngoái, các nước đang phát triển ở châu Á sẽ tăng trưởng chậm lại với tốc độ dự kiến 7,8% năm nay và 7,7% trong năm tới. Lạm phát sau khi duy trì ở mức thấp 4,4% trong năm ngoái, năm nay sẽ bùng phát trở lại do sự tăng trưởng nóng ở một số nền kinh tế và cú sốc giá lương thực, nhiên liệu.

"Các nhà hoạch định chính sách cần cân nhắc cẩn trọng các biện pháp kiểm soát lạm phát bởi những công dân nghèo nhất trong các quốc gia sẽ là đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi điều này", Chủ tịch ADB khuyến cáo và không quên nhắc lại thực tế là châu Á hiện còn hàng trăm triệu người thuộc diện nghèo nhất thế giới. Vấn đề lạm phát đã được ông Kuroda và nhiều diễn ra khác đề cập tại nhiều phiên thảo luận trước đó của ADB, như một trong những thách thức lớn nhất của châu Á hiện nay.

Chia sẻ quan điểm này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng kinh tế thế giới vẫn biến động khó lường do tác động của cuộc khủng hoảng còn kéo dài, trong khi nguy cơ trì trệ và suy thoái vẫn tiềm ẩn. Theo Thủ tướng, đây là những hệ quả không mong muốn của chính sách kích thích kinh tế ở nhiều nước và lạm phát cao đang xảy ra tại nhiều quốc gia trên thế giới, nợ công và thâm hụt tài khóa ở Châu Âu, nguy cơ thất nghiệp và phục hồi kém bền vững của một số nền kinh tế lớn, sự tàn phá nặng nề của các thảm họa thiên nhiên, bất ổn chính trị ở một số nước Bắc Phi và Trung Đông....

"Trong bối cảnh đó, chúng tôi mong muốn ADB đóng vai trò chủ động và tích cực hơn nữa trong việc hỗ trợ phát triển, giảm nghèo bền vững, thúc đẩy hội nhập, hợp tác thương mại và đầu tư ở khu vực; đóng góp thiết thực vào phục hồi và tăng trưởng kinh tế toàn cầu", Thủ tướng nói.

Trong bài phát biểu của mình, ông Kuroda đã gợi ý 5 vấn đề chủ chốt đóng vai trò thiết yếu nhằm khai thông tiềm năng phát triển của khu vực như: nâng cao vai trò lãnh đạo và cam kết quản trị điều hành hợp lý, tìm kiếm nguồn vốn đầu tư khổng lồ, cải tổ hệ thống tài chính, chia sẻ kinh nghiệm phát triển, đồng thời gia tăng hợp tác và hội nhập khu vực.

Theo tính toán của ông Kuroda, từ nay đến 2020, mỗi năm châu Á cần khoảng 750 tỷ USD cho đầu tư phát triển hạ tầng, kể cả phần cứng lẫn phần mềm. Trước đó, Việt Nam cho biết sẽ cần 300 tỷ USD vốn đầu tư trong 5 năm tới, trong khi Ấn Độ cho biết số vốn cần trong 10 năm là 3.000 tỷ USD.

"Đầu tư phát triển hạ tầng đang thiếu hụt hiện nay là chìa khóa để đạt được sự tăng trưởng bền vững", ông nhấn mạnh.
Phiên khai mạc chính thức Hội nghị Thường niên lần thứ 44 Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) diễn ra trưa nay, hai ngày sau hàng loạt sự kiện và các phiên thảo luận trong khuôn khổ của sự kiện quan trọng này. Sau 45 phút văn nghệ chào mừng của nước chủ nhà, là các diễn văn khai mạc của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu và Chủ tịch ADB Haruhiko Kuroda. Trước bài phát biểu của mình, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thống đốc Nguyễn Văn Giàu đều bày tỏ sự cảm thông và chia sẻ với đất nước và nhân dân Nhật Bản sau thảm họa sóng thần vừa qua. Chủ tịch Kuroda và nhiều nhân viên khác trong ADB có quốc tịch Nhật Bản.

Song Linh

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

36#
lovekt Đăng lúc 8/5/2011 17:58 | Chỉ xem của tác giả
Chào cả nhà! em đang là sinh viên kinh tế quốc dân và đang làm bài nghiên cứu về đề tài Cơ hội và thách thức của hình thức công tư liên minh PPP trong thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở Việt Nam.
NCKH - Draft De cuong_tuanda+tapht_01_03_2011.doc (73 KB, Lượt tải về: 4989)

Đánh giá

Hữu ích lắm! Thanks!: 5.0
Hữu ích lắm! Thanks!: 5
  Đăng lúc 9/5/2011 10:46

Số người tham gia 2Uy Tín: +8 Thưởng +8 Thanked +2 Thu lại Lý do
dinhgi + 3 + 3 + 1
fubi + 5 + 5 + 1

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

37#
tungshin Đăng lúc 9/5/2011 01:59 | Chỉ xem của tác giả
Bạn là sinh viên khoa nào đó, NCKH ah?
dạo này nhiều người nghiên cứu viết đề tài vấn đề này

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

38#
 Tác giả| giakhanh206 Đăng lúc 9/5/2011 10:41 | Chỉ xem của tác giả
    Đúng là tìm số liệu cụ thể các dự án PPP tại VN là khó khả thi do chưa có dự án nào triên khai theo hình thức này và hiện nay cũng chưa có danh mục kêu gọi đầu tư cho loại hình này. Chỉ có thể tham khảo số liệu, các đánh giá qua các dự án BOT, BT hiện nay triển khai và thành công như: BOT An sương-An lạc, BOT cầu Bình Triệu, BOT mở rộng xa lộ Hà Nội, BOT mở rộng Quốc lộ 51, BOT cầu Đồng Nai...

Số người tham gia 1Thanked +1 Thu lại Lý do
lovekt + 1

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

39#
 Tác giả| giakhanh206 Đăng lúc 9/5/2011 10:44 | Chỉ xem của tác giả
   Trong đề cương của bạn bạn nên tận dụng hình thức đầu tư BOT, BT đã triển khai thành công tại VN, tận dụng số liệu cũng như đánh giá hiệu quả của hình thức này. Vì BOT, BT cũng là 1 phần của PPP do đó tập trung vào BOT, BT thì đề cương đỡ bị khúc gãy

Đánh giá

Hữu ích lắm! Thanks!: 5.0
Hữu ích lắm! Thanks!: 5
Một chủ đề gai góc nhưng lại được quan tâm nhất hiện nay. Chỉ duy nhất xaydung360.vn mới có tương đối đầy đủ nhất. Cảm ơn Khánh rấ   Đăng lúc 9/5/2011 10:46

Số người tham gia 2Uy Tín: +6 Thưởng +6 Thanked +2 Thu lại Lý do
dinhgi + 3 + 3 + 1
lovekt + 3 + 3 + 1

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

40#
 Tác giả| giakhanh206 Đăng lúc 9/5/2011 10:53 | Chỉ xem của tác giả
Có 1 tài liệu PPP về Việt Nam hiếm hoi của ADB về giao thông, trong đó có 1 vài số liệu tham khảo rất tốt
http://www.xaydung360.vn/thuvien ... tid=1270&extra=

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

41#
lovekt Đăng lúc 10/5/2011 08:16 | Chỉ xem của tác giả
Lang thang trên mạng tìm tài liệu thấy link này http://www.mediafire.com/?fmknwwzmkzn tổng hợp tài liệu của ADB
Hội nghị thường niên ADB ở HN có nói vấn đề PPP thì phải, em thấy có cái seminar Bridging the Gap: Catalyzing Private Capital for Investment in Infrastructure http://adb.org/AnnualMeeting/2011/Seminars/OCOInv.asp
A,e nào có thông tin gì hay chia sẻ nhé! đang rất cần thông tin về nội dung này.

Đánh giá

Cám ơn bạn, để mình down về và up lên thự viện  Đăng lúc 10/5/2011 09:57

Số người tham gia 3Uy Tín: +4 Thưởng +4 Thanked +3 Thu lại Lý do
thuongdeco + 3 + 3 + 1 Rất kinh nghiệm. Cảm ơn!
quangcuong1403 + 1 Bài hay quá. Thanks!
dinhgi + 1 + 1 + 1

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

42#
quangcuong1403 Đăng lúc 23/3/2012 11:20 | Chỉ xem của tác giả
Em hiện đang là sv ngân hàng.Năm nay em viết khóa luận về lĩnh vực này. em có đính kèm cái đề cương
Đề tài của em là :" Vận dụng mô hình đối tác công tư PPP trong phát triển các dự án đầu tư ở VIệt Nam"
Anh giakhang xem rồi góp ý giúp em với. Em cám ơn


quangcuong1403 trong 30/3/2012 10:39 đã trả lời thêm:
e chưa hiểu lắm, hạ tầng kỹ thuật đã gồm giao thông thì có nghị định 108, giờ thêm PPP nữa nó cũng phục vụ cho hạ tầng kỹ thuật mà ?

lv.docx

20.44 KB, Lượt tải về: 4600

Số người tham gia 1Thanked +1 Thu lại Lý do
pt.Vinh + 1 Thật thú vị! Thanks!

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

43#
baocatsamac Đăng lúc 11/10/2013 17:07 | Chỉ xem của tác giả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Phiên bản Mobile|Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng  

Phần mềm dự toán xây dựng excel | Hướng dẫn lập dự toán xây dựng | Phần mềm tư vấn giám sát | Phần mềm quản lý chất lượng xây dựng |

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Kiến Trúc sư

Phần mềm ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề Đấu thầu

GMT+7, 29/4/2024 15:33 , Processed in 0.195157 second(s), 27 queries .

Powered by Discuz! X3.2

© 2001-2013 Kiso Comsenz Inc.